SÁNG CHẾ VẬT LIỆU COMPOSITE SỢI THỦY TINH HẠT NANO TITAN OXIT

Sau nhiều năm nghiên cứu về vật liệu tiên tiến và qua nhiều vòng thẩm định của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, sản phẩm “Vật liệu polymer compozit sợi thủy tinh” do GS. TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến của Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa (Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN) đã được cấp bằng sáng chế.
Vật liệu mới áp dụng trong công nghiệp đóng tàu
Hơn 30 năm kể từ những ngày đầu bước chân vào nghiên cứu khoa học cho đến nay, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã chọn cho mình hướng đi bền bỉ và gắn trọn vẹn với nghiên cứu về vật liệu compozite. Những năm làm tiến sỹ và tiến sỹ khoa học ở Nga, Giáo sư đã bắt đầu nghiên cứu về vật liệu compozite ba pha cácbon- cácbon siêu bền nhiệt, siêu nhẹ được ứng dụng cho tên lửa, hàng không vũ trụ. Khi về nước, ngay từ 2002, GS. Nguyễn Đình Đức đã nhanh chóng sử dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại và kết quả nghiên cứu  ở Nga để áp dụng cho lớp vật liệu polymer được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam. Khởi đầu là những nghiên cứu tính toán lý thuyết, sau đó là các nghiên cứu thực nghiệm, và trong thời gian 2009-2011, giáo sư đã phối hợp nghiên cứu về khả năng ứng dụng các hạt nano titan oxit trong đề tài Nghị định thư nghiên cứu về vật liệu OLED phát quang do GS. TS. Nguyễn Năng Định làm Chủ nhiệm (Khoa Vật lý Kỹ thuật và Công nghệ nano).

 

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến
Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa (Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN)

 

GS. TSKH. Nguyễn Đình Đức đã chia sẻ: ý tưởng của sáng chế này nảy sinh từ thực tiễn. Những năm vừa qua, tại Việt Nam, công nghiệp đóng tàu vừa và nhỏ bằng compozite phát triển rất mạnh mẽ, nhưng phần đà máy (bể chứa máy) của tàu thủy hay bị thấm nước, nên việc chống thấm rất quan trọng. Từ đó, Viện nghiên cứu chế tạo tàu thủy (Trường Đại học Nha Trang) đã đặt vấn đề với giáo sư về việc xử lý chống thấm cho vật liệu này. Điều may mắn là, nhóm nghiên cứu do GS Nguyễn Đình Đức là trưởng nhóm có thế mạnh về nghiên cứu compozite ba pha (có sợi và hạt) và có cơ sở khoa học cho thấy các sợi có khả năng tăng độ bền, độ cứng và tăng các mô đun đàn hồi của vật liệu; còn các hạt khoáng có tác dụng làm giảm các vết nứt, giúp vật liệu polymer tăng khả năng chịu nhiệt, làm giảm biến dạng không đàn hồi, tăng độ bền khi chịu nén của vật liệu,…Từ những nghiên cứu cơ bản đó, Giáo sư đã đưa ra ý tưởng bổ sung một tỷ lệ hợp lý các hạt nano titan đi-ô-xit với kích thước rất nhỏ để trám lỗ rỗng trong vật liệu polymer, làm tăng cường khả năng liên kết giữa nền polymer với sợi. Từ đó làm tăng độ bền và khả năng chống thấm của vật liệu.
Ngay sau khi GS Nguyễn Đình Đức đưa ra giải pháp như vậy, Viện nghiên cứu chế tạo tàu thủy (Trường Đại học Nha Trang) đã ủng hộ mạnh mẽ và hợp tác, hỗ trợ nghiên cứu, chế tạo mẫu và thử nghiệm. Viện nghiên cứu đã chế tạo mẫu theo công nghệ và tỷ lệ vật liệu polymer, sợi và hạt theo tính toán của Giáo sư. Viện đã trực tiếp làm thực nghiệm để kiểm chứng tính chất cơ lý của vật liệu và đồng thời, Giáo sư cũng đã đem mẫu đó kiểm tra, soi chụp tại Phòng thí nghiệm Micro-nano (của Trường Đại học Công nghệ) để chụp và soi cấu trúc. Các kết quả thực nghiệm và kiểm tra cấu trúc (như ở hình 1 và hình 2) cho thấy kết quả rất khả quan: Quả thực các hạt nano đã trám, lấp được những lỗ trống trong polymer và nhờ vậy không chỉ góp phần làm tăng các mô đun đàn hồi, tăng mô men uốn (là thông số quan trọng trong kỹ thuật tàu thủy) mà quả thực có thể tăng khả năng chống thấm cho compozite. Sau khi có kết quả nghiên cứu và thử nghiệm một cách tin cậy và chắc chắn như vậy, tháng 8-2012, Viện nghiên cứu và chế tạo tàu thủy ĐH Nha Trang đã cùng giáo sư thi công, áp dụng vào thực tiễn, chế tạo đà máy trong quá trình đóng tàu bằng compozite tại Viện thành công, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết.

