MÙA XUÂN – TUỔI TRẺ – TƯƠNG LAI

Trân trọng giới thiệu bài viết của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, đăng trên Dân trí ngày mùng 2 Tết Đinh Dậu – 2017: ” Liệu thế hệ trẻ Việt Nam có vươn lên trở thành “con rồng” của châu Á và thế giới?”

GS. Nguyễn Đình Đức: “Việt Nam đứng trước nhiều vận hội và khó khăn thách thức”

Chúng ta đang sống giữa thời điểm cao trào của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra trên thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bùng nổ vào cuối thế kỷ XVIII, đánh dấu bằng sự ra đời của động cơ hơi nước và năng lượng nước.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay đổi diện mạo nền công nghiệp thế giới với việc cơ giới hoá sản xuất, mở ra kỷ nguyên sản xuất cơ khí. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 nổ ra ở giai đoạn sau của thế kỷ XIX, khởi nguồn là sự bùng nổ của kỹ thuật điện, dây chuyền lắp ráp và sản xuất hàng loạt.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 bắt đầu từ giữa thế kỷ XX, là thời điểm công nghệ thông tin bắt đầu bùng nổ nhanh chóng và quá trình sản xuất được tự động hóa dựa trên hệ thống quản lý máy tính, được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân và Internet.

Sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ trong 15 năm đầu tiên của thế kỷ 21 với những phát minh, sáng chế mới và Internet… chính là những nền tảng then chốt tạo nên những cú huých của sự tăng trưởng và phát triển. Nhờ vậy năng suất lao động và của cải vật chất của toàn xã hội đã được tăng lên theo cấp số nhân. Tổng sản phẩm của thế giới năm 2015 ước đạt 74000 tỷ USD, đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000 và gấp 60 lần so với năm 1950.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được hình thành trên nền tảng thành tựu vượt bậc của cuộc cách mạng thứ 3, xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, tự động hóa – rô bốt, và InternetofThings (IoT).

Sự phát triển của khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng lần thứ 4 này ở các nước phát triển đang bùng nổ mạnh mẽ, với phạm vi ảnh hưởng vô cùng sâu rộng, sẽ phát triển và lan truyền với tốc độ chưa từng có tiền lệ so với ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Đó là những yếu tố kỹ thuật và công nghệ định dạng một thế giới hiện đại trong những thập niên tới.

Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới với rất nhiều vận hội và khó khăn thách thức. Mỹ, Anh,… và các nước công nghiệp phát triển đã tận dụng và nắm bắt được cơ hội ngay từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2.

Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ,… đã nắm bắt được cơ hội ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Vậy một vấn đề đặt ra là: liệu Việt Nam có tận dụng và nắm bắt được cơ hội ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để vươn lên thành “con rồng, con hổ” của châu Á và thế giới trong thế kỷ 21? Sứ mệnh này thuộc về thế hệ trẻ – tương lai của Việt Nam.


Từ trái qua phải: GS.TS Mai Trong Nhuận - Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục ĐHQGHN, GS.TSKH Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo của ĐHQGHN, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và GS.TS Furuta (Hiệu trưởng ĐH Việt Nhật)

Từ trái qua phải: GS.TS Mai Trong Nhuận – Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục ĐHQGHN, GS.TSKH Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo của ĐHQGHN, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và GS.TS Furuta (Hiệu trưởng ĐH Việt Nhật)

GS. Nguyễn Đình Đức: “Khoa học và Công nghệ – chiếc đũa thần để đưa dân tộc ta theo kịp và sánh vai các nước trên thế giới”

Sứ mạng của các thế hệ lớn tuổi đã làm nên những kỳ tích hào hùng trong chiến tranh để đất nước được hòa bình và thống nhất. Còn sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, đưa Việt Nam lên những tầm cao mới, sánh vai với các cường quốc năm châu là sứ mệnh vẻ vang của thế hệ trẻ, của các nhà khoa học trẻ hôm nay và mai sau.

