SỰ KIỆN LỊCH SỬ: CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH VÀ RA MẮT KHOA CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT XÂY DỰNG – GIAO THÔNG CỦA TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ – ĐHQGHN, 25/5/2018

Hôm nay, 25/5/2018, nhân ngày thành lập Trường ĐHCN, nhà trường đã long trọng công bố quyết định thành lập Bộ môn CNKT Xây dựng – Giao thông thuộc trường (về mặt hành chính tương đương cấp Khoa) và quyết định bổ nhiệm GS.TSKH Nguyễn Đình Đức làm Chủ nhiệm Khoa đầu tiên.
PGS.TS Nguyễn Việt Hà, Hiệu trưởng đã công bố và trao quyết định thành lập và bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo Bộ môn.
Sự kiện đã đi vào lịch sử của trường ĐH Công nghệ và trang sử vẻ vang của ĐHQGHN.
Xây dựng – Giao thông và Kỹ thuật hạ tầng là những lĩnh vực được quan tâm đầu tư phát triển của mỗi quốc gia, không chỉ là xây nhà, cầu, đường, các công trình hạ tầng, các công trình đặc biệt, mà cả quy hoạch, kiến trúc, đến điều tiết giao thông, các công trình ngầm, dự báo thời tiết với hiện tượng đảo nhiệt đô thị, robot thám hiểu đáy đại dương, cho đến lái xe tự động, thành phố thông minh, kỹ thuật thiết kế ảo cũng như xây dựng sử dụng máy in 3D của cách mạng công nghiệp 4.0,…đều là các bài toán của lĩnh vực này. Phạm vi đào tạo và nghiên cứu là vô cùng rộng lớn và vô tận.
Như vậy ấp ủ hoài bão từ năm 2009, từ khi GS Nguyễn Đình Đức còn đang là Phó Hiệu trưởng Trường ĐHCN – ĐHQGHN, sau hơn 10 năm kiên trì âm thầm xây dựng đội ngũ,  đến nay đã chín muồi và trở thành hiện thực, tạo động lực và cơ hội mạnh mẽ cho sự phát triển của nhà trường và của ĐHQGHN. Tiền thân là Đại học Đông Dương (thành lập 1906), với sự có mặt của lĩnh vực này, ĐHQGHN đã có cơ cấu ngành nghề hoàn chỉnh như Đại học Đông dượng 112 năm về trước (khi đó ĐH Đông Dương có 5 khoa là KH tự nhiện, văn học, luật hành chính, y dược và xây dựng).
Sự ra đời của một tổ chức hoành tráng để đời như vậy là kết quả của một ý chí và nghị lực lớn lao, một khát khao cháy bỏng  được cống hiến với nhà trường, với đời, tâm huyết với nghề, sự kiên trì không nản chí với biết bao nhọc nhằn và công sức của GS Nguyễn Đình Đức, cộng với sự thấu hiểu và ủng hộ, cộng hưởng của lãnh đạo nhà trường, của lãnh đạo ĐHQGHN và của biết bao thầy cô, các nhà khoa học, các đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN, và cả sự động viên của các đồng nghiệp trong và ngoài nước, học trò; và vượt qua các khó khăn thửa thách mới có được thành công này.
Chương trình đào tạo được cung cấp nền tảng kiến thức của cả kỹ thuật và công nghệ xây dựng, được cập nhật so với chương trình đào tạo của các trường đại học danh tiếng trên thế giới trong lĩnh vực Civil Engineering như University of Tokyo (Nhật bản) và University of Melbourne (Úc).
Độc đáo của chương trình đào tạo là phát huy thế mạnh của trường Đại học Công nghệ như  Công nghệ Thông tin, Điện tử và Vi cơ điện tử, Cơ học Kỹ thuật, cũng như các kiến thức về môi trường và phát triển bền vững của các cơ sở khác trong toàn ĐHQGHN. Đặc biệt thể hiện tính đặc sắc trong các môn học mang tính thời sự như: Công nghệ mới trong xây dựng – giao thông; Thiết kế, thi công các công trình đặc biệt, Thiết kế hệ thống, Phát triển bền vững; Năng lượng mới và tiết kiệm năng lượng; Quản lý và phát triển dự án; công trình xanh; Thích ứng với biến đổi khí hậu, phong thủy,…
Bên cạnh đó, chương trình đào tạo được sử dụng các trang thiết bị hiện đại của PTN kỹ thuật hạ tầng của Đại học Việt Nhật, Phòng Thực hành của Khoa Cơ kỹ thuật, các PTN của các đối tác lớn trên địa bàn Hà Nội.
Không chỉ gắn đào tạo với nghiên cứu và công bố quốc tế, sinh viên còn được thực tập sâu tại các cơ quan, doanh nghiệp trong lĩnh vực này để có kỹ năng làm việc ngay sau khi  tốt nghiệp. Nhà trường cam kết 100% sinh viên khi ra trường có việc làm.
Buổi lễ ra mắt và công bố quyết định được diễn ra trang trọng, với sự tham dự của lãnh đạo ĐHQGHN, đại diện lãnh đạo VP và các ban chức năng, đại diện lãnh đạo ĐH KHTN, ĐH Giáo dục, ĐH Việt Nhật, Viện CNTT, Khoa các Khoa học liên ngành, Trung tâm Khảo thí;  Về phí ĐHCN có Đảng ủy, Ban Giám hiệu, đại diện lãnh đạo các phòng ban, các khoa và các đơn vị thuộc trường, các giảng viên của bộ môn, các em sinh viên của ĐH Công nghệ và đông đủ các em học viên ngành kỹ thuật hạ tầng của ĐH Việt Nhật.
Nhân dịp này, cũng đã diễn ra ký kết hợp tác toàn diện giữa ĐH Công nghệ với ĐH Nguyễn Tất Thành.
Đến dự và chứng kiến còn có đại diện các cơ quan thông tấn báo chí, JICA, Hiệu trưởng ĐH Giao Thông, Hiệu trưởng ĐH Nguyễn Tất Thành, lãnh đạo ĐH Xây dựng, ĐH Thủy lợi, ĐH Kiến trúc, Viện KHCN Xây dựng, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Viện Công binh, Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp IMI, lãnh đạo Công ty CONINCO, Công ty FECON, Công ty cổ phần xây dựng Nam Định, Hội Cơ học Việt Nam và một số công ty, doanh nghiệp khác, thể hiện sự quan tâm và ủng hộ, hợp tác  với Khoa và Nhà trường để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và phát triển lĩnh vực này ở ĐHQGHN.
Ngày hôm nay là khởi đầu cho cả một tương lai rộng dài phía trước !
Nhận dịp này, Bộ môn xin chân thành cảm ơn lãnh đạo ĐHCN, lãnh đạo ĐHQGHN, các cơ quan, doanh nghiệp, các nhà khoa học, các em NCS, học viên, sinh viên, đặc biệt là GS Nguyễn Đình Đức -người sáng lập, và tất cả những ai đã dành cho ngành này, cho thế hệ trẻ, cho Bộ môn, cho ĐH Công nghệ và ĐHQGHN tình yêu và sự tin tưởng..
Đây là clip giới thiệu về Bộ môn:
Tin và ảnh về lễ ra mắt này:

Um verhaltensnderungen herbeizufhren, scheint eine frhe auseinandersetzung bereits im kindes- und jugendalter am https://ghostwritinghilfe.com/masterarbeit-schreiben-lassen/ masterarbeit schreiben englisch geeignetsten.

office 365 kaufen

GS Nguyễn Đình Đức: Cần có chuẩn mực quốc tế trong đánh giá, sử dụng và đãi ngộ giáo sư, phó giáo sư


Dân trí 1.4.2017: GS Nguyễn Đình Đức – ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, sử dụng và đãi ngộ xứng đáng, theo đúng tài năng, không cào bằng sẽ là giải pháp sâu xa và bền vững để nâng cao chất lượng giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS).

Góp ý về Dự thảo về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS,PGS mà Bộ GD&ĐT đang xin ý kiến, GS Nguyễn Đình Đức – ĐH Quốc gia Hà Nội nhận định: “Việc xét và công nhận đạt chuẩn cũng như bổ nhiệm chức danh GS và PGS của Việt Nam trong thời gian qua trên thực tế là đã dựa trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của quốc tế và có áp dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, và luôn được từng bước đổi mới, cải tiến và nâng cao chuẩn, tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế.

Thực tế cho thấy các GS, PGS của Việt Nam được bổ nhiệm trong thời gian qua đã có nhiều đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Chúng ta đã hình thành được đội ngũ trí thức đầu ngành, đầu đàn là các GS, PGS ở các trường đại học và các viện nghiên cứu lớn của đất nước.

Tuy nhiên, phải thừa nhận là mặt bằng chung các tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của Việt Nam (ngay cả trong Dự thảo mới) còn thấp so với tiêu chuẩn GS, PGS của các nước tiên tiến, và vì vậy việc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước nghiên cứu để đổi mới, nâng cao các tiêu chuẩn với các GS, PGS như hiện nay là rất cần thiết và kịp thời”.

Tiêu chuẩn bài báo thuộc hệ thống ISI, Scopus như dự thảo vẫn là thấp so với mặt bằng chung thế giới

Thưa GS, theo nhiều nhà khoa học, những đổi mới được đưa vào dự thảo vẫn chỉ ở dạng “nửa vời”, chưa đáp ứng được yêu cầu và mong đợi cho tiến trình hội nhập quốc tế. Theo Dự thảo thì từ năm 2019, ứng viên GS nhóm ngành khoa học tự nhiên – công nghệ phải có ít nhất 2 bài báo, ứng viên nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn có ít nhất 1 bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus – quy định như vậy có nhẹ nhàng quá không ?

Các tiêu chí như Dự thảo đã có nhiều đổi mới và có lộ trình trong điều kiện Việt Nam. Tuy nhiên chính xác hơn là xã hội vẫn mong muốn Bộ giáo dục Đào tạo và Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, mạnh tay nâng cao hơn nữa các yêu cầu, tiêu chí với các tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.

Dự kiến ứng viên GS nhóm ngành khoa học tự nhiên – công nghệ phải có ít nhất 2 bài báo, ứng viên nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn có ít nhất 1 bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus vẫn là thấp so với mặt bằng PGS, GS của các nước trên thế giới.

Ví dụ ngay như Viện KHCN Hàn Quốc, yêu cầu với NCS là khi tốt nghiệp để bảo vệ được luận án tiến sĩ tối thiểu phải có 2 bài báo trên tạp chí quốc tế SCI hoặc nếu là tạp chí SCIE phải có 3 bài, và tổng IF phải lớn hơn 3. Tuy nhiên, ở Việt Nam, theo tôi cần có lộ trình và tiêu chí phù hợp với từng ngành mới khả thi.

Việc các cơ sở đào tạo đại học ngày càng có nhiều GS, PGS có chất lượng cao sẽ làm uy tín và tăng xếp hạng của cơ sở giáo dục đại học đó. Nhưng có nhiều theo số lượng mà chất lượng không cao, các tiêu chí quá thấp so với thế giới thì lại phản tác dụng.

Hiện nay, chúng ta đã quyết tâm nâng cao chất lượng và chuẩn đầu ra với các NCS, do đó không có lý do gì để chậm chễ áp dụng, nâng cao tiêu chí với đội ngũ người thầy là các GS, PGS. Điều này chắc chắn sẽ làm giảm số lượng GS và PGS và có thể có tình trạng có một số ngành và chuyên ngành sẽ không có GS,PGS mới trong một vài năm tới.

Đây là cái giá chúng ta phải trả và chấp nhận để nâng cao chất lượng đội ngũ, và sẽ là cú huých nhằm tăng chất lượng và uy tín của đội ngũ trí thức Việt Nam, làm tăng chất lượng và uy tín của nền giáo dục đại học Việt Nam – Tôi cho rằng đây cũng chính là điều mà dư luận xã hội rất đang mong đợi ở Bộ Giáo dục Đào tạo và Hội đồng Chức danh GSNN trong đợt cải tổ lần này.

Hiện nay chúng ta có đội ngũ nhiều tiến sĩ trẻ được đào tạo bài bản ở trong nước và nước ngoài, có thực tài, có năng lực nghiên cứu xuất sắc và nhiều hoài bão trong khoa học, tôi hoàn toàn tin tưởng chắc chắn sau 5-10 năm chúng ta sẽ có đội ngũ GS, PGS đạt tiêu chuẩn như các nước tiên tiến.

