GS Nguyễn Đình Đức: Phải dám đầu tư cho công nghệ cao, dám chấp nhận thất bại

heo Giáo sư-Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức, phải mạnh dạn thí điểm những phương thức, cách làm mới để “vừa xếp hàng, vừa chạy,” nhanh chóng nắm bắt được các cơ hội, phát triển các công nghệ cao.

Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi Số Quốc gia.

Giáo sư-Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ-Đại học Quốc gia Hà Nội, đồng thời là nhà khoa học Việt Nam nằm trong Top 100 các nhà khoa học hàng đầu thế giới lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ đã dành thời gian trao đổi với phóng viên để làm rõ hơn về tầm nhìn, ý nghĩa của Nghị quyết 57-NQ/TW đối với sự phát triển của đất nước nói chung và các trường đại học nói riêng.

Công nghệ cao là chìa khóa để quốc gia hưng thịnh

– Thưa Giáo sư-Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức, ông đánh giá như thế nào về việc ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW trong thời điểm này?

Giáo sư-Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức: Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị vừa ban hành thể hiện quyết tâm, quyết liệt của Trung ương lấy chuyển đổi số và công nghệ cao là trọng tâm để bứt phá và phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Bài học của các nước, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều quốc gia phát triển khác đã cho thấy công nghệ cao là chìa khóa để quốc gia hưng thịnh và giàu mạnh.

Việt Nam cũng không còn con đường nào khác. Chưa bao giờ những thành tựu khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo tác động đến mọi hoạt động của đời sống xã hội và toàn cầu nhanh, mạnh mẽ như hiện nay. Do đó, lấy chuyển đổi số làm nền tảng và làm chủ các công nghệ cao là chiến lược phát triển hoàn toàn đúng đắn. Nền tảng chuyển đổi số và các công nghệ cao, công nghệ lõi chính là chiếc đũa thần để dân tộc ta có thể vươn lên tiến nhanh, tiến mạnh, vững chắc, trở thành quốc gia giàu mạnh, hùng cường, sánh vai với các nước năm châu.

Nghị quyết 57 cũng là mục tiêu, khát vọng của dân tộc, mong mỏi của nhân dân, của các nhà khoa học-đặc biệt là các nhà khoa học trẻ. Nghị quyết thôi thúc cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu phải đổi mới tư duy, nắm bắt cơ hội, đồng thời phải kiến tạo, đầu tư mọi nguồn lực tốt nhất cho khoa học công nghệ, cho các nhà khoa học để thúc đẩy chuyển đổi số và làm chủ các công nghệ cao, phát triển các công nghệ mới.

Nghị quyết 57 thực sự là luồng gió mới, soi rõ con đường vươn lên phía trước của dân tộc Việt Nam, quá đúng và quá trúng. Từ Nghị quyết này có thể thấy rõ con đường phát triển của dân tộc trong kỷ nguyên mới. Định hướng chủ đạo phát triển đất nước trong Đại hội tới của Đảng cũng đã rõ.

– Một trong những mục tiêu được đề ra trong Nghị quyết 57 là đến năm 2030, nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo đạt 12 người trên một vạn dân; có từ 40-50 tổ chức khoa học và công nghệ được xếp hạng khu vực và thế giới; số lượng công bố khoa học quốc tế tăng trung bình 10%/năm… Theo Giáo sư, Việt Nam cần thực hiện các giải pháp như thế nào để có thể đạt được mục tiêu này?

Giáo sư-Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức: Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận trước đây đã ban hành nhiều nghị quyết rất đúng và trúng trong lĩnh vực khoa học công nghệ, nhưng trên thực tế triển khai, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, cũng còn rất nhiều hạn chế, tồn tại, chủ yếu do chồng chéo của các văn bản, quy định. Việc tổ chức phê duyệt và triển khai các nghiên cứu còn chậm, thủ tục rườm rà và đầu tư chưa xứng tầm. Điều này cũng bởi tư duy, nhận thức chưa thực sự hiểu đúng vai trò của khoa học công nghệ và nguồn nhân lực trình độ cao với sự phát triển của đất nước.

Để thực hiện thành công các mục tiêu của Nghị quyết 57, các bộ, ngành, các viện nghiên cứu, trường đại học và toàn xã hội phải thay đổi nhận thức để đầu tư mọi nguồn lực nhanh nhất, tốt nhất cho khoa học công nghệ, cho các trường đại học, viện nghiên cứu.

Trên cơ sở Nghị quyết này, Luật Khoa học Công nghệ, Luật Giáo dục đại học và các bộ luật khác sẽ phải thay đổi trên cơ sở nhận thức, tư duy và tầm nhìn như vậy. Các chính sách cần kiến tạo, đầu tư xứng tầm cho nghiên cứu, phát triển, đẩy mạnh quá trình từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tới các sản phẩm công nghệ cao.

Trải nghiệm robot Anbi tại Ngày hội ‘Thanh niên Bắc Giang-Đổi mới sáng tạo thời đại số.’ (Ảnh: Đồng Thúy/TTXVN)

Mấu chốt để triển khai các hoạt động thực hiện Nghị quyết 57, đầu tiên và cốt lõi, suy cho cùng chính là thể chế, chính sách và nguồn nhân lực. Các bộ, ngành phải có trách nhiệm xây dựng thể chế thông thoáng và kịp thời để sự nghiệp chuyển đổi số và khoa học công nghệ của quốc gia tiến nhanh, tiến mạnh, không “lề dề” như những lần trước.

Để đạt được mục tiêu phát triển các công nghệ cao, chúng ta phải có nhân tài. Trong bối cảnh hiện nay, tài nguyên lớn nhất của quốc gia, sức cạnh tranh lớn nhất của tổ chức và doanh nghiệp chính là nguồn lực con người. Vì vậy, việc đầu tư cho phát triển giáo dục đại học và nhân lực khoa học công nghệ, chính sách thu hút nhân tài phải sớm triển khai nhanh, quyết liệt.

Đồng thời, Việt Nam có thể đi sau nhưng phải quyết tâm về trước, không thể tụt hậu. Phải mạnh dạn thí điểm những phương thức mới, cách làm mới để “vừa xếp hàng, vừa chạy,” nhanh chóng nắm bắt được các cơ hội, phát triển các công nghệ cao.

Bên cạnh đó, phải mạnh dạn đầu tư cho các nghiên cứu rủi ro. Trước đây, Việt Nam mới chỉ quan tâm chú ý xử lý các rủi ro trong quá trình triển khai các hoạt động khoa học công nghệ. Các công nghệ cao là khó, giá trị thặng dự cao nhưng quả thực không dễ dàng. Không phải nghiên cứu đỉnh cao nào cũng thành công, nhưng nếu thành công thì sức bật phá kinh khủng. Vì vậy, phải dám đầu tư cho công nghệ cao, dám chấp nhận thất bại để có những thành công khác.

Đầu tư dài hạn, xứng tầm cho các nhóm nghiên cứu mạnh

– Về phía các cơ sở đào tạo, theo Giáo sư, trong thời gian tới, các trường cần làm gì để bắt kịp xu hướng của thế giới trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao lĩnh vực khoa học-công nghệ nhằm thu hút sinh viên theo học và nâng cao chất lượng đầu ra?

Giáo sư-Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức: Các công nghệ cao xuất phát điểm sẽ từ phòng thí nghiệm của các trường đại học, viện nghiên cứu, từ trí tuệ của các nhà khoa học. Để nắm bắt và phát triển công nghệ cao, các nhà khoa học, các trường đại học, các viện nghiên cứu của hệ thống giáo dục đại học giữ vai trò nòng cốt. Giáo dục đại học Việt Nam có cất cánh, đất nước mới cất cánh được.

Nghị quyết 57 là kim chỉ nam cho hoạt động của các trường đại học, viện nghiên cứu. Các cơ sở giáo dục đại học phải nhanh chóng điều chỉnh chiến lược phát triển của mình phù hợp với chiến lược và chính sách phát triển của quốc gia, theo những nội dung và mục tiêu mà Nghị quyết 57 đã đề ra.