Bên cạnh đội ngũ trí thức đầu ngành, đầu đàn được đào tạo bài bản ở các nước XHCN trước đây, chúng ta đang có một kho báu về trí thức là các bạn trẻ được đào tạo và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm trong những năm đất nước đổi mới ở khắp năm châu, nhiệt thành, yêu nước và đang đồng hành cùng sự nghiệp kiến thiết đất nước. Theo số lượng thống kê (chưa đầy đủ), số lượng các tiến sỹ được đào tạo ở Việt Nam trong những năm đổi mới khoảng 20.000, trong đó khoảng 25% được đào tạo ở nước ngoài.

Riêng ở Đại học Quốc gia Hà Nội, với lực lượng đông đảo 67 GS, 370 PGS, 1096 TSKH và TS, trong đó có tới 54,29% tiến sỹ được đào tạo ở nước ngoài. Chỉ riêng năm 2016, ĐHQGHN đã có 315 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI, 15 sáng chế, giải pháp hữu ích, 15 sản phẩm KHCN chuyển giao khởi nghiệp (Nguồn: Báo cáo thường niên 2016 của ĐHQGHN). Trong thành tích ấy có sự đóng góp tham gia hết sức quan trọng của các nhà khoa học trẻ, các tiến sỹ trẻ, các nghiên cứu sinh của ĐHQGHN.

Cũng nhờ có nguồn lực đó, các nhà khoa học của ĐHQGHN đã hợp tác với quốc tế để nghiên cứu các vấn đề thực tiễn của Việt Nam, và đã có kết quả công bố trên tạp chí Nature trong lĩnh vực khoa học tự nhiên (2013) và lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (2016). Nature là một trong những tạp chí có uy tín hàng đầu thế giới, có chỉ số ảnh hưởng IF = 38. Các công trình khoa học công bố trên Tạp chí này đạt trình độ nghiên cứu cơ bản xuất sắc, có tính đột phá, được đánh giá có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với cộng đồng khoa học và mà còn cả xã hội.

Đặc điểm nổi bật nhất là từ những nguồn lực nêu trên, đã hình thành một thế hệ trí thức mới – thế hệ 9X, rất trẻ, được đào tạo bài bản ở Việt Nam, có hoài bão và có nhiều kết quả nghiên cứu tốt, không thua kém so với các bạn bè đang làm việc, nghiên cứu ở nước ngoài. Bằng chứng là các nghiên cứu sinh của PTN Vật Liệu và Kết cấu Tiên tiến của Trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội như Trần Quốc Quân SN 1990 đã có 15 bài báo quốc tế ISI, Phạm Hồng Công SN 1991 đã có 17 bài báo quốc tế ISI…

Bên cạnh đó, có thể kể đến nhiều nghiên cứu sinh, nhiều tiến sỹ trẻ khác của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN), Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.Hồ Chí Minh), Đại học Tôn Đức Thắng,…được đào tạo hoàn toàn trong nước, nhưng cũng đã có nhiều công bố trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín.

Đó là xu thế phát triển và hội nhập, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế của khoa học Việt Nam, là thành quả của sự nghiệp giáo dục đại học của nước nhà trong những năm đổi mới vừa qua, và cũng là nhân tố nội lực mới trong sự phát triển.

Đội ngũ các nhà khoa học trẻ thực tài này chính là tiềm năng, là vốn quý của đất nước. Chúng ta cần tập hợp, tạo mọi điều kiện phát huy nguồn lực này để nắm bắt những cơ hội của thế giới trong tương lai.

Nếu không nắm bắt và tận dụng được các xu thế và vận hội của thời đại, không có sự chuẩn bị và chiến lược, chính sách đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nếu không có những nhân tài xuất sắc, các trung tâm nghiên cứu chuyển giao KHCN xuất sắc và máy móc hiện đại, năng suất và hiệu quả lao động của chúng ta ngày càng thấp so với thế giới và chúng ta sẽ mãi mãi bị tụt hậu.

