Đào tạo nhân lực chất lượng: ‘Chiếc đũa thần’ để đất nước hùng cường

Khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là then chốt và động lực của sự phát triển, là chìa khóa, “chiếc đũa thần” cho sự phát triển đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lễ khai giảng của Đại học Quốc gia Việt Nam ngày 15/11/1945. (Ảnh tư liệu, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lễ khai giảng của Đại học Quốc gia Việt Nam ngày 15/11/1945. (Ảnh tư liệu, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Trong suốt hành trình 76 năm lập quốc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, đội ngũ trí thức Việt Nam đã luôn đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Chặng đường đó đã cho thấy bài học to lớn về vai trò của việc đào tạo và sử dụng nhân tài với giá trị ứng dụng cho cả hiện nay và mai sau.

Nhân dịp Quốc khánh 2/9, Giáo sư Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có bài viết phân tích về vấn đề này.

“Kiến thiết cần phải có nhân tài”

Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tuyên thệ vì mục tiêu: Độc lập-Tự do-Hạnh phúc. Bản Tuyên ngôn độc lập đã thể hiện trí tuệ và tầm nhìn, đi trước thời đại của một vị lãnh tụ thiên tài.

Tư tưởng vì độc lập tự do cho dân tộc và hạnh phúc của nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soi đường và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ đường lối cách mạng của Đảng và quá trình lịch sử của đất nước. Tư tưởng đó đã làm nên mẫu số chung là tập hợp, đoàn kết toàn dân, đoàn kết mọi tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở trong và ngoài nước để từ đó cộng hưởng sức mạnh của toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đánh đổ phong kiến, thực dân rồi đế quốc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, thống nhất đất nước và xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Cũng chính tư tưởng đó của Người đã cảm hóa và là ngọn cờ để trí thức Việt Nam đi theo Bác, theo Đảng, đồng hành cùng dân tộc, cùng sự nghiệp của cách mạng.

Ngay sau lễ lập quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh “Tìm người tài đức.” Đây được xem như “chiếu cầu hiền” của Chủ tịch nước Việt Nam mới: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài.” Bác đã sử dụng và phát huy những trí thức ưu tú của đất nước gánh vác những trọng trách của quốc gia lúc đó, như Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Nguyễn Văn Tố, Vũ Đình Hòe, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Huyên, Phan Anh, Tạ Quang Bửu…

Trong lịch sử Việt Nam, trí thức giữ vai trò và vị trí vô cùng quan trọng. Bác Hồ đã từng nói: “Trong các tầng lớp xã hội, người sĩ phu chiếm vị trí hàng đầu.” Bác cũng đã cảm hóa và trọng dụng nhiều trí thức ưu tú khác như Trần Văn Giàu, Nguyễn Xiển, Hồ Đắc Di, Trần Đại Nghĩa, Đặng Văn Ngũ, Lương Định Của, Phạm Huy Thông, Ngụy Như Kon Tum… đi theo cách mạng, mang tài đức của họ cống hiến hết mình cho sự nghiệp của Đảng và dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhân sỹ trí thức. (Ảnh tư liệu)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhân sỹ trí thức. (Ảnh tư liệu)

Tên tuổi của các trí thức lớn của dân tộc cũng đã đi vào lịch sử, được vinh danh và sống mãi, thậm chí còn được gắn với những con đường, ngõ phố thân quen của Việt Nam.

Nhân lực chất lượng cao là động lực của phát triển

Trong bối cảnh cách mạnh công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra như vũ bão trên toàn cầu; từng ngày, từng giờ, những thành tựu của khoa học công nghệ đang làm cho thế giới thay đổi và phát triển nhanh chưa từng có thì nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển ngày nay không còn là nguồn tài nguyên mà chính là nguồn lực con người. Ai có trong tay nhân tài, sẽ vượt qua được sự canh tranh và bứt phá vươn lên.

Chất xám và trí tuệ của trí thức sẽ trở thành công cụ sản xuất. Không chỉ con người, mà người máy với trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành “công nhân” trong thời đại mới. Khái niệm “lực lượng sản xuất” do đó cũng thay đổi. Đội ngũ trí thức, vừa là người “công nhân” trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhưng cũng chính là những người nắm trong tay lực lượng sản xuất trong thời đại mới.

Triết học cần phải phát triển và phải có sự nghiên cứu thấu đáo những đổi thay này để phát hiện những khái niệm mới, những quy luật mới trong sự vận động và phát triển biện chứng của hình thái kinh tế-xã hội mới trong bối cảnh mới.

Nhật Bản đã và đang xây dựng một xã hội 5.0 nhằm mục tiêu kiến thiết một thượng tầng kiến trúc – thực chất là hướng tới một quan hệ sản xuất và cấu trúc xã hội mới, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là then chốt và động lực của sự phát triển. Đây chính là chìa khóa, là “chiếc đũa thần” để dân tộc Việt Nam có thể nắm bắt được những cơ hội nhảy vọt, làm cho đất nước ta được sánh ngang với các cường quốc năm châu.

Sứ mệnh này thuộc về đội ngũ trí thức trẻ Việt Nam. Bác Hồ cũng đã từng khẳng định: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc ta. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế.”

Tôi rất tin tưởng và hy vọng vào các bạn trẻ, các học trò – tương lai của đất nước sẽ luôn mang trong mình hoài bão và lòng nhiệt tình, trách nhiệm, miệt mài học tập, trau dồi rèn luyện tâm, đức, trí, thể lực và sáng tạo – sẽ khẳng định được niềm tin của xã hội với trí thức, tiếp bước cha anh, gánh vác trọng trách non sông, đóng góp thật xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chấn hưng đất nước.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và trí thức sẽ vẫn còn sáng mãi. Khí thế hào hùng và nhiệt huyết của một dân tộc – tinh thần ngày 2/9 năm nào, vẫn còn âm vang mãi đến ngày nay và mai sau./.

Nguyễn Đình Đức (Vietnam+)

GS Nguyễn Đình Tứ – người suốt đời tôi mang ơn

GS Nguyễn Đình Tứ – người Thầy, nhà khoa học lỗi lạc của Việt Nam, nhà quản lý giỏi có tâm và có tầm. Thầy Tứ đã giúp tôi thay đổi cả cuộc đời.

Tháng 6, vừa tròn 1/4 thế kỷ ngày mất của GS Nguyễn Đình Tứ. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, nguyên Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Nhân dịp này, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có chia sẻ một kỷ niệm về ông. Cuộc gặp gỡ với GS Nguyễn Đình Tứ là bước ngoặt quan trọng để GS Nguyễn Đình Đức, sau đó 40 năm đã trở thành nhà khoa học có nhiều đóng góp của Việt Nam.

GS Nguyễn Đình Tứ - người suốt đời tôi mang ơn - 1   

 

Nhấn để phóng to ảnh

Cố GS Nguyễn Đình Tứ (nguồn ảnh ĐHQGHN)   

GS Nguyễn Đình Tứ là người suốt đời tôi mang ơn!

Năm 1984, khi còn chưa tròn 21 tuổi, tôi tốt nghiệp thủ khoa Khóa 25 ĐH Tổng hợp Hà Nội. Được xếp loại xuất sắc – duy nhất của Khóa K25 của Nhà trường.

Ngày đó được điểm 10 khó lắm. Được điểm 7 đã là cao. Ai cũng sợ các thầy “máy chém” như GS Nguyễn Thừa Hợp dạy giải tích, GS Huỳnh Mùi dạy đại số, GS Phạm Ngọc Thao dạy giải tích trên đa tạp, GS Phạm Huyễn dạy cơ lý thuyết…chỉ khoảng 20% là đạt trên 5, còn lại cứ 3/4 lớp là trượt phải thi lại. Cả khóa chỉ có 1 người là tôi tốt nghiệp đại học được xếp loại học lực xuất sắc.

Với thành tích xuất sắc đó, lẽ ra tôi được chọn làm chuyển tiếp NCS nước ngoài. Nhưng không hiểu sao ngày đó Bộ Đại học lại thông báo chỉ cho ngành toán chuyển tiếp nghiên cứu sinh (NCS) trong nước.

