Academic Seminar for Infrastructure Engineering Program at Vietnam Japan University (VJU)
Chủ trì: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Chương trình Kỹ thuật Hạ tầng, VJU
Objective
To exchange information on academic research results (including introduction of PhD dissertation in UET – VNU, Hanoi) and actual works among researchers/students and engineers.
To share academic information and actual work information to students of MIE.
Target
Lecturers/Researchers in other universities
Japanese enterprises in the field of infrastructure engineering
Students of MIE
Lecturers responsible for lectures in MIE
(total 90 persons)
Time and venue
Time: 8:00 – 13:00, Dec. 3, 2016 (Sat.)
Venue: room 415 – 416, My Dinh Campus of VJU (Luu Huu Phuoc Street,
My Dinh 1, Hanoi)
Agenda: Chairs – Professor Nguyen Dinh Duc and Professor Hironori Kato
7:50 – 8:00 Registration
8:00 – 8:20 “Motorcycle Demand Management in Asian Developing Cities”
– Prof. Hironori Kato, The University of Tokyo
8:20 – 8:45 “Development of transport infrastructure of Vietnam in recent 20 years” and Introduction about VJU Master Program of Infrastructure Engineering – Prof. Nguyen Dinh Duc, Dr. Phan Le Binh, VJU
8:45 – 9: 05: Introduction about main research directions of Advanced Materials and Structures Laboratory, University of Engineering and Technology
– Prof. Nguyen Dinh Duc, Dr. Doan Hong Duc
9:05 – 10: 15 Presentation of PhD Dissertation: “Nonlinear stability analysis for FGM spherical shells” – MSc. Vu Thi Thuy Anh, University of Engineering and Technology, VNU
10:15 – 10:30 Break – Music performances by VJU’s students
10:30 – 10:50 “Warehouse location determination for humanitarian relief distribution in Nepal” – MSc. Rajali Maharjan, Tokyo Institute of Technology
10:50 – 11:10 Advanced materials in civil engineering in Vietnam – Mr. Nguyen Manh Tung, VJU
11:10 – 11:30 “Technology of Binh bridge repair work after collision” – Dr. Nguyen Son Tung, Chodai & Kiso-jiban Việt Nam Co.
11:30 – 11:45 Discussion
11:45 – 13:00 Lunch buffet
It is also an effective way to introduce students to basic coding and programming concepts and help them cultivate 21st century college essays for sale essayclick.net learning skills.
Nói đến GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu Tiên tiến của Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN – là nhắc đến các học trò thành đạt và giỏi giang với các công trình xuất sắc – made in Vietnam 100% , được đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín.
Nguyễn Đình Đức – Người thầy thắp sáng những tài năng
Là người thầy tận tụy và tâm huyết với nghề, với những bài giảng hay, truyền cho học trò cả kiến thức và những cốt lõi và sâu xa trong từng môn học, GS Nguyễn Đình Đức đã thắp lên ở các học trò niềm đam mê với nghề nghiệp và cuốn hút, khơi dậy ở họ những tiềm năng. Chính vì vậy, điều kỳ lạ không phải tất cả các học trò đến với ông đều là sinh viên giỏi, nhưng được ông dìu dắt, các em trở nên say mê và có những em từ học lực trung bình, khá cho đến khi tốt nghiệp đại học đều trở thành học sinh giỏi và xuất sắc.
Hầu hết tất cả các sinh viên trong nhóm nghiên cứu của ông khi tốt nghiệp kỹ sư đều có kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín. Trong số các học trò của ông thành đạt và được biết đến, như NCS Trần Quốc Quân, SN 1991, chuyển tiếp nghiên cứu sinh (nay đang thực tập tại Vương quốc Anh) đã có 15 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI, Phạm Hồng Công, SN 1992, nay đã có 18 bài báo ISI, Phạm Toàn Thắng SN 1991 khi tốt nghiệp đại học ra trường đã có 5 bài báo ISI (nay đang làm NCS tại Hà Quốc), Vũ Thị Thùy Anh (đang làm NCS, đã có 6 bài ISI), Hoàng Văn Tùng (khi làm luận án và bảo vệ luận án TS năm 2010 đã có 5 bài ISI), còn có các em sinh viên khác đều đã có kết quả chung với thầy công bố trên các tạp chí quốc tế ISI như: Vũ Đình Quang, Vũ Minh Anh, Nguyễn Văn Quyền, Trần Văn Anh, Vũ Đình Luật, Hoàng Văn Tác, Nguyễn Trọng Đạo, Ngô Tất Đạt, Phạm Thị Ngọc Ân và đặc biệt có em còn rất trẻ, mới học hết năm thứ 3 như Phạm Đình Nguyện,…
Điều đáng trân trọng là thầy và trò đều công bố quốc tế với nội lực 100% made in Việt Nam, trong điều kiện rất khó khăn và thiếu thốn về kinh phí, CSVC, phòng thí nghiệm (PTN). Và đáng quý trọng và khâm phục là tất cả các học trò này của GS Đức đều là các em ở các tỉnh xa, con nhà nghèo, trong số đó có những em có hoàn cảnh gia đình đặc biết khó khăn.