 

Ảnh 1. Vật liệu compozite 2 pha nền polyester sợi thủy tinh thông thường
Ảnh 2. Vật liệu compozite 3 pha nền polyester sợi thủy tinh sau khi bổ sung hạt nano titan oxit

 

Khi nói đến tính ưu việt của vật liệu polymer compozite sợi thủy tinh, GS. TSKH Nguyễn Đình Đức khẳng định, vật liệu này có đặc tính cơ học cao, có khả năng trơ trong môi trường kiềm và axit, lại nhẹ hơn sắt thép, vì vậy là vật liệu phi kim loại dùng thay thế sắt thép trong các công trình biển và hải đảo, đường ống dẫn truyền hóa chất, đóng tàu,…Hiện nay, ở Việt Nam, vật liệu compozite polymer sợi thủy tinh được ứng dụng nhiều trong công nghiệp đóng tàu (cỡ nhỏ, cỡ trung) làm tàu của ngư dân, tàu và ca-nô tuần tra biển (cảnh sát biển, kiểm ngư,…).
Cuối năm 2012, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã đăng ký sáng chế ở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và đến tháng 3/2013, đã có quyết định công nhận hồ sơ hợp lệ. Trải qua 3 năm nỗ lực cùng sự phối hợp của nhóm nghiên cứu, được sự hỗ trợ mạnh mẽ Khoa và của Phòng quản lý khoa học (Trường Đại học Công nghệ), đầu năm 2016, sản phẩm vật liệu polymer compozite sợi thủy tinh hạt nano titan oxit đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế. Đây là một thành công bước đầu của nhóm nghiên cứu để phát triển những vật liệu mới tiếp theo trong thời gian tới. Khi nhắc đến dự định trong tương lai, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết, nhóm sẽ phát triển compozite trong một số lĩnh vực khác liên quan đến vật liệu và kết cấu tiên tiến, như vật liệu compozite chức năng FGM và nano FGM, bê tông chịu mặn cường độ cao, vật liệu mới auxetic (với hệ số Poát xông âm) để chống chịu các điều kiện khắc nghiệt, thích ứng với biến đổi khí hậu và chịu các tải trọng đặc biệt.
Nghiên cứu khoa học cơ bản ứng dụng gắn kết chặt chẽ với công bố quốc tế
Trong những năm nghiên cứu vật liệu mới compozite, điều mà GS.TSKH Nguyễn Đình Đức tâm đắc nhất là không chỉ nghiên cứu ứng dụng, mà qua hoạt động nghiên cứu đã công bố được nhiều bài quốc tế và gắn kết chặt chẽ nghiên cứu với đào tạo. Giáo sư chia sẻ, trước kia không ít nhà khoa học quan niệm nghiên cứu khoa học cơ bản thì khó có ứng dụng hoặc nghiên cứu ứng dụng rất khó công bố quốc tế. Nhưng với sáng chế vật liệu polymer compozite sợi thủy tinh đã chứng minh giữa khoa học cơ bản ứng dụng và công bố quốc tế có gắn kết chặt chẽ, tiếp cận được với chuẩn mực và trình độ của thế giới. Những kết quả nghiên cứu về composite polymer 3 pha sợi thủy tinh hạt nano titan oxit đã được công bố trên những tạp chí quốc tế có IF (chỉ số ảnh hưởng) cao.
Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, bằng sự tâm huyết và yêu nghề, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã đào tạo và xây dựng được đội ngũ nhóm nghiên cứu mạnh về composite được biết đến ở trong và ngoài nước. Các nghiên cứu sinh trong nhóm nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Đình Đức đều là các em xuất sắc, có nhiều bài báo công bố trên các tạp chí có uy tín của nước ngoài, không thua kém gì với các nghiên cứu sinh được đào tạo ở các trường đại học hàng đầu trên thế giới. Theo đề xuất của giáo sư, năm 2015, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ đã ký quyết định thành lập Phòng thí nghiệm vật liệu Vật liệu và Kết cấu tiến tiến, hoạt động theo mô hình Phòng thí nghiệm vừa nghiên cứu vừa đào tạo, và giáo sư Nguyễn Đình Đức được bổ nhiệm làm Trưởng Phòng thí nghiệm.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cùng các sinh viên tại hội nghị ICCE 23
Để đạt được những thành công như hiện nay, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức một lần nữa khẳng định, nhà khoa học cần phải đồng hành với doanh nghiệp vì kinh phí đề tài chỉ hỗ trợ phần nghiên cứu cơ bản, phần thử nghiệm phải được thực hiện theo nhu cầu của thực tiễn, qua đơn đặt hàng từ thực tiễn và có sự hỗ trợ của doanh nghiệp và người sử dụng. Từ đó, mô hình kết hợp có hiệu quả nhất để những sản phẩm khoa học công nghệ đạt được thành công, đi vào cuộc sống là phải có sự kết hợp chặt chẽ 4 nhà: Nhà trường – Nhà khoa học- Doanh nghiệp- Nhà nước. Có thể thấy đây là mô hình của trung tâm nghiên cứu xuất sắc: vừa giải quyết vấn đề thực tiễn, vừa có thể tiến hành nghiên cứu và đào tạo đạt chuẩn quốc tế.