Lý do khi tôi lên Vụ Đại học được giải thích là ngành toán đào tạo NCS trong nước khá tốt, ưu tiên cho những ngành khác Việt Nam đang cần hơn,… Mà ngày ấy chuyển tiếp Nghiên cứu sinh rất khó, thường phải đi làm 10-15 năm rồi mới được làm NCS. Mà phải thi đấu chứ không xét như bây giờ. Chỉ tiêu thì ít, chuyển tiếp NCS khi đó chỉ là đặc cách được thi làm NCS luôn ngay sau khi tốt nghiệp đại học thôi. Còn vẫn phải thi chung sòng phẳng với các thầy, với người lớn.

Khó khăn quá không biết làm thế nào, cũng chẳng biết nhờ ai giúp đỡ. Chưa đến 21 tuổi – đầu xanh tuổi trẻ. May sao trước đó 1 năm, năm 1983, Nhà nước có tổ chức Liên hoan sinh viên xuất sắc toàn quốc lần thứ nhất tại Quảng Bá, tôi vinh dự được trong đoàn sinh viên xuất sắc của ĐH Tổng hợp và vinh dự được Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ gặp và tiếp đoàn ở phòng làm việc trên tầng 2 tòa nhà Bộ Đại học ở số 9 – Hai Bà Trưng, Hà nội – và để lại cho tôi ấn tượng vô cùng sâu sắc.

Bí quá hóa liều, tôi nghĩ đành liều thử lên gặp Bộ trưởng đề đạt xem sao. Tôi xin nghỉ  một buổi học sỹ quan dự bị, mượn xe đạp của anh Ân (là trai Hà Nội gốc, nhà ở phố Thuốc Bắc) lên Bộ Đại học từ 9 giờ sáng.

Tôi đứng ở tầng 2 bên này và nhìn sang phòng làm việc của Bộ trưởng ở tầng 2 phía bên kia, đợi khi nào hết khách sẽ gõ cửa. Cứ đợi mãi như vậy, người ra người vào phòng Bộ trưởng từ sáng đến chiều không dứt.

Tôi cứ đứng đợi kiên trì – không ăn trưa, cả ngày cũng không uống một ngụm nước, trong bộ quần áo xanh màu lính của học viên sỹ quan dự bị. Tận tầm 16 giờ chiều mới thấy có khoảng lặng không có khách, tôi liều gõ cửa phòng Bộ trưởng.

Cái khó ló cái khôn. Sợ bộ trưởng bất ngờ vì người lạ, tôi đã mang theo ảnh đoàn sinh viên xuất sắc của ĐH Tổng hợp có chụp với Bộ trưởng năm trước, và bảng điểm học tập của tôi. Kết quả học tập gây ấn tượng với Bộ trưởng: toàn khóa chỉ có 1 điểm 7; 4 điểm 8; 8 điểm 9 và 15 điểm 10 và GPA =9.33.

Tôi trình bày và đề đạt nguyện vọng, chỉ mong muốn xin Bộ trưởng được cho dự thi – dự thi thôi trong kỳ tuyển chọn NCS, nếu vượt qua được mọi người thì xứng đáng đi nước ngoài, không thì làm NCS trong nước. Và Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ đã ân chuẩn đề nghị đó. Một tuần sau tôi nhận được Công văn của Bộ cho phép dự thi tuyển NCS đi nước ngoài.

Mừng, nhưng lại lo. Lo vì thi NCS nước ngoài thời bấy giờ khó lắm, thường phải chuẩn bị ôn thi mất 1-2 năm. Mà tôi lại không có thời gian dài, vì sau khi tốt nghiệp đại học phải học lớp sỹ quan dự bị. Tôi chỉ có hơn 3 tháng để ôn thi.

Thế là học ngày học đêm. Ngày đó cũng đâu có nhà trọ, không có chỗ ở, tôi phải ở nhờ lớp toán năm dưới ở tầng 3 nhà C – Ký túc xá (KTX) Mễ trì, 8 sinh viên 1 phòng (giường tầng). Tôi chọn mượn 1 chỗ ở giường tầng 1, góc trong cùng – quây màn vào, cứ thế mà học ngày học đêm, thậm chí quên cả ăn, quên cả ngủ. Giám đốc Ký túc xá lúc đó là thầy Chỉnh (Khoa Văn) đi kiểm tra, biết tiếng tôi học giỏi đã lâu nên thầy rất mến mộ và thương, mới bố trí cho tôi mượn 1 phòng xép như chuồng chim ở tầng cao nhất.

Thầy còn chép tay tặng tôi bài Thơ “Trường ca Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm (mà tôi thuộc lòng đến giờ: Khi chúng ta lớn lên đất nước đã có rồi – đất nước có từ thủa ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kểđất nước có từ miếng trầu bà ăn, cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn,…) và vẫn còn lưu lại đến giờ bản chép tay ấy.

GS Nguyễn Đình Tứ - người suốt đời tôi mang ơn - 2   

 

Nhấn để phóng to ảnh

GS Nguyễn Đình Đức và đồng nghiệp, học trò của mình.   

Và trời không phụ lòng người, sau ba tháng ôn thi, tôi đã đỗ 3 môn với 27,5 điểm – cao nhất của kỳ thi tuyển NCS ngành Cơ học lúc đó. Chỉ có điều từ 64 kg, sau 3 tháng ôn thi sụt 11 kg, thi xong chỉ còn 53 kg. Và nhờ vậy, tôi mới có dịp được bước chân vào trường MGU danh giá và huyền thoại, để được trưởng thành như ngày hôm nay.

Tôi đã trải qua những năm tháng tuổi trẻ như thế đấy. Với biết bao nhọc nhằn vất vả và thử thách, nhưng cũng luôn gặp được những người tốt, trong đó có GS Nguyễn Đình Tứ – Người Thầy, nhà khoa học lỗi lạc của Việt Nam, nhà quản lý giỏi có tâm và có tầm. Ông là người mến mộ nhân tài. Chỉ gặp thầy có khoảng khắc vô cùng ngắn ngủi nhưng đã giúp tôi thay đổi cả cuộc đời. Thầy đã để lại cho tôi niềm kính yêu và sự biết ơn vô cùng sâu sắc.

Ngày này cách đây 25 năm, khi ở nước ngoài nghe tin GS Nguyễn Đình Tứ mất, tôi đã sốc và tiếc thương vô hạn. Thật tiếc vì ông còn “trẻ”, là nhà khoa học lớn, chân chính và tài năng – may mắn được vào Bộ Chính trị – Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng.

Nếu ông không mất sớm, chắc chắn sẽ cống hiến được rất nhiều cho sự nghiệp giáo dục đại học của đất nước. Nền giáo dục của Việt Nam chắc chắn sẽ còn có những bước phát triển thực chất và đột phá hơn nữa.

Tôi cũng học được ở ông đức tính trò nào giỏi là thương là yêu là quý, là có sự tự thôi thúc phải để ý, phải quan tâm và nâng đỡ.

Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi những trải nghiệm gian khó, để có nhân duyên cho tôi gặp được những bậc tài trí, những tấm lòng vàng. Dạy cho tôi hiểu và thấm thía cuộc đời muốn thành công và vượt qua thử thách, phải có ý chí và nỗ lực phi thường. Và phải được nuôi dưỡng bằng tình yêu thương, sự tin tưởng và cả tấm lòng bao dung. Có những thứ quý giá, những tri ân đi theo ta suốt cuộc đời, không tiền của nào mua được và đánh đổi được.

Gặp GS Nguyễn Đình Tứ lần đầu năm 1983 và lần chót vào 1984, cách đây đã gần ngót 40 năm mà ảnh hưởng của ông, ký ức và sự kính trọng, lòng biết ơn với ông vẫn còn nhớ mãi.

Nhân 25 năm ngày ông mất. Xin viết vài dòng này về một kỷ niệm nhỏ, như một nén tâm hương tưởng nhớ tới ông với những tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn chân thành nhất.

 GS Nguyễn Đình Đức

Một Giáo sư Việt Nam là thành viên Ban biên tập Tạp chí quốc tế ISI của Đức

Giáo sư Nguyễn Đình Đức – Đại học Quốc gia Hà Nội đã chính thức trở thành thành viên Hội đồng biên tập quốc tế của Tạp chí Toán và Cơ học ứng dụng của Đức.