Như vậy có thể thấy để nâng cao chất lượng đào tạo, cần và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng yếu tố người Thầy là trước tiên và là quan trọng nhất, và chính người Thầy và môi trường ĐHQGHN đã thắp sáng tài năng ở các em. Thầy còn rèn giũa cho các em kỹ năng làm việc theo nhóm, dìu dắt nhau cùng tiến bộ và chỉ dẫn tận tình để các em biết cách tự đọc và tự nghiên cứu, tự nâng cao năng lực kiến thức chuyên môn ngoài những nội dung đã được trang bị trong chương trình đào tạo.
GS Nguyễn Đình Đức tiếp cận những hướng nghiên cứu mới, hiện đại của Thế giới
Để có được những thành công trên, không chỉ là sự yêu nghề và tâm huyết, mà người thầy phải có trình độ trí thức cao và tư duy nhạy bén, tiếp cận được các hướng nghiên cứu hiện đại của thế giới.
Trước đây khi còn ở nước ngoài, GS Nguyễn Đình Đức nghiên cứu về vật liệu composite bền và siêu bền nhiệt cacbon-cacbon, được ứng dụng mạnh mẽ trong công nghệ hàng không và vũ trụ, trong công nghệ chế tạo tên lửa. Khi về nước, ông đã nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu vật liệu polymer composite ứng dụng trong điều kiện của Việt Nam, trong đó kết quả nghiên cứu ứng dụng hạt nano để tăng khả năng chống thấm và các tính năng cơ lý cho composite đã được ứng dụng vào công nghiệp đóng tàu composite và được Cục sở hữu trí tuệ cấp Bằng Giải pháp hữu ích.
Năm 2006, nhân chuyến công tác ngắn có mấy ngày tại JAIST (Viện KHCN tiên tiến của Nhật Bản), GS đã tranh thủ vào thư viện tìm hiểu, tiếp cận về vật liệu composite chức năng FGM (vật liệu có cơ lý tính biến đổi).
Ngay sau đó, khi về nước, GS đã bắt tay vào nghiên cứu vấn đề này và 2 năm sau, năm 2008 đã có những kết quả nghiên cứu đầu tiên về FGM được công bố ở Việt Nam. Kể từ đó đến nay, vật liệu FGM đã được nhiều nhà khoa học ở các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khác nhau trên cả nước quan tâm nghiên cứu và đã công bố hàng trăm bài báo về vật liệu này. GS Nguyễn Đình Đức và PTN vật liệu và kết cấu tiên tiến do GS phụ trách đã tiếp cận những hướng nghiên cứu rất mới và hiện đại như nano FGM, vật liệu auxetic (có hệ số Poát xông âm, có khả năng hấp thụ sóng nổ, bảo vệ kết cấu – công trình), vật liệu nano composite ứng dụng trong năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
GS Đức cho biết, chiến lược phát triển của PTN trong những năm tới đây là đi vào 3 lĩnh vực nghiên cứu phục vụ thực tiễn: Civil Engineering (liên quan đến tính toán vật liệu và kết cấu cho các công trình giao thông, xây dựng và kỹ thuật hạ tầng); năng lượng mới; biến đổi khí hậu (tính toán dự báo mưa, lũ và các giải pháp thiết kế, thi công các công trình hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu).
Đến nay, PTN của GS đã và đang có quan hệ, hợp tác với các nhà khoa học có uy tín trong các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh, Úc, Canada,…để triển khai các nghiên cứu này và GS cũng là một trong số ít nhà khoa học Việt Nam được Quỹ Newton của Viện Khoa học Công nghệ Hoàng gia Anh tài trợ nghiên cứu – hợp tác.
Đến nay, các thành viên của PTN đã có hơn adana escortadana escortadana escortmersin escortmersin escortmersin escorteryaman escortankara escorteryaman escortadana escorteryaman escortmersin escort 100 công bố quốc tế ISI, 1 bằng phát minh, 2 bằng sáng chế và đào tạo đại học từ bậc kỹ sư đến tiến sỹ ngành cơ học kỹ thuật, thu hút được nhiều tiến sỹ trẻ của các trường đại học lớn ở trong và ngoài nước cùng hợp tác đào tạo và nghiên cứu. Có thể thấy mô hình xây dựng PTN bằng nội lực trong nước, từng bước chắc chắn, phát triển dần từ nhóm nghiên cứu đến thành lập tổ chức PTN, gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu, gắn nghiên cứu với thực tiễn như PTN Vật liệu và Kết cấu tiến tiến của GS Đức ở Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN là mô hình hay, rất phù hợp với Việt Nam.
Hiện nay, Nhóm nghiên cứu của GS Đức mỗi năm công bố 10-15 bài báo trên các tạp chí ISI có uy tín, được mời báo cáo tại các hội nghị quốc tế lớn, cho thấy trình độ và uy tín không thua kém các nhóm nghiên cứu mạnh nhất của quốc tế. Với sự ủng hộ và quan tâm của lãnh đạo ĐHQGHN và trường ĐH Công nghệ, những năm tới PTN chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đào tạo được nhiều nhân tài hơn nữa cho đất nước.