Tiêu chí về công bố quốc tế với GS, PGS ở tất cả các ngành là cần thiết

Vậy có nên xem xét tính đặc thù của từng ngành để quy định về bài báo như khối Khoa học xã hội nhân văn?

Việc xem xét tính đặc thù của từng ngành là cần thiết. Trong năm qua hội đồng ngành Vật lý và Cơ học có 100% ứng viên GS và PGS đều có công bố trên các tạp chí quốc tế ISI. Với một số hội đồng ngành như toán học, vật lý, hóa học và cơ học,….có thể để xuất có mặt bằng tiêu chí cao hơn so với mặt bằng chung, điều này cũng sát và phù hợp với thực tế ở Việt Nam.

Tuy nhiên tôi cũng lưu ý là ví dụ như với bậc NCS, các nước tiên tiến thường đòi hỏi trước khi bảo vệ luận án NCS phải công bố được tối thiểu 2 bài báo trên tạp chí ISI có uy tín, và không có ngoại lệ với bất kỳ ngành nào.

Chính vì vậy, các NCS trong khối ngành KH xã hội nhân văn, kinh tế luật làm luận án tiến sỹ thường có thời gian kéo dài hơn so với các NCS trong khối KHTN-CN.

Ở Việt Nam hiện nay có xu hướng ngược lại, số NCS trong khối KH XHNV, Kinh tế luật nhiều khoảng gấp 4 lần khối KHTN-CN và cũng thường kết thúc luận án đúng hạn nhanh và nhiều hơn khối KHTN-CN.

Vì vậy, việc nâng cao chất lượng và tiêu chí GS, PGS với cả các ngành thuộc khối XHNV, KT, Luật,…theo tôi là cần thiết.

GS, PGS phải viết sách và hướng dẫn nghiên cứu sinh

Theo một số ý kiến, dự thảo yêu cầu ứng viên GS, PGS phải là tác giả chính hoặc chủ biên ít nhất 1 cuốn sách phục vụ đào tạo là hoàn toàn không phù hợp. GS nghĩ sao?

Trước hết phải khẳng định chức danh GS và PGS phải được gắn với hoạt động đào tạo đại học và sau đại học. Công bố quốc tế là một tiêu chí quan trọng nhất và là tiêu chí hàng đầu, trước tiên để khẳng định trình độ và năng lực khoa học của GS,PGS, nhưng chỉ là điều kiện cần.

Nếu chỉ cần có nhiều bài báo quốc tế là có thể phong chức danh GS và PGS mà thiếu sách giáo trình, thiếu sách chuyên khảo (đương nhiên phải là sách được hội đồng khoa học thẩm định chất lượng và phải được sử dụng thực tế phục vụ đào tạo đại học và sau đại học) và thiếu hướng dẫn NCS, tôi cho là chưa đủ.

Vì GS và PGS không chỉ là nhà khoa học, mà còn là người Thầy. Cho ra đời một quyển sách chuyên môn có chất lượng là công việc rất vất vả và công phu, nhiều khi kéo dài tới vài năm.

Nhiều GS nổi tiếng trên thế giới không chỉ có các bài báo khoa học xuất sắc, mà còn có những cuốn sách để đời, làm nền tảng cho một trường phái, ngành khoa học mới.

Công bố quốc tế mới chứng minh năng lực nghiên cứu khoa học, còn để trở thành một người Thầy cần tích lũy được kinh nghiệm sư phạm, cần có thời gian rèn giũa và khẳng định trong môi trường giáo dục đào tạo đại học và sau đại học, và điều này được vi phân thành các kết quả qua năm tháng tích lũy bằng việc xuất bản sách giáo trình, sách chuyên khảo có giá trị và đào tạo, hướng dẫn thành công nhiều NCS.

Có thể đâu đó GS không cần có sách, nhưng cá nhân tôi ra nước ngoài chưa gặp GS nào lại không có sách xuất bản và không hướng dẫn NCS.

GS công bố các ý tưởng mới, kết quả nghiên cứu mới thông qua các bài báo trên các tạp chí khoa học, và hệ thống hóa trí thức bằng sách để phục vụ đào tạo và nghiên cứu, hướng dẫn nghiên cứu sinh để truyền nghề, truyền dạy phương pháp nghiên cứu và phát triển trí thức mới, xây dựng nhóm nghiên cứu.

Tôi cho rằng với chức danh GS, bên cạnh các bài báo, muốn khẳng định uy tín và thương hiệu của mình, xây dựng được trường phái học thuật rất cần phải có nhiều sách chuyên khảo có giá trị và hướng dẫn nhiều NCS bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Do vậy, chất lượng của các thành viên hội đồng xét GS, PGS lại càng là yếu tố quan trọng và cũng phải xem xét đầy đủ trên các tiêu chí đó. Công bố quốc tế là tiêu chí hàng đầu, quan trọng nhất, nhưng hội đồng xét đề tài khác với hội đồng xét GS, PGS.

Nếu chỉ coi trọng yếu tố công bố quốc tế mà không xem xét đến quá trình và thành tích trong đào tạo và hướng dẫn NCS, theo tôi cũng không hoàn toàn phù hợp với hội đồng chức danh GS và PGS.

Một vấn đề quan trọng nữa là dự thảo vẫn giữ quy định muốn được công nhận GS, ứng viên phải hướng dẫn chính nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, ý kiến của GS như thế nào?

Ở một số nước, việc PGS, GS hướng dẫn NCS được xem là đương nhiên và vì vậy họ không đưa vào tiêu chí bắt buộc là vì thế.

Với Việt Nam, quy định về sách và hướng dẫn NCS với các GS, PGS là cần thiết và cũng là theo thông lệ của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

Ngay cả ở một số nước tiên tiến như Nhật bản, UK (nơi mà tôi có nhiều quan hệ hợp tác thường xuyên), một TS trẻ có nhiều công bố quốc tế xuất sắc có thể chưa hẳn đã được giao hướng dẫn độc lập NCS.

Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây không phải ai có học hàm học vị cũng được giao hướng dẫn NCS, mà phải là các GS, PGS giỏi, có nhiều kinh nghiệm và uy tín khoa học cao, chính vì vậy đã đào tạo được nhiều thế hệ học trò là TS xuất sắc và thực tài.

Với Việt Nam, GS, PGS được quy định là chức danh của các nhà giáo, gắn với sự nghiệp giáo dục đào tạo đại học và sau đại học, vì vậy những quy định của Hội đồng chức danh GSNN về sách, thâm niên và hướng dẫn NCS bên cạnh các yêu cầu về công bố quốc tế, tôi cho là rất cần thiết và quan trọng.

GS, PGS là những người Thầy gắn với sự nghiệp trồng người. Do đó, các tiêu chí đòi hỏi về khả năng nghiên cứu độc lập, mở các hướng nghiên cứu mới và khả năng tổ chức, triển khai dẫn dắt các hoạt động nghiên cứu khoa học, các nhóm nghiên cứu, cũng như đòi hỏi có thâm niên và kinh nghiệm nhất định trong giảng dạy, đào tạo đại học, sau đại học, đóng góp với việc phát triển của ngành và uy tín trong cộng đồng khoa học trong và ngoài nước là những tiêu chí cũng không kém phần quan trọng với GS và PGS.

Đãi ngộ xứng đáng để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh thật giả không thể lẫn lộn

Được biết, một số trường đại học danh tiếng trên thế giới khi xét tiêu chí để phong và bổ nhiệm GS, PGS còn xem xét khả năng họ đã đấu thầu, có được bao nhiêu đề tài, dự án, mang về cho nhà trường được những nguồn lợi nào về kinh tế. Không có đề tài, dự án sẽ không có nguồn kinh phí để hướng dẫn NCS, sẽ không phát triển được nhóm nghiên cứu của mình và do vậy cũng không thể trở thành các PGS, GS. Đây cũng là động lực để đội ngũ trí thức không ngừng vận động, gắn đào tạo và nghiên cứu với việc giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp, quốc kế dân sinh. Theo GS, chúng ta có nên áp thêm tiêu chí này?

Đúng như vậy, năng lực và uy tín của GS, PGS không chỉ cần được khẳng định trong nghiên cứu, đào tạo, mà còn được nhiều trường đại học trên thế giới đánh giá bằng khả năng thu hút các đề tài, dự án nghiên cứu hoặc chuyển giao công nghệ. Tôi cho rằng đây cũng là xu thế, đòi hỏi tất yếu với đội ngũ trí thức của Việt Nam trong tương lai.

Nhân đây, tôi cũng muốn gửi gắm thông điệp là chúng ta đã bàn thảo nhiều và đang nghiên cứu để ban hành tiêu chí theo hướng nâng cao đòi hỏi về chất lượng với đội ngũ GS và PGS, nhưng chưa có những chính sách quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm một cách thỏa đáng hơn với đội ngũ này.

Theo tôi, cốt lõi là vấn đề sử dụng và trọng dụng. Chúng ta phải có chính sách sử dụng và đãi ngộ xứng đáng đội ngũ trí thức thực tài, tinh hoa của đất nước.

Thông lệ quốc tế từ TS đến PGS, từ PGS đến GS là những khoảng cách khá xa về tiêu chí, trình độ, năng lực và cống hiến và cũng khác xa nhau về chế độ đãi ngộ.

Do vậy, sử dụng và đãi ngộ xứng đáng, theo đúng tài năng, không cào bằng sẽ là giải pháp sâu xa và bền vững để nâng cao chất lượng GS, PGS. Trên cơ sở đãi ngộ xứng đáng, đội ngũ trí thức sẽ tự rèn luyện, tự phấn đấu, và cũng sẽ tự đào thải, có cạnh tranh lành mạnh, thật giả không thể lẫn lộn và không có chỗ cho thói hư danh.

Chúng ta đòi hỏi chất lượng theo chuẩn mực quốc tế, thì cũng cần sớm có những chính sách đổi mới và phù hợp hơn nữa, theo chuẩn mực quốc tế trong việc sử dụng và đãi ngộ với các GS và PGS.

Hồng Hạnh.

Google duo duo is a one-to-one video calling app https://essaydragon.com/ for everyone.

windows 7 enterprise kaufen

GS Nguyễn Đình Đức: Nâng chuẩn GS, PGS để loại thói hư danh

Tuổi trẻ 31.3.2017:   Với hệ thống tiêu chuẩn cũ, chưa từng xét đến tiêu chí công bố quốc tế, nhiều người cho rằng Việt Nam đã không chịu hội nhập và tự cho mình quyền ngoại lệ quá lâu trong đánh giá và công nhận các chức danh khoa học.

Tuy nhiên, thực tế việc xét và công nhận đạt chuẩn cũng như bổ nhiệm chức danh giáo sư (GS) và phó giáo sư (PGS) đã dựa trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của quốc tế và có áp dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế trong nước.

Không ít GS, PGS được bổ nhiệm thời gian qua rất xứng đáng và không hề thua kém các GS, PGS của nước ngoài. Song phải thừa nhận là mặt bằng chung các tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của Việt Nam còn thấp so với tiêu chuẩn GS, PGS của các nước tiến tiến.

Vì vậy, việc Bộ GD-ĐT, Hội đồng chức danh GS Nhà nước nghiên cứu để đổi mới, nâng cao các tiêu chuẩn với GS, PGS như hiện nay là rất cần thiết và kịp thời.

Bộ GD-ĐT đã có lộ trình áp dụng yêu cầu tiến sĩ phải có công bố quốc tế. Vì vậy, việc yêu cầu có các công bố quốc tế trên các tạp chí có uy tín với GS, PGS là cần thiết. Đó là một trong những tiêu chí tiên quyết để nâng cao chất lượng đội ngũ người thầy.

Để đạt được các tiêu chí như GS, PGS các nước tiên tiến cũng cần có lộ trình phù hợp. Tuy nhiên, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục miễn nhiệm chức danh GS, PGS đặt yêu cầu đến năm 2019, tùy theo từng nhóm ngành, ứng viên GS phải là tác giả chính và đã công bố được ít nhất 1-2 bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus. Các tiêu chí như vậy còn rất thấp so với chuẩn quốc tế, nên tốt nhất áp dụng luôn từ năm 2017 khi quy định mới chính thức có hiệu lực.

