GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Phát triển ngành chíp bán dẫn: Cần có chính sách cho doanh nghiệp và nguồn nhân lực

Để thúc đẩy ngành chip bán dẫn cần làm tốt 4 yếu tố gồm chiến lược phát triển, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng – nguồn lực và các cơ chế chính sách liên quan.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức CT Hội đồng Trường – Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Việt Nam là quốc gia tiềm năng trong xuất khẩu chip bán dẫn vào Mỹ. Tuy nhiên để Việt Nam còn cần nhiều nguồn lực để phát triển ngành công nghiệp này tham gia sâu hơn vào ngành chip bán dẫn toàn cầu. Đó chia sẻ của GS. TSKH Nguyễn Đình Đức CT Hội đồng Trường – Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội tới Diễn đàn Doanh nghiệp.

Thưa Giáo sư vậy nguồn lực nào là quan trọng nhất, Giáo sư có thể chia sẻ cụ thể hơn về mục tiêu này?

Theo tôi nguồn nhân lực là quan trọng nhất bởi con người là trung tâm, là chủ thể và là động lực phát triển. Đối với nguồn nhân sự phục vụ cho lĩnh vực công nghệ đang được đào tạo và ra trường mỗi năm tại 300 trường đại học và cao đẳng trong cả nước. Trong đó khoảng 35 trường có chương trình đào tạo hoặc chuyển đổi từ những nhóm ngành nghề liên quan đến bán dẫn và vi mạch, trong số đó, 11 trường có các chương trình đào tạo truyền thống sát với lĩnh vực bán dẫn và vi mạch này. Đại học quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là đơn vị đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, với sứ mệnh thực hiện nghĩa vụ quốc gia, đang triển khai đào tạo khoảng 20 ngành đào tạo liên quan đến lĩnh vực bán dẫn như Điện tử viễn thông, Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật máy tính, Vật lý, Vật liệu điện tử, Vật lý vô tuyến và điện tử, Cơ điện tử, công nghệ thông tin… Với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, kinh nghiệm thực hiện các đề tài dự án và kinh nghiệm hợp tác quốc tế, thực hiện đào tạo các khâu thiết kế, chế tạo, đóng gói, kiểm thử, phát triển ứng dụng trong chuỗi giá trị bán dẫn.

Bên cạnh đào tạo, hoạt động nghiên cứu cũng rất được chú trọng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 1.000 công bố quốc tế liên quan đến ngành bán dẫn, khoảng 600 công bố liên quan đến vi mạch (tính thống kế đến cuối năm 2022). ĐHQGHN cũng đã có các đầu tư từ sớm cho các lĩnh vực liên quan đến bán dẫn và vi mạch, cho các phòng thí nghiệm tích hợp các hệ thống thông minh chuyên về thiết kế vi mạch, phòng sạch (cleanroom) cho nghiên cứu chế tạo vật liệu, linh kiện điện tử (Trung tâm Nano và năng lượng, TN trọng điểm Công nghệ Micro & Nano).

Nguồn nhân lực thuộc các ngành công nghệ kỹ thuật này được các đơn vị sử dụng nhân lực đánh giá cao, có kiến thức nền tảng tốt, chỉ cần thêm thời gian đào tạo chuyên sâu ngắn hạn khoảng 3 tháng là có thể đáp ứng làm việc tại các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng bán dẫn.

Tuy nhiên xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực vi mạch và bán dẫn trên quy mô toàn cầu. Hiện chúng ta có khoảng hơn 5000 kĩ sư thiết kế vi mạch.  Nhân lực lĩnh vực bán dẫn toàn cầu ước tính khoảng hơn 2 triệu, và có nhu cầu bổ sung thêm hơn một triệu nhân lực vào năm 2030. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu đến 2030 Việt Nam cần đào tạo 50.000 nhân lực chất lượng cao ngành bán dẫn nên nhiều trường đại học trên cả nước đã vào cuộc, đã có kế hoạch xây dựng các chương trình đào tạo và mở rộng quy mô đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh các ngành, chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực thiết kế vi mạch và bán dẫn trong thời gian tới.

Ngoài nền tảng là nguồn nhân lực, với nội lực thực tại của doanh nghiệp trong nước, chúng ta cần thiết lập vững chắc các trụ cột nào để phát triển ngành công nghiệp này, thưa Giáo sư?

Trụ cột đầu tiên mang tính lâu dài, thuộc về sứ mệnh các trường đại học là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gồm cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ giỏi trong lĩnh vực này, với sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và các trường đại học.