Chỉ trong thời gian ngắn xây dựng và hoạt động, PTN Vật liệu và Kết cấu tiên tiến đã được biết đến trong cộng đồng khoa học trong và ngoài nước. GS Nguyễn Đình Đức – Trưởng PTN đã được mời tham gia hội đồng biên tập của nhiều tạp chí khoa học ở trong và ngoài nước, làm chuyên gia nhận xét, phản biện cho 40 tạp chí khoa học có uy tín của quốc tế.
GS Nguyễn Đình Đức Người thầy gắn trọn với sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu của ĐHQGHN
Không chỉ là nhà giáo, nhà khoa học tâm huyết, GS Nguyễn Đình Đức còn có bề dày trong công tác quản lý các hoạt động khoa học và đào tạo. Hiện nay, GS Đức là Trưởng Ban Đào tạo (Đại học và Sau Đại học) của ĐHQGHN, ông cũng đã kinh qua các cương vị như Trưởng Ban KHCN của ĐHQGHN, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ.
Trên các cương vị của mình, GS đã có những đề xuất và đóng góp tích cực và hiệu quả góp phần vào việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, đổi mới công tác quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, đóng góp tích cực trong công tác đổi mới tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo tiến sỹ, xây dựng các mô hình đào tạo mới.
GS cũng là nhà khoa học đã kiên trì và bền bỉ gắn ngành Cơ học tưởng như rất khô khan và chỉ có lý thuyết, chỉ có những công thức và định luật nghiên cứu cơ bản ở ĐHQGHN với các ngành nghề cụ thể và với việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
GS là người đã đề xuất và phụ trách tổ chuyên gia xây dựng chương trình đào tạo tiến sỹ Cơ học Kỹ thuật, là người sáng lập PTN Vật liệu và Kết cấu tiên tiến của trường ĐHCN. GS cũng là người đã đề xuất và có những đóng góp quan trọng xây dựng và triển khai đào tạo ngành Kỹ thuật hạ tầng ở Trường Đại học Việt Nhật và hiện nay GS cũng là Giám đốc của chương trình này.
Với những đóng góp xuất sắc và bền bỉ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Nhà giáo – người Thầy – GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã nhiều năm được công nhận là chiến sỹ thi đua, được tặng nhiều Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN, Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ, năm học 2015-2016 ông là chiến sỹ thi đua của ngành Giáo dục Đào tạo và được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng III (2016).
Utilizing these tools will enable you to essay writer service https://pro-essay-writer.com create personalized games that suit your own teaching and learning context.
Trần Quốc Quân sinh năm 1991, hiện đang là nghiên cứu sinh trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN đã công bố 21 bài báo và báo cáo khoa học, với 14 bài báo trên tạp chí quốc tế ISI, trong đó có 8 bài ISI với chỉ số IF lớn hơn 2 (với 3 bài có chỉ số IF lớn hơn 3.8). Quân vừa vinh dự nhận giải thưởng tài năng Cơ học Nguyễn Văn Đạo.
Chàng trai quê nghèo tới giải thưởng Nguyễn Văn Đạo
Giải thưởng mang tên GS.VS Nguyễn Văn Đạo, nhà Cơ học lỗi lạc của Việt Nam trong lĩnh vực Cơ học. Ông là Chủ tịch đầu tiên của Hội Cơ học Việt Nam và cũng là Giám đốc đầu tiên của ĐHQGHN.
Sau khi ông mất, Hội Cơ học Việt Nam đã thành lập quỹ Nguyễn Văn Đạo để tặng thưởng cho những nhà cơ học trẻ tài năng, có đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và đã trở thành giải thưởng có uy tín và danh giá nhất của ngành Cơ học hiện nay. Giải thưởng Nguyễn Văn Đạo lần thứ nhất được trao cho TS. Nguyễn Xuân Hùng (Giảng viên ĐH KHTN – ĐHQG TPCM) năm 2011, và lần thứ 2, được trao cho TS Lê Đình Tuân (giảng viên ĐH Bách khoa TP HCM), năm 2014.
Giải thưởng lần này, Hội Cơ học Việt Nam vừa quyết định trao giải thưởng tài năng Cơ học Nguyễn Văn Đạo lần thứ 3, năm 2016 cho Trần Quốc Quân – nghiên cứu sinh của Phòng Thí Nghiệm Vật liệu và Kết cấu Tiên tiến, Khoa Cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa – Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN vì những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học.
Trần Quốc Quân (ngoài cùng bên trái) cùng với thầy giáo và các bạn của mình
Trần Quốc Quân sinh năm 1991, tại gia đình nghèo tại Can Lộc, Hà Tĩnh. Tốt nghiệp Thủ khoa Cơ học Kỹ thuật của Đại học Công nghệ, ĐHQGHN năm 2013.