Chúng ta sẽ phải chấp nhận có thể có ngành năm nay, năm sau, vài năm sau không có GS, không có PGS. Song đó chính là động lực mạnh mẽ để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ĐH và là cú hích cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH của Việt Nam. Đây cũng là giải pháp để giảm bớt quy mô đào tạo tiến sĩ, ngăn tình trạng đào tạo tiến sĩ nhiều ào ạt như hiện nay.

Có điều đã đòi hỏi chất lượng theo chuẩn mực quốc tế thì cũng cần sớm có những chính sách đổi mới và phù hợp hơn nữa – theo chuẩn mực quốc tế – trong việc sử dụng và đãi ngộ nhà khoa học. Thông lệ quốc tế từ tiến sĩ đến PGS, từ PGS đến GS là những khoảng cách khá xa về tiêu chí, trình độ, năng lực, cống hiến và cũng khác xa nhau về chế độ đãi ngộ. Trên cơ sở đãi ngộ xứng đáng, đội ngũ trí thức sẽ tự rèn luyện, tự phấn đấu và cũng sẽ tự đào thải.

Có người hỏi tôi nhìn nhận thế nào về việc ở nhiều nước tiên tiến, chức vụ của GS, PGS chỉ liên quan tới trường ĐH, chứ không hề phong danh học hàm cho những người không gắn bó trực tiếp hằng ngày với môi trường giáo dục. Tại sao Việt Nam lại phổ biến việc người làm công tác quản lý bên ngoài cơ sở giáo dục ĐH vẫn mang chức danh GS, PGS?

Theo tôi, đội ngũ trí thức có trình độ cao – nòng cốt là các GS và PGS – là tinh hoa của giáo dục ĐH, không dễ gì ngày một, ngày hai đào tạo được ngay, nên cần được tận dụng tối đa. Ví dụ một GS, PGS ngành luật am hiểu chuyên môn, nhiều kinh nghiệm trong đào tạo và nghề nghiệp được điều chuyển từ trường ĐH lên làm công tác quản lý các cơ quan như Bộ Tư pháp, Quốc hội…, lẽ nào chúng ta lại tước đi danh học hàm GS và PGS, không mời họ giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu sinh?

Một GS, PGS giỏi chuyên môn, đã kinh qua quản lý ở cơ sở đào tạo, nay lên làm quản lý cấp bộ nhưng vẫn tham gia giảng dạy ĐH và sau ĐH là quá tốt. Tuy nhiên, nếu ngược lại chỉ làm quản lý thuần túy, không có trình độ và kiến thức chuyên môn sâu, lại vẫn chuộng hư danh, lấy học hàm GS, PGS cho oai, không thực chất là điều không nên.

Dư luận cho rằng thời gian vừa qua chuẩn GS, PGS thấp có phần có rào cản từ những chuyện như vậy. Do đó, việc nâng cao chuẩn GS, PGS từng bước tiếp cận với chuẩn mực quốc tế sẽ là biện pháp quan trọng để loại bỏ thói hư danh như trên.

GS.TSKH NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC
 (ĐH QUỐC GIA Hà Nội) – NGỌC HÀ ghi

Much like this contact form. with s lar, you can swipe your finger to see what is coming up over the next few hours and the radar view it offers is stunning.

MÙA XUÂN – TUỔI TRẺ – TƯƠNG LAI

Trân trọng giới thiệu bài viết của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, đăng trên Dân trí ngày mùng 2 Tết Đinh Dậu – 2017: ” Liệu thế hệ trẻ Việt Nam có vươn lên trở thành “con rồng” của châu Á và thế giới?”

GS. Nguyễn Đình Đức: “Việt Nam đứng trước nhiều vận hội và khó khăn thách thức”

Chúng ta đang sống giữa thời điểm cao trào của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra trên thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bùng nổ vào cuối thế kỷ XVIII, đánh dấu bằng sự ra đời của động cơ hơi nước và năng lượng nước.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay đổi diện mạo nền công nghiệp thế giới với việc cơ giới hoá sản xuất, mở ra kỷ nguyên sản xuất cơ khí. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 nổ ra ở giai đoạn sau của thế kỷ XIX, khởi nguồn là sự bùng nổ của kỹ thuật điện, dây chuyền lắp ráp và sản xuất hàng loạt.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 bắt đầu từ giữa thế kỷ XX, là thời điểm công nghệ thông tin bắt đầu bùng nổ nhanh chóng và quá trình sản xuất được tự động hóa dựa trên hệ thống quản lý máy tính, được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân và Internet.

Sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ trong 15 năm đầu tiên của thế kỷ 21 với những phát minh, sáng chế mới và Internet… chính là những nền tảng then chốt tạo nên những cú huých của sự tăng trưởng và phát triển. Nhờ vậy năng suất lao động và của cải vật chất của toàn xã hội đã được tăng lên theo cấp số nhân. Tổng sản phẩm của thế giới năm 2015 ước đạt 74000 tỷ USD, đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000 và gấp 60 lần so với năm 1950.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được hình thành trên nền tảng thành tựu vượt bậc của cuộc cách mạng thứ 3, xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, tự động hóa – rô bốt, và InternetofThings (IoT).

Sự phát triển của khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng lần thứ 4 này ở các nước phát triển đang bùng nổ mạnh mẽ, với phạm vi ảnh hưởng vô cùng sâu rộng, sẽ phát triển và lan truyền với tốc độ chưa từng có tiền lệ so với ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Đó là những yếu tố kỹ thuật và công nghệ định dạng một thế giới hiện đại trong những thập niên tới.

Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới với rất nhiều vận hội và khó khăn thách thức. Mỹ, Anh,… và các nước công nghiệp phát triển đã tận dụng và nắm bắt được cơ hội ngay từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2.

Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ,… đã nắm bắt được cơ hội ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Vậy một vấn đề đặt ra là: liệu Việt Nam có tận dụng và nắm bắt được cơ hội ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để vươn lên thành “con rồng, con hổ” của châu Á và thế giới trong thế kỷ 21? Sứ mệnh này thuộc về thế hệ trẻ – tương lai của Việt Nam.


Từ trái qua phải: GS.TS Mai Trong Nhuận - Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục ĐHQGHN, GS.TSKH Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo của ĐHQGHN, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và GS.TS Furuta (Hiệu trưởng ĐH Việt Nhật)

Từ trái qua phải: GS.TS Mai Trong Nhuận – Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục ĐHQGHN, GS.TSKH Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo của ĐHQGHN, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và GS.TS Furuta (Hiệu trưởng ĐH Việt Nhật)

GS. Nguyễn Đình Đức: “Khoa học và Công nghệ – chiếc đũa thần để đưa dân tộc ta theo kịp và sánh vai các nước trên thế giới”

Sứ mạng của các thế hệ lớn tuổi đã làm nên những kỳ tích hào hùng trong chiến tranh để đất nước được hòa bình và thống nhất. Còn sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, đưa Việt Nam lên những tầm cao mới, sánh vai với các cường quốc năm châu là sứ mệnh vẻ vang của thế hệ trẻ, của các nhà khoa học trẻ hôm nay và mai sau.

Bên cạnh đội ngũ trí thức đầu ngành, đầu đàn được đào tạo bài bản ở các nước XHCN trước đây, chúng ta đang có một kho báu về trí thức là các bạn trẻ được đào tạo và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm trong những năm đất nước đổi mới ở khắp năm châu, nhiệt thành, yêu nước và đang đồng hành cùng sự nghiệp kiến thiết đất nước. Theo số lượng thống kê (chưa đầy đủ), số lượng các tiến sỹ được đào tạo ở Việt Nam trong những năm đổi mới khoảng 20.000, trong đó khoảng 25% được đào tạo ở nước ngoài.

Riêng ở Đại học Quốc gia Hà Nội, với lực lượng đông đảo 67 GS, 370 PGS, 1096 TSKH và TS, trong đó có tới 54,29% tiến sỹ được đào tạo ở nước ngoài. Chỉ riêng năm 2016, ĐHQGHN đã có 315 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI, 15 sáng chế, giải pháp hữu ích, 15 sản phẩm KHCN chuyển giao khởi nghiệp (Nguồn: Báo cáo thường niên 2016 của ĐHQGHN). Trong thành tích ấy có sự đóng góp tham gia hết sức quan trọng của các nhà khoa học trẻ, các tiến sỹ trẻ, các nghiên cứu sinh của ĐHQGHN.

Cũng nhờ có nguồn lực đó, các nhà khoa học của ĐHQGHN đã hợp tác với quốc tế để nghiên cứu các vấn đề thực tiễn của Việt Nam, và đã có kết quả công bố trên tạp chí Nature trong lĩnh vực khoa học tự nhiên (2013) và lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (2016). Nature là một trong những tạp chí có uy tín hàng đầu thế giới, có chỉ số ảnh hưởng IF = 38. Các công trình khoa học công bố trên Tạp chí này đạt trình độ nghiên cứu cơ bản xuất sắc, có tính đột phá, được đánh giá có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với cộng đồng khoa học và mà còn cả xã hội.

Đặc điểm nổi bật nhất là từ những nguồn lực nêu trên, đã hình thành một thế hệ trí thức mới – thế hệ 9X, rất trẻ, được đào tạo bài bản ở Việt Nam, có hoài bão và có nhiều kết quả nghiên cứu tốt, không thua kém so với các bạn bè đang làm việc, nghiên cứu ở nước ngoài. Bằng chứng là các nghiên cứu sinh của PTN Vật Liệu và Kết cấu Tiên tiến của Trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội như Trần Quốc Quân SN 1990 đã có 15 bài báo quốc tế ISI, Phạm Hồng Công SN 1991 đã có 17 bài báo quốc tế ISI…

Bên cạnh đó, có thể kể đến nhiều nghiên cứu sinh, nhiều tiến sỹ trẻ khác của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN), Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.Hồ Chí Minh), Đại học Tôn Đức Thắng,…được đào tạo hoàn toàn trong nước, nhưng cũng đã có nhiều công bố trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín.

Đó là xu thế phát triển và hội nhập, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế của khoa học Việt Nam, là thành quả của sự nghiệp giáo dục đại học của nước nhà trong những năm đổi mới vừa qua, và cũng là nhân tố nội lực mới trong sự phát triển.

Đội ngũ các nhà khoa học trẻ thực tài này chính là tiềm năng, là vốn quý của đất nước. Chúng ta cần tập hợp, tạo mọi điều kiện phát huy nguồn lực này để nắm bắt những cơ hội của thế giới trong tương lai.

Nếu không nắm bắt và tận dụng được các xu thế và vận hội của thời đại, không có sự chuẩn bị và chiến lược, chính sách đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nếu không có những nhân tài xuất sắc, các trung tâm nghiên cứu chuyển giao KHCN xuất sắc và máy móc hiện đại, năng suất và hiệu quả lao động của chúng ta ngày càng thấp so với thế giới và chúng ta sẽ mãi mãi bị tụt hậu.

Những thập niên tới đây của thế kỷ 21 là thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, với sự trợ giúp của Internet vạn vật IoT, tự động hóa trong sản xuất và cả trong quản lý, cùng với các vật liệu mới tiên tiến, thông minh và các công nghệ mới sẽ tạo ra những máy móc mới, thiết bị mới nhất với những năng lực thần kỳ mà trước đây chỉ có trong thần thoại.

Khoa học và Công nghệ là chiếc đũa thần để đưa dân tộc ta theo kịp và sánh vai các nước trên thế giới. Tuổi trẻ học tập để nắm vững kiến thức và khoa học công nghệ hiện đại, sẽ là chủ nhân của những chiếc đũa thần – là lớp người quyết định tương lai của dân tộc trong thế kỷ 21 và trong suốt lịch sử phát triển của đất nước.

Tục ngữ Việt Nam có câu “ Học thầy không tày học bạn”, “Học – hỏi” – tạm giải nghĩa là: học đi đôi với hỏi, học mà không có hỏi, chưa phải là học. Chúa Giêsu nói “ Khởi thủy là lời nói”. Đại thi hào Gơtơ nói “ Khởi thủy là hành động”. Bác Hồ kính yêu dạy chúng ta “ Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”.