Trụ cột thứ hai thuộc về sứ mệnh các doanh nghiệp trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn tham gia vào hệ sinh thái và các chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp phải đào tạo được các kỹ thuật viên lành nghề về vi mạch và bán dẫn. Việt Nam có lợi thế để tham gia khâu thiết kế và đóng gói, tiến tới tham gia vào chuỗi phân phối sản phẩm và trụ cột thứ ba là chính sách thu hút nhân tài trong và ngoài nước làm việc trong ngành công nghiệp bán dẫn, tiến tới các doanh nghiệp Việt Nam phải làm chủ được các công nghệ lõi.

Tóm lại cần làm tốt cả 4 yếu tố là chiến lược phát triển, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng – nguồn lực và các cơ chế liên quan.

Với các tiêu chí trên, Giáo sư đánh giá như thế nào về tiềm năng phát triển thị trường ngành công nghiệp chíp, vi mạch bán dẫn ở Việt Nam? Qua đó Giáo sư nhìn thấy những khó khăn và cơ hội nào cho doanh nghiệp trong nước?

Theo số liệu thống kê, quy mô của ngành điện tử Việt Nam đủ để phát triển ngành vi mạch bán dẫn. Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu ở lĩnh vực xuất khẩu hàng điện tử, được đánh giá có hệ sinh thái bán dẫn phát triển nhanh, tiềm năng nâng cao vị trí trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt như Viettel và FPT bắt đầu tham gia vào chuỗi cung ứng IC toàn cầu. Nhà máy đóng gói và kiểm định của Intel tại TP HCM đến cuối năm 2022 đã xuất xưởng hơn ba tỷ chip và có kế hoạch tiếp tục đầu tư thời gian tới. Có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tham gia tích cực vào thị trường này.

Các doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu đã, đang và tiếp tục đầu tư và Việt Nam như Amkor, Marvell, Sysnosys, Infineon Technologies, Hana Micron, Samsung…Tháng 9/2023, tại Hà Nội, hiệp hội bán dẫn Đông Nam Á (thành viên của hiệp hội bán dẫn toàn cầu) đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2023: Kết nối Việt Nam với Hệ sinh thái bán dẫn Đông nam Á. Hội nghị thu hút đông đảo các doanh nghiệp trong hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu tới tìm hiểu và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cuối năm 2023, Việt Nam và Hoa Kỳ đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm chính chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden sang Việt Nam; Thủ tướng Việt Nam đã đi thăm một số công ty bán dẫn lớn tại Mỹ. Các công ty này cũng đã bày tỏ mong muốn giúp Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất chip bán dẫn lớn. Tất cả những nhân tố đó cộng với lợi thế của Việt Nam trong bối cảnh địa chính trị như hiện nay sẽ là cơ hội vàng cho Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam với quy mô dân số vàng, lực lượng lao động trẻ, năng động, thông minh, chăm chỉ là nguồn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao tiềm năng.

Bán dẫn là ngành công nghiệp rất lớn gồm nhiều khâu từ thiết kế, chế tạo đến kiểm thử, đóng gói và phân phối. Việt Nam hiện đào tạo nhiều ngành để tham gia vào ngành công nghiệp này. Quy mô của ngành điện tử Việt Nam hiện nay đủ để phát triển ngành vi mạch bán dẫn trong các khâu thiết kế và đóng gói.

Điểm mấu chốt để bứt phá với các doanh nghiệp Việt Nam là phải làm chủ công nghệ, có công nghệ lõi chứ không phải chỉ vận hành dây chuyền. Đặc biệt là phải nhanh chóng tham gia được vào chuỗi phân phối sản phẩm trong thời gian tới.

Sản xuất camera AI sử dụng chíp bán dẫn tại Tập đoàn Bkav.

Để thu hút đầu tư phát triển mạnh ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn ở trong nước trong tương lai, Giáo sư có những ý kiến nào cần đề xuất?

Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực trong lĩnh vực này, chúng ta cần xác định đầu tư vào từng mảng nhân lực cụ thể. Nếu Việt Nam hướng đến thiết kế chip thì các lĩnh vực cần đầu tư đào tạo thêm là Kĩ thuật điện tử, Kĩ thuật máy tính, Vật lí. Còn nếu hướng đến chế tạo chip thì phải có Vật lí, Tự động hóa, Điện tử… Còn hướng tới đóng gói chip là Điện tử, Hóa, Tự động hóa… Như vậy phân khúc thị trường sẽ yêu cầu các ngành đào tạo phù hợp. Tóm lại là cần có một kịch bản và chiến lược quốc gia trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó về cơ chế, Việt Nam cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, đồng hành với các cơ sở đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực; Thu hút nhà nghiên cứu giỏi trong và ngoài nước trong lĩnh vực tham gia giảng dạy tại các trường đại học; Huy động nguồn lực và đội ngũ thức Việt kiều. Đồng thời cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm đảm bảo chất lượng đào tạo; tăng cường đầu tư các đề tài, dự án nâng cao năng lực nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan;

Đặc biệt cần có chính sách và nguồn lực để hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu quốc tế, các trung tâm xuất sắc trong các lĩnh vực liên quan đến vi mạch và bán dẫn trong các trường đại học, viên nghiên cứu và cả trong các doanh nghiệp.