Những thập niên tới đây của thế kỷ 21 là thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, với sự trợ giúp của Internet vạn vật IoT, tự động hóa trong sản xuất và cả trong quản lý, cùng với các vật liệu mới tiên tiến, thông minh và các công nghệ mới sẽ tạo ra những máy móc mới, thiết bị mới nhất với những năng lực thần kỳ mà trước đây chỉ có trong thần thoại.

Khoa học và Công nghệ là chiếc đũa thần để đưa dân tộc ta theo kịp và sánh vai các nước trên thế giới. Tuổi trẻ học tập để nắm vững kiến thức và khoa học công nghệ hiện đại, sẽ là chủ nhân của những chiếc đũa thần – là lớp người quyết định tương lai của dân tộc trong thế kỷ 21 và trong suốt lịch sử phát triển của đất nước.

Tục ngữ Việt Nam có câu “ Học thầy không tày học bạn”, “Học – hỏi” – tạm giải nghĩa là: học đi đôi với hỏi, học mà không có hỏi, chưa phải là học. Chúa Giêsu nói “ Khởi thủy là lời nói”. Đại thi hào Gơtơ nói “ Khởi thủy là hành động”. Bác Hồ kính yêu dạy chúng ta “ Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”.

Phải chăng đó là những chỉ dẫn cho các bạn trẻ về phương pháp luận trong quá trình học tập, tiếp thu khoa học công nghệ để phục vụ công cuộc CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Đại học Quốc Gia Hà Nội.

X untethered jailbreak for iphone, ipad and ipod touch, which has quickly become the most popular jailbreak in ios history.

Evdiz Evden Eve Nakliyat, the best house moving company in Istanbul, provides home, office and piece goods transportation services to all over Istanbul and Turkey. çekmeköy evden eve nakliyat , beykoz evden eve nakliyat , sancaktepe evden eve nakliyat , sultanbeyli evden eve nakliyat All of Turkey, especially its districts, are offered at affordable discounted prices.

GS Nguyễn Đình Đức: “Muốn GS, PGS Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế, để từ đó giáo dục đại học Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế, chúng ta phải có những bước đột phá trong việc sử dụng và đãi ngộ”

30.9.2015. Liên quan tới sự việc trường ĐH Tôn Đức Thắng bổ nhiệm giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Ủy viên Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Cơ học, khẳng định: Việt Nam có truyền thống tôn sư trọng đạo, nên việc phong và bổ nhiệm chức danh này ở ta còn thể hiện sự tôn vinh, được xem như sự “đãi ngộ” chính đáng về tinh thần. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là sử dụng và đãi ngộ đội ngũ chất xám chất lượng cao này.

PV: Thưa GS, vừa qua có nhiều ý kiến xung quanh việc phong và bổ nhiệm GS, PGS ở Việt Nam, ông có bình luận gì về vấn đề này?

GS. Nguyễn Đình Đức: Những ý kiến ủng hộ chủ yếu dựa vào lý lẽ là thông lệ ở một số nước tiên tiến làm thế, Việt Nam cũng nên học tập theo, mà chưa phân tích và nhận dạng các điều kiện khác nhau giữa Việt Nam và thế giới. Một bài toán có phương trình giống nhau, điều kiện biên khác nhau thì lời giải phải khác nhau chứ?

truong dai hoc tu phong giao su can hieu tu chu nhu the  nao hinh 1

  Theo GS Nguyễn Đình Đức, việc phong GS, PGS ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ nền giáo dục đại học nước nhà

Các GS đang làm việc tại nước ngoài đều khẳng định ở nhiều nước, việc phong và bổ nhiệm GS, PGS là quyền tự chủ của các trường và có tiêu chí rõ ràng, nhưng không tùy tiện, thậm chí có cả thẩm định của các chuyên gia quốc tế. Đội ngũ này còn được xem là tiêu chí quan trọng để kiểm định, đánh giá, phản ánh chất lượng và xếp hạng các trường đại học.