Các học viên được đào tạo tại Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN phát)

Các trường đại học phải tiên phong trong việc chuyển đổi số. Hệ thống công nghệ, hạ tầng và dữ liệu, ứng dụng AI trong trường đại học phải được đầu tư, xây dựng và vận hành chuẩn chỉnh và là hình mẫu cho việc chuyển đổi số của quốc gia.

Đồng thời, phải chuyển đổi các chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận giáo dục STEM. Các công nghệ cao, công nghệ lõi cũng đòi hỏi phải có nền tảng khoa học cơ bản vững chắc. Không có thế mạnh về khoa học cơ bản và không đẩy mạnh STEM trong giáo dục đại học, chúng ta không bao giờ có nguồn nhân lực công nghệ cao được. Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo phải tiếp cận với các khung năng lực, chuẩn đầu ra của khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, các trường đại học phải mạnh dạn đầu tư xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh. Vì nhóm nghiên cứu là tế bào của hoạt động nghiên cứu, đào tạo và đổi mới sáng tạo trong nhà trường.

Nhà nước và nhà trường cần có chủ trương và quyết tâm thành lập mới, ưu tiên đầu tư xây dựng các nhóm nghiên cứu mới trong những lĩnh vực công nghệ cao, mũi nhọn và then chốt trong phát triển kinh tế, an ninh quốc gia. Các trường đại học, viện nghiên cứu là nơi tập trung các nhà khoa học có trình độ cao nên là môi trường khả thi nhất để mạnh dạn đầu tư cho các nghiên cứu rủi ro.

Hơn nữa, đầu tư cho các nhóm nghiên cứu trong trường đại học phải là đầu tư dài hơi, tới tầm và xứng tầm, song song với việc quy hoạch và đầu tư cho các nhà khoa học đầu ngành, đầu đàn. Có như vậy mới mong đẩy mạnh chất lượng nghiên cứu, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong khoa học công nghệ và tạo nên các đột phá trong nghiên cứu, đổi mới sáng tạo của các trường đại học.

Các trường đại học cần đẩy mạnh triển khai mô hình 4 nhà: Nhà nước, nhà trường, nhà khoa học và doanh nghiệp. Nhà nước và nhà trường cần xây dựng cơ chế để thúc đẩy hợp tác và chia sẻ nguồn lực, cũng như quyền lợi thỏa đáng và chính đáng của các bên tham gia. Có như vậy mới mong thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu và hoạt động đổi mới sáng tạo của nhà trường.

Phòng nghiên cứu công nghệ nano hiện đại của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN phát)

Tinh thần của Nghị quyết mà tôi nhận thức được là để đất nước giàu mạnh, hùng cường, mỗi cá nhân, tổ chức còn phải có khát vọng làm việc và cống hiến. Muốn được “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu,” hiện tại, mỗi người phải được “làm theo nhu cầu, hưởng theo năng lực.”

Các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, các nhà lãnh đạo và tổ chức các cấp, các trường đại học, các viện nghiên cứu phải tạo điều kiện và nguồn lực để từng cá nhân, từng nhà khoa học có mong muốn được làm việc, được cống hiến thì phải có điều kiện và được tạo điều kiện để làm việc, nghiên cứu sáng tạo, cống hiến hết mình, được hưởng xứng đáng với năng lực của họ. Có như vậy, cá nhân mới phát triển, tạo nên các giá trị mới gia tăng cho tổ chức và như vậy, nhà trường mới phát triển, tổ chức mới phát triển, quốc gia mới hưng thịnh.

– Là một trong những cơ sở đại học hàng đầu cả nước về đào tạo các ngành khoa học công nghệ, Trường Đại học Công nghệ-Đại học Quốc gia Hà Nội đã và đang có những bước chuẩn bị như thế nào để đẩy mạnh quy mô và chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế thời gian tới, thưa Giáo sư?

Giáo sư-Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức: Trường Đại học Công nghệ đã ban hành Chiến lược phát triển nhà trường đến năm 2035 và tầm nhìn tới 2045. Chúng tôi đã mạnh dạn đề ra mục tiêu một số lĩnh vực lọt top 200 thế giới vào năm 2035 và trở thành một trong những trường đại học kỹ thuật công nghệ hàng đầu của đất nước; đại học tiên tiến, có uy tín cao của khu vực.

Song song với xây dựng Chiến lược mới, nhà trường đã đổi mới quản trị đại học, đổi mới quản lý tài chính. Trường Đại học Công nghệ đã tự chủ. nhờ đó đã tăng mạnh đầu tư cho con người, cho các nhóm nghiên cứu của giảng viên, sinh viên và cho chuyển đổi số, quản trị trong trường.

Trường Đại học Công nghệ đã triển khai toàn diện hệ thống Base trong hoạt động điều hành và áp dụng triệt để phần mềm Canvas trong đào tạo. Nhờ đó đã thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi số trong nhà trường và đặc biệt là nâng cao chất lượng đào tạo.

Nhà trường cũng có truyền thống kết hợp với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đồng hành trong đào tạo. Việc tuyển chọn nhân tài để đào tạo thạc sỹ trong thiết kế chip với tập đoàn Sumsung là một ví dụ điển hình. Nhiều sinh viên của chúng tôi ngay sau khi tốt nghiệp đã có những doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước săn đón, tuyển dụng.

Chúng tôi cũng đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tất cả các lĩnh vực của nhà trường. Bên cạnh các lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, tự động hóa-robotics, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nông nghiệp, năng lượng, hàng không vũ trụ, xây dựng-giao thông và phát triển hạ tầng thông minh…, các lĩnh vực mới như công nghệ-kỹ thuật sinh học, vật liệu điện-điện tử… đang được xây dựng mới, sẽ tạo nên những bước phát triển mới cho Trường Đại học Công nghệ và Đại học Quốc gia Hà Nội.

Năm học 2023-2024, Trường Đại học Công nghệ đã có những bước phát triển và bứt phá ngoạn mục. Tỷ lệ công bố quốc tế đạt 2,28 bài ISI/TS trong năm 2024, tương đương như của các trường đại học nghiên cứu tiên tiến trên thế giới. Điểm tuyển sinh đầu vào thuộc diện một trong những trường top đầu, có điểm đầu vào cao nhất cả nước và hiện nay quy mô tuyển sinh của trường là lớn nhất trong Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thầy trò rất vui, tự hào và tự nhủ phải nỗ lực và phấn đấu hết mình, vì Nghị quyết 57 mở ra nhiều cơ hội, vận hội mới cho nhà trường, làm cho Trường Đại học Công nghệ có một tâm thế mới, vị thế mới trong Đại học Quốc gia Hà Nội và hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Nghị quyết 57 – NQ/TW là động lực để các nhà khoa học, các bạn trẻ cống hiến, dấn thân đổi mới sáng tạo

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia ban hành quá đúng, quá trúng và kịp thời. Quyết tâm của đồng chí Tổng Bí thư và Bộ Chính trị thực sự là động lực để các nhà khoa học và các bạn trẻ làm việc, cống hiến và dám dấn thân để tiếp tục hội nhập, mạnh dạn đổi mới sáng tạo, tiến lên phía trước.

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc.


Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với GS.TSKH Nguyễn Đình Đức Đại học Quốc gia Hà Nội về Nghị quyết số 57-NQ/TW đã ảnh hưởng như thế nào tới công cuộc đổi mới của đất nước.

Chiếc đũa thần để dân tộc vươn lên tiến nhanh, tiến mạnh và vững chắc

– Thưa GS Nguyễn Đình Đức, Trung ương vừa ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, GS đánh giá như thế nào về Nghị Quyết này?