Construct 2 does the hard https://midnightpapers.com work so you don’t have to.

CÔNG BỐ 6 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SỸ ĐẦU TIÊN CỦA TRƯỜNG ĐH VIỆT NHẬT

12342502_426383507554534_3292685845601304765_n

Ngày 12-12 tại Hội trường Nguyễn Văn Đạo của ĐHQGHN, đã công bố 6 chương trình thạc sỹ đầu tiên của ĐH Việt Nhật. Tới dự về phía VN có Thứ trưởng Bộ NG, Thứ trưởng Bộ GTVT, Chủ tịch Phòng CN và TM VN, Phó CT Hội HN Việt Nhật, Giám đốc ĐHQGHN và các trường ĐH thành viên, một số doanh nghiệp. Phía Nhật có tham tán Công sứ, Trưởng Đại diện JICA, Chủ tịch Hội HN Nhật Bản – Việt Nam, đại diện các trường đại học Nhật bản đối tác, đại điện các doanh nghiệp Nhật bản tại VN.

Để có được buổi lễ công bố long trọng 6 chương trình đào tạo độc đáo như ngày hôm nay, đó là kết quả của sự nỗ lực và quyết tâm cao của nhóm tập thể các nhà khoa học của ĐHQGHN và của một số trường đại học và cơ quan khoa học khác của Việt Nam (chương trình Kỹ thuật hạ tầng có sự tham gia của các GS, các giảng viên từ ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Giao Thông, Học Viện Thủy lợi, Viện KHCN Việt Nam,…) và các giáo sư của trường đại học của Nhật Bản, sự ủng hộ và hỗ trợ tài chính tích cực và kịp thời của JICA và của ĐHQGHN, đặc biệt là sự quyết tâm và chỉ đạo sát sao, quan tâm đặc biệt của Giám đốc ĐHQGHN và các đồng chí trong Ban Giám đốc, sự ủng hộ của các bộ ngành, các doanh nghiệp Việt Nam- Nhật Bản; của Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản.
6 chương trình đó là: CN nano; Kỹ thuật môi trường; Kỹ thuật hạ tầng; Khu vực học, Quản trị KD và Chính sách công.

Xin giới thiệu với các bạn chương trình đào tạo thạc sỹ Kỹ thuật hạ tầng hợp tác với ĐH Tokyo- ĐH hàng đầu Nhật bản và là một trong những ĐH hàng đầu thế giới. Riêng trong lĩnh vực Civil Engineering của ĐH Tokyo xếp hạng tốp trên cao nhất, đứng hàng thứ 2-3 của thế giới từ 2010 đến nay, và tập trung vào một số lĩnh vực như:

– Kỹ thuật công trình giao thông, cầu, hầm, công trình ngầm;

– Kỹ thuật và công nghệ vật liệu mới trong xây dựng công trình;

– Duy tu, bảo trì các công trình kỹ thuật hạ tầng;

– Quy hoạch vùng và đô thị;

– Quản lý các dự án xây dựng, giao thông, Kỹ thuật hạ tầng.

Trong quá trình học tập, 50% học viên xuất sắc nhất sẽ được JICA tài trợ sang Nhật thực tập 3 tháng trước khi làm luận văn tốt nghiệp.