Ngay từ khi học ở năm thứ 2 ở trường Đại học Công nghệ, Trần Quốc Quân đã bắt đầu tham gia nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của GS. TSKH Nguyễn Đình Đức. Sau khi tốt nghiệp đại học bậc kỹ sư , Quân được chuyển tiếp làm NCS. Những công trình nghiên cứu của NCS Trần Quốc Quân liên quan đến vật liệu composite chức năng FGM và nano composite. Những đóng góp chủ yếu của các công trình này bao gồm những kết quả chính như sau:
Thứ nhất, các công trình này đã giải quyết thành công bài toán nghiên cứu ổn định tĩnh và đáp ứng động lực học của vỏ composite FGM hai độ cong trên nền đàn hồi chịu các tải cơ, nhiệt và cơ – nhiệt đồng thời. Các tính chất hiệu dụng của các kết cấu được giả sử biến đổi qua chiều dày thành vỏ theo hàm luật luỹ thừa với các lớp khác nhau (kim loại-gốm, kim loại-gốm-kim loại hoặc gốm-kim loại-gốm).
Các tính chất vật liệu thành phần của vật liệu được xét trong cả hai trường hợp độc lập với nhiệt độ và phụ thuộc vào nhiệt độ và đã sử dụng cả lý thuyết vỏ cổ điển cũng như lý thuyết vỏ có biến dạng trượt bậc cao (đến bậc 3).
Thứ hai, giải quyết thành công bài toán vỏ hai độ cong được gia cường bằng các gân dọc và ngang dưới tác động của nhiệt độ. Đây là bài toán phức tạp, vì dưới tác động của nhiệt độ, cả vỏ và gân đều bị biến dạng.
Đồng thời đã nghiên cứu ảnh hưởng của các kích thước hình học, tính không hoàn hảo về hình dáng ban đầu, gân gia cường và nền đàn hồi đến ổn định tĩnh và động phi tuyến của vỏ FGM hai độ cong. Theo hiểu biết của chúng tôi, đây cũng là những công bố sớm đầu tiên về ổn định của vỏ FGM có gân dưới tác động của nhiệt độ.
Thứ ba, đã nghiên cứu ổn định phi tuyến của các kết cấu vỏ hai độ cong FGM áp điện chịu tải trọng điện (piezoelectric FGM): Xác định lực tới hạn, đường cong lực-độ võng, tần số tự nhiên, đáp ứng động học của các kết cấu vỏ hai độ cong FGM áp điện.
Ở kết quả số, ảnh hưởng của các kích thước hình học, tính chất vật liệu, tính không hoàn hảo về hình dáng ban đầu, gân gia cường, nền đàn hồi và tải điện đến ổn định phi tuyến của vỏ FGM áp điện được xác định.
Liên quan đến piezoelectric FGM là các bài toán mới và hiện đại trong lĩnh vực cơ học hiện nay và theo như hiểu biết của chúng tôi có thể đây là công bố đầu tiên về ổn định của vỏ FGM áp điện của các nhà khoa học ở Việt Nam.
Cuối cùng, nghiên cứu tính toán ổn định phi tuyến của nanocomposite polyme 3 pha. Vật liệu composite 3 pha được nghiên cứu là composite bao gồm pha nền polyme (polyester, vinylester, epoxy), sợi (thủy tinh, cacbon) và bổ sung thêm pha thứ ba là các hạt gia cường (là các hạt titan oxit) với các phương án chọn tỷ lệ trộn nền, sợi và hạt khác nhau.
Sử dụng các kết quả tính toán các mô đun đàn hồi cũng như hệ số giãn nở nhiệt cho composite polyme 3 pha của GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, các công trình đã tính toán ổn định tĩnh và động cho các kết cấu tấm, panel và chỉ ra mối quan hệ ứng xử của vật liệu và kết cấu phụ thuộc vào tính chất và tỷ lệ trộn của các vật liệu thành phần, điều này cho phép có thể dự đoán được khả năng chịu tải của vật liệu và kết cấu, cũng như có thể chủ động thiết kế chế tạo vật liệu mới đáp ứng các điều kiện khai thác mong muốn.
Vươn tầm quốc tế
Trưởng thành trong nhóm nghiên cứu mạnh của Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến – thực hiện gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu, dưới sự lãnh đạo khoa học của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, chỉ riêng NCS Trần Quốc Quân đã công bố 21 bài báo và báo cáo khoa học, với 14 bài báo trên tạp chí quốc tế ISI, trong đó có 8 bài ISI với chỉ số IF lớn hơn 2 (với 3 bài có chỉ số IF lớn hơn 3.8). Đây là những kết quả nghiên cứu xuất sắc với NCS tuổi đời còn rất trẻ và đào tạo 100% tại Việt Nam.
Trần Quốc Quân với thầy giáo, GS Nguyễn Đình Đức
Ngoài ra, bài toán ổn định phi tuyến và đáp ứng động lực học là những vấn đề được quan tâm và có ý nghĩa quan trong, thiết thực trong lĩnh vực cơ học kết cấu. Các kết quả nhận được trong phân tích ổn định của các kết cấu làm từ vật liệu có cơ tính biến đổi sẽ cung cấp các thông tin quan trọng trong việc thiết kế, đảm bảo cho kết cấu hợp lý khi chế tạo và an toàn khi khai thác sử dụng.