Tạp chí có tên là: Journal of Applied Mathematics and Mechanics (Zeitschrift für Angewandte Mathematik und Mechanik), Nhà Xuất Bản WILEY. Tạp chí viết tắt là ZAMM.

ZAMM đã có quá trình hình thành và phát triển đến nay là 101 năm (được thành lập và xuất bản lần đầu từ năm 1920). Thành viên Ban biên tập là các nhà khoa học xuất sắc của thế giới trong lĩnh vực Toán học và Cơ học. Đăng được kết quả nghiên cứu trên tạp chí này vô cùng khó.

Các kết quả nghiên cứu gửi đến tạp chí đều được xem xét và bình duyệt hết sức nghiêm túc, chặt chẽ. Tạp chí này lọt vào danh mục các tạp chí quốc tế trong danh mục SCI, rất có uy tín của Đức (Germany) và cộng đồng Toán học và Cơ học quốc tế.

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức

Được biết, đến nay, Giáo sư Nguyễn Đình Đức là nhà khoa học Việt Nam làm thành viên hội đồng biên tập, hội đồng quốc tế của 9 tạp chí quốc tế trong danh mục ISI của những nhà xuất bản uy tín nhất thế giới, là:

Journal Cogent Engineering (UK, Nhà xuất bản Taylor & Francis); Journal of Science: Advanced Materials and Devices  (Nhà xuất bản Elsevier); Journal of Science and Engineering of Composite Materials (Nhà xuất bản De Gruyter); Journal of Mechanical Engineering Science (Proc. IMechE Part C,  Nhà xuất bản SAGE); Journal Science Progress (Nhà xuất bản SAGE); Alexandria Engineering Journal (Nhà xuất bản Elsevier); Journal of Mechanical Science and Technology (Nhà xuất bản Springer); Journal of Mechanics of Composite Materials (Nhà xuất bản Springer); Journal of Applied Mathematics and Mechanics (Zeitschrift für Angewandte Mathematik und Mechanik, Nhà xuất bản WILEY)

Việc Giáo sư Nguyễn Đình Đức tham gia hội đồng của nhiều tạp chí quốc tế ISI có uy tín của nhiều quốc gia khác nhau không chỉ khẳng định những cống hiến và uy tín của Giáo sư Đức được thừa nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế, sánh vai với các nhà khoa học của thế giới, mà còn khẳng định uy tín và vị thế khoa học của ngành Cơ học Việt Nam, uy tín và vị thế học thuật của Đại học Quốc Gia Hà Nội và cộng đồng khoa học Việt Nam với thế giới.

Sự kiện này cũng là minh chứng khẳng định sự bứt phá của các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc cơ hữu trong nước, vừa trực tiếp nghiên cứu, giảng dạy và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của nước nhà  – mặc dù cơ sở vật chất và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, nhưng đã nỗ lực vượt bậc và vươn lên ngoạn mục, sánh vai với các nhà khoa học thế giới, là thành quả của sự đổi mới, hội nhập manh mẽ của khoa học công nghệ và giáo dục đại học Việt Nam trong những năm gần đây.

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức – Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc PTN về Vật liệu và Kết cấu Tiên tiến, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng – Giao thông của Trường ĐH Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ông cũng là người đề xuất và sáng lập ngành Kỹ thuật hạ tầng ở ĐH Việt Nhật. Giáo sư Đức là một trong những nhà khoa học xuất sắc góp phần định danh nền khoa học công nghệ Việt Nam trên bản đồ khoa học công nghệ thế giới.

Giáo sư Nguyễn Đình Đức liên tục lọt vào danh sách 100.000 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới có ảnh hưởng lớn nhất năm 2019, 2020 theo bảng xếp hạng của Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ.

Đặc biệt, năm 2020, ông còn là 1 trong 2 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc cơ hữu trong nước lọt vào danh sách 100.000 nhà khoa học được xếp hạng ảnh hưởng thế giới theo thành tựu trọn đời và đứng đầu trong bảng xếp hạng các nhà khoa học Việt Nam có tầm ảnh hướng nhất thế giới năm 2020.

Theo Dân trí

3 nhà khoa học Việt vào top xếp hạng có tầm ảnh hưởng nhất thế giới 2020

Ngày 08/11/2020, Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ công bố danh sách 100,000 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới có ảnh hưởng lớn nhất năm 2020.

3 nhà khoa học xuất sắc Việt Nam vào top bảng xếp hạng các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới năm 2020

Tác giả của công bố này là nhóm Metrics của Jeroen Baas và các cộng sự. Theo đó, nhóm tác giả đã dùng cơ sở dữ liệu của Scopus từ 1960 đến 2019 trong 7 triệu nhà khoa học và lọc ra top 100.000 người có ảnh hưởng nhất.

| ANKARA ESCORT |

Tiếp theo kết quả nghiên cứu của năm trước, Tạp chí PLoS Biology đã cập nhật dữ liệu tới hết năm 2019 và công bố xếp hạng thông qua nghiên cứu “Updated science-wide author databases of standardized citation indicators” của Jeroen Baas và cộng sự.

Nghiên cứu không có sự thay đổi trong công cụ đo lường khi nhóm nghiên cứu vẫn xây dựng cơ sở dữ liệu của 100.000 nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất (từ nguồn dữ liệu của Scopus) và xếp hạng của họ dựa vào sáu chỉ số về trích dẫn: tổng số trích dẫn; chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất (single author); số trích dẫn cho các bài báo là tác giả duy nhất hoặc tác giả đầu tiên (first author) và số trích dẫn cho các bài báo là tác giả duy nhất, đầu tiên hoặc cuối cùng (last author).

Cùng với đó, các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành).

Trong công bố của năm nay, đã có 22 nhà khoa học người Việt đang công tác tại Việt Nam lọt top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2020.

Theo thứ tự trong bảng xếp hạng này, đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam là GS. Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN) – xếp hạng 5798 thế giới; GS. Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM) – xếp hạng 6996 và PGS. Lê Hoàng Sơn (ĐHQGHN) – xếp hạng 9261 thế giới.

Đây cũng là 3 người lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc nhất của thế giới 2019.

Tiếp đến trong danh sách này là Bùi Diệu Tiên (ĐH Tôn Đức Thắng) -13.899, Hoàng Anh Tuấn (ĐH Giao thông TP Hồ Chí Minh) -16.694, Trần Phan Lam Sơn (ĐH Duy Tân) -22.075, Phạm Thái Bình (ĐH Duy Tân) -23.198, Trần Hải Nguyên (ĐH Duy Tân)-25.844, Phạm Viết Thanh (ĐH Tôn Đức Thắng) – 44.947, Nguyễn Thời Trung (ĐH Tôn Đức Thắng) -49.295,

Hoàng Đức Nhật (ĐH Duy Tân)- 50.345, Nguyễn Trung Kiên (ĐH Xây Dựng) -51.072, Nguyễn Thị Kim Oanh (ĐH Tôn Đức Thắng) – 62.494, Thái Hoàng Chiến (ĐH Tôn Đức Thắng) – 64.983, Võ Xuân Vinh (ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh) – 67.902;  Trần Ngọc Hân (ĐH Duy Tân)-73.924, Đinh Quang Hải (ĐH Tôn Đức Thắng) -79.737, Nguyễn Văn Hiếu (ĐH Phenikaa) – 82.061, Phạm Văn Hùng (ĐH Quốc tế, ĐHQG Hồ Chí Minh) – 85.932, Trần Đình Phong (ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội) 90.842 và Phan Thanh Sơn Nam (ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh) – 92.886…

Đặc biệt, trong năm nay, có 2 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc cơ hữu trong nước  đã lọt vào bảng xếp hạng danh giá nhất – 100.000 nhà khoa học được xếp hạng ảnh hưởng thế giới theo thành tựu trọn đời là GS Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM)  và GS Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN).

Những kết quả đáng tự hào này khẳng định sự lớn mạnh và vị thế của các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế. Và cũng là thành quả của sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học của Việt Nam trong những năm gần đây.

Hồng Hạnh

Bài viết tham khảo dữ liệu từ nghiên cứu : “Updated science-wide author databases of standardized citation indicators” của Jeroen Baas và cộng sự trên Tạp chí khoa học PLOS Biology (https://doi.org/10.17632/btchxktzyw.1)

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2018 NHÓM NGHIÊN CỨU CỦA GS NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU (NNC) CỦA GS NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC NĂM 2018:

– Công bố 20 bài báo ISI (SCI, SCIE).