Phải chăng đó là những chỉ dẫn cho các bạn trẻ về phương pháp luận trong quá trình học tập, tiếp thu khoa học công nghệ để phục vụ công cuộc CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Đại học Quốc Gia Hà Nội.

X untethered jailbreak for iphone, ipad and ipod touch, which has quickly become the most popular jailbreak in ios history.

Evdiz Evden Eve Nakliyat, the best house moving company in Istanbul, provides home, office and piece goods transportation services to all over Istanbul and Turkey. çekmeköy evden eve nakliyat , beykoz evden eve nakliyat , sancaktepe evden eve nakliyat , sultanbeyli evden eve nakliyat All of Turkey, especially its districts, are offered at affordable discounted prices.

CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI VIỆT NAM

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐHQGHN:    Thay đổi nền công nghiệp sản xuất toàn cầu thông qua việc tự động hóa quy trình sản xuất, kết hợp các hệ thống ảo và thực thể, hội tụ của các công nghệ mới là viễn cảnh  các chuyên gia kỳ vọng đối với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Vậy đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là gì và cuộc cách mạng này liệu có ảnh hưởng gì tới công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước của Việt Nam hiện nay?

  1- Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

Nhìn lại lịch sử, thời kỳ cuối thế kỷ XVIII chứng kiến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, sự ra đời của động cơ hơi nước và năng lượng nước đã thay đổi diện mạo nền công nghiệp thế giới với việc cơ giới hoá sản xuất, mở ra kỷ nguyên sản xuất cơ khí. Giai đoạn sau của thế kỷ IXX là sự bùng nổ của kỹ thuật điện, dây chuyền lắp ráp và sản xuất hàng loạt, đánh dấu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2. Giữa thế kỷ IXX là thời điểm bắt đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, công nghệ thông tin bắt đầu bùng nổ nhanh chóng và quá trình sản xuất được tự động hóa dựa trên hệ thống quản lý máy tính, được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân và Internet.

Thời điểm hiện tại là giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cuộc cách mạng này được hình thành trên nền tảng thành tựu vượt bậc của cuộc cách mạng thứ 3, xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, tự động hóa – rô bốt, và Internet of Things (IoT). Sự dịch chuyển khoa học kỹ thuật này mới bắt đầu và rục rịch chuyển mình, nhưng sẽ phức tạp và phạm vi ảnh hưởng vô cùng sâu rộng, sẽ phát triển và lan truyền với tốc độ chưa từng có tiền lệ so với ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây.

2- Nội dung và tiến trình của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được tạo nên bởi sự hội tụ của các công nghệ mới chủ yếu như  IoT- Internet kết nối mọi vạn vật, rô bốt cao cấp, công nghệ in ấn 3D, điện toán đám mây, công nghệ di động không dây, trí tuệ thông minh nhân tạo, công nghệ nano, khoa học về vật liệu tiên tiến, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử,v.v. Các công nghệ sẽ mang tính liên ngành sâu rộng, sức mạnh tiếp cận và xử lý số lượng lớn các yêu cầu từ khách hàng tại cùng một thời điểm, dung lượng lưu trữ dữ liệu không giới hạn, những bước tiến ấn tượng trong lĩnh vực tương tác giữa máy móc và thế giới sinh học, trí thông minh nhân tạo, và từ đó sẽ là nền tảng để xuất hiện các mô hình kinh doanh mới.

Ví dụ các tổ chức, hình thức kinh doanh mà rô bốt sẽ là nhân lực chủ đạo thay thế cho con người trong tương lai.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra sản phẩm theo yêu cầu cụ thể của khách hàng với chi phí phù hợp và xây dựng hệ thống sản xuất hàng loạt có khả năng linh hoạt điều chỉnh theo thay đổi của nhu cầu xã hội, tạo ra lợi ích và tối ưu nhất cho các bên liên quan.

3- Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới:

Đối với các nhà sản xuất, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chứng kiến sự du nhập của các công nghệ tiên tiến giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tăng hiệu quả sản xuất, thúc đẩy sáng tạo và phát triển của nền công nghiệp trong dài hạn. Chi phí vận chuyển và liên lạc giảm, dây chuyền cung cấp hiệu quả hơn, chi phí thương mại được giảm thiểu.

Đối với người tiêu dùng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hứa hẹn sẽ thay đổi phương thức tiêu dùng, thời gian tiếp cận sản phẩm. Các hoạt động như tiêu dùng, sử dụng dịch vụ cơ bản đều có thể thực hiện từ xa. Thêm vào đó, người tiêu dùng được tiếp cận thông tin sản phẩm minh bạch hơn do áp lực duy trì lợi thế cạnh tranh giữa các nhà sản xuất.

Một ví dụ là trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là ngành dệt may có thể sẽ hoàn toàn tự động hóa (từ khâu tự động quét cơ thể người để lấy số đo, cho đến sản phẩm cuối cùng); ngành lắp rắp ô tô cũng sẽ hoàn toàn tự động. Cơ quan, doanh nghiệp có nhân công rô bốt, và đương nhiên sẽ kéo theo là những vấn đề phải giải quyết về mặt pháp lý, chẳng hạn tính hợp pháp của các giao dịch được thực hiện hoàn toàn hoặc một phần lớn bằng máy móc thay thế cho con người.

Đối với các cơ quan lập pháp, công nghệ và thiết bị hạ tầng số cho phép việc tương tác hai chiều giữa người dân và chính phủ, đồng thời tăng sức mạnh giám sát và lãnh đạo, điều tiết nền kinh tế, do vậy, sẽ tăng cường và đẩy nhanh sự minh bạch và hội nhập. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ giúp tăng cường an ninh quốc gia dưới sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ nếu hệ thống điều hành nhà nước đủ linh hoạt để quản lý, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và công dân.

Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng tiềm ẩn nguy cơ phá vỡ sự cân bằng của thị trường lao động. Khi rô bốt và tự động hóa lên ngôi, số lượng lao động dư thừa sẽ tăng lên. Mặt khác, khoảng cách giàu nghèo sẽ gia tăng giữa những đối tượng cung cấp vốn tài chính và vốn tri thức (các nhà sáng chế, cổ đông và nhà đầu tư) và những đối tượng phụ thuộc vào sức lao động (người lao động). Theo cách nhìn nhận đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể tạo ra sự sụt giảm thu nhập đối với số đông dân cư tại các nước phát triển khi nhu cầu nhân lực có trình độ cao tăng đồng thời nhu cầu nhân lực phổ thông giảm mạnh. Trong lịch sử, các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây cũng làm sâu sắc hơn bất bình đẳng xã hội, kéo theo hàng loạt những biến động lớn về kinh tế, chính trị bao gồm những điều chỉnh về thuế và an sinh xã hội.

Một viễn cảnh khác là các tổ chức, doanh nghiệp có thể chưa đủ tiềm lực để tiếp nhận các công nghệ mới; hoặc các cơ quan hành pháp gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng cán bộ quản lý các công nghệ mới một cách toàn diện khi các vấn đề an ninh quốc gia ngày càng phức tạp với sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và yếu tố phi truyền thống (như chiến tranh mạng, vũ khí sinh học). Viễn cảnh đó đặt ra thách thức phải đổi mới, cải thiện cơ cấu hoặc tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với cả doanh nghiệp và chính phủ.

4- Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến Việt Nam bao gồm giáo dục và khoa học công nghệ:

Những nước như Hàn Quốc, Ấn độ đã tận dụng khá thành công cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Việt Nam sẽ chuẩn bị để đón nhận cơ hội và thích ứng với các thách thức này như thế nào trong tương lai?

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội bùng nổ cho các công ty trong ngành công nghiệp sản xuất nội địa biết tận dụng lợi thế kỹ thuật số và chuyển đổi mô hình kinh doanh kịp thời. Nguồn lực tài chính đầu tư phát triển kỹ thuật số cho các công ty cũng không đòi hỏi nhiều, phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để người tiêu dùng trong nước được tiếp cận gần hơn với các hàng hóa, dịch vụ đa dạng với giá cả hợp lý hơn.

Tuy nhiên, các công ty nội địa đứng trước thách thức phải linh động điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng, tích hợp các công nghệ tiên tiến (rô bốt bán tự động, điện toán đám mây…) để giản tiện quy trình sản xuất, giảm thời gian giao hàng, rút ngắn vòng đời sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo khả năng quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh khi ranh giới địa lý của các thị trường thương mại mờ nhạt dần. Đồng thời, phát triển công nghệ tiên tiến cũng có nghĩa là ưu thế về nhân công giá rẻ của Việt Nam tại thời điểm hiện tại sẽ trở thành bất lợi lớn cho sự phát triển công nghiệp của đất nước giai đoạn mới, đồng thời đặt gánh nặng lên nền kinh tế quốc gia trong việc giải quyết việc làm cho một số lượng lớn nhân công trình độ thấp.

 

img_1163

 Trong ảnh, từ phải qua trái: GS Furuta (Hiệu trưởng Đại học Việt Nhật), GS Nguyễn Đình Đức, GS Vũ Minh Giang (Chủ tịch Hội đồng KHĐT ĐHQGHN) và GS Mai Trọng Nhuận (Chủ tịch Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục và nguyên là Giám đốc ĐHQGHN), Osaka, 11.2016.

Về mặt giáo dục, khả năng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức. Trong giai đoạn sắp tới, Việt Nam đứng trước yêu cầu đầu tư đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực như khoa học về vật liệu mới tiên tiến, công nghệ thông tin, công nghệ nano, tự động hóa, điện tử viễn thông, lưu trữ năng lượng. Các cơ sở đào tạo gặp khó khăn do nhu cầu nhân lực của thị trường lao động khó dự đoán, tốc độ thay đổi công nghệ diễn ra thần tốc. Tuy nhiên, Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thông qua việc thay đổi cách tiếp cận giáo dục, phát triển năng lực sáng tạo và kỹ năng khởi nghiệp của người học; hỗ trợ sự liên kết hợp tác thuận lợi giữa các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp và doanh nghiệp để cung cấp một môi trường thực hành cao giúp người học tiếp cận các xu thế phát triển cũng như đáp ứng yêu cầu công việc sau tốt nghiệp.

Chúng ta phải có một triết lý rõ ràng, dễ hiểu dễ vận dụng về giáo dục đại học (được hiểu là bao gồm các hoạt động đào tạo đại học và sau đại học). Tháng 6.2016 vừa qua, khi dự hội nghị quốc tế ACCMS TM 2016 tại Ấn Độ,  ngay tại hội trường lớn nhất của RMS University, có một khẩu hiệu lớn “LEARN, LEAP, LEAD” (tạm dịch là học, nắm bắt cơ hội và nhảy vọt, dẫn dắt và lãnh đạo). Phải chăng đó chính là triết lý giáo dục đại học của Ấn Độ? Phải chăng đó là tầm nhìn của các nhà lãnh đạo nhằm đào tạo, chuẩn bị hành trang từ trong tiềm thức đến hành động cho thế hệ trẻ tương lai của Ấn Độ?

Chúng ta cũng cần nghiên cứu các mô hình đào tạo mới găn với việc đổi mới và cấu trúc lại chương trình đào tạo trong một số ngành và lĩnh vực. Mô hình đào tạo “kỹ sư toàn cầu” – khái niệm kỹ sư hoàn toàn mới, đã bắt đầu được đào tạo tại Nhật Bản từ 2015, tại Tokyo Institute of Technology (GSEP: Global Scientists and Engineers Program). Chương trình đào tạo này có các kiến thức liên ngành về toán học, vật lý, cơ học cộng với nền tảng về công nghệ thông tin, ngoại ngữ và phát triển bền vững –  có thể là một trong những giải pháp phù hợp đáp ứng nguồn nhân lực của tương lai?