Hơn nữa các kết quả nhận được là dưới dạng giải tích (dạng hiển), do đó nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà thiết kế, chế tạo kết cấu FGM, xây dựng các công trình sử dụng vật liệu FGM, giúp cho các nhà thiết kế, chế tạo, xây dựng,…có thể lựa chọn phù hợp, chính xác sự phân bố vật liệu thành phần trong FGM cũng như các tham số của kết cấu và nền để vừa phát huy được khả năng chịu tải, khả năng kháng nhiệt ưu việt của vật liệu trong môi trường nhiệt độ cao, lại vừa hạn chế được khả năng rạn nứt hoặc phá huỷ của kết cấu có thể xảy ra khi chịu tải cơ lớn, cũng như lựa chọn vật liệu nền hợp lý.
Thành công của Trần Quốc Quân góp phần khẳng định sự lớn mạnh và hội nhập quốc tế của ngành Cơ học Việt Nam và chất lượng đào tạo tiến sỹ theo các chuẩn mực quốc tế tại ĐHQGHN.
GS Nguyễn Đình Đức vinh dự được mời mời tham gia vào Ban biên tập quốc tế của tạp chí quốc tế ISI : Journal of Science and Engineering of Composite Materials (NXB De GRUYTER, IF=0.515): http://www.degruyter.com/view/j/secm.
Đồng thời, GS Nguyễn Đình Đức cũng được mới là Guest Editor của chuyên san “Advances in hybrid composite materials and structures” (Nhà xuất bản SAGE) của Tạp chí ISI Advances in Mechanical Engineering, NXB SAGE, IF=0.55): http://ade.sagepub.com/site/callforpapers/advances-hybrid-composite-materials-structures.xhtml
Như vậy, uy tín của nhóm nghiên cứu ngày càng vươn xa ra cộng đồng khoa học quốc tế.
Dabei erfolgt eine stetige vernetzung zu themen der gesundheitspsychologie Lesen Sie den Artikel und der gesundheitssoziologie sowie zur didaktik der gesundheitsfrderung.
The 4th International Conference on Engineering Mechanics and Automation (ICEMA-4) will be organised at University of Engineering and Technology on August 25÷26, 2016.
The aim of the conference is to provide an international forum on technologies and applications of Engineering Mechanics and Automation for scientific researchers. This is also a good chance for experiences exchange and international collaboration in these fields. The scope of the conference includes, but not limited to, the following topics:
Fundamental Issues of Fluid Mechanics
Mechanics with Climate Change and Environment
Industrial and Environmental Fluid Mechanics
River and Sea Dynamics
Fundamental Issues of Mechanics of Solids
Mechanics of Composite Materials and Structures.
Fracture Mechanics and Fatigue
Mechanics of Soil, Rocks and Porous Medium
Technical Diagnostics
Linear and Nonlinear Oscillations
Dynamics of Multi-body Systems
Nonlinear Dynamics and Chaos
Mechanics of Machines and Mechanism
Computational Mechanics
Industrial Automation
CAD/CAM/CNC Systems
Control Strategies and Algorithms
Design Automation
Intelligent Systems
Machine Tools and Machinery
Manufacturing Process Control
Mechatronics Engineering
Rapid Prototyping
DEADLINES
Registration: May 15 2016
Abstract submission: May 30 2016
Notification of Acceptance June 15 2016
Full paper submission: July 15 2016
PUBLICATIONS: The oral papers which are considered and decided by the Programme and Publication Committee will be published in the conference proceedings with ISBN index.
THE OFFICIAL LANGUAGE: English.
REGISTRATION FEE: 600.000 VND/person.
The fees include: registration, daily tea/coffee, lunch.
Publication fee: 300.000 VND/paper and 300.000 VND for each extra proceeding.
ABSTRACT:
Abstract does not exceed 200 words. Microsoft Word documents using Unicode font. The title using Times New Roman font 14 bold is in the centre. The Author’s name using font Times New Roman 11 bold, in the centre (without the title). The workplace uses Times New Roman font 11 italics root left, immediately after the author’s name. Write the names of the authors and the workplace of each group below.
FULL PAPER:
Full paper does not exceed 8 pages. The guide presenting the full paper is attached to this message.
Contact details
Phan Thi Cam Ly, University of Engineering and Technology, VNU
E3 building, 144 Xuan Thuy Road, Cau Giay Dist., Hanoi, Vietnam.
Email: camlypt@vnu.edu.vn
Tel.: (84.4) 37549431
Fax: (84.4) 37547460 Dao Nhu Mai, Institute of Mechanics, 264 Doi Can Str., Ba Dinh Dist. Hanoi, Vietnam
Email: dnmai@imech.ac.vn
Tel.: (84.4) 38326140
Sau nhiều năm nghiên cứu về vật liệu tiên tiến và qua nhiều vòng thẩm định của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, sản phẩm “Vật liệu polymer compozit sợi thủy tinh” do GS. TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến của Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa (Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN) đã được cấp bằng sáng chế.