– 1 Đề tài Nhà nước, 2 đề tài NAFOSTED đã được phê duyệt và đang triển khai nhiều hướng nghiên cứu cực mới về vật liệu tiên tiến, kết cấu thông minh, biến đổi khí hậu. Bắt đầu nghiên cứu về vật liệu composite chức năng thông minh (FGM) từ 2005 – 14 năm sau: 8/2018 – GS trưởng NNC đã trở thành thành viên chính thức của Ủy ban quốc tế về FGM gồm các nhà khoa học ưu tú của 12 quốc gia.

– 5 NCS đã tốt nghiệp, bảo vệ thành công xuất sắc luận án  TS, hiện đang đào tạo 11 NCS.

– Sinh viên K59H chuyên ngành vật liệu và tiên tiến tốt nghiệp kỹ sư. 1 thành viên NNC bảo vệ xuất sắc luận văn thạc sỹ (với 2 công bố ISI) và nhận học bổng toàn phần của Chính phủ Nhật sang làm altyazılı sex NCS tại Nhật Bản.

– Tổ chức thành công 4 Hội thảo khoa học lớn, trong đó có 2 Hội thảo quốc tế lớn là Hội thảo về ứng dụng thuật toán của bầy ong trong tối ưu hóa (3/2018) và Hội thảo quốc tế Tính toán trong khoa học vật liệu ACCMS -TM (9/2018) với hơn 400 đại biểu tham gia, gần 100 nhà khoa học nước ngoài với 39 báo cáo mời của các chuyên gia hàng đầu, các nhà khoa học lớn có tên  tuổi trên thế giới đến từ 14 quốc gia; Hội thảo Cách mạng công nghiệp 4.0 – Cơ hội và thách thức với các ngành Kỹ thuật, công nghệ (10/2018), Hội thảo quốc qia về xây dựng và phát triển các NNC trong các trường đại học Việt Nam (1/2019).

– Ký kết hợp tác với ĐH Công nghệ Swinburne (Úc) ; ĐH Kanto Gakuin của Nhật giúp chuyển giao công nghệ và đào tạo giáo viên, đỡ đầu đào tạo ngành kỹ sư xây dựng từ khi tuyển sinh cho đến khi tốt nghiệp, đến khi xong trọn vẹn 2 khóa đầu; Ký kết hợp tác với ĐH Nguyễn Tất Thành.

– Đặc biệt, năm 2018 đã thành lập Khoa mới (BM trực thuộc trường) Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng Giao thông (Civil Engineering). Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trong sự phát triển của nhà trường và ĐHQGHN. Một sự chuyển mình mạnh mẽ, từ NNC đã phát triển thành 1 tổ chức lớn, không chỉ công bố quốc tế mà còn hướng hoạt động nghiên cứu và đào tạo phục vụ thiết thực nhu cầu phát triên kinh tế xã hội của đất nước.

Một năm thật nhiều sự kiện, nhưng rất vui và thật đáng tự hào vì NNC đã góp phần nhỏ bé cho sự phát triển của Nhà trường, của ĐHQGHN và cho cả sự phát triển của ngành, và sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng nhân tài.

Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, các giáo sư đối tác từ UK, Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, …; cảm ơn các bạn TS trẻ, NCS, học viên cao học, sinh viên ưu tú trong và ngoài nước tham gia Nhóm nghiên cứu năm mới dồi dào sức khỏe và ngày càng thật nhiều thành công. Cảm ơn các bạn đã hết lòng hết sức, tin tưởng, đồng cam cộng khổ, đồng hành cùng tôi, kiên trì vượt qua biết bao gian nan thử thách, để xây dựng và duy trì, phát triển Nhóm nghiên cứu; sát cánh với Thầy trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu trong hoàn cảnh dẫu còn nhiều khó khăn thiếu thốn, nhưng đầy tình thương yêu, tinh nhuệ, và thực sự đã vươn tầm quốc tế.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và hết lòng ủng hộ giúp đỡ của lãnh đạo ĐHQGHN, lãnh đạo trường ĐH Công nghệ, Quỹ Nafosted, VP các chương trình KHGD, Bộ KHCN, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các phòng, ban, các thầy cô và tất cả mọi người đã luôn dành cho thầy và trò trong NNC sự ủng hộ, động viên và khích lệ quý báu.

Kính chúc Thầy GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và các TS trẻ, các cộng tác viên, các em NCS, học viên cao học, sinh viên trong NNC dồi dào sức khỏe, gặt hái thật nhiều thành công trong năm 2019, tiếp tục đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của Trường ĐH Công nghệ và Đại học Quốc Gia Hà Nội.

windows 10 home kaufen

NGƯỜI THẦY CÓ 2 HỌC TRÒ XUẤT SẮC ĐƯỢC NHẬN GIẢI THƯỞNG NGUYỄN VĂN ĐẠO

Năm nay giải thưởng Nguyễn Văn Đạo năm 2018- giải thưởng danh giá nhất của ngành Cơ học Việt Nam được trao cho TS Hoàng Văn Tùng,
giảng viên ĐH Kiến trúc , học trò của GS Nguyễn Đình Đức.
Như vậy đến nay ngành Cơ học Việt Nam có 4 người được nhận giải thưởng này:
1. TS. Nguyễn Xuân Hùng, ĐHKHTN HCM, 2011
2. TS. Lê Đình Tuân, ĐHBK HCM, 2014
3. TS. Trần Quốc Quân, ĐH Công nghệ, ĐHQGHN, 2016
4. TS. Hoàng Văn Tùng, ĐH Kiến trúc HN, 2017
Trong số 4 giải thưởng Nguyễn Văn Đạo đã có 2 là học trò GS Nguyễn Đình Đức là:
Trần Quốc Quân, SN 1991, giải thưởng NVĐ 2016
Hoàng Văn Tùng, SN 1981, giải thưởng NVĐ 2017
TS Trần Quốc Quân được giải thưởng Nguyễn Văn Đạo khi còn rất trẻ, mới 25 tuổi đời và khi đó vẫn còn đang là NCS của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN;
TS Hoàng Văn Tùng nguyên là NCS của trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.
Cả 2 em đều là là học trò được GS Nguyễn Đình Đức hướng dẫn trực tiếp làm luận án TS.
ĐQGHN xứng đáng là cái nôi đào tạo nhân tài.
Xin chúc mừng TS Hoàng Văn Tùng, chúc mừng GS Nguyễn Đình Đức và cả nhóm nghiên cứu của ông.
Thành công của 2 em sẽ là động lực để các thế hệ đàn em đi sau tiếp bước.
Hy vọng Nhóm nghiên cứu của GS Đức sẽ có nhiều học trò xuất sắc như thế, được vinh danh bằng các giải thưởng quốc gia, quốc tế.
GS Nguyễn Văn Đạo nguyên là Giám đốc đầu tiên của ĐHQGHN, nguyên Chủ tịch đầu tiên Hội Cơ học Việt Nam, ông cũng là Chủ tịch Hội đồng Quỹ trong KHTN, tiền thân của Quỹ Nafosted ngày nay.
Trong ảnh: GS Nguyễn Đình Đức cùng GS Nguyễn Văn Đạo trong chuyến thăm Hàn Quốc năm 2005:
Thăm Tập đoàn SK; Quỹ nghiên cứu Hàn Quốc, ĐH Seoul và Viện KIST

autocad lt kaufen

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Người con miền đất học Lai Xá