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Việt Nam cũng cần đầu tư nghiên cứu, tiếp cận nhanh hơn nữa với xu hướng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực như vật liệu mới, năng lượng mới, kỹ thuật số, công nghệ thông tin, tự động hóa và trí tuệ nhận tạo, công nghệ sinh học,…và xa hơn là cả những vấn đề sẽ nảy sinh trong lĩnh vực quản trị, quản lý và khoa học pháp lý. Việt Nam cần có chiến lược để xây dựng bằng được các nhóm nghiên cứu mạnh, các viện nghiên cứu tiên tiến, các trung tâm xuất sắc trong các lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cần sớm có chiến lược, giải pháp cụ thể để phát triển các ngành tự động hóa tích hợp với các công nghệ cao như công nghệ thông tin, chuỗi cung ứng thông minh, sử dụng hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ mới, tối ưu hóa mô hình kinh doanh với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Suy cho cùng, mấu chốt là cần có nhân tài. Cần thu hút, bồi dưỡng, đào tạo và gây dựng để Việt Nam có những nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực này. Muốn như vậy, có lẽ chúng ta phải có những đột phá trong chính sách sử dụng và đãi ngộ nhân tài. Liệu chúng ta có mạnh dạn như Hàn Quốc đã quyết tâm và đầu tư cho Viện Khoa học Công nghệ Tiên tiến (KIST) của họ trong những năm 60 của thế kỷ XX?

Cuối cùng, sự định hướng phát triển tương lai phụ thuộc vào tư duy, cách thích ứng với thay đổi và quyết tâm chính trị của các cá nhân, lãnh đạo các tổ chức trong nền kinh tế ở cấp vi mô và các nhà lập, hành pháp, tư pháp ở cấp độ vĩ mô. Đổi mới chiến lược phát triển, thu hút – trọng dụng và bồi dưỡng nhân tài, xây dựng các mô hình kinh doanh phù hợp, kết hợp đầu tư giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu ở trình độ cao trong dài hạn có thể cho phép Việt Nam vừa bảo vệ quyền lợi người dân vừa hỗ trợ sáng tạo và tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức, ĐHQGHN – Dân trí, ngày 19.12.201620.12.2016

To learn more about the difference writemyessay4me.org between classic sites and new sites, check out this resource.

GS Nguyễn Đình Đức: Các chương trình đào tạo thí điểm – “đặc sản” trong đào tạo của ĐHQGHN

18.4.2014. Kể từ ngày thành lập đến nay, ĐHQGHN đã mở 25 ngành, chuyên ngành đào tạo thí điểm, trong đó có 4 chương trình đại học, 18 chương trình thạc sĩ và 3 chương trình tiến sĩ.  Ngày 18.4, ĐHQGHN đã tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá các chương trình đào tạo thí điểm. Nhân dịp này, phóng viên Website của ĐHQGHN đã trao đổi, phỏng vấn nhanh GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo của ĐHQGHN xung quanh chủ đề về các chương trình thí điểm và hoạt động đào tạo của ĐHQGHN.

Ảnh từ trái sang: GS. Ngô Bảo Châu, Phó Giám đốc ĐHQGHN  GS. Nguyễn Hữu Đức, Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN GS.TSKH Nguyễn Đình Đức tại ĐHQGHN (tháng 12/2013)

PV: Thưa GS, tại hội nghị tổng kết các chương trình đào tạo thí điểm, nhiều đại biểu đã đánh giá các chương trình đào tạo thí điểm như những “đặc sản” trong đào tạo của ĐHQGHN. GS đánh giá thế nào về nhận định này?

Các chương trình đào tạo thí điểm là các chương trình đào tạo chưa có trong danh mục đào tạo của Nhà nước. Theo Nghị định và Quy chế tổ chức hoạt động của ĐHQG, giám đốc 2 đại học quốc gia  được quyền mở ngành (bậc đào tạo đại học) và chuyên ngành (bậc đào tạo sau đại học) thí điểm. Hiện nay giám đốc các đại học vùng và hiệu trưởng một số đại học trọng điểm cũng đã được Bộ giáo dục và đào tạo cho phép quyết định mở các chuyên ngành thí điểm ở bậc sau đại học.

Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

Tại hội nghị tổng kết, các số liệu cho thấy các chương trình thí điểm đều đã góp phần đáp ứng kịp thời, hiệu quả nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước. Có thể lấy ví dụ ngay từ năm 2006, ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trong cả nước đã mở ngành đào tạo thạc sỹ đo lường và đánh giá trong giáo dục và sau đó là chương trình tiến sỹ của chuyên ngành này. Đến nay, hầu hết cán bộ trong những lứa đầu tiên của ngành và địa phương trên toàn quốc liên quan đến khảo thí, đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục đều được đào tạo từ những chương trình này. Hoặc như chương trình Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên của ĐH Giáo dục, chương trình thạc sỹ du lịch học của ĐH Xã hội và Nhân văn,… đều được xây dựng trên cơ sở nhu cầu lớn về nguồn nhân lực của đất nước trong quá trình hội nhập và phát triển.Từ năm 1993 đến nay, ĐHQGHN đã mở đào tạo 25 ngành, chuyên ngành đào tạo thí điểm, trong đó có 4 chương trình đại học, 18 chương trình thạc sỹ và 3 chương trình tiến sỹ. Trong số đó có 3 chương trình bậc đại học (Hóa dược, Kinh tế phát triển, Luật kinh doanh), 2 chương trình thạc sỹ (Ngôn ngữ Nhật bản, Đo lường và đánh giá trong giáo dục) và 1 chương trình tiến sỹ (Đo lường và đánh giá trong giáo dục) đã được đưa bổ dung vào danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo của Nhà nước.

Hai là chất lượng của các chương trình đào tạo thí điểm được xã hội khẳng định. Ví dụ như chương trình thạc sĩ và tiến sĩ Vật liệu và linh kiện nano: các học viên, NCS trong quá trình đào tạo đều có công trình công bố tại các hội nghị khoa học chuyên ngành, các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia và quốc tế. Trung bình khoảng 1.5 công bố/học viên (bậc thạc sỹ). Số bài báo khoa học công bố trước khi bảo vệ luận án của NCS đạt từ 6 bài trở lên, đặc biệt, trong đó mỗi NCS đều có ít nhất 2 bài được công bố trên các tạp chí khoa học thuộc hệ thống tạp chí ISI. Kết quả như vậy có thể khẳng định chất lượng của các tiến sỹ được đào tạo không hề thua kém chất lượng đào tạo tại những nước tiên tiến.

Sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN

Những ví dụ đó cho thấy tính đặc sắc, độc đáo và chất lượng của các chương trình đào tạo thí điểm của ĐHQGHN. Những chương trình thí điểm khác như cử nhân Kế toán, phân tích và kiểm toán, thạc sỹ về pháp luật về quyền con người, thạc sỹ khoa học quản lý, thạc sỹ biến đổi khí hậu, thạc sỹ môi trường và phát triển bền vững,…đều là những ngành “hay”, có sức thu hút và nhu cầu xã hội cao. Chính vì vậy, nhận định các chương trình đào tạo thí điểm như những “đặc sản” trong đào tạo của ĐHQGHN là có cơ sở. Nhưng tôi cũng nhấn mạnh là các chương trình đào tạo thí điểm chỉ là một trong những “đặc sản”, vì bên cạnh đó, ĐHQGHN còn có những  “đặc sản” khác trong đào tạo như hệ cử nhân khoa học tài năng, các chương trình nhiệm vụ chiến lược, hệ trung học phổ thông chuyên với truyền thống vẻ vang và mới đây là bằng kép. Trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực và có tính liên thông cao, thì bằng kép (trong vòng tối đa 6 năm, người học có thể học song song 2 chương trình để nhận được 2 bằng đại học chính quy nếu đáp ứng các điều kiện theo Quy chế) cũng là một cơ hội tốt cho người học. Hoặc những mô hình đào tạo mới như mô hình 3+1 (cử nhân của ĐH giáo dục), 3+2 (Khoa Y-Dược) cũng là những sáng tạo và thành công, những “đặc sản” trong đào tạo của ĐHQGHN.

PV: Thưa GS, để ĐHQGHN mở và triển khai thành công các chương trình đào tạo thí điểm, phải đáp ứng những điều kiện gì?

Trước hết, nhân tố quan trọng và căn bản nhất là ĐHQGHN phát triển theo mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến. Nghiên cứu khoa học luôn gắn kết chặt chẽ với đào tạo. Đào tạo thông qua nghiên cứu và nghiên cứu khoa học để tiếp cận đỉnh cao của trí thức, từ đó quay trở lại đào tạo với chất lượng cao, trình độ cao. Khi nghiên cứu đã đủ mạnh, đủ tích lũy về nhân lực, về kết quả nghiên cứu, cơ sở vật chất và các nguồn lực khác, mới có điều kiện đầy đủ để xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo mới có chất lượng. Vì vậy, các chương trình thí điểm vừa là thành quả, vừa là nhu cầu tất yếu trong quá trình vận động, phát triển và hội nhập của một đại học nghiên cứu.

Các trường đại học nghiên cứu cũng thường là nơi nảy sinh các tư tưởng, hệ tiên đề, từ đó thiết lập nên những nền móng căn bản của các ngành, chuyên ngành, trường phái khoa học. Chính vì vậy, các đại học nghiên cứu tiên tiến có vai trò nòng cột trong hệ thống giáo dục đại học của mỗi quốc gia và tiên phong trong việc định hướng mở các chương trình đào tạo mới, hiện đại.

Hai là ĐHQGHN có thuận lợi là đại học đa ngành, đa lĩnh vực, có tính liên thông cao, có đầy đủ các ngành và lĩnh vực từ khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ, xã hội nhân văn, kinh tế, luật và ngoại ngữ trong ĐHQGHN. Không có sự thuận lợi này, ĐHQGHN khó có điều kiện triển khai nhiều chương trình thí điểm. Chẳng hạn như tham gia giảng dạy và đào tạo cho học viên trong chương trình biến đổi khí hậu có các chuyên gia về địa lý tự nhiên, địa chất của Đại học Khoa học Tự nhiên, về môi trường và đa dạng sinh học của Trung tâm nghiên cứu về Tài nguyên và Môi trường, về luật của các chuyên gia đến từ Khoa Luật, về khu vực học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,…

Sinh viên đang tra cứu tài liệu tại thư viện ĐHQGHN

Và tất nhiên, phải đáp ứng đầy đủ các quy định về mở ngành, chuyên ngành mới theo quy định của Bộ giáo dục Đào tạo và của ĐHQGHN, các điều kiện đảm chất lượng như số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cơ hữu, cơ sở vật chất, học liệu, các định hướng, đề tài nghiên cứu có thể hướng dẫn luận văn luận án,…

Bên cạnh đó, sứ mệnh của ĐHQGHN là tiên phong đổi mới trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, vì vậy đứng trước nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ nghiên cứu, phục vụ quản lý và góp phần phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng và hội nhập, ĐHQGHN huy động tối đa lực lượng các nhà khoa học, chủ động nghiên cứu đề xuất những chương trình đào tạo mới, hiện đại. Những chương trình như Vật liệu và linh kiện nano, Khoa học quản lý, Biến đổi khí hậu, Quản trị An ninh phi truyền thống… là những chương trình như vậy.

PV: Thưa GS, GS đánh giá thế nào về triển vọng mở các ngành, chuyên ngành thí điểm của ĐHQGHN trong thời gian tới?

Một số ngành, chuyên ngành đào tạo thí điểm đã có kết quả và chất lượng đào tạo tốt, ổn định, ĐHQGHN đã có văn bản đề nghị và chắc chắn Bộ giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét đưa một số ngành, chuyên ngành thí điểm của ĐHQGHN vào danh mục đào tạo của Nhà nước, và ĐHQGHN hoàn thành sứ mệnh tiên phong của mình trong việc mở những ngành, chuyên ngành mới này.

Việc mở các ngành, chuyên ngành mới thí điểm vừa là sứ mệnh, vừa là nhu cầu tất yếu của những đại học nghiên cứu tiên tiến, đa ngành, đa lĩnh vực như ĐHQGHN trong quá trình phát triển không ngừng và hội nhập. Mới đây, ĐHQGHN đã công bố quy hoạch ngành, chuyên ngành đào tạo đến 2020. Theo đó đến năm 2020 danh mục các ngành , chuyên ngành đào tạo thí điểm của ĐHQGHN sẽ có thêm 9 ngành đào tạo đại học, 32 chuyên ngành thạc sỹ và 16 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ.

PV: Thưa GS, trong thời gian vừa qua ĐHQGHN đã triển khai những giải pháp cụ thể gì để không ngừng nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo thí điểm nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung?