Mặt khác, các trường Đại học cũng cần thống nhất với nhau quy hoạch, rà soát và  xây dựng các chương trình đào tạo theo các định hướng như đã đề cập trên đây; chia sẻ giáo trình, học liệu, phần mềm thiết kế trong các đơn vị đào tạo;

 Xin cảm ơn Giáo sư!

GS.TS Nguyễn Đình Đức làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam

TPO – Hôm nay, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN tổ chức Hội thảo khoa học “ Nhận diện những nhân tố mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam” và ra mắt Câu lạc bộ đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam.

Tại hội thảo, các báo cáo đã đề cập đến xu thế vận động và mô hình mới của trường đại học (ĐH) và ĐH số trong thời đại ngày nay; đến chuyển đổi số trong giáo dục, sự phát triển và ứng dụng mạnh mẽ và nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo cũng như hoạt động đổi mới sáng tạo trong nhà trường – đều là những nhân tố mới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, xã hội 5.0, tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho giáo dục đại học.

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức (người bên phải) nhận Quyết định thành lập Câu lạc bộ

Từ thực tế này cũng nảy sinh yêu cầu về cơ sở khoa học và thực tiễn để tiếp cận mới trong xây dựng chương trình đào tạo; chuẩn đầu ra; phương pháp dạy và học mới; cũng như các tiêu chuẩn những tiêu chí và phương pháp đánh giá mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, làm định hướng cho sự phát triển của các trường đại học Việt Nam trong thời gian tới.

Tại hội thảo, các nhà khoa học cũng đề xuất thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới và trí tuệ nhân tạo, đi đôi với xây dựng thể chế, khung pháp lý để hỗ trợ người học và giảng viên trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học; thúc đẩy xây dựng trường học thân thiện, thông minh; đẩy mạnh xây dựng và khai phá dữ liệu; đẩy mạnh STEM trong giáo dục ĐH; xây dựng các phần mềm mô phỏng kết hợp với trí tuệ nhân tạo để tạo ra những đột phá trong nghiên cứu.

Hội thảo cũng đề cập đến tính cấp thiết và các tiêu chí, quy trình kiểm định các chương trình thuộc khối sức khỏe với mục tiêu thúc đẩy hội nhập và công nhận văn bằng với quốc tế trong lĩnh vực khoa học sức khỏe. Khi được kiểm định theo chuẩn quốc tế, người tốt nghiệp đại học từ trường y quốc tế được WFME công nhận, có thể tiếp tục theo học chương trình nội trú để hành nghề tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc, New Zealand,…

Nhân dịp này, Hiệp hội các trường ĐH, cao đẳng Việt Nam ra mắt Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam.

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội được chỉ định làm Chủ nhiệm Câu Lạc bộ.

Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ gồm 15 người, đại diện cho lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn cả nước.

GS Nguyễn Đình Đức khẳng định Câu lạc bộ sẽ bám sát Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh nghiên cứu và thảo luận về các chủ đề như : thúc đẩy hoàn thiện thể chế và mô hình tự chủ đại học; mô hình đại học – trường đại học ở Việt Nam; đẩy mạnh khai thác và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục đại học; xây dựng đại học số của Việt Nam; Xây dựng chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo hội nhập với quốc tế và bối cảnh CMCN 4.0; đánh giá thực trạng và cơ cấu, quy mô ngành nghề đào tạo ở Việt Nam; giải pháp nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên Việt Nam; nghiên cứu hỗ trợ học sinh tự kỷ trong giáo dục đại học,…

Câu lạc bộ cũng sẽ nghiên cứu thảo luận về các chủ đề rất thiết thực như: đổi mới chuẩn đầu ra và cấu trúc chương trình đào tạo; nâng cao hiệu quả và chất lượng các hoạt động khảo thí và kiểm định chất lượng trong các cơ sở giáo dục ĐH ; đẩy mạnh STEM trong giáo dục ĐH; chia sẻ tài nguyên, học liệu trong hệ thống giáo dục đại học; giải pháp nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ và chất lượng các hoạt động nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục ĐH nhằm đáp ứng những yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ra mắt Câu Lạc bộ đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam

Ngày 20.12.2023, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ ra mắt Câu Lạc Bộ đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam và tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện những nhân tố mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam”.