Vật liệu mới áp dụng trong công nghiệp đóng tàu
Hơn 30 năm kể từ những ngày đầu bước chân vào nghiên cứu khoa học cho đến nay, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã chọn cho mình hướng đi bền bỉ và gắn trọn vẹn với nghiên cứu về vật liệu compozite. Những năm làm tiến sỹ và tiến sỹ khoa học ở Nga, Giáo sư đã bắt đầu nghiên cứu về vật liệu compozite ba pha cácbon- cácbon siêu bền nhiệt, siêu nhẹ được ứng dụng cho tên lửa, hàng không vũ trụ. Khi về nước, ngay từ 2002, GS. Nguyễn Đình Đức đã nhanh chóng sử dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại và kết quả nghiên cứu ở Nga để áp dụng cho lớp vật liệu polymer được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam. Khởi đầu là những nghiên cứu tính toán lý thuyết, sau đó là các nghiên cứu thực nghiệm, và trong thời gian 2009-2011, giáo sư đã phối hợp nghiên cứu về khả năng ứng dụng các hạt nano titan oxit trong đề tài Nghị định thư nghiên cứu về vật liệu OLED phát quang do GS. TS. Nguyễn Năng Định làm Chủ nhiệm (Khoa Vật lý Kỹ thuật và Công nghệ nano).
GS. TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến
Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa (Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN)
GS. TSKH. Nguyễn Đình Đức đã chia sẻ: ý tưởng của sáng chế này nảy sinh từ thực tiễn. Những năm vừa qua, tại Việt Nam, công nghiệp đóng tàu vừa và nhỏ bằng compozite phát triển rất mạnh mẽ, nhưng phần đà máy (bể chứa máy) của tàu thủy hay bị thấm nước, nên việc chống thấm rất quan trọng. Từ đó, Viện nghiên cứu chế tạo tàu thủy (Trường Đại học Nha Trang) đã đặt vấn đề với giáo sư về việc xử lý chống thấm cho vật liệu này. Điều may mắn là, nhóm nghiên cứu do GS Nguyễn Đình Đức là trưởng nhóm có thế mạnh về nghiên cứu compozite ba pha (có sợi và hạt) và có cơ sở khoa học cho thấy các sợi có khả năng tăng độ bền, độ cứng và tăng các mô đun đàn hồi của vật liệu; còn các hạt khoáng có tác dụng làm giảm các vết nứt, giúp vật liệu polymer tăng khả năng chịu nhiệt, làm giảm biến dạng không đàn hồi, tăng độ bền khi chịu nén của vật liệu,…Từ những nghiên cứu cơ bản đó, Giáo sư đã đưa ra ý tưởng bổ sung một tỷ lệ hợp lý các hạt nano titan đi-ô-xit với kích thước rất nhỏ để trám lỗ rỗng trong vật liệu polymer, làm tăng cường khả năng liên kết giữa nền polymer với sợi. Từ đó làm tăng độ bền và khả năng chống thấm của vật liệu.
Ngay sau khi GS Nguyễn Đình Đức đưa ra giải pháp như vậy, Viện nghiên cứu chế tạo tàu thủy (Trường Đại học Nha Trang) đã ủng hộ mạnh mẽ và hợp tác, hỗ trợ nghiên cứu, chế tạo mẫu và thử nghiệm. Viện nghiên cứu đã chế tạo mẫu theo công nghệ và tỷ lệ vật liệu polymer, sợi và hạt theo tính toán của Giáo sư. Viện đã trực tiếp làm thực nghiệm để kiểm chứng tính chất cơ lý của vật liệu và đồng thời, Giáo sư cũng đã đem mẫu đó kiểm tra, soi chụp tại Phòng thí nghiệm Micro-nano (của Trường Đại học Công nghệ) để chụp và soi cấu trúc. Các kết quả thực nghiệm và kiểm tra cấu trúc (như ở hình 1 và hình 2) cho thấy kết quả rất khả quan: Quả thực các hạt nano đã trám, lấp được những lỗ trống trong polymer và nhờ vậy không chỉ góp phần làm tăng các mô đun đàn hồi, tăng mô men uốn (là thông số quan trọng trong kỹ thuật tàu thủy) mà quả thực có thể tăng khả năng chống thấm cho compozite. Sau khi có kết quả nghiên cứu và thử nghiệm một cách tin cậy và chắc chắn như vậy, tháng 8-2012, Viện nghiên cứu và chế tạo tàu thủy ĐH Nha Trang đã cùng giáo sư thi công, áp dụng vào thực tiễn, chế tạo đà máy trong quá trình đóng tàu bằng compozite tại Viện thành công, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết.