Theo quy định, sau 2 khóa đào tạo thí điểm, các chương trình thí điểm đều phải tổ chức tổng kết đánh giá kết quả đã đạt được, rút ra những bài học và kinh nghiệm, hoàn thiện chương trình, rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng. Lần này là lần ĐHQGHN tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá tổng thể, toàn diện các chương trình thí điểm cấp ĐHQGHN.

ĐHQGHN là đại học nghiên cứu, nên muốn nâng cao chất lượng đào tạo, trước hết phải nâng cao chất lượng của đội ngũ. Hiện nay 45% đội ngũ giảng viên đã có trình độ tiến sỹ, 23% có học hàm GS, PGS. Nhiều đơn vị như trường ĐH Khoa học Tự nhiên và ĐH Công nghệ, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ đã trên 70%. ĐHQGHN đang xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, rà soát, đánh giá và phân loại cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và quản lý thông qua các tiêu chí, trên cơ sở đó quy hoạch và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

Sinh viên của ĐHQGHN

Năm 2012-2013, ĐHQGHN đã hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ, chuyển đổi toàn bộ trên 300 chương trình đào tạo đại học, sau đại theo chuẩn đầu ra. Và tiếp theo đã chỉ đạo các đơn vị đang triển khai xây dựng chuẩn đầu ra của các môn học trong chương trình đào tạo (với số lượng chương trình đào tạo như vậy, số lượng các môn học lên đến hàng vài nghìn, một khối lượng công việc không nhỏ). Công việc này cũng sẽ được hoàn tất trước tháng 8.2014.

Muốn hội nhập phải kiểm định chất lượng. Hầu hết các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN đều đã được kiểm định và đánh giá chất lượng theo tiêu chí kiểm định của ĐHQGHN và thực hiện các quy định về kiểm định chất lượng của Bộ giáo dục và Đào tạo. Giám đốc ĐHQGHN cũng đã phê duyệt Kế hoạch kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo của ĐHQGHN, theo đó, ĐHQGHN đang từng bước kiểm định các chương trình đào tạo. Với các chương trình tiên tiến, nhiệm vụ chiến lược đã và đang tiến hành kiểm định theo chuẩn AUN (kiểm định khu vực châu Á).

Cũng từ năm 2013 đến nay, Giám đốc ĐHQGHN đã phê duyệt đề án tăng cường kỷ cương, giám sát trong hoạt động đào tạo, tiến hành kiểm tra, rà soát tất cả các khâu từ tuyển sinh, quản lý tổ chức đào tạo cho đến cấp bằng, qua đó kịp thời phát hiện những thiếu sót trong thực hiện và trong các văn bản hướng dẫn, quy định, để kịp thời điều chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và điều hành trong đào tạo. Trong 2013, ĐHQGHN ban hành các hướng dẫn về giảng dạy các môn học ngoại ngữ bậc sau đại học, sửa đổi quy định về đào tạo nhiệm vụ chiến lược (chuẩn quốc tế) và ban hành mới quy định về các hoạt động liên kết đào tạo quốc tế. Trọng tâm từ năm 2014 là đẩy mạnh và phát triển mô hình đào tạo cử nhân, kỹ sư tài năng và đặc biệt là nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo bậc sau đại học.

ĐHQGHN đã bắt đầu áp dụng thí điểm đổi mới tuyển sinh theo đánh giá năng lực thành công cho bậc sạu đại học từ năm 2011 (bậc thạc sỹ, thí điểm cho 3 chuyên ngành: Biến đổi khí hậu, Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp, Môi trường và phát triển bền vững) và hiện nay đang hoàn thiện bộ đề thi đánh giá năng lực để áp dụng cho các hệ đặc biệt ở bậc đại học (tuyển hệ tài năng, chất lượng cao, chương trình tiên tiến, nhiệm vụ chiến lược sau khi đã thi kỳ thi 3 chung và trúng tuyển vào ĐHQGHN), và mở rộng áp dụng thí điểm cho bậc sau đại học ở tất cả các đơn vị (mỗi đơn vị tối thiểu thí điểm một chuyên ngành thạc sỹ). Ban Đào tạo cũng đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị để hoàn thành các hướng dẫn, các giải pháp kỹ thuật và triển khai xây dựng phần mềm phục vụ công tác đổi mới tuyển sinh trong năm 2014.

Bên cạnh đào tạo kiến thức, ĐHQGHN quan tâm đến đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng tin học và các kỹ năng mềm cho sinh viên. Từ năm 2012, sinh viên ĐHQGHN được đào tạo kỹ năng mềm. Khi ra trường tối thiểu có 5 kỹ năng mềm (do các em lựa chọn trong 100 kỹ năng được định dạng) được đào tạo, kiểm tra đánh giá. Tất cả được công bố trong chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo.

Bên cạnh đó, Giám đốc ĐHQGHN quan tâm đầu tư đến học liệu, cơ sở vật chất, các phòng thí ngiệm, triển khai dự án “E-book” (Thư viện ĐHQGHN) và Dự án sách chất lượng cao (Nhà Xuất bản ĐHQGHN); triển khai Đề án tăng cường khả năng có việc làm cho sinh viên tốt nghiệp (của Trung tâm phát triển nguồn nhân lực). Dự án này sẽ điều tra phản hồi của các nhà tuyển dụng, các cựu sinh viên, các nhà quản lý, doanh nghiệp,… để điều chỉnh chương trình đào tạo, tăng cường đào tạo kỹ năng và khả năng thực hành cho sinh viên, thiết lập hệ thống liên hệ với các cựu sinh viên, từ đó, nâng cao cơ hội có việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Không chỉ trang bị kiến thức, sự khác biệt trong đào tạo của ĐHQGHN là chú trọng phát triển tầm nhìn cho người học. Quan điểm xuyên suốt là đào tạo không chỉ để người học ra trường có việc làm, để khởi nghiệp, mà còn có đầy đủ kiến thức, năng lực, phẩm chất, phương pháp tư duy và bản lĩnh để sáng nghiệp.

Chỉ tính từ năm 2008 đến nay, ĐHQGHN đã cấp bằng cho 12.334 thạc sỹ (và đang đào tạo trên 11.000 học viên cao học), 423 tiến sỹ (và đang đào tạo 1.180 NCS);  xuất bản bổ sung trên 500 sách chuyên khảo, giáo trình; đăng tải hơn 1.000 bài báo trên các tạp chí quốc tế, hơn 3.000 bài báo trên các tạp chí khoa học trong nước; 1.500 báo cáo tại các hội nghị khoa học quốc tế, 2.000 báo cáo tại các hội nghị khoa học trong nước; thực hiện trên 500 đề tài KH&CN các loạị. Việc gắn đào tạo với nghiên cứu vừa là truyền thống, vừa là nhân tố quan trọng đảm bảo chất lượng đào tạo ở ĐHQGHN.

Xin nhấn mạnh là theo thống kê từ năm 2012 đến nay, khoảng 50% số NCS của các ngành KHTN-CN của ĐHQGHN khi bảo vệ luận án tiến sỹ đều có bài đăng trên các tạp chí quốc tế. Cá biệt từ năm 2011 đến nay, liên tục năm nào cũng có sinh viên của ĐHQGHN có bài công bố trên các tạp chí quốc tế ISI. Không phải ngẫu nhiên từ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, GS Ngô Bảo Châu,….cho đến Lê Anh Xuân, Nguyễn Văn Thạc,….và nhiều tên tuổi khác của Việt Nam đều nguyên là sinh viên các hệ đào tạo khác nhau, là cựu sinh viên của ĐH Tổng hợp Hà Nội trước kia và nay là ĐHQGHN. Tôi tin tưởng chắc chắn với những giải pháp cụ thể và đúng, trúng như vậy, chắc chắn hoạt động đào tạo của ĐHQGHN sẽ ngày càng được khẳng định và gặt hái được nhiều thành công và kết quả tốt đẹp hơn nữa.

4.2014 Theo VNU News

GS Nguyễn Đình Đức: “Để đào tạo tiến sĩ có chất lượng đòi hỏi người thầy phải có trình độ cao, phải khắt khe”

Thứ hai, 28/11/2016, 14:56 (GMT+7)

Bội thực tiến sĩ (TS), chất lượng luận án TS ở các cơ sở đào tạo không đồng đều và có thể vàng thau lẫn lộn. Nhiều luận án ít giá trị thực tế, không có tính khoa học, như một báo cáo tổng kết, nhưng nghiên cứu sinh (NCS) vẫn được cấp bằng TS…

Lễ trao bằng TS tại Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội

Đó là những vấn đề mà lâu nay dư luận đặt ra rất bức xúc.  Trước tình hình này, Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) đang tiến hành sửa đổi, bổ sung quy chế về đào tạo TS.

Chạy theo số lượng

Nói về tình trạng “bội thực” TS hiện nay, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, có những cơ sở đào tạo TS chạy theo số lượng mà buông lỏng chất lượng. Thực tế, NCS TS là các nhà nghiên cứu, sản sinh ra tri thức, trí tuệ mới; tuy nhiên, nhiều NCS không xác định rõ động cơ, mục tiêu, không xác định rõ tầm mức hoạt động nghiên cứu của bậc đào tạo TS, vì thế không có những đề tài chất lượng, không tiếp cận được chuẩn thế giới. Cùng với đó, quy chế đào tạo TS chưa được thực hiện nghiêm do còn nhiều “du di”. Đầu tư nhà nước cho đào tạo TS còn quá thấp – thấp nhiều lần so với mức trung bình của thế giới. GS-TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh GS Nhà nước, cho rằng chưa có một nước nào mà kinh phí 15 triệu đồng/NCS/năm, nên“tiền nào của nấy”!

GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội, cho rằng những lý do mà Thứ trưởng Bùi Văn Ga đưa ra đều đúng. Nhưng bên cạnh đó còn lý do khác. Đó là do chất lượng đầu vào ngày càng thấp. “Năm 1976, Việt Nam lần đầu tiên đào tạo phó TS trong nước là Hoàng Hữu Đường. 6 năm sau, Hoàng Hữu Đường lại là người đầu tiên bảo vệ TS khoa học trong nước. Điều kiện khó khăn là thế, nhưng chất lượng TS rất tốt, không có ai kêu ca. Đó là vì chất lượng đầu vào tốt, 30 – 40 người thi, chỉ có 2 – 3 người đậu; trong quá trình đào tạo, mỗi người phải thi 3 chuyên đề nên phải học rất chắc chắn. Ngoài kết quả thông qua chất lượng của luận án, hội đồng còn xem xét người đó có xứng đáng không mới trao quyết định công nhận, nên có khi phải mất 5 – 7 năm mới đào tạo được một TS”, GS Nguyện Đình Đức thẳng thắn đánh giá. Theo ông, vấn đề hiện nay của đào tạo TS là quy mô đào tạo quá nhiều, chất lượng và trách nhiệm của giáo viên hướng dẫn chưa đảm bảo, trong khi lẽ ra người thầy phải có trình độ cao, phải khắt khe.

Nâng tiêu chuẩn nghiên cứu sinh

PGS-TS Vũ Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội,  cho rằng để nâng tầm chất lượng đào tạo TS bảo đảm yêu cầu hội nhập quốc tế thì yếu tố thứ nhất là điều kiện tuyển sinh. “NCS TS phải có tố chất nghiên cứu khoa học và trình độ ngoại ngữ. Có tố chất hay không căn cứ vào các công trình khoa học của NCS. Ngoại ngữ là rất cần thiết, vì vững ngoại ngữ thì NCS mới có điều kiện tham khảo, đọc tài liệu nước ngoài, tham gia môi trường học thuật thế giới”, bà Lan Anh nêu. Còn theo GS Trần Văn Nhung, phải định nghĩa được khái niệm TS theo chuẩn quốc tế, ví dụ lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất thiết phải có phát minh; lĩnh vực xã hội nhân văn phải có các bài báo bằng tiếng nước ngoài đăng ở tạp chí thế giới  ISI. Đào tạo TS không cần nhiều, mà phải có chất lượng. Cùng với đó, những quy định về bổ nhiệm không cần chạy theo bằng TS, không nhất thiết yêu cầu vị trí này vị trí kia phải có bằng TS vì như thế chỉ khiến chạy đua học TS. Ngoài ra, cần có quy định chặt chẽ “ai là phản biện, ai nằm trong hội đồng” với những tiêu chuẩn đi kèm không thể thấp được.