NGƯỜI CON MIỀN ĐẤT HỌC LAI XÁ:
LÀNG LAI XÁ – thuộc xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội nằm ngay sát thị trấn Nhổn, cách Trung tâm Thủ Đô Hà Nội tầm 13 km, là miền đất học. Thánh Hoàng Làng của làng là đức Thánh Trần Cao (thân sinh Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Ngài đã có thời gian sống ở đây, giúp dân làng sinh cơ lập nghiệp, vì vậy dân làng phải luôn phải kiêng kỵ tránh phạm húy, nói trệch “cao”” thành “”kiêu”). Đây cũng là quê hương của GS Nguyễn Văn Huyên nguyên Bộ trưởng Bộ giáo dục đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quê hương của GS Nguyễn Quang Riệu (Việt Kiều Pháp), nhà thiên văn học xuất sắc. Đây cũng là làng nghề Nhiếp Ảnh nổi tiếng và là quê hương của cụ Khánh Ký, cụ tổ làng nghề Nhiếp Ảnh Lai Xá (người đã truyền nghề ảnh cho Nguyễn Ái Quốc khi Người còn trẻ, hoạt động cách mạng ở Paris), và Lai xá quê ngoại, cũng là mảnh đất chân rau cắt rốn, nơi sinh của GS Nguyễn Đình Đức, Giám đốc PTN Vật liệu và Kết cấu tiên tiến.
Trân trọng giới thiệu với các bạn bài viết này trên báo “” Việt Nam hội nhập”” số tháng 11-2017, tháng tri ân các thầy cô giáo của Việt Nam:

VNHN – Hình ảnh in đậm trong tâm trí của nhiều người đã từng làm việc và tiếp xúc với ông chính là nhiệt huyết và sự uyên thâm của một nhà khoa học, kinh nghiệm và năng lực cao của một nhà quản lý, cùng cái tâm nghề, tâm đời mà ông luôn gìn giữ trong cuộc sống và sự nghiệp. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo đại học và sau đại học (Đại học QGHN) mãi là tấm gương sáng về một người trí thức để lớp trẻ học tập, noi theo.

Một thời để nhớ

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức sinh năm 1963 trong một gia đình có truyền thống hiếu học và cách mạng tại thôn thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức (Hà Tây cũ), nay thuộc Hà Nội. Quê nội ông ở thôn Huề Trì, xã An Phụ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương – mảnh đất địa linh nhân kiệt. Bố mẹ ông đã để lại cho ông niềm tự hào về truyền thống gia đình, về ý chí vươn lên vì nghĩa lớn; để rồi khi trưởng thành, dẫu phải trải qua bao gian khó, nhọc nhằn, ông vẫn không nản chí, vẫn vượt qua tất cả để thực hiện hoài bão của mình.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

Năm 6 tuổi, Nguyễn Đình Đức đã sớm xa quê hương vì gia đình lên lập nghiệp ở Yên Bái, một thị xã miền núi Tây Bắc. Ông là học sinh xuất sắc nhất của lớp chuyên toán khóa 1 của tỉnh Hoàng Liên Sơn (1978), và cũng là thủ khoa của Khoa Toán – Cơ trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khi chưa đầy 21 tuổi (1984), ông được trường Đại học Tổng hợp đề nghị và Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ (khi đó đang là Bộ trưởng Bộ Đại học) quyết định cho  ông được tham gia kỳ thi chọn NCS đi nước ngoài. Và ngay kỳ thi tuyển NCS năm 1985, ông đã đỗ đầu với số điểm cao nhất. Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã được Tạp chí “Who is who in the World” của Mỹ đưa vào danh mục những nhân vật nổi tiếng trong lần xuất bản thứ 18 từ năm 2001.

Ngọn lửa say mê trong học tập, khát vọng lớn lao trong nghiên cứu khoa học, đã tạo nên ở người trí thức Nguyễn Đình Đức chiều sâu của trí tuệ trong những hoạt động khoa học và hoạt động quản lý của mình trên suốt chặng đường dài cống hiến của ông. Nhưng cũng phải nói rằng, ở ông không chỉ đơn thuần là phẩm chất của một nhà khoa học, mà còn có cả bản lĩnh của một nhà quản lý giỏi. Có thể nói, những năm tháng đầu dựng nghiệp của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức không phải là một mạch của sự “xuôi chiều”, mà có không ít những cung đoạn khác nhau của cuộc sống và sự nghiệp. Nhưng dẫu sao, sự vất vả đó cũng giúp ông có thêm những trải nghiệm thực tiễn, làm nền cho những bước đi tiếp theo được vững vàng hơn.

Dẫu tài không thể thiếu tâm

Sự nghiệp nghiên cứu khoa học và công tác quản lý của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức thực sự đi vào chiều sâu và mang tính tập trung cao kể từ khi ông được Bộ Đại học cử đi làm luận án tiến sĩ ở Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva mang tên Lômônôxốp (MGU). Đối với ông, đây chính là bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Nơi đây chính là môi trường để ông tiếp xúc và học hỏi từ các nhà khoa học Xô Viết lỗi lạc và trưởng thành. Tại đây, ông đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sỹ Toán – Lý với đề tài “Các tiêu chuẩn bền của composite cốt sợi đồng phương” dưới sự hướng dẫn của GS.TSKH Pobedrya B.E, Chủ nhiệm Bộ môn Cơ học vật liệu composite tại ĐH Tổng hợp Quốc gia Maxcơva mang tên Lômônôxốp (MGU) – nơi hội tụ của các nhà khoa học Xô Viết lỗi lạc, và sau đó tiếp tục bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sỹ khoa học ở Viện Hàn lâm Khoa học Nga khi 34 tuổi. Kết quả nghiên cứu về composite siêu bền có cấu trúc không gian của ông đã được cấp bằng phát minh, năm 1999.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức tham dự phiên họp thứ nhất Hội đồng Khoa học Đào tạo của Đại học Việt Nhật tại Nhật Bản

Trong thời gian học tập và công tác tại LB Nga, ông được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tại LB Nga (1999-2001), thành viên nước ngoài của Viện Hàn Lâm Khoa học Tự nhiên Nga (1999) và Viện Hàn Lâm Phát minh và Sáng chế Quốc tế (1999), Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa V (1999-2004). Năm 1997, với thành tích nghiên cứu xuất sắc, TS Nguyễn Đình Đức được Trường Đại học Tổng hợp Clemson (Hoa Kỳ) mời ông sang làm trợ giảng. Trước những lời động viên cố vấn của bạn bè và nhiều đồng nghiệp khuyên ông nên sang Hoa Kỳ, nhưng ông lại quyết định tích lũy sâu hơn nữa kiến thức và kinh nghiệm để trở về Việt Nam làm việc. Bởi ông muốn phát triển hơn nữa điều kiện nghiên cứu và giảng dạy, xây dựng và đào tạo đội ngũ thế hệ trẻ giải quyết các vấn đề của thực tiễn liên quan đến composite, góp phần xây dựng ngành khoa học này ở Việt Nam.

Trở về nước, được sự tín nhiệm của GS.VS Vũ Tuyên Hoàng, khi đó nguyên là Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã là một trong những người đứng ra vận động, sáng lập và là một trong những Phó Chủ tịch đầu tiên của Hội trí thức KHCN trẻ Việt Nam (2004-2010). Bên cạnh đó, ông cũng từng là Trưởng ban Tổ chức các Hội nghị khoa học quốc gia, quốc tế lớn như Hội nghị Toàn quốc về Cơ điện tử lần thứ VI (2012), Hội nghị quốc tế về Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa ICEMA 1(2010), ICEMA2(2012), ICEMA3(2014). Đồng thời, ông cũng tham gia phản biện cho hơn 50 tạp chí quốc tế ISI, trong đó có nhiều tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực Cơ học và vật liệu mới.

Kể từ những ngày đầu bước chân vào nghiên cứu khoa học cho đến nay, ông đã chọn cho mình hướng đi bền bỉ và gắn trọn vẹn với nghiên cứu về vật liệu composite. Loại vật liệu mới có độ bền cơ học cao, vừa nhẹ và bền với các môi trường kiềm, a xít, nhiệt độ cao… mà vật liệu tự nhiên không có được.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức luôn nhiệt huyết truyền lại kiến thức cho học trò

Không thể nói là chỉ có thuận lợi, mà khó khăn cũng rất nhiều. Trong quá trình đó, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã thể hiện được cả tài năng và cái tâm nghề của mình. Với sự nghiêm túc và sáng tạo trong nghiên cứu, ông đã hội nhập với trình độ và các hướng nghiên cứu hiện đại của thế giới, tiếp cận những xu thế của cuộc cách mạng 4.0 trong lĩnh vực vật liệu mới, thu được những kết quả nghiên cứu khoa học có giá trị và nhiều kết quả trong số đó đã được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín. Đến nay, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã công bố trên 200 công trình khoa học ở trong và ngoài nước, trong đó hai phần ba là các bài báo, báo cáo khoa học xuất bản, công bố ở nước ngoài với trên 100 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI. Ông cũng đã thành công trong việc áp dụng những tính toán nghiên cứu lý thuyết của mình để đề xuất sử dụng các hạt nano titan oxit như là thành phần gia cường làm tăng khả năng chống thấm, chống giòn, chống nứt cho vật composite polymer. Sáng kiến của ông đã được áp dụng để chế tạo đà máy tàu thủy bằng composite ở một doanh nghiệp đóng tàu của Việt Nam, đồng thời, những kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của ông về nano composite hạt titan oxit không chỉ được đăng trên các tạp chí quốc tế ISI, mà còn được Cục sở sữu trí tuệ cấp patent (Bằng Giải pháp hữu ích, 2016). Sản phẩm “Thiết bị dẫn đường quán tính phục vụ dẫn đường các phương tiện chuyển động có điều khiển” của đề tài nghiên cứu khoa học hợp tác giữa trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN và Viện Tên lửa – Viện KHCN QS – Bộ quốc phòng do ông làm Phó chủ nhiệm đề tài đã được giải 3 Nhân tài đất việt năm 2008.