Ảnh 1. Vật liệu compozite 2 pha nền polyester sợi thủy tinh thông thường
Ảnh 2. Vật liệu compozite 3 pha nền polyester sợi thủy tinh sau khi bổ sung hạt nano titan oxit
Khi nói đến tính ưu việt của vật liệu polymer compozite sợi thủy tinh, GS. TSKH Nguyễn Đình Đức khẳng định, vật liệu này có đặc tính cơ học cao, có khả năng trơ trong môi trường kiềm và axit, lại nhẹ hơn sắt thép, vì vậy là vật liệu phi kim loại dùng thay thế sắt thép trong các công trình biển và hải đảo, đường ống dẫn truyền hóa chất, đóng tàu,…Hiện nay, ở Việt Nam, vật liệu compozite polymer sợi thủy tinh được ứng dụng nhiều trong công nghiệp đóng tàu (cỡ nhỏ, cỡ trung) làm tàu của ngư dân, tàu và ca-nô tuần tra biển (cảnh sát biển, kiểm ngư,…).
Cuối năm 2012, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã đăng ký sáng chế ở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và đến tháng 3/2013, đã có quyết định công nhận hồ sơ hợp lệ. Trải qua 3 năm nỗ lực cùng sự phối hợp của nhóm nghiên cứu, được sự hỗ trợ mạnh mẽ Khoa và của Phòng quản lý khoa học (Trường Đại học Công nghệ), đầu năm 2016, sản phẩm vật liệu polymer compozite sợi thủy tinh hạt nano titan oxit đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế. Đây là một thành công bước đầu của nhóm nghiên cứu để phát triển những vật liệu mới tiếp theo trong thời gian tới. Khi nhắc đến dự định trong tương lai, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết, nhóm sẽ phát triển compozite trong một số lĩnh vực khác liên quan đến vật liệu và kết cấu tiên tiến, như vật liệu compozite chức năng FGM và nano FGM, bê tông chịu mặn cường độ cao, vật liệu mới auxetic (với hệ số Poát xông âm) để chống chịu các điều kiện khắc nghiệt, thích ứng với biến đổi khí hậu và chịu các tải trọng đặc biệt.
Nghiên cứu khoa học cơ bản ứng dụng gắn kết chặt chẽ với công bố quốc tế
Trong những năm nghiên cứu vật liệu mới compozite, điều mà GS.TSKH Nguyễn Đình Đức tâm đắc nhất là không chỉ nghiên cứu ứng dụng, mà qua hoạt động nghiên cứu đã công bố được nhiều bài quốc tế và gắn kết chặt chẽ nghiên cứu với đào tạo. Giáo sư chia sẻ, trước kia không ít nhà khoa học quan niệm nghiên cứu khoa học cơ bản thì khó có ứng dụng hoặc nghiên cứu ứng dụng rất khó công bố quốc tế. Nhưng với sáng chế vật liệu polymer compozite sợi thủy tinh đã chứng minh giữa khoa học cơ bản ứng dụng và công bố quốc tế có gắn kết chặt chẽ, tiếp cận được với chuẩn mực và trình độ của thế giới. Những kết quả nghiên cứu về composite polymer 3 pha sợi thủy tinh hạt nano titan oxit đã được công bố trên những tạp chí quốc tế có IF (chỉ số ảnh hưởng) cao.
Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, bằng sự tâm huyết và yêu nghề, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã đào tạo và xây dựng được đội ngũ nhóm nghiên cứu mạnh về composite được biết đến ở trong và ngoài nước. Các nghiên cứu sinh trong nhóm nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Đình Đức đều là các em xuất sắc, có nhiều bài báo công bố trên các tạp chí có uy tín của nước ngoài, không thua kém gì với các nghiên cứu sinh được đào tạo ở các trường đại học hàng đầu trên thế giới. Theo đề xuất của giáo sư, năm 2015, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ đã ký quyết định thành lập Phòng thí nghiệm vật liệu Vật liệu và Kết cấu tiến tiến, hoạt động theo mô hình Phòng thí nghiệm vừa nghiên cứu vừa đào tạo, và giáo sư Nguyễn Đình Đức được bổ nhiệm làm Trưởng Phòng thí nghiệm.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cùng các sinh viên tại hội nghị ICCE 23
Để đạt được những thành công như hiện nay, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức một lần nữa khẳng định, nhà khoa học cần phải đồng hành với doanh nghiệp vì kinh phí đề tài chỉ hỗ trợ phần nghiên cứu cơ bản, phần thử nghiệm phải được thực hiện theo nhu cầu của thực tiễn, qua đơn đặt hàng từ thực tiễn và có sự hỗ trợ của doanh nghiệp và người sử dụng. Từ đó, mô hình kết hợp có hiệu quả nhất để những sản phẩm khoa học công nghệ đạt được thành công, đi vào cuộc sống là phải có sự kết hợp chặt chẽ 4 nhà: Nhà trường – Nhà khoa học- Doanh nghiệp- Nhà nước. Có thể thấy đây là mô hình của trung tâm nghiên cứu xuất sắc: vừa giải quyết vấn đề thực tiễn, vừa có thể tiến hành nghiên cứu và đào tạo đạt chuẩn quốc tế.