GS Nguyễn Đình Đức: Từ bài học của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, và nhiều quốc gia phát triển khác đã cho thấy khoa học công nghệ (KHCN) là chìa khóa để quốc gia hưng thịnh và giàu mạnh. Và Việt Nam cũng không còn con đường nào khác, làm chủ các công nghệ cao, các công nghệ lõi chính là chiếc đũa thần để dân tộc ta có thể vươn lên tiến nhanh, tiến mạnh và vững chắc, trở thành quốc gia giàu mạnh hùng cường, ngẩng cao đầu và sánh vai với các nước năm châu.

Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Bộ Chính trị vừa ban hành thực sự là luồng gió mới, soi rõ con đường vươn lên phía trước của dân tộc Việt Nam. Quá đúng và quá trúng. Từ Nghị quyết này có thể thấy đã rõ con đường phát triển của dân tộc trong kỷ nguyên mới. Định hướng chủ đạo phát triển đất nước của Đại hội tới của Đảng, cũng đã rõ.

Nghị quyết lần này sâu sắc, ngắn gọn, nhưng quyết liệt và có tầm, quá quan trọng với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn tới. Khác hẳn các Nghị quyết khác.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức Đại học Quốc gia Hà Nội

Đầu tư cho công nghệ cao phải nhanh và xứng tầm

– Vậy đâu là những điểm mới trọng tâm của Nghị quyết 57 – NQ/TW, thưa GS?

GS Nguyễn Đình Đức: Thứ nhất, Nghị quyết lần này nhấn mạnh vào chuyển đổi số và các công nghệ cao. Đây là những giá trị cốt lõi chúng ta phải làm bằng được, làm chủ và vươn tới.

Thứ hai, một số lĩnh vực, như trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số,…Việt Nam phải nhanh chóng vươn lên trong nhóm những quốc gia top đầu của khu vực và quốc tế, không thể tụt lại phía sau.

Việt Nam phải trở thành điểm sáng của khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo, năng lực cạnh tranh số, Chính phủ điện tử và trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ số. Phải có những doanh nghiệp công nghệ ngang tầm quốc tế.

Thứ ba, thu hút nhân tài, mạnh dạn thí điểm những phương thức mới, cách làm mới; các bộ ngành phải có trách nhiệm xây dựng thể chế thông thoáng và kịp thời để sự nghiệp chuyển đổi số và KHCN của Quốc gia tiến nhanh, tiến mạnh, không lề dề như những lần trước. Thể chế, nhân lực, hạ tầng và dữ liệu là những nội dung trọng tâm cốt lõi.

Không chỉ vậy, với tầm nhìn xa rộng, Nghị quyết 57 – NQ/TW còn nhấn mạnh phải mạnh dạn đầu tư cho các nghiên cứu rủi ro. Quá đúng và kịp thời vì trước đây mới chỉ quan tâm chú ý xử lý các rủi ro. Các công nghệ cao là khó, giá trị thặng dư cao, nhưng quả thực không dễ dàng. Không phải nghiên cứu đỉnh cao nào cũng thành công, nhưng nếu thành công thì sức bật phá khủng khiếp. Vì vậy, đầu tư cho công nghệ cao phải nhanh và xứng tầm, tới tầm. Đây là một trong những điểm mới quan trọng và rất quyết liệt của Nghị quyết.

Tinh thần của Nghị quyết mà tôi nhận thức được là để đất nước giàu mạnh, hùng cường, mỗi cá nhân, tổ chức còn phải có khát vọng làm việc và cống hiến. Muốn được “ làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” thì hiện tại mỗi chúng ta phải được “làm theo nhu cầu, hưởng theo năng lực”. Các bộ ngành, cơ quan, tổ chức, các nhà lãnh đạo và tổ chức các cấp phải tạo điều kiện để từng cá nhân có mong muốn được làm việc, được cống hiến thì phải có điều kiện và được tạo điều kiện để làm việc và cống hiến hết mình, và được hưởng xứng đáng với năng lực của họ.

Hệ thống giáo dục đại học giữ vai trò nòng cột

– Giáo sư đánh giá vai trò của các cơ sở giáo dục đại học như thế nào trong thời cơ và thách thức khi triển khai Nghị quyết 57 -NQ/TW? Để triển khai thực hiện, các bộ ngành và các Viện nghiên cứu, trường đại học cần làm gì thưa GS?

GS Nguyễn Đình Đức: Nghị quyết 57 – NQ/TW vừa ban hành lấy chuyển đổi số và công nghệ cao làm mũi nhọn phát triển và chấn hưng đất nước. Các nhà khoa học, các trường đại học, các viện nghiên cứu của hệ thống giáo dục đại học giữ vai trò nòng cột, vì vậy giáo dục đại học Việt Nam có cất cánh, đất nước mới cất cánh được. Cách tiếp cận và tư duy của các bộ ngành, các viện nghiên cứu, trường đại học và toàn xã hội phải quyết liệt và mạnh mẽ như vậy, với tư duy mới, tầm nhìn mới để xây dựng Luật Giáo dục đại học, Luật KHCN và các thể chế chính sách mới. Có như vậy mới mong có những cải cách đột phá trong quá trình triển khai thực hiện.

Nghị quyết 57 – NQ/TW vừa là quyết tâm của Đảng, nhưng cũng thể hiện khát vọng của dân tộc, mong mỏi của nhân dân, các nhà khoa học – đặc biệt là các nhà khoa học trẻ; thôi thúc cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học đổi mới, với tư duy kiến tạo, phải tạo động lực và cơ hội cho mỗi tổ chức, mỗi cá nhân nắm bắt nhanh cơ hội, mọi nguồn lực, không để sáng kiến nào bị bỏ sót, không để nhân tài nào bị lãng quên. Tất cả vì đất nước phát triển, quốc gia hưng thịnh, tiến nhanh, mạnh, vững chắc và bền vững.

Nghị quyết này sẽ đi vào lịch sử, và rất kịp thời, đúng thời điểm khi cả dân tộc bước vào kỷ nguyên mới. Là kim chỉ nam, định hướng cho chiến lược phát triển của các Đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà khoa học, các nhóm nghiên cứu mạnh trong thời gian tới.

Và rất tuyệt vời là đích thân đồng chí Tổng Bí thư – người lãnh đạo cao nhất làm Tổng tư lệnh, làm Trưởng Ban chỉ đạo phát triển KHCN và chuyển đổi số quốc gia. Điều này thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt, quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước, mặt khác, đồng chí Tổng Bí thư là con người có tầm nhìn, quyết liệt, ngắn gọn súc tích, nói ít làm nhiều, “thực chiến” – khiến cho tôi và đội ngũ các nhà khoa học rất phấn khởi, tuyệt đối tin tưởng vào sự thành công.

– Giáo sư kỳ vọng gì ở KHCN Việt Nam trong năm 2025, đâu là từ khóa cho KHCN trong năm 2025 thưa Giáo sư?

GS Nguyễn Đình Đức: Nghị quyết 57 – NQ/TW ban hành quá đúng, quá trúng và kịp thời. Quyết tâm của đồng chí Tổng Bí thư và Bộ Chính trị thực sự là động lực để chúng tôi và các bạn trẻ làm việc, cống hiến và dám dấn thân để tiếp tục hội nhập, mạnh dạn đổi mới sáng tạo, tiến lên phía trước.

Năm 2025 là năm khởi đầu cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên cất cánh và vươn mình tới giàu mạnh phồn minh, tới những công nghệ cao, cốt lõi mà người Việt Nam mình sẽ làm chủ. Vì vậy, từ khóa cho năm 2025 sẽ là Chuyển đổi số; AI (trí tuệ nhân tạo); Công nghệ cao; Tự chủ và Bứt phá.

Trân trọng cảm ơn Giáo sư !

Hồng Hạnh

Nghị quyết 57-NQ/TW thể hiện khát vọng quyết tâm vươn lên của dân tộc Việt Nam

Q/TW do Bộ chính trị ban hành nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, chuyên gia Giáo dục Nghị quyết như kim chỉ nam, ngọn đuốc soi đường dẫn lỗi cho sự phát triển của Khoa học công nghệ nước nhà.

Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của BCT vừa ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2024 có nhiều điểm mới, tạo cơ chế, động lực cho các hoạt động nghiên cứu khoa học có tính đột phá nhằm đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên vươn mình trong đó Khoa học công nghệ là nền tảng là nội lực đưa đất nước Việt Nam lên tầm cao mới. GSTSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN có bài trả lời phỏng vấn VOV2 về Nghị quyết 57-NQ/TW.

Thưa GS Nguyễn Đình Đức, NQ 57 của BCT về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia có những điểm gì mới mang tính đột phá giúp các nhà KH phát huy tối đa năng lực nội lực để đưa đất nước phát triển ở tầm cao mới?

GS TSKH Nguyễn Đình Đức: Trước hết, tôi thấy Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của BCT vừa ban hành thực sự là luồng gió mới, soi rọi con đường vươn lên phía trước của dân tộc Việt Nam: Chỉ có đi vào các công nghệ cao, chuyển đổi số mạnh mẽ, Việt Nam mới có thể tiến nhanh, tiến mạnh và vững chắc để giàu mạnh hùng cường, ngẩng cao đầu và sánh vai với các nước năm châu.

Con đường đi lên từ KHCN của Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, và nhiều quốc gia phát triển khác đã chứng minh điều đó và Việt Nam cũng không còn con đường nào khác. Quá đúng và quá trúng. Từ Nghị quyết này có thể thấy con đường phát triển của dân tộc trong kỷ nguyên mới, định hướng chủ đạo của Đại hội mới của Đảng nhiệm kỳ tới rất rõ ràng.

Hai là, Nghị quyết khuyến khích mạnh dạn, có những cơ chế thí điểm, đặc thù để thu hút nhân tài và đẩy nhanh đổi mới sáng tạo quốc gia.

Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thể hiện quyết tâm của toàn Đảng toàn dân đặc biệt là trách nhiệm của mỗi tập thể cá nhân cần có khát vọng và quyết tâm cống hiến vì một Việt Nam hùng cường như thế nào thưa GS?

GS TSKH Nguyễn Đình Đức: Nghị quyết thể hiện được khát vọng vươn lên của dân tộc. Tinh thần của Nghị quyết là để đất nước giàu mạnh, hùng cường, mỗi cá nhân, tổ chức phải có khát vọng làm việc và cống hiến. Các bộ ngành, cơ quan, tổ chức, các nhà lãnh đạo và tổ chức các cấp phải tạo điều kiện để từng cá nhân có mong muốn được làm việc, được cống hiến thì phải được tạo điều kiện để làm việc và cống hiến hết mình, và được hưởng lợi ích xứng đáng với năng lực của họ. Do đó phải xây dựng được thể chế thông thoáng, kiến tạo để khơi dậy tiềm lực của từng cá nhân, tổ chức, có như vậy, đất nước mới tiến lên được.

Không chỉ vậy, với tầm nhìn xa rộng, Nghị quyết còn nhấn mạnh phải mạnh dạn đầu tư cho các nghiên cứu rủi ro. Điều này quá đúng vì công nghệ cao là vấn đề khó, giá trị thặng dự cao, nhưng quá trình triển khai nghiên cứu, thử nghiệm quả thực không dễ dàng. Không phải nghiên cứu đỉnh cao nào cũng thành công, nhưng nếu thành công thì sức bật phá rất kinh khủng. Vì vậy, đầu tư cho công nghệ cao phải nhanh và xứng tầm, tới tầm. Đây là điểm mới và rất quyết liệt của Nghị quyết.

Nghị quyết này sẽ đi vào lịch sử, là kim chỉ nam cho toàn bộ hệ thống chính trị, các bộ ngành, đặc biệt là định hướng chiến lược choa các Đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà khoa học, các nhóm nghiên cứu mạnh và quyết tâm của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời gian tới.

Nghị quyết cũng chỉ rõ các cơ quan của Chính phủ phải khẩn trương hoàn thiện thể chế để Nghị quyết đi vào cuộc sống nhanh nhất, hiệu quả nhất, không lề dề như những lần trước, mất hết cơ hội.

Nghị quyết lần này sâu sắc, ngắn gọn, nhưng quyết liệt và có tầm, quá quan trọng với sự phát triển của đất nước.

Việc đồng chí Tổng Bí thư Ban chấp hành TƯ Đảng trực tiếp làm trưởng ban chỉ đạo thực hiện NQ 57 có ý nghĩa thế nào thưa GS?

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Đây là điều thật tuyệt vời. Đích thân đồng chí TBT – người lãnh đạo cao nhất làm Tổng tư lệnh, làm Trưởng Ban chỉ đạo phát triển KHCN và chuyển đổi số quốc gia thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt, quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước, mặt khác, đồng chí TBT là con người có tầm nhìn, quyết liệt, ngắn gọn, súc tích, nói ít làm nhiều, “thực chiến” như thế này, làm Tư lệnh thì cá nhân tôi và đội ngũ các nhà khoa học tuyệt đối tin tưởng mục tiêu chúng ta đặt ra chắc chắn thành công.

Nghị quyết 57 ban hành quá đúng, quá trúng và kịp thời. Quyết tâm của đồng chí TBT và Bộ Chính trị thực sự là động lực để các nhà khoa học như chúng tôi và các bạn trẻ làm việc, cống hiến và dám dấn thân để tiếp tục hội nhập và tiến lên phía trước vì mục tiêu một Việt Nam hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm châu như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh .

Xin trân trọng cảm ơn GSTSKH Nguyễn Đình Đức !

TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM GẶP MẶT VÀ TRI ÂN CÁC NHÀ GIÁO NHÂN NGÀY 20-11

Sáng ngày 18/11/2024 Tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện các nhà giáo, các nhà quản lý giáo dục của ngành giáo dục toàn quốc nhân ngày 20.11. Đây là vinh dự, là sự động viên to lớn với ngành giáo dục Việt Nam, với đội ngũ các thầy cô giáo.

Tổng bí thư đã đánh giá cao và ghi nhận những nỗ lực của ngành Giáo dục và những cống hiến của đội ngũ nhà giáo Việt Nam trong sự nghiệp trồng người, trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực kiến thiết đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng bí thư Tô Lâm đã tặng hoa tri ân 10 thầy cô đại diện toàn thể các thầy cô giáo trong cả nước.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức vinh dự là 1 trong 10 nhà giáo đại diện cho toàn thể các thầy cô giáo trong cả nước nhận bó hoa tươi thắm, tri ân từ người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà Nước.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (đứng thứ ba, bên phải ảnh) vinh dự là 1 trong 10 nhà giáo đại diện cho toàn thể các thầy cô giáo trong cả nước nhận bó hoa tươi thắm, tri ân từ Tổng bí thư Tô Lâm – người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà Nước

Đây là vinh dự không chỉ với cá nhân giáo sư Nguyễn Đình Đức, mà còn là vinh dự lớn với Trường Đại học Công nghệ và Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trong suốt cuộc đời hoạt động khoa học và giảng dạy của mình, đến nay Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã đào tạo nhiều học trò tài năng, ông đã công bố 400 công trình khoa học, trong đó có 250 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín. Xuất bản 6 đầu sách chuyên khảo và giáo trình bằng tiếng Việt, tiếng Nga và tiếng Anh. Trong 6 năm liên tiếp từ 2019 đến nay, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là nhà khoa học Việt Nam luôn liên tục lọt top 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới; và top 100 thế giới trong lĩnh vực Engineering, ranking 74 thế giới vào năm 2024.

Với những đóng góp cho Đại học Quốc Gia Hà Nội, cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo và khoa học công nghệ của nước nhà, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã được chọn là nhà giáo tiêu biểu nhân dịp 40 năm sự nghiệp giáo dục, được Chủ tịch nước tặng Huân Chương Lao động hạng Nhì vào năm 2022, được Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam tôn vinh là trí thức Việt Nam tiêu biểu năm 2024

(UET-News tổng hợp)

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN tham gia Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam khóa X (2024-2029)

Sáng 17/10/2024, Đại hội Đại biểu Toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X nhiệm kỳ 2024-2029 đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia.