Trưởng nhóm chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai chương trình phía ĐHQGHN: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, phía ĐH Tokyo GS.TS Kato Hironori.

Ảnh trên: GS Nguyễn Đình Đức, GS Kato Hironori và các giáo sư Việt Nam, các giáo sư ĐH Tokyo tham gia xây dựng chương trình ths Kỹ thuật hạ tầng (ĐHQG Hà Nội, 12.12.2015).

X an ios 6 makeover thanks to a new winterboard theme released on cydia.

THAM DỰ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ LẦN THỨ 23 VỀ COMPOSITE VÀ CÔNG NGHỆ NANO (ICCE-23) TẠI THÀNH ĐÔ (TRUNG QUỐC)

THAM DỰ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ LẦN THỨ 23 VỀ COMPOSITE VÀ CÔNG NGHỆ NANO (ICCE-23) TẠI THÀNH ĐÔ (TRUNG QUỐC)

Từ ngày 13-15.7, nhóm nghiên cứu do GS.TSKH Nguyễn Đình Đức dẫn đầu và các thành viên trong nhóm: Trần Quốc Quân (NCS), Nguyễn Văn Quyền, Trần Văn Anh đã tham dự hội nghị về composite và công nghệ nano lần thứ 23 (ICCE-23) năm 2015 được tổ chức tại Chengdu (Thành Đô) của Trung quốc. Hội nghị đã thu hút được trên 400 báo cáo khoa học của các nhà khoa học đến từ nhiều nước trên thế giới.

Hội nghị là cơ hội tốt để giới thiệu với các bạn bè quốc tế kết quả nghiên cứu của nhóm, đồng thời cũng là dịp để các bạn trẻ trong nhóm được tiếp xúc, học hỏi từ các nhà khoa học nước ngoài.

anh hoi nghi 1

 

Ba báo cáo của nhóm tham gia Hội nghị là:

  • Nguyen Dinh D uc , Ngo Duc Tua n , Phuong Tran, Tran Quoc Quan, Pham Van Thu . Analysis of polymer nanocomposite tube reinforced nanotitanium dioxide and glass particles under pressure and thermal loads .
  • Pham Van Thu, Tran Quoc Quan, Nguyen Van Quyen, Phuong Tran, Ngo Duc Tuan, Nguyen Dinh Duc . Nonlinear dynamic response and vibration of imperfect three-phase polymer nanocomposite panel resting on elastic foundations in thermal environments .
  • Nguyen Dinh Duc, Ngo Duc Tuan, Phuong Tran, Tran Quoc Quan, Pham Van Thu, Tran Van Anh . Nonlinear stability analysis of imperfect three-phase polymer nanocomposite panel resting on elastic foundations in thermal environments .

  anh hoi nghi 2

 Thầy và trò tại Hội nghị ICCE 23

anh hoi nghi 3

Các em NCS, sinh viên trong nhóm tại sân bay quốc tế Chengdu (Trung Quốc)

anh hoi nghi 4

Từ trái qua phải: PGS.TS Ngô Đức Tuấn (ĐH Membourne, Australia), GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (Vietnam National University, Hanoi) and GS.TS David Hui ( University of New Orleans, USA – Conference Chair ICCE-23) in Chengdu, China, July 2015.

The free ios 6 theme as the name suggests brings some of the ios 6 user interface elements and icons to ios 5.

Giải nhất sinh viên NCKH trường ĐH Công nghệ năm 2015

Ngày 24/04/2015 tại Hội trường 103 nhà G2, trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức thành công Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2015.

Năm nay, hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường có tổng số 16 đề tài nghiên cứu bao gồm  08 đề tài của khoa Công nghệ thông tin; 05 đề tài của khoa Điện tử-Viễn thông; 03 đề tài Khoa Cơ học kỹ thuật & Tự động hóa. Các công trình nghiên cứu khoa học tham dự giải thưởng cấp trường đều là những công trình có chất lượng tốt, đặc biệt nhiều công trình nghiên cứu xuất sắc có kết quả đã được công bố trên các tạp chí quốc tế trong danh mục ISI.

2

Nhóm nghiên cứu Quốc tế về Vật liệu tiên tiến và Cơ học kỹ thuật của GS. TSKH Nguyễn Đình Đức có 02 đề tài của hai nhóm sinh viên tham gia dự giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường. Kết quả của cả hai công trình này đều đã được đăng trên tạp chí quốc tế Composite Structures (NXB Elsevier, Tạp chí SCIE, chỉ số ảnh hưởng IF=3.12).