Năm 2015 đã khép lại và năm mới 2016 đã bắt đầu, nhìn lại chặng đường 1 năm của Nhóm nghiên cứu về vật liệu và kết cấu composite – Đại học Quốc gia Hà Nội (NNC), chúng ta có thể thấy trong năm qua NNC đã nỗ lực vượt bậc và thu được nhiều kết quả tốt đẹp:
Ngày 15/12/2015, chúng tôi vừa nhận được thông báo chính thức của bên UK, đề tài về vật liệu chức năng FGM và nanocomposite do GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng PTN Vật liệu và Kết cấu tiên tiến – Khoa Cơ kỹ thuật và Tự động hóa – ĐHCN, ĐHQGHN đề xuất hợp tác với School of Mechanical Engineering, University of Birmingham UK (xếp hạng thứ 27 thế giới trong bảng xếp hạng QS -2015) đã được Quỹ Newton Fund chính thức thông qua tài trợ.
Đề án hợp tác sẽ được triển khai từ tháng 3.2016 đến 2.2017, Total project cost: £120,000.00 dành cho các nhà khoa học của 2 bên đi lại, trao đổi nghiên cứu.
Newton Fund của UK thuộc Viện Công nghệ Hoàng gia Anh (The Royal Academy of Engineering), được thành lập để tài trợ cho các nghiên cứu có tầm quốc tế, có giá trị khoa học kỹ thuật cao. Dự án không chỉ mang tính chất hợp tác KHCN giữa hai trường đại học đẳng cấp quốc gia giữa hai nước, mà còn mang tính chất thúc đẩy quan hệ hợp tác về KHKT giữa Việt Nam và UK. Chính phủ UK rất quan tâm hợp tác với Việt Nam về KHCN và Newton Fund là tổ chức thuộc The Royal Academy of Engineering nhằm mục đích tìm kiếm và kết nối các nhà khoa học xuất sắc của hai nước với nhau. Đề tài này được thông qua vừa có ý nghĩa về KHCN, vừa có ý nghĩa thúc đẩy các hợp tác KHCN xuất sắc giữa Việt Nam và UK. Bản thân việc apply đề tài và đã được Viện Công nghệ Hoàng gia Anh phê duyệt thông qua là cực kỳ khó và là thành công lớn, vì Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh tuyển chọn rất kỹ lưỡng, rất khắt khe, bình đẳng với rất nhiều hồ sơ từ khắp nơi trên thế giới trước khi đưa ra quyết định tài trợ. Dự án cho thấy ĐHCN – ĐHQGHN có thể tham gia thực hiện các dự án hợp tác KHCN đỉnh cao với UK và với các đối tác nước ngoài.
Chính vì vậy, mặc dù kinh phí không quá lớn, nhưng đó là sự ghi nhận của một cơ quan khoa học hàng đầu thế giới về trình độ và thành tích của Nhóm nghiên cứu và PTN. Tầm và quan hệ quốc tế sẽ sang một đẳng cấp khác. Xin cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ của các thầy lãnh đạo Khoa và Nhà trường.
Dù mới thành lập, PTN Vật liệu và Kết cấu tiến tiến do GS Nguyễn Đình Đức sáng lập và dẫn dắt đã có một số kết quả hợp tác quan trọng khác:
– Ngày 1. Nov 2015, Hiệu trưởng ĐHCN PGS.TS Nguyễn Việt Hà và GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã ký Văn bản hợp tác với nhóm của GS Priyan Mandis (chuyên gia hàng đầu thế giới về kết cấu các công trình chịu tải trọng nổ) của University of Melbourne – Australia (xếp hạng thứ 5 thế giới trong bảng xếp hạng QS-2015). Hiện nay 2 bên đã có những kết quả công bố chung và bên đối tác tài trợ cho NNC tham gia một số các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước, và có thể nhận thực tập sinh.
– ĐH Tokyo: Hiện nay GS NĐ Đức -Trưởng PTN đang triển khai chương trình thạc sỹ kỹ thuật hạ tầng, sẽ lựa chọn một số sinh viên ưu tú để xin học bổng cho các em học tiếp bậc thạc sỹ theo chương trình này tại ĐH Việt Nhật, bắt đầu tuyển sinh từ 3.2016.
– Với Hàn Quốc: GS NĐ Đức – Trưởng PTN đã có truyền thống hợp tác với Khoa hàng không vũ trụ của KAIST từ 2006 và đã cử một số sinh viên sang trao đổi và học sau đại học tại KAIST. Nhân dịp hội nghị về dao động quốc tế APVC14-tháng 11.2015 vừa qua được tổ chức tại ĐHBKHN, các GS Nhật Bản và Hàn Quốc đã đến thăm PTN và trao đổi với GS N.Đ.Đức về khả năng hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu. Hoạt động và kết quả nghiên cứu của NNC và PTN đã được các giáo sư nước ngoài đánh giá rất cao. Ngay sau hội nghị, công việc hợp tác đã được triển khai tích cực, và đầu tháng 1.2016 tới, PTN sẽ đón tiếp GS Lee, Dean of School of Mechanical Engineering của Hàn Quốc sang chính thức trao đổi và đặt vấn đề hợp tác với PTN lâu dài về đào tạo và NCKH.
Một lần nữa, xin chúc mừng GS Nguyễn Đình Đức, chúc mừng Nhóm nghiên cứu và PTN Vật liệu và Kết cấu tiên tiến.