Về dự Đại hội có 1.052 đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, các giai cấp, dân tộc, tôn giáo, lực lượng vũ trang, người Việt Nam ở nước ngoài và cán bộ Mặt trận các cấp, thể hiện hình ảnh tiêu biểu của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. Các Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, cùng nhiều đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, các đồng chí Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ tham dự Đại hội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Đại hội

Trong suốt 94 năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không ngừng lớn mạnh, tập hợp đông đảo các tổ chức, tầng lớp nhân dân, cá nhân tiêu biểu trong các giới, các dân tộc, tôn giáo, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, khẳng định vai trò, sứ mệnh trong việc phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khích lệ, cổ vũ, động viên nhân dân ta hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy, phát huy các nguồn lực, sức sáng tạo, góp phần thực hiện thành công những nhiệm vụ chiến lược của đất nước trong mỗi giai đoạn lịch sử.

Tại Đại hội, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: “Với thế và lực tích luỹ được sau 40 năm đổi mới đất nước, với thời cơ, vận hội mới, chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đó là kỷ nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng thành công nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thành công mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ước vọng của toàn dân tộc, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu. Để thực hiện mục tiêu đó, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, khát vọng cống hiến, ý chí tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại có ý nghĩa then chốt – đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên giữ vai trò nòng cốt, có trách nhiệm vinh quang, cao cả”.

Đại hội đã hiệp thương bầu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029, và GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam vinh dự được Đại hội tín nhiệm hiệp thương, bầu tham gia Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X với tư cách là nhân sỹ, trí thức tiêu biểu.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN tham gia Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam khóa X (2024-2029)

Đây là tin vui và vinh dự lớn của tập thể cán bộ, giảng viên và các em nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên của nhà trường. Với những kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động quản lý giáo dục đại học, uy tín và vị thế trong cộng đồng khoa học Việt Nam và Quốc tế, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức sẽ có điều kiện phát huy trí tuệ và nhiệt huyết, có tiếng nói đóng góp những ý kiến quý báu cho Mặt Trận, cho các cơ quan của Đảng và Nhà nước.

Cách đây tròn ¼ thế kỷ, đúng 25 năm về trước, tại Đại hội khóa V Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam vào năm 1999, với những đóng góp của mình cho khoa học và đất nước, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cũng đã từng được hiệp thương bầu vào Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam khóa V, nhiệm kỳ 1999-2004, với tư cách đại diện cho cộng đồng Việt Nam tại Liên Bang Nga và vinh dự được tham gia Đoàn Chủ tịch của Đại hội V Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.

(UET-News tổng hợp)

Giáo sư người Việt Nam tham gia Hội đồng Khoa học của Tạp chí quốc tế Acta Mechanica

Mới đây, cuối tháng 9-2024, Giáo sư Nguyễn Đình Đức – Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức đại diện cho Việt Nam trở thành thành viên của Editorial Advisory Board của tạp chí quốc tế ISI lâu đời và uy tín của ngành Cơ học: Acta Mechanica.

Được thành lập từ năm 1965 tại Áo và do nhà xuất bản Springer phát hành – Tạp chí quốc tế Acta Mechanica đã trở thành một trong những tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực cơ học lý thuyết và ứng dụng.

Ngoài các lĩnh vực cổ điển như đàn hồi, dẻo, dao động, động lực học vật rắn, thủy động lực học và động lực học khí, tạp chí còn đặc biệt chú ý đến các lĩnh vực mới phát triển như động lực học chất lưu phi Newton, cơ học vi mô -nano, vật liệu và cấu trúc thông minh, và các vấn đề liên ngành giữa cơ học và vật liệu học.

Tạp chí còn xuất bản các bài báo trong các lĩnh vực liên quan như lưu biến học, nhiệt động lực học và tương tác điện trường, từ trường và nhiệt độ với chất lỏng và chất rắn. Ngoài ra, tạp chí cũng đăng và công bố các bài báo về toán học ứng dụng giải quyết các vấn đề cơ học quan trọng .

Editors và Editorial Advisory Board là các nhà khoa học có tên tuổi và uy tín từ 27 quốc gia trên thế giới: Áo, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc, Ý, Hà Lan, Canada, Thụy Điển, Bỉ, Nauy, Ba Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hy Lạp, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Serbia, Czech Republic, Cuba, Slovenia, Hồng Kông (Trung Quốc) và mới đây nhất là Việt Nam.

Mới đây, ngày 17.9.2024, Nhà xuất bản Elsevier cũng vừa công bố danh sách xếp hạng các nhà khoa học có ảnh hưởng thế giới. Danh sách này được xây dựng bởi nhóm các nhà khoa học của Đại học Stanford (Mỹ), dựa trên căn cứ khai thác cơ sở dữ liệu Scopus và Giáo sư Nguyễn Đình Đức, Trường ĐH Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội cũng là một trong số 9 nhà khoa học Việt Nam cơ hữu đang công tác thường xuyên trong nước nhiều năm liền liên tiếp lọt vào bảng xếp hạng trong top 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng hàng đầu thế giới.

Năm 2024, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đứng thứ 78 trong lĩnh vực Engineering.

Nguồn: https://link.springer.com/journal/707/editorial-board

9 GS, TS Việt lọt top 10.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới 2024

Nhà xuất bản Elsevier vừa công bố danh sách xếp hạng các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. Các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành).

Danh sách này được nhóm các nhà khoa học của Đại học Stanford (Mỹ) xây dựng dựa trên căn cứ khai thác cơ sở dữ liệu Scopus.

Theo đó, trong số các nhà khoa học Việt Nam cơ hữu đang công tác thường xuyên trong nước, có 9 nhà khoa học lọt bảng xếp hạng top 10.000 thế giới và 60 nhà khoa học lọt bảng xếp hạng top 100.000 nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2024, tăng cả về số lượng và thứ hạng so với những năm trước.

Trong top 9 nhà khoa học top 10.000 thế giới năm 2024 có GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và PGS.TS Lê Hoàng Sơn, Đại học Quốc gia Hà Nội; GS.TS Trần Xuân Bách, Đại học Y Hà Nội; GS Võ Xuân Vinh và TS Nguyễn Phúc Cảnh (ĐH Kinh tế TPHCM); TS Trần Nguyễn Hải và TS Hoàng Nhật Đức (ĐH Duy Tân); PGS Hoàng Anh Tuấn (ĐH Đông Á); TS Phạm Thái Bình (ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải).

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) nhiều năm lọt top thế giới (Ảnh: VNU).

Mở rộng danh sách xếp hạnh trong top 100.000, năm 2024 Việt Nam có 60 nhà khoa học, tăng 13 người so với năm ngoái, trong đó có nhiều nhà khoa học trẻ.