Với vai trò là một người thầy, ông không chỉ động viên tinh thần mà còn giúp đỡ nhiều em sinh viên giỏi có hoàn cảnh khó khăn theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu. Tấm lòng nhân ái, sự say mê khoa học, tin yêu cuộc sống, sự động viên, chia sẻ của ông luôn là sự động viên khích lệ các thế hệ học sinh vững vàng ý chí và nghị lực để tiếp bước trên con đường khoa học.

Ông vẫn luôn tâm huyết miệt mài với từng trang giáo án, những bài giảng của ông luôn mang tính sáng tạo đổi mới giúp học trò tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Nhiều học trò của ông giờ đây đã trưởng thành và thành tài, có những người đã là thủ trưởng các đơn vị lớn như TS. Đinh Khắc Minh, là Viện trưởng Viện KHCN tàu thủy (Bộ Giao thông vận tải); TS. Hoàng Văn Tùng, là Chủ nhiệm Bộ môn Cơ lý thuyết của ĐH Kiến trúc Hà Nội. Nhiều học trò được ông hướng dẫn NCKH ngay từ những năm tháng sinh viên đã có nhiều bài báo khoa học có giá trị được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế ISI có uy tín và đạt giải nhất về nghiên cứu khoa học của trường Đại học Công nghệ cũng như của ĐHQGHN (như các em Trần Quốc Quân, Phạm Hồng Công, Vũ Văn Dũng, Phạm Toàn Thắng,…) và hầu hết các em đều là thủ khoa và được chuyển tiếp làm NCS ngay sau khi tốt nghiệp đại học.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã xuất bản 4 đầu sách chuyên khảo và giáo trình về lĩnh vực chuyên ngành giảng dạy, nghiên cứu. Đặc biệt, ông đã có sách chuyên khảo về composite 3 pha có cấu trúc không gian được xuất bản bằng tiếng Nga (năm 2000) và cuốn sách chuyên khảo bằng tiếng Anh về ổn định tĩnh và động lực học của các kết cấu tấm và vỏ vật liệu composite chức năng FGM (năm 2014), được cộng đồng khoa học quốc tế đánh giá cao. Công thức phi tuyến xác định các mô đun đàn hồi cho composite hạt nano của ông đã được cộng đồng khoa học biết đến gắn với tên “Vanin – Nguyen Dinh Duc” (GS. G.A Vanin là nhà khoa học lỗi lạc của Nga – Trưởng PTN Vật liệu composite của Viện hàn lâm Khoa học Nga).

Với những cống hiến xuất sắc cho khoa học, GS Nguyễn Đình Đức đã được mời tham gia Hội đồng quốc tế của các tạp chí quốc tế, được mời là giáo sư nghiên cứu, thỉnh giảng tại các trường đại học danh tiếng của nước ngoài như Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva mang tên Lômônôxốp (MGU), Viện nghiên cứu chế tạo máy (Viện Hàn lâm Khoa học Nga), Viện khoa học công nghệ tiên tiến của Nhật Bản (JAIST), Đại học Birminhham (University of Birmingham), Vương Quốc Anh, Đại học Tổng hợp Sejong University của Hàn Quốc,… Tên tuổi của GS Nguyễn Đình Đức và Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến do ông sáng lập đã được biết đến và có uy tín trong cộng đồng khoa học quốc tế.

Cuộc đời của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là tấm gương sáng của sự kiên trì lao động và cống hiến cho khoa học, cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Ông là người có nhiều cống hiến đặc biệt cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ĐHQGHN, đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng như Trưởng ban Khoa học Công nghệ của ĐHQGHN (2005-2008), Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ (11.2008-9.2012) và từ 10.2012 đến nay là Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN. Đó là chặng đường dài cống hiến tâm sức và trí tuệ của ông cho đất nước.

Trải qua gần 40 năm hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công tác quản lý, dù ở bất cứ cương vị công tác nào – vai trò nhà giáo, nhà khoa học hay nhà quản lý – GS.TSKH Nguyễn Đình Đức  cũng luôn “cháy” hết mình vì sự nghiệp chung. Đối với ông, cuộc sống sẽ thật vô vị, thật không còn ý nghĩa gì nữa nếu không làm việc và cống hiến cho cộng đồng

xã hội, cho đất nước. Vì vậy mà không khó khăn nào làm ông nản lòng, không thử thách nào làm ông nhụt chí. Những đóng góp của ông trong suốt thời gian qua thật đáng trân trọng. Nhiều thế hệ cán bộ, sinh viên, học viên được ông giảng dạy, dìu dắt  không thể quên một người thầy giản dị nhưng đầy trí tuệ với nghề, đầy nhiệt huyết với nghiệp; luôn đem hết tài và tâm của mình để cống hiến cho sự nghiệp chung. Kinh nghiệm quản lý, kết quả nghiên cứu khoa học và những đóng góp của ông không còn là của riêng ông, mà là giá trị chung của khoa học nước nhà, vì sự lan tỏa, tính thiết thực và ý nghĩa sâu sắc mà các công trình có được. Những đóng góp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học của ông đã và đang góp phần tích cực vào sự phát triển chung của Đại học QGHN, của công tác đào tạo bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ cán bộ chất lượng cao, trình độ cao cho công cuộc đổi mới đất nước./.

Khánh Linh

Nguồn Báo Việt Nam hội nhập

We have turned this collection in a handy infographic which you can download and print in pdf format from this https://homework-writer.com link.

coreldraw kaufen

GS Nguyễn Đình Đức: 5 Giải pháp giúp Việt Nam nắm bắt cơ hội vàng trong cuộc cách mạng lần thứ 4

ve-cach-mang-lan-thu-4_vov_-xuan_-2017

Theo VOV, Tieng noi Viet Nam, ngay 01-1-2017

Newer post older post home november 10, 2016 google has recently introduced a totally revamped google sites available to its g suite https://eduessayhelper.org online writing help customers only.

CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI VIỆT NAM

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐHQGHN:    Thay đổi nền công nghiệp sản xuất toàn cầu thông qua việc tự động hóa quy trình sản xuất, kết hợp các hệ thống ảo và thực thể, hội tụ của các công nghệ mới là viễn cảnh  các chuyên gia kỳ vọng đối với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Vậy đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là gì và cuộc cách mạng này liệu có ảnh hưởng gì tới công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước của Việt Nam hiện nay?

  1- Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

Nhìn lại lịch sử, thời kỳ cuối thế kỷ XVIII chứng kiến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, sự ra đời của động cơ hơi nước và năng lượng nước đã thay đổi diện mạo nền công nghiệp thế giới với việc cơ giới hoá sản xuất, mở ra kỷ nguyên sản xuất cơ khí. Giai đoạn sau của thế kỷ IXX là sự bùng nổ của kỹ thuật điện, dây chuyền lắp ráp và sản xuất hàng loạt, đánh dấu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2. Giữa thế kỷ IXX là thời điểm bắt đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, công nghệ thông tin bắt đầu bùng nổ nhanh chóng và quá trình sản xuất được tự động hóa dựa trên hệ thống quản lý máy tính, được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân và Internet.