Câu Lạc bộ đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 58/QĐ-HH-CLB của Hiệp hội các trường đại học cao đẳng Việt Nam. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội được chỉ định làm Chủ nhiệm Câu Lạc bộ.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực  Hiệp hội các trường đại học cao đẳng Việt Nam trao Quyết định thành lập Câu Lạc Bộ đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam tới GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

Trong lễ ra mắt Ban chủ nhiệm CLB hôm nay, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ nhiệm Câu lạc bộ nhấn mạnh: “Câu lạc bộ sẽ bám sát Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh nghiên cứu và thảo luận về các chủ đề như: thúc đẩy hoàn thiện thể chế và mô hình tự chủ đại học; mô hình đại học – trường đại học ở Việt Nam; đẩy mạnh khai thác và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục đại học; xây dựng đại học số của Việt Nam; Xây dựng chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo hội nhập với quốc tế và bối cảnh CMCN 4.0; đánh giá thực trạng và cơ cấu, quy mô ngành nghề đào tạo ở Việt Nam; giải pháp nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên Việt Nam; nghiên cứu hỗ trợ học sinh tự kỷ trong giáo dục đại học,…

Câu lạc bộ cũng sẽ nghiên cứu thảo luận về các chủ đề rất thiết thực như: đổi mới chuẩn đầu ra và cấu trúc chương trình đào tạo; nâng cao hiệu quả và chất lượng các hoạt động khảo thí và kiểm định chất lượng trong các cơ sở GDĐH; đẩy mạnh STEM trong giáo dục đại học; chia sẻ tài nguyên, học liệu trong hệ thống giáo dục đại học; giải pháp nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ và chất lượng các hoạt động NCKH của các cơ sở GDĐH nhằm đáp ứng những yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội được chỉ định làm Chủ nhiệm Câu Lạc bộ

Tại Hội thảo, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội cho biết, sự ra đời Câu Lạc bộ này là sự kiện lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng với giáo dục đại học Việt Nam.

GS.TS. Chử Đức Trình, Hiệu trưởng, Trường Đại học Công nghệ cho biết: “Chúng tôi rất vinh dự được tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Đảm bảo chất lượng của các Trường Đại học ngày hôm nay. Tôi cho rằng, chỉ có sự đồng hành của các Trường Đại học, Các doanh nghiệp và Các cơ quan quản lý thì chúng ta mới có thể xây dựng được một hệ thống giáo dục đại học tiên tiến tại Việt Nam và là cái gốc để xây dựng một tương lai tươi sáng cho lực lượng lao động Việt Nam. Chỉ có như vậy, thì chúng ta mới có thể vươn lên thành các trường đại học có đẳng cấp quốc tế, vươn lên thành các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo toàn cầu, chỉ có như thế Việt Nam mới vươn lên vị thế cao hơn trong chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu”. 

GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng, Trường Đại học Công nghệ

Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ gồm 15 người, đại diện cho lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn cả nước. Ban Thư ký sẽ do Chủ nhiệm Câu lạc bộ quyết định thành lập.

Thành viên của Câu lạc bộ (CLB) là các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH), cao đẳng, các tổ chức/doanh nghiệp quan tâm đến giáo dục đại học, các chuyên gia và các nhà khoa học cùng tham gia nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo và nghiên cứu, hội nhập quốc tế trong các cơ sở GDĐH, bao gồm các hoạt động: tuyển sinh, phát triển chương trình, giáo trình, cập nhật tài liệu chuyên môn, đổi mới phương pháp và công nghệ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy khởi nghiệp trong sinh viên và phục vụ cộng đồng, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau để phát huy tốt ảnh hưởng của các trường có lợi thế; hỗ trợ các trường còn khó khăn, góp phần hiệu quả nâng cao chất lượng GDĐH của Việt Nam.

Các đại biểu tại hội nghị 

Tại lễ ra mắt, Ban tổ chức đã tổ chức hội thảo khoa học “Nhận diện những nhân tố mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam”, các báo cáo tham gia hội thảo đã đề cập đến xu thế vận động và mô hình mới của trường đại học và đại học số trong thời đại ngày nay; đến chuyển đổi số trong giáo dục, sự phát triển, ứng dụng mạnh mẽ và nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo cũng như hoạt động đổi mới sáng tạo trong nhà trường – đều là những nhân tố mới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, xã hội 5.0, tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho giáo dục đại học.