Khi so sánh và đánh giá GS, PGS Việt Nam với các GS, PGS ở nước ngoài và ngược lại, phải lưu ý toàn diện đặc điểm lịch sử, văn hóa, tính đặc thù, điều kiện kinh tế – xã hội, môi trường làm việc… Việc áp dụng một phần, hoặc nguyên xi bất kỳ mô hình và cách làm nào của nước ngoài vào Việt Nam vào thời điểm nào, ở đâu và như thế nào cũng cần phải đánh giá, cân nhắc, xem xét với quan điểm khoa học và biện chứng như vậy.

PV: Thưa GS, ông quan tâm về khía cạnh nào trong những tranh luận này?

GS. Nguyễn Đình Đức: Theo tôi, nguồn gốc của những tranh luận và ý kiến nhiều chiều về việc bổ nhiệm GS, PGS đều có nguồn gốc và nguyên nhân sâu xa ở việc sử dụng và đãi ngộ. Nếu chúng ta sử dụng đúng người có năng lực và đãi ngộ xứng đáng với tài năng và cống hiến thì sẽ không có hiện tượng chạy theo hư danh.

Trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài, vấn đề sử dụng là quan trọng nhất. Hiện nay có tình trạng chưa sử dụng đúng người có năng lực. Năng lực và kết quả công việc, kết quả nghiên cứu khác nhau, thậm chí khác xa nhau, nhưng cùng chức danh và đãi ngộ thì như nhau.

Không những thế, lương và chế độ đãi ngộ của Nhà nước với các GS, PGS còn thấp so với các nước tiên tiến. Cũng chưa có sự khác biệt đáng kể về lương và đãi ngộ giữa GS và PGS. Trên thực tế có GS đang giảng dạy tại các trường đại học Việt Nam có mức lương thấp hơn của sinh viên mới ra trường của họ.

Trong các trường đại học vẫn phổ biến hiện tượng trọng chức tước hành chính hơn chức danh GS. Vai trò tự chủ của các GS trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến giảng dạy, nghiên cứu, hướng dẫn nghiên cứu sinh còn chưa được chú trọng và chưa được tôn trọng thỏa đáng. Đây chính là những bất cập lớn nhất với đội ngũ trí thức có trình độ cao trong các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.

Muốn GS, PGS Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế, để từ đó giáo dục đại học Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế, chúng ta phải có những bước đột phá trọng việc sử dụng và đãi ngộ, học tập như quốc tế đã tạo điều kiện cho các GS, PGS của họ.

 PV: V iệc phong và bổ nhiệm chức danh GS và PGS có liên quan gì đến vấn đề tự chủ đại học không, thưa GS?

GS. Nguyễn Đình Đức: Vấn đề trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học là xu thế phát triển và là chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Nhưng qua sự việc ĐH Tôn Đức Thắng hiểu là tự chủ cũng có nghĩa là có thể tự bổ nhiệm GS và PGS – bỏ qua các quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ và những dư luận ý kiến xung quanh sự việc này, tôi thấy nổi lên vấn đề rất lớn về việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học là trao cho ai? Trao như thế nào?

Bên cạnh đó, cần giám sát quyền thực hiện tự chủ ra sao để đảm bảo mục đích cuối cùng của “tự chủ đại học” là phát huy cao nhất nội lực và cơ chế, các nguồn lực để phát triển nhà trường, nhưng phải đạt được nâng cao hiệu quả và chất lượng của giáo dục đại học, đảm bảo được công bằng xã hội.