Thời điểm hiện tại là giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cuộc cách mạng này được hình thành trên nền tảng thành tựu vượt bậc của cuộc cách mạng thứ 3, xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, tự động hóa – rô bốt, và Internet of Things (IoT). Sự dịch chuyển khoa học kỹ thuật này mới bắt đầu và rục rịch chuyển mình, nhưng sẽ phức tạp và phạm vi ảnh hưởng vô cùng sâu rộng, sẽ phát triển và lan truyền với tốc độ chưa từng có tiền lệ so với ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây.

2- Nội dung và tiến trình của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được tạo nên bởi sự hội tụ của các công nghệ mới chủ yếu như  IoT- Internet kết nối mọi vạn vật, rô bốt cao cấp, công nghệ in ấn 3D, điện toán đám mây, công nghệ di động không dây, trí tuệ thông minh nhân tạo, công nghệ nano, khoa học về vật liệu tiên tiến, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử,v.v. Các công nghệ sẽ mang tính liên ngành sâu rộng, sức mạnh tiếp cận và xử lý số lượng lớn các yêu cầu từ khách hàng tại cùng một thời điểm, dung lượng lưu trữ dữ liệu không giới hạn, những bước tiến ấn tượng trong lĩnh vực tương tác giữa máy móc và thế giới sinh học, trí thông minh nhân tạo, và từ đó sẽ là nền tảng để xuất hiện các mô hình kinh doanh mới.

Ví dụ các tổ chức, hình thức kinh doanh mà rô bốt sẽ là nhân lực chủ đạo thay thế cho con người trong tương lai.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra sản phẩm theo yêu cầu cụ thể của khách hàng với chi phí phù hợp và xây dựng hệ thống sản xuất hàng loạt có khả năng linh hoạt điều chỉnh theo thay đổi của nhu cầu xã hội, tạo ra lợi ích và tối ưu nhất cho các bên liên quan.

3- Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới:

Đối với các nhà sản xuất, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chứng kiến sự du nhập của các công nghệ tiên tiến giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tăng hiệu quả sản xuất, thúc đẩy sáng tạo và phát triển của nền công nghiệp trong dài hạn. Chi phí vận chuyển và liên lạc giảm, dây chuyền cung cấp hiệu quả hơn, chi phí thương mại được giảm thiểu.

Đối với người tiêu dùng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hứa hẹn sẽ thay đổi phương thức tiêu dùng, thời gian tiếp cận sản phẩm. Các hoạt động như tiêu dùng, sử dụng dịch vụ cơ bản đều có thể thực hiện từ xa. Thêm vào đó, người tiêu dùng được tiếp cận thông tin sản phẩm minh bạch hơn do áp lực duy trì lợi thế cạnh tranh giữa các nhà sản xuất.

Một ví dụ là trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là ngành dệt may có thể sẽ hoàn toàn tự động hóa (từ khâu tự động quét cơ thể người để lấy số đo, cho đến sản phẩm cuối cùng); ngành lắp rắp ô tô cũng sẽ hoàn toàn tự động. Cơ quan, doanh nghiệp có nhân công rô bốt, và đương nhiên sẽ kéo theo là những vấn đề phải giải quyết về mặt pháp lý, chẳng hạn tính hợp pháp của các giao dịch được thực hiện hoàn toàn hoặc một phần lớn bằng máy móc thay thế cho con người.

Đối với các cơ quan lập pháp, công nghệ và thiết bị hạ tầng số cho phép việc tương tác hai chiều giữa người dân và chính phủ, đồng thời tăng sức mạnh giám sát và lãnh đạo, điều tiết nền kinh tế, do vậy, sẽ tăng cường và đẩy nhanh sự minh bạch và hội nhập. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ giúp tăng cường an ninh quốc gia dưới sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ nếu hệ thống điều hành nhà nước đủ linh hoạt để quản lý, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và công dân.

Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng tiềm ẩn nguy cơ phá vỡ sự cân bằng của thị trường lao động. Khi rô bốt và tự động hóa lên ngôi, số lượng lao động dư thừa sẽ tăng lên. Mặt khác, khoảng cách giàu nghèo sẽ gia tăng giữa những đối tượng cung cấp vốn tài chính và vốn tri thức (các nhà sáng chế, cổ đông và nhà đầu tư) và những đối tượng phụ thuộc vào sức lao động (người lao động). Theo cách nhìn nhận đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể tạo ra sự sụt giảm thu nhập đối với số đông dân cư tại các nước phát triển khi nhu cầu nhân lực có trình độ cao tăng đồng thời nhu cầu nhân lực phổ thông giảm mạnh. Trong lịch sử, các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây cũng làm sâu sắc hơn bất bình đẳng xã hội, kéo theo hàng loạt những biến động lớn về kinh tế, chính trị bao gồm những điều chỉnh về thuế và an sinh xã hội.

Một viễn cảnh khác là các tổ chức, doanh nghiệp có thể chưa đủ tiềm lực để tiếp nhận các công nghệ mới; hoặc các cơ quan hành pháp gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng cán bộ quản lý các công nghệ mới một cách toàn diện khi các vấn đề an ninh quốc gia ngày càng phức tạp với sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và yếu tố phi truyền thống (như chiến tranh mạng, vũ khí sinh học). Viễn cảnh đó đặt ra thách thức phải đổi mới, cải thiện cơ cấu hoặc tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với cả doanh nghiệp và chính phủ.

4- Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến Việt Nam bao gồm giáo dục và khoa học công nghệ:

Những nước như Hàn Quốc, Ấn độ đã tận dụng khá thành công cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Việt Nam sẽ chuẩn bị để đón nhận cơ hội và thích ứng với các thách thức này như thế nào trong tương lai?

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội bùng nổ cho các công ty trong ngành công nghiệp sản xuất nội địa biết tận dụng lợi thế kỹ thuật số và chuyển đổi mô hình kinh doanh kịp thời. Nguồn lực tài chính đầu tư phát triển kỹ thuật số cho các công ty cũng không đòi hỏi nhiều, phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để người tiêu dùng trong nước được tiếp cận gần hơn với các hàng hóa, dịch vụ đa dạng với giá cả hợp lý hơn.

Tuy nhiên, các công ty nội địa đứng trước thách thức phải linh động điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng, tích hợp các công nghệ tiên tiến (rô bốt bán tự động, điện toán đám mây…) để giản tiện quy trình sản xuất, giảm thời gian giao hàng, rút ngắn vòng đời sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo khả năng quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh khi ranh giới địa lý của các thị trường thương mại mờ nhạt dần. Đồng thời, phát triển công nghệ tiên tiến cũng có nghĩa là ưu thế về nhân công giá rẻ của Việt Nam tại thời điểm hiện tại sẽ trở thành bất lợi lớn cho sự phát triển công nghiệp của đất nước giai đoạn mới, đồng thời đặt gánh nặng lên nền kinh tế quốc gia trong việc giải quyết việc làm cho một số lượng lớn nhân công trình độ thấp.

 

img_1163

 Trong ảnh, từ phải qua trái: GS Furuta (Hiệu trưởng Đại học Việt Nhật), GS Nguyễn Đình Đức, GS Vũ Minh Giang (Chủ tịch Hội đồng KHĐT ĐHQGHN) và GS Mai Trọng Nhuận (Chủ tịch Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục và nguyên là Giám đốc ĐHQGHN), Osaka, 11.2016.

Về mặt giáo dục, khả năng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức. Trong giai đoạn sắp tới, Việt Nam đứng trước yêu cầu đầu tư đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực như khoa học về vật liệu mới tiên tiến, công nghệ thông tin, công nghệ nano, tự động hóa, điện tử viễn thông, lưu trữ năng lượng. Các cơ sở đào tạo gặp khó khăn do nhu cầu nhân lực của thị trường lao động khó dự đoán, tốc độ thay đổi công nghệ diễn ra thần tốc. Tuy nhiên, Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thông qua việc thay đổi cách tiếp cận giáo dục, phát triển năng lực sáng tạo và kỹ năng khởi nghiệp của người học; hỗ trợ sự liên kết hợp tác thuận lợi giữa các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp và doanh nghiệp để cung cấp một môi trường thực hành cao giúp người học tiếp cận các xu thế phát triển cũng như đáp ứng yêu cầu công việc sau tốt nghiệp.