Từ thực tế này cũng nảy sinh yêu cầu về cơ sở khoa học và thực tiễn để tiếp cận mới trong xây dựng chương trình đào tạo; chuẩn đầu ra; phương pháp dạy và học mới; cũng như các tiêu chuẩn những tiêu chí và phương pháp đánh giá mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, làm định hướng cho sự phát triển của các trường đại học Việt Nam trong thời gian tới.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Theo các nhà khoa học cũng đề xuất thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới và trí tuệ nhân tạo, đi đôi với xây dựng thể chế, khung pháp lý để hỗ trợ người học và giảng viên trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học; thúc đẩy xây dựng trường học thân thiện, thông minh; đẩy mạnh xây dựng và khai phá dữ liệu; đẩy mạnh STEM trong giáo dục đại học; xây dựng các phần mềm mô phỏng kết hợp với trí tuệ nhân tạo để tạo ra những đột phá trong nghiên cứu.

Các chuyên gia cho rằng, trong báo cáo về kiểm định chất lượng nhận định từ khi Luật giáo dục đại học sửa đổi và ra đời Nghị định 81, bên cạnh việc kiểm định cơ sở đào tạo, các trường đã rất tích cực kiểm định các chương trình đào tạo. Về tổng thể có 3 yếu tố được đánh giá cao nhất là đội ngũ giảng viên, đội ngũ nhân viên, người học và hoạt động hỗ trợ người học. Các yếu tố còn yếu cần cải thiện là chuẩn đầu ra, ngoại ngữ, kiểm tra đánh ra các học phần.

Báo cáo tại Hội thảo cũng đề cập đến tính cấp thiết và các tiêu chí, quy trình kiểm định các chương trình thuộc khối sức khỏe với mục tiêu thúc đẩy hội nhập và công nhận văn bằng với quốc tế trong lĩnh vực khoa học sức khỏe. Khi được kiểm định theo chuẩn quốc tế, người tốt nghiệp đại học từ trường y quốc tế được WFME công nhận, có thể tiếp tục theo học chương trình       nội trú để hành nghề tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc, New Zealand,…

Nhật Hồng

Nhận diện những nhân tố mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học

GD&TĐ – Ngày 20/12 tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Nhận diện những nhân tố mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học’.

Nhận diện những nhân tố mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.

Hội thảo “Nhận diện những nhân tố mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học” và ra mắt Câu lạc bộ mạng lưới Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Việt Nam, do Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam và Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN đồng tổ chức.

Tại hội thảo, các báo cáo đã đề cập đến xu thế vận động và mô hình mới của trường đại học và đại học số trong thời đại ngày nay; đến chuyển đổi số trong giáo dục, sự phát triển và ứng dụng mạnh mẽ và nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo cũng như hoạt động đổi mới sáng tạo trong nhà trường – đều là những nhân tố mới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, xã hội 5.0, tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho giáo dục đại học.

Từ thực tế này cũng nảy sinh yêu cầu về cơ sở khoa học và thực tiễn để tiếp cận mới trong xây dựng chương trình đào tạo; chuẩn đầu ra; phương pháp dạy và học mới; cũng như các tiêu chuẩn những tiêu chí và phương pháp đánh giá mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, làm định hướng cho sự phát triển của các trường đại học Việt Nam trong thời gian tới.

Các nhà khoa học cũng đề xuất thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới và trí tuệ nhân tạo, đi đôi với xây dựng thể chế, khung pháp lý để hỗ trợ người học và giảng viên trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học; thúc đẩy xây dựng trường học thân thiện, thông minh; đẩy mạnh xây dựng và khai phá dữ liệu; đẩy mạnh STEM trong giáo dục đại học; xây dựng các phần mềm mô phỏng kết hợp với trí tuệ nhân tạo để tạo ra những đột phá trong nghiên cứu.

Ra mắt Câu lạc bộ mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam.

Trong báo cáo về kiểm định chất lượng nhận định từ khi Luật giáo dục đại học sửa đổi và ra đời Nghị định 81, bên cạnh việc kiểm định cơ sở đào tạo, các trường đã rất tích cực kiểm định các chương trình đào tạo. Về tổng thể có 3 yếu tố được đánh giá cao nhất là đội ngũ giảng viên, đội ngũ nhân viên, người học và hoạt động hỗ trợ người học. Các yếu tố còn yếu cần cải thiện là chuẩn đầu ra, ngoại ngữ, kiểm tra đánh ra các học phần.