Từ thực tế này, dự thảo quy chế đào tạo TS mới đang được Bộ GD-ĐT hoàn chỉnh và công bố với nhiều điểm mới, theo hướng nâng chuẩn của NCS, trách nhiệm của hội đồng chấm luận án, của người hướng dẫn. Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, quy chế hiện hành quy định ngoại ngữ bắt buộc ở đầu ra, nhưng quy chế mới bắt buộc ngoại ngữ phải đạt chuẩn nhất định ngay từ đầu vào. NCS phải có trình độ ngoại ngữ cần thiết để nghiên cứu, tham khảo tài liệu. Mặt khác, quy chế mới cũng đòi hỏi NCS phải chứng minh được năng lực ban đầu về nghiên cứu khoa học của mình thông qua những công trình đã công bố trong nước và quốc tế. Ngoài ra, để đảm bảo đầu ra, quy chế cũng yêu cầu NCS phải có công bố quốc tế trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có phản biện, hoặc công bố công trình trên các kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện trong quá trình làm NCS sinh tại cơ sở đào tạo và trước thời điểm luận án được thông qua ở đơn vị chuyên môn. Tương tự, quy chế mới quy định người hướng dẫn phải là người chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, hoặc tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ trở lên, là tác giả hoặc đồng tác giả của các công trình công bố quốc tế thuộc lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của NCS. Đó còn phải là cán bộ cơ hữu của cơ sở đào tạo… Đặc biệt, thời gian đào tạo TS được kéo dài  hơn, tối thiểu là 3 năm (thay vì 2 năm như trước đây).

Cũng theo bà Phụng, đào tạo TS là bậc đào tạo cao nhất trong giáo dục ĐH, là đào tạo những nhà nghiên cứu, vì vậy phải chuẩn từ chất lượng đầu vào, đảm bảo cơ chế thải loại trong quá trình đào tạo và đạt chuẩn chất lượng đầu ra. “Chúng ta chấp nhận có thể giảm quy mô để tập trung vào chất lượng, đào tạo TS chỉ dành cho những người thực tài, thực lực, có mục tiêu học tập rõ ràng”,  Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học khẳng định.

28.11.2016  Theo SGGP

Biologie unterrichten planen, durchfhren, reflektieren berlegungen zum aufbau anschlussfhigen wissens durch eine https://www.schreib-essay.com/bachelorarbeit/ alternative betrachtung der berwinterung gleichwarmer tiere.

Phạm Hồng Công – Học trò của GS. Nguyễn Đình Đức, Chàng trai 25 tuổi ‘made in Vietnam’ với 17 bài báo quốc tế

10:49 AM – 09/11/2016

Hoàn toàn được đào tạo trong nước, chưa bao giờ được ra nước ngoài dự một sinh hoạt khoa học nào, đang là nghiên cứu sinh mới bước vào năm thứ ba, nhưng Phạm Hồng Công đã có 17 bài báo quốc tế.

Con đường đến với khoa học của chàng trai mồ côi cha
Công sinh ra và lớn lên ở Trung Mỹ, một xã miền núi của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Chỉ cách thị xã Vĩnh Yên khoảng hơn 10 km thôi mà dường như đã bước sang một thế giới khác. Người dân phần lớn là bà con dân tộc (quá nửa là người Sán Dìu). Đời sống kinh tế xã hội khó khăn (cách đây dăm năm, xã còn thuộc diện xã 135).
Gia cảnh nhà Công thì đỡ hơn nhờ có đồng türkbükü escort lương giáo viên tiểu học của mẹ. Tuy nhiên, do bố mất khi mới em học lớp 4 nên để nuôi được Công và chị gái ăn học đến nơi đến chốn, mẹ Công đã phải chịu vô vàn nhọc nhằn. Thương mẹ, và thấm thía phận nghèo của người dân vùng quê lam lũ, Công xác định mình chỉ còn một con đường học giỏi để “thoát ly”.
Rất may, chị gái học giỏi nên Công chỉ việc nhìn vào tấm gương của chị để học tập. Thi đại học cũng là do chị gái “định hướng”, chị học sư phạm (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) thì em học trường công nghệ gần đó (Trường ĐH Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội) để tiện bề qua lại, chăm sóc, bảo ban nhau. Hai chị em cùng ở ký túc xá của trường.
Hóa ra lại hay, vì nhờ môi trường đó mà Công hòa nhập đời sống sinh viên rất tốt. Em còn hăng hái tham gia các hoạt động phong trào của sinh viên tại ký túc xá, cộng với thành tích học tập xuất sắc nên được vào Đảng khi là sinh viên năm cuối.
Vào trường với điểm thi đầu vào khá cao (25 điểm), thành tích học tập luôn luôn dẫn đầu nên gần như năm nào, Công cũng được học bổng. Điều này không chỉ khích lệ Công mà còn giúp em cải thiện cuộc sống, tạo điều kiện cho Công có thể chuyên tâm học hành. Cơ may đến khi Công được học thầy Nguyễn Đình Đức, một trong những nhà khoa học uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực Cơ học và vật liệu composite, bắt đầu giao cho làm các bài tập lớn. “Hồi ấy vào khoảng cuối năm thứ 2. Thầy vào lớp hỏi, ai học giỏi toán nhất, các bạn chỉ vào em. Thầy lại hỏi, ai được điểm trung bình môn cao nhất, các bạn lại chỉ vào em. Vậy là em được chọn”, Công nhớ lại.
Không chỉ Công là sinh viên duy nhất được thầy “chọn”. Ban đầu, cùng nhóm được thầy giao làm thêm bài tập lớn với Công còn có khoảng 5 – 6 bạn, nhưng chỉ duy nhất mỗi mình Công “trụ” lại được, từ đó giúp Công đến với các công trình đẳng cấp được làm chung cùng thầy, mà khởi đầu là bài báo đầu tiên được đăng trên một tạp chí ISI (ISI là tên gọi những tạp chí khoa học quốc tế có uy tín), khi Công đang là sinh viên năm thứ 3.
“Ngay cả khi bắt đầu theo thầy Đức tập tành nghiên cứu thì với sinh viên chúng em, bài báo quốc tế là một khái niệm xa vời. Vì vậy khi thầy thông báo bài đã được đăng thì em rất xúc động, tự hào. Nó cũng là đốm lửa nhen lên trong em niềm hy vọng về một tương lai tốt đẹp, nếu mình cứ tiếp tục theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học”, Công chia sẻ.
Pham-Hong-Cong
Phạm Hồng Công (trái) và GS Nguyễn Đình Đức
17 bài báo tạp chí ISI
Riêng trong thời sinh viên, Công được đứng tên cùng thầy trong 5 bài báo quốc tế. Ngoài ra em còn có một giải nhất giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học của ĐH Quốc gia Hà Nội tặng. Thành tích này là điểm cộng trong hồ sơ (cùng với hai yếu tố khác là tốt nghiệp đại học bằng xuất sắc, có công trình trên tạp chí ISI) giúp Công được phép làm thẳng nghiên cứu sinh mà không phải học qua thạc sĩ.
Sau hơn 2 năm làm nghiên cứu sinh do chính GS Nguyễn Đình Đức trực tiếp hướng dẫn, Công tiếp tục có thêm 12 bài báo được công bố quốc tế nữa. Hiện nay bài thứ 18 của Công đã qua được nhiều vòng phản biện và sắp được đăng.
Công cho biết: “Bí quyết của em là chăm chỉ, làm việc rất tập trung, và kiên trì. Khi mới bước vào cuộc đời sinh viên, em cũng như nhiều bạn trẻ Việt Nam khác là khả năng tự học rất kém. Nhưng cách học ở ĐH buộc em phải thay đổi. Em chủ động tìm tài liệu đọc, chủ yếu là tài liệu tiếng Anh. Hồi đó tiếng Anh của em rất kém, nhưng em vẫn tự đọc tự dịch thông qua sự hỗ trợ của từ điển. Đọc nhiều thì không chỉ kiến thức của mình được mở rộng ra mà vốn từ vựng tiếng Anh khá hơn hẳn”.
Theo Công, may mắn lớn nhất của em là được “gặp thầy” Nguyễn Đình Đức, được tham gia nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Vật liệu và kết cấu tiên tiến của thầy, một môi trường nghiên cứu khoa học tốt bậc nhất trong nước. Công nói: “Em rất tự hào vì thầy em rất giỏi. Thầy đã lập được một nhóm nghiên cứu mạnh, tạo dựng được một phòng thí nghiệm mà tại đó đã thu hút nhiều tiến sĩ trẻ, giỏi đến từ nhiều trường ĐH khác nhau ở trong và ngoài nước. Qua thầy, em được gặp và học hỏi từ nhiều giáo sư đẳng cấp quốc tế trong lĩnh vực mà em theo đuổi đến từ các nước khác nhau”.
Tuy nhiên, theo Công, một thiệt thòi mà Công và các bạn trẻ đam mê khoa họcđang cùng phải chịu là cơ hội tham gia sinh hoạt khoa học với cộng đồng khoa học quốc tế (ví dụ như đi dự hội thảo) ở nước ngoài là gần như không có. “Dù các thầy đã tạo được một môi trường đào tạo tiến sĩ rất tốt ở ngay trong nước, các thầy cũng cố gắng mời bạn bè quốc tế đến hợp tác, trao đổi, để nghiên cứu sinh có được cơ hội tiếp xúc với các nhà khoa học quốc tế, nhưng dẫu sao thì “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, việc đi ra ngoài không chỉ giúp chúng em mở rộng mối quan hệ với giới khoa học quốc tế mà còn mở rộng tầm nhìn cho chúng em”, Công tâm sự.
“Công rất thông minh, được đào tạo bài bản, lại cần cù và say mê, có hoài bão khát khao vươn lên đỉnh cao khoa học. Những điều đó đã giúp Công sớm thành công trong con đường nghiên cứu khoa học.
Nhưng trong số các học trò của tôi, trường hợp Công không phải là duy nhất. Có một bạn khóa trên (là Trần Quốc Quân, hiện đang đi trao đổi khoa học ở Anh) cũng rất xuất sắc. Nếu chúng ta tạo điều kiện tốt để các em chuyên tâm làm khoa học, tôi tin chắc cả Quân và Công đều có thể trở thànhgiáo sư khi tuổi đời còn trẻ và sẽ có những đóng góp xứng đáng cho ngành cơ học của Việt Nam.
Hoàn cảnh gia đình của các em đều khó khăn, điều kiện làm việc của thầy trò hầu như chưa có đầu tư gì, vậy mà các em say sưa làm việc nghiêm túc, kết quả nghiên cứu được như vậy, có thể nói còn hơn cả nghiên cứu sinh được đào tạo ở nước ngoài, là vô cùng đáng quý, đáng trân trọng”.
GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng phòng thí nghiệm vật liệu và kết cấu tiên tiến, Trường ĐH Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội.

In the bottom-right corner, click create new custom written college papers site add.

Mổ xẻ nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam

TPO – Thời gian vừa qua, chất lượng đào tạo tiến sĩ là một trong những đề tài nóng trong dư luận xã hội.

Nhiều ý kiến chưa tin tưởng vào chất lượng đào tạo tiến sĩ hiện nay do: đề tài nghiên cứu không xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, kết quả nghiên cứu không có điểm mới, chất lượng nghiên cứu sinh không đồng đều, một số cơ sở đào tạo tiến sĩ buông lỏng trong quản lý đào tạo tiến sĩ…

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ GD&ĐT cần có biện pháp tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục ở các cấp, đặc biệt là giáo dục đại học và sau đại học, chấn chỉnh việc đào tạo tiến sĩ.

Vấn đề đặt ra là thực trạng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam hiện nay ra sao; cần có những giải pháp như thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế?.

Để trả lời câu hỏi đó, hôm nay (10/11), Bộ GD&ĐT đã tổ chức tọa đàm nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ với các khách mời là GS. Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, GS.Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, GS. Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, bà Vũ Lan Anh, phó hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội. các vấn đề liên quan đến đào tạo tiến sĩ được trao đổi thẳng thắn, cởi mở từ các nhà quản lý, các chuyên gia và các cơ sở đào tạo tại buổi tọa đàm.