Chúng ta phải có một triết lý rõ ràng, dễ hiểu dễ vận dụng về giáo dục đại học (được hiểu là bao gồm các hoạt động đào tạo đại học và sau đại học). Tháng 6.2016 vừa qua, khi dự hội nghị quốc tế ACCMS TM 2016 tại Ấn Độ,  ngay tại hội trường lớn nhất của RMS University, có một khẩu hiệu lớn “LEARN, LEAP, LEAD” (tạm dịch là học, nắm bắt cơ hội và nhảy vọt, dẫn dắt và lãnh đạo). Phải chăng đó chính là triết lý giáo dục đại học của Ấn Độ? Phải chăng đó là tầm nhìn của các nhà lãnh đạo nhằm đào tạo, chuẩn bị hành trang từ trong tiềm thức đến hành động cho thế hệ trẻ tương lai của Ấn Độ?

Chúng ta cũng cần nghiên cứu các mô hình đào tạo mới găn với việc đổi mới và cấu trúc lại chương trình đào tạo trong một số ngành và lĩnh vực. Mô hình đào tạo “kỹ sư toàn cầu” – khái niệm kỹ sư hoàn toàn mới, đã bắt đầu được đào tạo tại Nhật Bản từ 2015, tại Tokyo Institute of Technology (GSEP: Global Scientists and Engineers Program). Chương trình đào tạo này có các kiến thức liên ngành về toán học, vật lý, cơ học cộng với nền tảng về công nghệ thông tin, ngoại ngữ và phát triển bền vững –  có thể là một trong những giải pháp phù hợp đáp ứng nguồn nhân lực của tương lai?

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Việt Nam cũng cần đầu tư nghiên cứu, tiếp cận nhanh hơn nữa với xu hướng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực như vật liệu mới, năng lượng mới, kỹ thuật số, công nghệ thông tin, tự động hóa và trí tuệ nhận tạo, công nghệ sinh học,…và xa hơn là cả những vấn đề sẽ nảy sinh trong lĩnh vực quản trị, quản lý và khoa học pháp lý. Việt Nam cần có chiến lược để xây dựng bằng được các nhóm nghiên cứu mạnh, các viện nghiên cứu tiên tiến, các trung tâm xuất sắc trong các lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cần sớm có chiến lược, giải pháp cụ thể để phát triển các ngành tự động hóa tích hợp với các công nghệ cao như công nghệ thông tin, chuỗi cung ứng thông minh, sử dụng hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ mới, tối ưu hóa mô hình kinh doanh với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Suy cho cùng, mấu chốt là cần có nhân tài. Cần thu hút, bồi dưỡng, đào tạo và gây dựng để Việt Nam có những nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực này. Muốn như vậy, có lẽ chúng ta phải có những đột phá trong chính sách sử dụng và đãi ngộ nhân tài. Liệu chúng ta có mạnh dạn như Hàn Quốc đã quyết tâm và đầu tư cho Viện Khoa học Công nghệ Tiên tiến (KIST) của họ trong những năm 60 của thế kỷ XX?

Cuối cùng, sự định hướng phát triển tương lai phụ thuộc vào tư duy, cách thích ứng với thay đổi và quyết tâm chính trị của các cá nhân, lãnh đạo các tổ chức trong nền kinh tế ở cấp vi mô và các nhà lập, hành pháp, tư pháp ở cấp độ vĩ mô. Đổi mới chiến lược phát triển, thu hút – trọng dụng và bồi dưỡng nhân tài, xây dựng các mô hình kinh doanh phù hợp, kết hợp đầu tư giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu ở trình độ cao trong dài hạn có thể cho phép Việt Nam vừa bảo vệ quyền lợi người dân vừa hỗ trợ sáng tạo và tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức, ĐHQGHN – Dân trí, ngày 19.12.201620.12.2016

To learn more about the difference writemyessay4me.org between classic sites and new sites, check out this resource.

MÃI TUỔI 20

Cách đây 33 năm, 9.1983, khi đó GS Nguyễn Đình Tứ còn đang là Bộ trưởng Bộ Đại học, đã tổ chức liên hoan sinh viên xuất sắc toàn quốc lần thứ 1 tại Quảng Bá, Hà Nội.

Hơn 300 sinh viên ưu tú nhất của cả nước đã về đây. Đoàn ĐH Tổng hợp Hà Nội gồm có 6 sinh viên xuất sắc nhất: Nguyễn Đình Đức (Toán, K25), Hoàng Trung Mạnh (Triết, K24), Nguyễn Văn Hiệp (Văn, K26), Thân Hoài Anh (Lý, K26), Nguyễn Thị Nhân Hòa (Ngoại ngữ, K.25) và Mục Chăn Tha Lạt (sinh viên Lào, Khoa tiếng Việt).

Những năm tháng đó đất nước đang trong thời kỳ bao cấp, rất khó khăn. Sinh viên khi đó, trừ  các bạn như Nhân Hòa và Hoài Anh, anh Mạnh ở ngoại trú, trong nội trú đứa nào đứa nấy cũng gầy gò và cảm giác lúc nào cũng đói, nhưng đầy hoài bão và ham học, và học rất giỏi. Mắt thật sáng, trong veo.

Chúng tôi được quen biết và giao lưu với nhau, từ đó coi nhau như tri kỷ, như anh em. Vui buồn có nhau và tình bạn thân thiết còn mãi đến bây giờ. Các thế hệ ngày đó đã trưởng thành, như Nguyễn Công Định, nay là Thiếu tướng, GS.TSKH, Giám đốc Học viên Kỹ thuật Quân sự, Hàn Vũ Hải nay là Đại tá – BQP (và cũng chính là người đã lưu giữ và gửi tặng lại mình tấm ảnh quý này), Nguyễn Đình Đức nay là GS.TSKH – ĐHQGHN, Nguyễn Văn Hiệp nay là GS.TS – Viện Trưởng Viện Ngôn ngữ,..v.v.

Nhìn lại bức ảnh ngày xưa không khỏi bùi ngùi xúc động. Tuổi 20 chúng tôi vô tư và hồn nhiên là thế. Xin chúc các anh chị mãi mãi giữ được tình bạn và tình yêu trong sáng như tuổi 20 ngày nào. Chúc các anh chị, các bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc, và đóng góp ngày càng nhiều cho Tổ quốc và cho thế hệ trẻ.

img_1537

 

Trong ảnh, tháng 10.1983, tại Công viên Thống Nhất. Đoàn sinh viên xuất sắc ĐHTH Hà nội: Ngồi ngay đầu tiên, mặc quân phục sỹ quan dự bị là Nguyễn Đình Đức (thủ khoa, sinh viên xuất sắc Khoa Toán Cơ K25), hàng sau ngồi sau cầm đàn ghi ta là HV Hải (Học viên sỹ quan PKKQ, cũng là sinh viên xuất sắc bên quân đội, cực đẹp trai, giao lưu với Đoàn ĐHTH Hà Nội, nay là Đại tá, BQP), kế đến là anh HT Mạnh (học sinh xuất sắc, Triết, K24, nay hình như đang ở CHLB Đức), tiếp theo là NV Hiệp (học sinh xuất sắc Văn K27, nay là GS.TS – Viện trưởng Viện Ngôn ngữ), khoác vai Hiệp là bạn Tiến K26 ở Khoa Sinh K26 (thành phần mở rộng, giao lưu với Đoàn), kế đến là Nhân Hòa (Học sinh xuất sắc Khoa Ngoại ngữ, K25, nay là TS, GV Tiếng Anh, Khoa Quốc tế), kế đến là Thân Hoài Anh ( học sinh xuất sắc Lý K.26, nay là phu nhân của Nhân Hòa), và bạn Hương (Thành phần mở rộng, sinh viên Kinh tế Chính trị K.26, giao lưu với Đoàn).

Tặng các bạn nghe 2 bài hát này (để nhớ mãi tuổi 20 tươi đẹp, hào hùng, oanh liệt):

http://www.keeng.vn/…/Mai-Mai-Tuoi-20-Le-Anh-…/SWXXQRH3.html
https://www.youtube.com/watch?v=_-P-f_ou0e4

Das projekt wurde hausarbeit-agentur.com bis 2014 von der stiftung mercator finanziert, ab 2014 bernahm die stadt ludwigsburg die finanzierung.