Trên thực tế, kể từ năm 2012, khi Thủ tướng ban hành Quyết định 20, cơ sở giáo dục có quyền tự chủ rất lớn trong việc phong và bổ nhiệm GS, PGS và thực tế là hiện nay ở Việt Nam, mỗi GS, PGS đều đã gắn với một cơ sở giáo dục đại học. Có thể đánh giá việc xét công nhận đạt chuẩn cũng như bổ nhiệm GS, PGS của Việt Nam hiện nay đang từng bước đổi mới, với các tiêu chí ngày càng cao hơn, phân quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học lớn hơn; đang tiếp cận các thông lệ, chuẩn mực quốc tế, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.

Điều mà các cơ sở giáo dục của ta, mặc dù quyền tự chủ đại học đã cho phép, nhưng chưa làm được là vì còn nể nang, dễ dãi khi xem xét ở cấp cơ sở. Khi bổ nhiệm GS, PGS chưa mạnh dạn đề ra các tiêu chí cao hơn so với chuẩn của Hội đồng chức danh GS Nhà nước; cũng chưa thực hiện quy định việc đánh giá định kỳ với các chức danh GS và PGS để có thể bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm.

Qua vấn đề tự chủ của ĐH Tôn Đức Thắng vừa qua nổi lên một bất cập là các trường được tự chủ đều là các đại học mới, đội ngũ mỏng, nhưng lại được thu học phí cao, do vậy có thể chi trả cho đội ngũ GS, PGS, giảng viên cao. Trong khi các trường công lập có bề dày kinh nghiệm đào tạo và nghiên cứu, đội ngũ mạnh thì lại thu học phí theo mức kinh phí do Chính phủ quy định (còn quá thấp), trong khi kinh phí đầu tư của Nhà nước có hạn.

PV: Trên diễn đàn, GS Ngô Bảo Châu có nhận xét là “GS ở Việt Nam là một học hàm, là sự công nhận của Nhà nước đối với nhà khoa học, rất danh dự”,  ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

GS. Nguyễn Đình Đức: Đúng vậy, một mặt chính vì lương và sự đãi ngộ về vật chất với các GS, PGS ở Việt Nam còn thấp, chưa thỏa đáng; mặt khác, Việt Nam có truyền thống tôn sư trọng đạo, nên việc phong và bổ nhiệm chức danh này ở Việt Nam còn thể hiện sự tôn vinh. Đây được xem như sự đãi ngộ chính đáng về tinh thần, có yếu tố của truyền thống và văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Chúng ta phải khách quan ghi nhận sự nỗ lực và những đóng góp to lớn của đội ngũ các nhà giáo, trong đó có các GS, PGS đã đào tạo hàng vạn nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Một bộ phận không nhỏ TS đào tạo tại Việt Nam có thành tích nghiên cứu khoa học rất xuất sắc, được mời làm việc và thực tập sau tiến sỹ tại các trường đại học, viện nghiên cứu uy tín  trên quốc tế.

Nhiều GS, PGS Việt Nam được mời làm việc và giảng dạy tại các viện nghiên cứu, các trường đại học có danh tiếng ở nước ngoài. Rất nhiều đề tài, dự án của các nhà khoa học Việt Nam đã đi vào cuộc sống… Những đóng góp đó chẳng phải là có sự đóng góp to lớn của đội ngũ GS, PGS Việt Nam hay sao?  Chính vì vậy, GS, PGS từ trước đến nay vừa là chức danh cao quý, vừa là vinh dự thiêng liêng của các nhà giáo Việt Nam.

Việc phong GS, PGS là chuyện không hề nhỏ vì ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động, chuẩn mực và chất lượng của nền giáo dục đại học Việt Nam. Hy vọng Đảng và Nhà nước sẽ sáng suốt có những quyết định đúng đắn và kịp thời về vấn đề này.

PV : Xin cảm ơn GS!./.

30.9.2015  Hà Linh/VOV.VN (thực hiện)

In the invite people who can do my homework in domyhomework.guru box, type the full names or email addresses of the people you want to give edit access to.