Báo cáo tại Hội thảo cũng đề cập đến tính cấp thiết và các tiêu chí, quy trình kiểm định các chương trình thuộc khối sức khỏe với mục tiêu thúc đẩy hội nhập và công nhận văn bằng với quốc tế trong lĩnh vực khoa học sức khỏe. Khi được kiểm định theo chuẩn quốc tế, người tốt nghiệp đại học từ trường y quốc tế được WFME công nhận, có thể tiếp tục theo học chương trình nội trú để hành nghề tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc, New Zealand,…

Tại hội thảo, Câu lạc bộ mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam đã ra mắt, GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN được chỉ định làm Chủ nhiệm Câu Lạc bộ. Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ gồm 15 người, đại diện cho lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn cả nước. Thành viên của Câu lạc bộ là các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ, các tổ chức/doanh nghiệp quan tâm đến giáo dục đại học, các chuyên gia và các nhà khoa học. PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội đã phát biểu chào mừng và nhấn mạnh: Sự ra đời Câu Lạc bộ này là sự kiện lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng với giáo dục đại học Việt Nam.

Chuẩn đầu ra và ngoại ngữ là những khâu còn yếu của các trường đại học

Các trường đại học (ĐH) đang tích cực kiểm định các chương trình đào tạo. Về tổng thể có 3 yếu tố được đánh giá cao nhất là đội ngũ giảng viên, đội ngũ nhân viên, người học và hoạt động hỗ trợ người học. Các yếu tố còn yếu cần cải thiện là chuẩn đầu ra, ngoại ngữ, kiểm tra đánh ra các học phần…

Ngày 20/12, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp với Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện những nhân tố mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam”.

Tại hội thảo, các báo cáo đã đề cập đến xu thế vận động và mô hình mới của trường ĐH; đề cập đến chuyển đổi số trong giáo dục, sự phát triển và ứng dụng mạnh mẽ và nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo cũng như hoạt động đổi mới sáng tạo trong nhà trường. Từ thực tế này cũng nảy sinh yêu cầu về cơ sở khoa học và thực tiễn để tiếp cận mới trong xây dựng chương trình đào tạo; chuẩn đầu ra; phương pháp dạy và học mới; cũng như các tiêu chuẩn về những tiêu chí và phương pháp đánh giá mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH, làm định hướng cho sự phát triển của các trường ĐH Việt Nam trong thời gian tới.

Hiệu trưởng nhiều trường ĐH tham gia hội thảo, đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam.

Tại hội thảo, các nhà khoa học cũng đề xuất thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới và trí tuệ nhân tạo, đi đôi với xây dựng thể chế, khung pháp lý để hỗ trợ người học và giảng viên trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học; thúc đẩy xây dựng trường học thân thiện, thông minh; đẩy mạnh xây dựng và khai phá dữ liệu; đẩy mạnh STEM trong giáo dục ĐH; xây dựng các phần mềm mô phỏng kết hợp với trí tuệ nhân tạo để tạo ra những đột phá trong nghiên cứu.

 Theo PGS.TS Nguyễn Phương Nga, Ủy viên thường vụ BCH Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, các trường ĐH hiện rất tích cực kiểm định các chương trình đào tạo. Về tổng thể có 3 yếu tố được đánh giá cao nhất là đội ngũ giảng viên, đội ngũ nhân viên, người học và hoạt động hỗ trợ người học. Các yếu tố còn yếu cần cải thiện là chuẩn đầu ra, ngoại ngữ, kiểm tra đánh ra các học phần.

Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao là cốt lõi sự phát triển và thịnh vượng quốc gia. Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao, cần phải xây dựng chiến lược phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn mới; đồng thời phải đầu tư mạnh mẽ cho các trường ĐH trọng điểm. Mặt khác, phải luôn xác định “tự chủ đại học” là một xu thế tất yếu, do đó phải sớm hoàn thiện thể chế, chính sách về mô hình ĐH, trường ĐH; về quản trị ĐH cách mạng 4.0. Quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện từ đầu vào (chương trình đào tạo) và đầu ra (kiểm tra đánh giá). Có chính sách đãi ngộ thật tốt với trí thức…

“Tôi muốn chúng ta phải hướng tới xây dựng “ĐH số” – đáp ứng được các tiêu chí như khả năng tự động thích ứng, khả năng tự học, khả năng dự báo, khả năng tự vận hành. Còn hiện xây dựng mô hình ĐH 4.0 thì chuyển đổi số sẽ chiếm 20%, đổi mới sáng tạo chiếm 30% và khoa học công nghệ – công bố phải chiếm tới 50%”, GS Nguyễn Đình Đức chia sẻ.

GS Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Công nghệ đề nghị chiến lược phát triển giáo dục ĐH Việt Nam phải tính đến xây dựng “ĐH số”.