Ngoài 9 nhà khoa học được xếp hạng cao đã nêu trên, có thêm tên 51 nhà khoa học người Việt Nam gồm:

Nguyễn Xuân Hùng (Trường ĐH Công nghệ TPHCM -HUTECH), Nguyễn Thời Trung (Trường ĐH Văn Lang), Võ Đại Việt ( Trường ĐH Nguyễn Tất Thành), Bùi Quốc Tính (Trường ĐH Duy Tân), Le Ba Phong (Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội), Vương Quân Hoàng (Trường ĐH Phenikaa), Chu Đình Tới (Trường Quốc tế, ĐHQGHN), Ngô Thái Hưng (Trường ĐH Tài Chính Marketing TPHCM),Phạm Văn Hùng (Trường ĐH Quốc tế- ĐHQG TPHCM), Nguyễn Xuân Phương (Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM), Phạm Văn Vinh (Học viện Kỹ thuật Quân sự), Nguyễn Đức Khương (Trường Quốc tế, ĐHQGHN), Chu Khánh Lân (Học viện Ngân hàng), Sử Đình Thành (Trường ĐH Kinh tế TPHCM), Lê Hoàng Phong (Trường ĐH Luật, TPHCM), Võ Hồng Đức (Trường ĐH Mở TPHCM),

Vũ Quang Bách (Trường ĐH Tôn Đức Thắng), Nguyễn Việt Cường (Trường Quốc tế, ĐHQGHN), Nguyễn Văn Chương (Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự), Đỗ Đức Trung (Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội), Ngo Thanh Quang (Trường ĐH Kinh tế Tp Hồ Chí Minh), Nguyễn Trung Thắng (Trường ĐH Tôn Đức Thắng), Nguyen Quang Khai (Trường ĐH Mở TPHCM), Đào Văn Dương (Trường ĐH Phenikaa), Thái Hoàng Chiến (Trường ĐH Tôn Đức Thắng), Huỳnh Thế Thiện (Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM), Lê Thanh Hà (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân),

Trần Văn Quân (Trường ĐH Giao thông Vận tải), Nguyễn Hoàng (Trường ĐH Mỏ Địa Chất), Nguyễn Huy Tuấn (Trường ĐH Văn Lang), Đinh Phú Hùng (Trường ĐH Thủy Lợi), Dương Viết Thông (Trường ĐH Thủ Dầu một), Nguyễn Đăng Nam (Trường ĐH Duy Tân), Nguyễn Quốc Đạt (Viện Trí tuệ nhân tạo-VinGroup), Nguyễn Trung Kiên (Trường Đại học Công nghệ TPHCM-HUTECH), Bùi Xuân Thành (ĐHQG TPHCM), Trần Văn Thuận (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành), Le Thanh Tiep (ĐH Kinh tế Tài Chính TPHCM), Lê Thanh Cường (Trường ĐH Mở TPHCM),

Nguyễn Công Lượng (Trường ĐH Phenikka), Phạm Văn Việt (Trường Đại học Công nghệ TPHCM- HUTECH), Đỗ Minh Hoạt (Trường ĐH Duy Tân),  Đặng Văn Hiếu ( Trường Đại học Thăng Long), Huỳnh Thanh Cảnh (Trường ĐH Duy Tân), Nguyễn Xuân Thảo (Học Viện Nông nghiệp), Phùng Văn Phúc (Trường Đại học Công nghệ TPHCM – HUTECH), Vũ Văn Tuấn (Trường ĐH Văn Lang), Nguyễn Phong Nguyên (Trường ĐH Kinh tế TPHCM), Trần Quốc Trung (Trường ĐH Thương Mại), Trần Trọng Nhân (Trường ĐH Công nghiệp TPHCM), Liệu Xuân Quí (Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TPHCM).

Cách đánh giá của các chuyên gia dựa vào các tiêu chí như: chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học (composite score); tổng số trích dẫn (không bao gồm các tự trích dẫn); chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất (single author); số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính (tên đầu tiên – first author và tác giả liên hệ – corresponding author), và tác giả cuối cùng – last author.

Theo đánh giá của Elsevier, danh sách này cho thấy, những nhà khoa học nào có tác động lớn nhất trong lĩnh vực của họ.

Nếu nhà khoa học nằm trong danh sách này của Stanford Elsevier, điều đó có nghĩa là công việc của họ thực sự quan trọng và hữu ích cho các nhà khoa học khác trong cộng đồng khoa học quốc tế.

Theo VTV

Tôn vinh GS Nguyễn Đình Đức: Nhà khoa học có tầm ảnh hưởng quốc tế

uyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), nhà khoa học có tầm ảnh hưởng quốc tế được tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) là một trong 135 nhà khoa học được tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024.

Nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) sinh năm 1963 tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức (Hà Tây cũ), nay thuộc Hà Nội. Từ thời đi học, ông đã sớm bộc lộ tư chất thông minh và khả năng học tập vượt trội.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ảnh: NVCC.

Năm 1984, sau khi tốt nghiệp loại xuất sắc ngành Toán cơ tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), GS Nguyễn Đình Đức được chuyển tiếp nghiên cứu sinh tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lômônôxốp. Năm 1991, bảo vệ xong tiến sĩ toán lý, ông được nhà trường giữ lại làm thực tập sinh, rồi làm tiến sĩ khoa học.

Năm 1997, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học về kỹ thuật tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Với những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, năm 1999, khi mới 36 tuổi, ông đã được bầu là thành viên nước ngoài – Viện sỹ của Viện Hàn lâm khoa học tự nhiện Nga.

Về nước, GS Nguyễn Đình Đức được phân công về làm giảng viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ những bước đầu tiên trên con đường của nhà giáo, nhà khoa học, đối mặt và phải vượt qua biết bao khó khăn thử thách, nhưng cũng từ cơ duyên này, ông đã gắn bó với nghề giáo, với nghiên cứu khoa học. Dần dần, ông có được tình yêu, niềm đam mê và thành công với công việc của mình, trở thành người thầy, nhà khoa học lớn của đất nước.

Cho đến nay, ông đã công bố hơn 350 công trình khoa học, trong đó có hơn 200 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học có trong danh mục các tạp chí ISI (SCI, SCIE) có uy tín quốc tế.

Ông là người khởi xướng và thành lập ngành Vật liệu và kết cấu tiên tiến, ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng giao thông tại trường Đại học Công nghệ, ngành Tự động và Tin học của Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, sáng lập và mở ngành Civil Engineering của Trường Đại học Việt Nhật.

Từ năm 2019 đến nay, GS Nguyễn Đình Đức liên tục được Tạp chí PLoS Biology (Hoa Kỳ) công bố lọt vào bảng xếp hạng 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. Năm 2023, ông xếp thứ 85 trong bảng xếp hạng 100 nhà khoa học xuất sắc nhất, ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ.

Nhiều năm, ông là nhà khoa học duy nhất của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng các nhà khoa học Việt Nam được research.com công bố và xếp hạng trong lĩnh vực Engineering.

Đầu tháng 3/2024, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức chính thức trở thành thành viên Hội đồng biên tập Tạp chí quốc tế về Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ: Journal of Aerospace Science and Technology, Nhà xuất bản Elsevier. Đây là một trong những tạp chí quốc tế có trong danh mục SCI index (top 5%), rất có uy tín và chất lượng cao hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ Hàng không – Vũ trụ.

“Điều đó thể hiện uy tín, vị thế của khoa học Việt Nam trên bản đồ thế giới. Đồng thời, cũng là niềm vinh dự của cá nhân, là sự động viên, cổ vũ dấn thân không chỉ đối với tôi, mà còn với các nhà khoa học trẻ, với các thế hệ học trò. Bởi tôi cũng đâu có nghĩ, đến một ngày mình sẽ có được vinh dự này”, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức chia sẻ.

Hạnh phúc nhất là đã đào tạo được thế hệ kế cận

Cho đến nay, GS Nguyễn Đình Đức đã đào tạo thành công nhiều học trò tài năng, kiên trì bền bỉ làm nên một trường phái khoa học về Vật liệu và kết cấu tiên tiến của Đại học Quốc gia Hà Nội, của Việt Nam vươn tầm quốc tế. Nhiều học trò của ông cũng đã trở thành giảng viên của các trường đại học lớn trong cả nước.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức làm việc với sinh viên trong Nhóm nghiên cứu. Ảnh: NVCC. 

Dưới sự dìu dắt của thầy, nhiều thế hệ học trò đã thành công, trở thành những nhà khoa học thành danh. Trong đó, một người được giải thưởng Nguyễn Văn Đạo – Giải thưởng mang tên vị Giám đốc đầu tiên của ĐHQGHN, là giải thưởng danh giá nhất ngành Cơ học ở Việt Nam và một học trò xuất sắc được Forbes Việt Nam vinh danh. Họ đã tiếp nối sự nghiệp của thầy – truyền nhiệt huyết, thắp sáng ước mơ, lan tỏa tri thức, tình yêu và những điều tốt đẹp tới các thế hệ học trò mai sau.