Theo  GS.Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT,  có ba nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiến sĩ. Thứ nhất là do  chính bản thân thí sinh không xác định được mục tiêu nghiên cứu.  Thứ hai là người hướng dẫn phải hướng dẫn quá đông nghiên cứu sinh và thứ ba là tại các cơ sở đào tạo tiến sĩ. “Có rất nhiều cơ sở đào tạo nghiêm túc, đúng chất lượng. Nhưng vẫn có những cơ sở đào tạo còn xuê xoa, du di nên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo” – thứ trưởng Ga nói.

Còn theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đồng ý với quan điểm của thứ trưởng Bùi Văn Ga. Tuy nhiên  GS.Đức có bổ sung thêm một nguyên nhân nữa là chất lượng đầu vào.  Đầu vào ngày xưa 30 thí sinh thi chỉ chọn 2. Thứ hai là trong quá trình đào tạo có những kỳ thi rất quan trọng. Thứ ba, khi trao bằng tiến sĩ, hội đồng đó thấy nghiên cứu sinh  đó có xứng đáng nhận không. “Như vậy, có khi 5 năm nghiên cứu sinh mới có bằng hoặc 7 năm mới có bằng” – GS. Đức chia sẻ.

Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo Tiến sĩ, theo thứ trưởng Bùi Văn Ga, trong điều kiện kinh tế của Việt Nam thì không nên đầu tư dàn trải. Do đó, số lượng tiến sĩ chưa cần nhiều nhưng phải có chất lượng.

Cũng theo thứ trưởng Bùi Văn Ga, năm 2016 Bộ GD&ĐT xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu đào tạo tiến sĩ. Dữ liệu do các cơ sở đào tạo nhập trực tuyến và gửi kèm báo cáo về Bộ GDĐT. Kết quả rà soát tổng thể các điều kiện đảm bảo chất lượng đang được kiểm tra với sự tham gia của các cơ sở đào tạo. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang yêu cầu các cơ sở đào tạo đối chiếu, kiểm tra lần cuối cùng trước khi tiến hành công bố công khai kết quả rà soát.

Theo Báo điện tử Tiền phong

In https://homework-writer.com/ the top left corner, click enter site name.

GS Nguyễn Đình Đức: “Chưa có nước nào đào tạo tiến sĩ rẻ như Việt Nam”

10/11/2016  14:17 GMT+7

– Bộ GD-ĐT đang tiến hành sửa đổi, bổ sung quy chế đào tạo tiến sĩ nhằm nâng cao chất lượng của bậc đào tạo này. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, quy chế mới sẽ được sửa đổi theo hướng đặt chất lượng lên hàng đầu, giảm quy mô số lượng đào tạo.

– Trong thời gian vừa qua, nhiều cơ sở đào tạo tiến sĩ chạy theo số lượng mà không để ý đến chất lượng, nhiều luận án tiến sĩ ít giá trị thực tế, không có tính khoa học. Xin ông cho biết quan điểm của Bộ GD-ĐT về hiện tượng này?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Trước hết phải khẳng định trong điều kiện trong điều kiện cơ sở vật chất cũng như đầu tư như hiện nay các cơ sở giáo dục đào tạo được tiến sĩ là sự cố găng lớn, cần phải đánh giá cao.

Hầu hết cơ sở đào tạo tiến sĩ hiện nay chấp hành nghiêm quy chế. Tuy nhiên, vẫn có nơi có lúc cơ sở buông lỏng quản lý chất lượng, chạy theo số lượng dẫn đến có những luận án tiến sĩ không đảm bảo chất lượng, gây bức xúc trong xã hội.

'Chưa có nước nào đào tạo tiến sĩ rẻ như Việt Nam'

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga. Ảnh: Lê Văn

– Nguyên nhân của tình trạng vàng thau lẫn lộn trong đào tạo tiến sĩ thời gian qua là do đâu, thưa ông?

– Nguyên nhân đầu tiên là do nghiên cứu sinh (NCS) ko xác định rõ động cơ khi làm nghiên cứu sinh (NCS). NCS là đào tạo ra các nhà nghiên cứu với những trí tuệ mới chứ không phải đào tạo kỹ năng làm nghề. Nhiều NCS không xác định được rõ động cơ, mục tiêu này nên dẫn đến chất lượng không đảm bảo.

Nguyên nhân nữa là người hướng dẫn NCS do chất lượng chưa đồng đều nên quá trình hướng dẫn còn hạn chế, do hạn chế nên không tiếp cận được với học thuật thế giới.

Nguyên nhân tiếp theo là về phía cơ sở giáo dục đào tạo TS. Do chưa thực hiện nghiêm quy chế nên chất lượng bị buông lỏng, một số cơ sở hội đồng không đảm bảo yếu tố khách quan.

Nguyên nhân cuối cùng do nguồn lực đầu tư của nhà nước, kinh phí đào tạo của chúng ta quá thấp, không đủ để NCS thực hiện các nghiên cứu có chất lượng.

– Được biết, Bộ GD-ĐT đang tiến hành sửa đổi, bổ sung quy chế đào tạo tiến sĩ, xin ông cho biết, quy chế đào tạo tiến sĩ trong thời gian tới sẽ được điều chỉnh theo hướng nào?

Thủ tướng vừa ký ban hành Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia. Khung cơ cấu hệ thống quy định rõ TS là nghiên cứu và thời gian đàoa tạo 3-4 năm. Khung trình độ tiêu chuẩn đầu ra tiến sĩ, được xây dựng theo khung tham chiếu ASEAN.

Hai khung trình độ này sẽ cơ sở để thực hiện sửa đổi trong quy chế đào tạo tiến sĩ cũng như thiết kế chương trình phù hợp.

Đẻ thỏa mãn các tiêu chí, NCS phải có tiêu chí đầu vào nhất định đòi hỏi cao hơn trước dây, trước hết là ngoại ngữ. Trước đây quy định ngoại ngữ là chuẩn đàu ra, giờ không phù hợp, mà phải quy định đầu vào, ngoại ngữ là công cụ cần thiết sử dụng vào nghiên cứu.

Công trình TS, luận án TS là công trình khoa học phải chứa đựng cái mới, phải đăng trên các tạp chí quốc tế để người ta bình luận, phản biện để thấy cái mới trong các luận án. Chúng ta muốn hội nhập quốc tế thì buộc phải công bố quốc tế.

Việc quy định người hướng dẫn để NCS thực hiện tốt vai trò nghiên cứu của mình thì định hướng nghiên cứu của các thầy rất quan trọng. Thầy phải đi trước, có hợp tác quốc tế mới định hướng hướng dẫn NCS thành công luận án của mình.

Để thực hiện mọi điều trên, vấn đề quy định kinh phí, chi phí đào tạo NCS cũng phải nâng lên.

Hiện chi phí 15 triệu/năm qua thấp, khó có thể đào tạo NCS bài bản. Mỗi lần nghiên cứu ra cái mới phải thí nghiệm thực hành, thực tập, buộc phải có có đầu tư nhất định. Nếu có ít ngân sách chúng ta tập trung đầu tư cho ít nghiên cứu sinh hơn, còn hơn đầu tư dàn trải.

Mục đích của việc sửa quy chế là nâng cao chất lượng, hạn chế số lượng trong điều kiện nguồn lực đầu tư có giới hạn hiện nay.

– Vậy làm thế nào để kiểm soát chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ của các cơ sở để tăng chi phí đầu tư cho hoạt động đào tạo này, thưa ông?

– Chúng tôi mong muốn xây dựng điều kiện tiếp nhận NCS. Chẳng hạn, tuyển NCS thì không tuyển theo đợt nữa mà tuyển khi trường có đề tài nghiên cứu, có tiền. Các trường có thể đăng tải thông báo tuyển NCS cho các đề tài cụ thể với điều kiện làm việc, mức đãi ngộ cụ thể để các NCS có thể nộp hồ sơ. Như vậy, thầy sẽ tìm được NCS giỏi để làm.

Hiện nay, nhiều người không có đề tài, không có tiền nhưng do yêu cầu của cơ sở nên hàng năm vẫn có chỉ tiêu tuyển sinh. Trường tuyển rồi giao cho các thầy. Quy định hiện hành cũng chỉ quy định số lượng NCS mà các PGS, GS được hướng dẫn chứ không quy định điều kiện nhận NCS cụ thể như thế nào. Chính vì thế, việc đào tạo tiến sĩ hiện nay mới nảy sinh nhiều bất cập.

Nên có định nghĩa rõ về tiến sĩ

Tại buổi tọa đàm nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ do Bộ GD-ĐT phối hợp với báo Tuổi Trẻ TP.HCM tổ chức sáng 10/11, GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước cho rằng, phải thể hiện rõ định nghĩa về tiến sĩ.

Theo GS Nhung, NCS khi bảo vệ bằng TS nhất định không thể không có cái gì mới, không có phát minh dù ở mức độ khác nhau.

Đồng tình với quan điểm này, GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐHQG Hà Nội cho rằng, quy mô đào tạo tiến sĩ hiện nay quá nhiều. Trong Luật Giáo dục cũng chỉ quy định tiến sĩ phải hoàn thành bao nhiêu chuyên đề, bảo vệ luận án được hội thồng thông qua.

Theo GS Đức, Bộ nên cụ thể hóa thế nào là tiến sĩ, với các tiêu chí rành mạch hơn nữa sẽ thuận lợi cho các cơ sở đào tạo thực hiện.

Cần có điều kiện đào tạo tiến sĩ

Theo ý kiến các khách mời tại tọa đàm, nhất thiết cần đặt ra điều kiện cụ thể đối với việc đào tạo tiến sĩ, từ đầu vào NCS cho tới người hướng dẫn.

PGS.TS Vũ Lan Anh (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội)cho rằng, có tuyển sinh được người giỏi thì mới đào tạo được tiến sĩ giỏi. Trong điều kiện tuyển sinh thì khả năng nghiên cứu và yếu tố ngoại ngữ là quan trọng nhất.

Theo bà Lan Anh, với quy định hiện nay về đầu vào ngoại ngữ thì không đủ để NCS có thể đọc được tài liệu nước ngoài.

“Nếu yêu cầu NN cao hơn, chất lượng đào tạo sẽ tốt hơn” – bà Lan Anh cho hay.

GS Nguyễn Đình Đức thì cho rằng, người thầy hướng dẫn cũng rất quan trọng trong đào tạo tiến sĩ. Đó phải là những người có trình độ và phải thực sự khắt khe, không được dễ dãi trong quá trình đạo tạo.

Theo ông Đức, đối với những người thầy giỏi cũng phải có chế độ đãi ngộ xứng đáng. Bằng chứng là những trường đại học ngoại công lập thu hút được nhiều người, nhiều công bố quốc tế nhờ chế độ đãi ngộ tốt. Trong khi đó, lương hướng dẫn NCS của PGS, GS chỉ 3 triệu/năm.

Chưa có nước nào đào tạo tiến sĩ rẻ như VN

GS Nguyễn Đình Đức cho rằng, việc nâng chuẩn đào tạo tiến sĩ cần phải có lộ trình để các cơ sở thích ứng. Chẳng hạn như các cơ sở đào tạo KHXH thì việc công bố quốc tế nhiều ngay sẽ rất khó.

Ông Đức cho rằng, mấu chốt trong vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ là vấn đề cơ sở vật chất và kinh phí.

Ông Đức cho biết, ở ĐHQGHN kinh phí cho đào tạo 1 NCS 1 năm chỉ 18 triệu đồng là quá thấp. Hiện tại, nhiều em giỏi đi học nước ngoài là không về nữa.

Do đó, NCS đi học phải được cơ quan trả tiền sau đó phải về phục vụ cho cơ quan. Trong khi đó, các trường cần được tháo gỡ trong cơ chế thu học phí cũng như đầu tư kinh phí.

GS Trần Văn Nhung cho rằng, chưa quốc gia nào đào tạo rẻ như vậy. Theo GS Nhung, ngoài việc chia sẻ với lo lắng của xã hội về chất lượng đào tạo tiến sĩ, Bộ GD-ĐT cùng các cơ sở đào tạo cũng phải có trách nhiệm giải thích rõ những bất cập hiện tại trong điều kiện đào tạo tiến sĩ, cần tăng cường đầu tư mạnh mẽ hơn cho bậc đào tạo này.

Theo Vietnamnet

From the menu on the right, click pages and then add page https://homework-writer.com/ add page.