GS.TS Nguyễn Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược – ĐH Huế cho biết tính cấp thiết và các tiêu chí, quy trình kiểm định các chương trình thuộc khối sức khỏe với mục tiêu thúc đẩy hội nhập và công nhận văn bằng với quốc tế trong lĩnh vực khoa học sức khỏe. Khi được kiểm định theo chuẩn quốc tế, người tốt nghiệp ĐH từ trường y quốc tế được WFME công nhận, có thể tiếp tục theo học chương trình nội trú để hành nghề tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc, New Zealand,…

*Cũng trong ngày 20/12, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã công bố quyết định và lần đầu tiên ra mắt Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH Công nghệ, được chỉ định làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ.

 GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ nhiệm Câu lạc bộ cho biết: Câu lạc bộ sẽ bám sát Nghị quyết 29 của BCH Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh nghiên cứu và thảo luận về các chủ đề như: Thúc đẩy hoàn thiện thể chế và mô hình tự chủ ĐH; mô hình ĐH – trường ĐH ở Việt Nam; đẩy mạnh khai thác và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH; đánh giá thực trạng và cơ cấu, quy mô ngành nghề đào tạo ở Việt Nam; giải pháp nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên Việt Nam…

Thành viên của Câu lạc bộ là các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ, các tổ chức/doanh nghiệp quan tâm đến giáo dục ĐH, các chuyên gia và các nhà khoa học cùng tham gia nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo và nghiên cứu, hội nhập quốc tế, góp phần hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục ĐH của Việt Nam.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng Nhóm nghiên cứu mạnh để lại dấu ấn trong hành trình 30 năm phát triển của ĐHQGHN

Được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ với sứ mạng là đại học trọng điểm quốc gia – một trung tâm đào tạo chất lượng cao, trình độ cao gắn với nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, ngang tầm khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế, làm nòng cốt và đầu tàu đổi mới cho hệ thống giáo dục nước nhà. Sau 30 năm hình thành và phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu lớn, qua đó không chỉ khẳng định vị thế là nơi truyền bá tri thức, mà còn là nơi sáng tạo tri thức mới, là đại diện tiêu biểu của nền học thuật quốc gia – dân tộc.

Trường ĐH Công nghệ và khát vọng trở thành đại học tiên tiến của châu Á

GDVN- Mục tiêu đến năm 2045, Trường ĐH Công nghệ trở thành một trung tâm xuất sắc, đi đầu trong đào tạo tài năng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Sáng ngày 28/11, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Lễ Công bố Chiến lược phát triển Trường Đại học Công nghệ đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045.

Tại buổi lễ, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng trường đã trao Nghị quyết ban hành chiến lược cho Giáo sư, Tiến sĩ Chử Đức Trình – Hiệu trưởng nhà trường, để Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức triển khai thực hiện.

Lễ Công bố Chiến lược phát triển Trường Đại học Công nghệ đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045.

Chiến lược “tham vọng” thể hiện trách nhiệm của nhà trường

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng trường chia sẻ: “Ngày hôm nay là một ngày có ý nghĩa lịch sử đối với sự phát triển của Trường Đại học Công nghệ và Đại học Quốc gia Hà Nội.

Năm nay, Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố chiến lược phát triển mới, trong đó đề ra mục tiêu là đến năm 2035, Đại học Quốc gia Hà Nội phải vào top 300, đến năm 2045 phải vào top 200 trong các bảng xếp hạng thế giới.

Giáo sư Nguyễn Đình Đức phát biểu chỉ đạo.

Xếp hạng phải phụ thuộc vào các trường thành viên, các trường phải đồng hành, và Trường Đại học Công nghệ tiên phong công bố kế hoạch chiến lược của mình, điều này thể hiện sự đồng hành với Đại học Quốc gia Hà Nội”.

Giáo sư Nguyễn Đình Đức cho biết, việc ban hành Chiến lược mới dựa vào 3 căn cứ, là: chiến lược phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội; Thực hiện tự chủ đại học và việc trường chuẩn bị chuyển lên cơ sở Hòa Lạc – tương lai của Đại học Quốc gia Hà Nội.

“Trong bối cảnh thực hiện tự chủ đại học, trường đại học phải tự đứng trên đôi chân của mình và phải vươn lên bằng chất lượng, hiệu quả. Chất lượng, hiệu quả gắn với quy mô phải là vấn đề cần cân nhắc để có sự đồng thuận trong phát triển nhà trường.

Với chiến lược đầy tham vọng này sẽ có nhiều khó khăn, thử thách, nhưng thể hiện sự cam kết, trách nhiệm của Trường Đại học Công nghệ với Đại học Quốc gia Hà Nội và với xã hội”, Giáo sư Đức khẳng định.