“Chính học trò là động lực rất lớn cho tôi có được tình yêu với nghề. Mỗi học trò là một cuộc đời, một hoàn cảnh, một hoài bão. Khi các thế hệ học trò tiếp nối hoài bão và lý tưởng của tôi trong học thuật và trong sự nghiệp trồng người – với tôi, đó có thể coi là thành công nhất, tự hào nhất của cuộc đời”, GS Nguyễn Đình Đức tâm sự.

Nhận ra tầm quan trọng của nhân lực chất lượng cao, GS Nguyễn Đình Đức đã xây dựng thành công nhóm nghiên cứu mạnh về vật liệu và kết cấu tiên tiến tại Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN). Từ bài học kinh nghiệm của mô hình nhóm nghiên cứu này có thể nhân rộng ở các trường đại học khác ở Việt Nam.

Trò chuyện với PV Tri thức và Cuộc sống về những trăn trở, GS Nguyễn Đình Đức cho biết, trong những năm qua, chúng ta đã có rất nhiều những chính sách để hỗ trợ phát triển nhân tài, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh để khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập với thế giới. Từ bài học của các nước đã đi trước như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản… cho thấy, để đất nước phát triển được thì quan trọng nhất ở hai yếu tố đột phá là chất lượng nguồn nhân lực và khoa học công nghệ.

“Khoa học công nghệ chính là chiếc đũa thần để đất nước phát triển nhanh chóng và nắm bắt được những cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và Việt Nam cũng không là ngoại lệ”, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức khẳng định.

Mong ước, trăn trở lớn nhất của GS Nguyễn Đình Đức là làm sao để giáo dục đào tạo Việt Nam ngày càng nâng cao được chất lượng đào tạo, tạo ra được những con người có tài, có đức, đặc biệt là có hoài bão, có tâm nguyện chấn hưng đất nước.

“Cùng với đó là khoa học công nghệ Việt Nam tiếp tục được đầu tư, quan tâm thỏa đáng với những chính sách quyết liệt, mạnh mẽ và kịp thời, để thế hệ trẻ của Việt Nam có thể đóng góp và mau chóng đưa đất nước ta phát triển vượt bậc, theo kịp với các nước tiên tiến trên thế giới”, GS Nguyễn Đình Đức bày tỏ.

Với những cống hiến của mình, GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức đã giành nhiều giải thưởng, huân chương danh giá: Huân chương Lao động hạng Ba năm 2016; Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2022; Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2019, 2022, 2024; Nhà giáo tiêu biểu của Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong chặng đường 40 năm sự nghiệp giáo dục (1982-2022); Nhiều Bằng khen của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Mai Loan

Từ chàng trai tỉnh lẻ đến kỹ sư hãng chip hàng đầu thế giới

(Dân trí) – Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, Trịnh Đức Trường đầu quân cho Micron Technology chi nhánh Nhật Bản. Đây là công ty sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới của Mỹ.

Trịnh Đức Trường (SN 1992) hiện sinh sống và làm việc tại tập đoàn Micron Technology (Nhật Bản).

Trường sinh ra tại Thái Nguyên, tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành kỹ sư cơ khí (mechanical engineering) của Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên (TNUT). Sau khi ra trường anh làm kỹ sư đảm bảo chất lượng cho công ty Glonics Vietnam Co. Ltd, doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc, trong thời gian ngắn.

Nhận thấy bản thân còn thiếu hụt nhiều kiến thức, kỹ năng và muốn đi sâu hơn trong lĩnh vực nghiên cứu, Trường đã nộp hồ sơ và trúng tuyển vào chương trình thạc sĩ kỹ thuật xây dựng (MCE) của Trường Đại học Việt Nhật (VJU) – Đại học Quốc gia (VNU) Hà Nội với học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ trong 2 năm.

Trịnh Đức Trường trong một buổi thuyết trình (Ảnh: NVCC).

Lý giải cho lựa chọn này, Trường cho biết, mình từng theo đuổi một số nghiên cứu về đề tài tính toán, mô phỏng khi còn học ở Đại học Thái Nguyên. Nhận thấy ĐH Quốc gia Hà Nội có phòng thí nghiệm (lab) vật liệu và kết cấu tiên tiến hiện đại do GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tính toán mô phỏng điều hành, anh quyết định đầu quân vào đây.

Hai năm tại ĐH Việt Nhật của ĐH Quốc gia Hà Nội là khoảng thời gian đặc biệt ý nghĩa đối với anh. Dưới sự hướng dẫn tận tình của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và TS. Phan Lê Bình (chuyên gia JICA), các giảng viên VJU và giáo sư Nhật Bản, cộng thêm động lực mạnh mẽ cùng tiềm năng của bản thân, Trường đã đạt những bước tiến dài trên con đường học thuật.

Trịnh Đức Trường chia sẻ, nhờ sự đồng hành, động viên của thầy cô nên chàng trai đã vượt qua nhiều khó khăn ban đầu như: Điểm yếu về ngoại ngữ, môi trường sống…

Trong công việc và học tập, các thầy cô đã chỉ ra cho Trường và các học viên những vấn đề tồn đọng trong việc hợp tác quốc tế của các dự án; phương pháp làm việc coi chất lượng và an toàn lên hàng đầu; hay phong cách làm việc chặt chẽ, chuẩn mực của người Nhật…

Tại ĐH Quốc gia Hà Nội, cậu sinh viên đến từ Thái Nguyên tiếp tục nhận nhiều học bổng và chứng nhận danh giá. Trong số đó, anh giành được học bổng toàn phần chính phủ Nhật MEXT 3 năm tại ĐH Hiroshima. Nhờ nỗ lực, Trường là một trong số ít sinh viên có cơ hội sang thực tập tại Đại học Tokyo, thực hiện nghiên cứu ngắn hạn về phân tích kết cấu thép mới.

Tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc tại VJU với đề tài An analysis of buckling behavior of multi-cracked functionally graded material plates by numerical simulation (tạm dịch: Phân tích đặc tính cong vênh của các tấm vật liệu được phân loại theo chức năng bởi nhiều vết nứt bằng mô phỏng số), Trịnh Đức Trường ngay lập tức được Đại học Hiroshima (ngôi trường quốc lập gần 100 năm tuổi, thuộc nhóm danh tiếng nhất Nhật Bản) cấp học bổng tiến sĩ ngành cơ khí.

Trịnh Đức Trường (ngoài cùng bên phải) tại nước ngoài (Ảnh: NVCC).

Hành trình đến công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới

“Gia đình, bố mẹ em đều không có ai làm về lĩnh vực kỹ thuật nhưng bằng niềm yêu thích mạnh mẽ với tính toán và logic, em “lội ngược dòng” để chọn kỹ thuật trong khi bố mẹ không hề mong muốn. 

Thời điểm đó, do chưa biết tự lập, em quyết định học đại học gần nhà và không chọn thi trường nào ở Hà Nội. Giấc mơ làm tiến sĩ của em được thắp lên mạnh mẽ khi kết thúc khóa học thạc sỹ hai năm ở ĐH Việt Nhật- ĐH Quốc gia Hà Nội”, Trường nhớ lại.

Được biết tại Hiroshima, Trịnh Đức Trường tiếp tục theo đuổi những nghiên cứu trong lĩnh vực tính toán mô phỏng nhưng ở cấp độ chuyên sâu hơn.

Anh đã công bố nhiều bài báo trên các tạp chí chuyên ngành hàng đầu như Key Engineering Materials, Metals, và còn là tác giả chính (first author) của một chương trong cuốn sách chuyên khảo do NXB Springer xuất bản.

Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài Transformation-thermo-mechanical Analyses on Size Effect in Polycrystalline TRIP Steels based on Crystal Plasticity Finite Element Method (tạm dịch: Phân tích biến đổi-nhiệt-cơ học về hiệu ứng kích thước trong thép TRIP đa tinh thể dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn độ dẻo tinh thể), Trường đầu quân cho Tập đoàn Micron Technology, chi nhánh Nhật Bản vì muốn thử sức trong một môi trường doanh nghiệp mang tính quốc tế hóa và cạnh tranh cao độ.