Kết thúc hội nghị, nhóm nghiên cứu của chúng ta đã xuất sắc giành được 01 giải nhất, 01 giải nhì trong tổng số 16 công trình dự thi. Giải nhất thuộc về sinh viên Vũ Đình Luật lớp K57H với công trình “Phân tích động lực học phi tuyến và dao động của vỏ thoải hai độ cong FGM áp điện có kể đến ảnh hưởng của cản nhớt và chịu tác dụng của tải trọng nhiệt-điện-cơ” (đã được đăng trên tạp chí quốc tế ISI: Nguyen Dinh Duc, Tran Quoc Quan, Vu Dinh Luat  (2015), Nonlinear dynamic analysis and vibration of shear deformable piezoelectric FGM double curved shallow shells under damping-thermo-electro-mechanical loads. J. Composite Structures, Vol. 125, pp 29-40, Elsevier,SCIE, IF=3.12) và giải Nhì thuộc về nhóm sinh viên Hoàng Văn Tác, Nguyễn Trọng Đạo lớp K57H với công trình“Phân tích vồng phi tuyến của trụ tròn dày S-FGM với các lớp kim loại-gốm-kim loại bao quanh bởi nền đàn hồi trong môi trường nhiệt sử dụng lý thuyết biến dạng trượt bậc cao”  (cũng đã được đăng trên tạp chí quốc tế ISI: Nguyen Dinh Duc, Pham Toan Thang, Nguyen Trong Dao, Hoang Van Tac (2015). “Nonlinear buckling of higher deformable S-FGM thick circular cylindrical shells with metal-ceramic-metal layers surrounded on elastic foundations in thermal environment”. J. Composite Structures, Vol.121, pp.134-141, Elsevier, SCIE, IF=3.12).

Tất cả đều là các thành viên xuất sắc trong nhóm nghiên cứu Quốc tế về Vật liệu tiên tiến và Cơ học kỹ thuật dưới sự hướng dẫn của GS. TSKH Nguyễn Đình Đức.

Đặc biệt, công trình “Phân tích động lực học phi tuyến và dao động của vỏ thoải hai độ cong FGM áp điện có kể đến ảnh hưởng của cản nhớt và chịu tác dụng của tải trọng nhiệt-điện-cơ” của sinh viên Vũ Đình Luật lớp K57H do thầy GS. TSKH Nguyễn Đình Đức hướng dẫn được chọn tham dự Giải thưởng “Tài năng Khoa học trẻ Việt Nam” cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2015.

3

Như vậy từ năm 2011 đến nay nhóm nghiên cứu Quốc tế về Vật liệu tiên tiến và Cơ học kỹ thuật đã liên tục gặp hái được nhiều thành công với 5 năm liền giành được giải nhất cấp trường Đại học Công nghệ, cụ thể anh Trần Quốc Quân (2011) cựu sinh viên K53H, anh Phạm Hồng Công (2012), cựu sinh viên K54H, anh Vũ Văn Dũng, Lưu Đức Trung (2013) cựu sinh viên lớp K55H, và anh Phạm Toàn Thắng (2014) cựu sinh viên lớp K55H và bạn Vũ Đình Luật (2015) sinh viên lớp K57H. Các các công trình nghiên cứu của các anh Trần Quốc Quân, Phạm Hồng Công, Phạm Toàn Thắng đều đã đạt giải Nhất công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc sinh viên cấp Đại học Quốc gia.

Xin chúc mừng các bạn sinh viên Vũ Đình Luật, Nguyễn Trọng Đạo, Hoàng Văn Tác đã giành được thành tích xuất sắc hôm nay. Xin chúc mừng thầy GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã liên tục đào tạo được những học trò ưu tú, giỏi giang. Xin chúc mừng thành công chung của Nhóm nghiên cứu của chúng ta và của Khoa Cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa. Kính chúc Thầy và các anh chị NCS, các bạn luôn dồi dào sức khỏe, thật nhiều niềm vui và ngày càng gặt hái được những thành tích xuất sắc, từng bước hội nhập, tiếp cận các chuẩn mực và trình độ nghiên cứu tiên tiến của thế giới.

 

You can now have it in ios 5 as well thanks to a new jailbreak tweak that has been released on cydia.