Đức Trường tại Nhật Bản (Ảnh: NVCC).

Micron là công ty sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới của Mỹ. Tại đây, anh đảm nhận vai trò của kỹ sư hệ thống. Trịnh Đức Trường thực hiện vô số các tính toán, mô phỏng, từ đó đề xuất những giải pháp cải tiến nhằm tối ưu hóa quy trình.

Theo anh, các nhân lực trong ngành này cần phải tự trang bị nền tảng vững chắc và tầm nhìn rộng lớn hơn mỗi ngày. Người kỹ sư cần chủ động học hỏi, liên tục cập nhật, sửa lỗi và hoàn thiện để tiến về phía trước.

Nhận xét về cậu học trò thành đạt, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: “Từ cậu sinh viên của ĐH Thái Nguyên, qua sự dìu dắt và hướng dẫn của chúng tôi khi học thạc sỹ ở ĐH Việt Nhật, Trịnh Đức Trường đã có bài công bố trên tạp chí ISI uy tín. Ngay sau đó, em đã nhận học bổng toàn phần làm tiến sĩ ở Nhật.

Chúng tôi đã cung cấp nền tảng kiến thức và thắp lên ngọn lửa đam mê nhiệt huyết cho học trò, từ đó các em đã phát huy hết khả năng để trưởng thành và tỏa sáng và Trường là một trong những thí dụ của hành trình tỏa sáng ấy”. 

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ được tôn vinh là trí thức KHCN Việt Nam tiêu biểu năm 2024

Ngày 30/7/2024, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã ra quyết định số 645/QĐ-LHHVN công nhận danh hiệu “Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu” của Việt Nam năm 2024. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ là một trong những trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu của Việt Nam được công nhận đợt này.  Đây là niềm vui và vinh dự lớn của nhà trường và Đại học Quốc gia Hà Nội.

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực Cơ học và vật liệu mới composite của Việt Nam và cộng đồng khoa học Quốc tế, Trưởng Nhóm nghiên cứu mạnh, Trưởng Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu Tiên tiến của Trường ĐH Công nghệ , Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Giáo sư Nguyễn Đình Đức tốt nghiệp Khoa Toán Cơ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1984 (Nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), bảo vệ thành công xuất sắc Luận án Tiến sỹ Toán Lý (PhD) tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva năm 1991 và luận án Tiến sỹ Khoa học (Dr.Sci) tại Viện Nghiên cứu Chế tạo máy (Viện Hàn Lâm Khoa học Liên bang Nga) năm 1997. Ông được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sự (2007) và Giáo sư (2014).

Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã từng đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội KHKT Việt Nam tại LB Nga; Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam Khóa V (1999-2004). Ông cũng vinh dự là đại biểu chính thức dự Đại hội anh hùng và chiến sỹ thi đua toàn quốc năm 2000 tại Hà Nội.

Sau khi về Việt Nam công tác công tác từ năm 2001 đến nay, ông đảm nhận một số vị trí sau: được cố GS.VS Vũ Tuyên Hoàng – nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam gợi ý, ông đã tham gia ban vận động, sáng lập và trở thành Phó Chủ tịch đầu tiên của Hội trí thức trẻ Việt Nam; nhiều năm là thành viên Hội đồng chức danh Giáo sư trường Đại học Công nghệ, thành viên Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Cơ học; Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam. Năm 2024 ông đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư/Phó Giáo sư của Trường Đại học Công nghệ -Đại học Quốc gia Hà Nội.

Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã kinh qua các chức vụ Trưởng Ban Khoa học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2005-2008, Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Công Nghệ – ĐHQGHN giai đoạn 2008-2012, Trưởng Ban Đào tạo Đại học và Sau Đại học – ĐHQGHN từ 2012-5/2023; Từ tháng 6/2023 đến nay, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đang là Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN), Chủ tịch Câu Lạc Bộ mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam.

Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân trao quyết định công nhận Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Công nghệ cho GS Nguyễn Đình Đức

Trong suốt chặng đường gần 40 năm hoạt động khoa học, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã công bố gần 400 công trình khoa học, trong có hơn 200 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học có trong danh mục các tạp chí ISI (SCI, SCIE) có uy tín của quốc tế; tác giả của 1 bằng phát minh và 1 bằng sáng chế; 6 đầu sách giáo trình và chuyên khảo xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng Nga và tiếng Anh.

Các nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Đình Đức tập trung vào các kết cấu và vật liệu composite, vật liệu nano, các vật liệu carbon siêu nhẹ, siêu bền nhiệt, vật liệu thông minh có cơ lý tính biến đổi FGM và vật liệu nano FG CNTRC, vật liệu có hệ số Poát xông âm có đặc tính giảm chấn và hấp thụ sóng nổ và gần đây nhất là ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kỹ thuật. Những hướng nghiên cứu chuyên sâu gắn với những công trình khoa học công bố được các nhà khoa học thế giới thừa nhận đã khẳng định vị trí trường phái về vật liệu và kết cấu tiên tiến hiện đại của Việt Nam do ông đứng đầu. Ông cũng đã mở đường và dìu dắt, góp phần đào tạo nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học trẻ tài năng cho đất nước.

Giáo sư Đức là thành viên của hơn 10 hội đồng khoa học của các tạp chí chuyên môn có uy tín trên thế giới; thành viên ủy ban quốc tế về Vật liệu chức năng cơ lý tính biến đổi FGM, thành viên Ủy ban quốc tế về vật liệu composite (the International Committee on Composite Materials – ICCM).

Giáo sư Nguyễn Đình Đức là thành viên của Hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế có uy tín và đã được mời báo cáo tại phiên toàn thể của nhiều hội nghị quốc tế lớn trên thế giới

Giáo sư Đức cũng là người đã khởi xướng và thành lập ngành Vật liệu và kết cấu tiên tiến, ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng giao thông tại trường Đại học Công nghệ; ngành Tự động và Tin học của Trường Quốc tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội; sáng lập và mở ngành Civil Engineering của Trường Đại học Việt Nhật. Giáo sư là người có công lao thúc đẩy phát triển quy mô và cơ cấu các ngành kỹ thuật công nghệ ở ĐHQGHN, và lĩnh vực này đã được xếp hạng 386 thế giới trong bảng xếp hạng QS năm 2022.

Với những công hiến của mình cho khoa học, liên tục từ năm 2019 đến nay, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã được Tạp chí PLoS Biology (Hoa Kỳ) công bố lọt vào bảng xếp hạng 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới, và xếp thứ 85 – trong bảng xếp hạng 100 nhà khoa học xuất sắc nhất, ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ vào năm 2023.

Trong những năm gần đây, Giáo sư Nguyễn Đình Đức là nhà khoa học Việt Nam hiếm hoi đang công tác tại môi trường trong nước nhưng đã vinh dự lọt vào bảng xếp hạng các nhà khoa học Việt Nam được research.com công bố và xếp hạng trong lĩnh vực Engineering. Điều đó đã khẳng định vị thế của các nhà khoa học Việt Nam trong cộng đồng khoa học quốc tế và góp phần định danh khoa học công nghệ của Việt Nam trên bản đồ Thế giới

Không chỉ là trí thức KHCN Việt Nam tiêu biểu, trước đó, vào năm 2022, nhân dịp 40 năm sự nghiệp giáo dục (1982-2022), ông cùng với 2 giáo sư của ĐHQGHN là Giáo sư, NGND Mai Trọng Nhuận – nguyên Giám đốc ĐHQGHN và Giáo sư,NGND Lê Ngọc Thành – Hiệu trưởng trường ĐH Y dược ĐHQGHN đã được Bộ giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen và vinh danh là nhà giáo tiêu biểu của ngành giáo dục Việt Nam.

Với những đóng góp xuất sắc của ông cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ông đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng 3 (2016); Huân chương Lao động hạng nhì (2022).

(UET-News)