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Trân trọng giới thiệu sách chuyên khảo mới xuất bản bằng tiếng Anh của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức:

Nguyen Dinh Duc, Nonlinear Static and Dynamic Stability of Functionally Graded Plates and Shells. Vietnam National University Press, Hanoi, 2014, 724 pages (Monograph).

dinh duc

Combine fun with learning, challenge and pay someone to write my essay using EssayDragon enhance your brain’s processing speed and performance.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức được lựa chọn làm thành viên Editorial Advisory Board của tạp chí quốc tế Cogent Engineering

GS.TSKH  Nguyễn Đình Đức được lựa chọn làm thành viên Editorial Advisory Board của tạp chí quốc tế Cogent Engineering (Taylor & Francis, Scopus Journal).

Untitled
Đây là niềm vui và tự hào của nhóm nghiên cứu và của cả ngành Cơ học Việt Nam. Xin chúc mừng Thầy. Kính chúc Thầy gặt hái được nhiều thành công trên con đường khoa học, trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Link tham khảo:

http://cogentoa.tandfonline.com/page/aboutJournal?journalCode=oaen20

The new force touch technology is said to be one of the cornerstone features of the new iphones.

Phát triển nhóm nghiên cứu trong trường ĐH – Xu thế tất yếu

VOV.VN – Các NNC được coi là tế bào sống của hoạt động khoa học và của hoạt động đào tạo trong các trường ĐH

Với định hướng phát triển theo mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến, đa ngành, đa lĩnh vực, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã thực hiện đào tạo chất lượng cao, trình độ cao thông qua việc gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo với nghiên cứu khoa học, quan tâm xây dựng, phát triển các nhóm nghiên cứu (NNC) mạnh và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.

Nhân ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 18/5/2014, phóng viên VOV phỏng vấn GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, một trong những giáo sư đầu ngành trong ngành Cơ học của Việt Nam. Ông đã công bố trên 100 công trình khoa học ở trong và ngoài nước, trong đó có bằng phát minh, sáng chế, sách chuyên khảo xuất bản ở nước ngoài và 40 bài báo trên tạp chí quốc tế ISI.
Continue reading

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Triết lý về đào tạo nhân tài của ĐHQGHN

Nhân dịp năm mới cổ truyền Ất Mùi, báo Giáo dục Việt Nam có giới thiệu 2 bài viết của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo (Đại học và Sau Đại học) của ĐHQGHN. Trân trọng giới thiệu với các bạn.

Nhân tài giúp nguyên khí quốc gia mạnh lên

Triết lý của một mô hình đào tạo tiên tiến

While the macbook trackpads and apple watch sense two levels of pressure, the differentiation between a tap and a press, the new iphones will actually sense three levels of pressure a tap, a press, and a deeper press, according to sources.

30 năm seminar Cơ học vật rắn biến dạng

Ngày 27/10/2012, tại Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN đã tổ chức seminar khoa học và kỷ niệm 30 năm seminar về cơ học vật rắn biến dạng (1982-2012).

Đến dự có đông đảo các thành viên của xemina đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội và nghiên cứu sinh, học viên cao học.Cơ học vật rắn biến dạng (CHVRBD) là ngành khoa học liên quan đến tính toán cho vật liệu và kết cấu, từ những cấu trúc nano cho đến kết cấu tấm, vỏ, nhà cao tầng… và có mặt trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, giao thông vận tải, công trình biển, công trình thủy, cơ khí – chế tạo máy, điện hạt nhân, hàng không vũ trụ…
Continue reading

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chuyện người thầy cả đời đam mê với sự nghiệp giáo dục

(Trích bài viết trong sách “ Chuyện người giáo viên nhân dân” tập 1 của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam, NXB Văn Hóa- Thông tin, 2014)

Luôn mong muốn cống hiến cho đất nước và sự nghiệp giáo dục, từ bỏ những lời mời hấp dẫn sang công tác và giảng dạy ở nước ngoài để trở về quê hương, đất nước công tác, đóng góp tài n©ăng và sức lực của mình cho Tổ quốc. Đó chính là hình bóng của những con người có tâm, những con người luôn gắn chặt với sự phồn vinh của dân tộc. Hình bóng ấy có cả trong con người ông, một người thầy tâm huyết với nghề, vừa là nhà khoa học nghiên cứu tiếp cận những đỉnh cao của trí thức để giảng dạy, đào tạo sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Người thầy luôn mong muốn nền giáo dục đại học Việt Nam không chỉ hội nhập và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế mà “học phải đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”, người thầy ấy chính là nhà giáo, nhà khoa học – nhà Cơ học, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Continue reading