Chủ tịch Hội đồng trường nhấn mạnh, sứ mệnh của Trường Đại học Công nghệ luôn gắn với sứ mệnh của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thầy Đức cho biết thêm: Chiến lược lần này thay đổi về quy mô, trường hướng tới đào tạo cả về cơ khí chế tạo máy. Từ đây, nhà trường sẽ hoàn thiện và làm ra được những sản phẩm hoàn chỉnh, cộng với thế mạnh vốn có của Trường Đại học Công nghệ, trường sẽ vươn lên phát triển.

Nhà trường cũng tiếp tục đẩy mạnh những ngành mũi nhọn, mở rộng quy mô một số ngành nghề vệ tinh như: Fintech, quản lý quá trình sản xuất. Nhà trường quyết tâm phải là một trường hàng đầu về công nghệ, khi đó, đào tạo về quản lý công nghệ mới đạt kết quả tốt.

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Đình Đức trao Nghị quyết ban hành chiến lược cho Giáo sư, Tiến sĩ Chử Đức Trình.

Chiến lược phát triển nhà trường trước đây xác định Trường Đại học Công nghệ trở thành một trường đại học hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ thì chiến lược lần này xác định trường sẽ trở thành một đại học tiên tiến của châu Á và của khu vực, quyết tâm đến năm 2035 có một số lĩnh vực vào top 300. Điều này thể hiện hoài bão của trường nhưng là có cơ sở, vì một số lĩnh vực hiện nay trường đã đạt được top 386.

Trường Đại học Công nghệ có thế mạnh là đầu vào chất lượng và đội ngũ cán bộ cũng chất lượng. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ đều là những tiến sĩ trẻ năng động, được đào tạo ở những nước tiên tiến, có năng lực công bố, năng lực nghiên cứu đầy hoài bão, nên thời gian tới nhà trường chú trọng chăm lo đến phát triển con người (đầu vào – đầu ra).

Trong đợt kiểm định chất lượng giáo dục vừa rồi, đoàn kiểm định đánh giá chất lượng đầu ra của trường rất tốt, tất cả sinh viên của trường khi ra trường 100% đều có việc làm ngay, trong đó lĩnh vực công nghệ thông tin có 82% sinh viên ra trường có việc làm đúng chuyên môn, còn các lĩnh vực khác cũng có trên 60% sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm đúng chuyên môn. Có những sinh viên của trường được làm việc ở những công ty toàn cầu, trở thành nhân lực chủ chốt trong lĩnh vực kỹ thuật.

Mục tiêu thành đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo tiên tiến của châu Á

Cũng tại buổi Lễ công bố Chiến lược này, Giáo sư, Tiến sĩ Chử Đức Trình – Hiệu trưởng nhà trường, đã trình bày kế hoạch, lộ trình và các giải pháp cơ bản nhất để triển khai thực hiện Chiến lược.

Giáo sư, Tiến sĩ Chử Đức Trình cho biết, mục tiêu và sứ mệnh phát triển đã được xác định và tuyên bố ngay từ khi thành lập Trường Công nghệ năm 2004 với Hiệu trưởng đầu tiên là Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu.

Giáo sư, Tiến sĩ Chử Đức Trình – Hiệu trưởng nhà trường, đã trình bày kế hoạch, lộ trình và các giải pháp cơ bản nhất để triển khai thực hiện Chiến lược mới.

Gần đây nhất, năm 2019, Trường Đại học Công nghệ đã ban hành Quyết định điều chỉnh Chiến lược phát triển nhà trường, tầm nhìn đến 2035. Chỉ trong vòng 5 năm từ 2019 đến nay, Trường Đại học Công nghệ đã bám sát Chiến lược đó, phát triển vượt bậc cả về quy mô và số lượng chương trình đào tạo, cơ cấu ngành nghề.

Bên cạnh các ngành truyền thống thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, Điện tử Viễn thông, Cơ kỹ thuật và Tự động hóa, Vật lý kỹ thuật. Từ 2019 cho đến 2023, nhà trường đã mở thêm mới những lĩnh vực quan trọng như Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng Giao thông, Công nghệ hàng không vũ trụ, Nông nghiệp công nghệ cao và Trí tuệ nhân tạo.

Giáo sư Chử Đức Trình cho biết, chiến lược lần này được sửa đổi và điều chỉnh, nhưng theo nguyên tắc trung thành tuyệt đối với triết lý, mục tiêu của các Chiến lược mà các bậc tiền bối đã xây đắp qua các thời kỳ.

Theo đó, sứ mệnh của Trường Đại học Công nghệ là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu phát triển và ứng dụng các lĩnh vực khoa học – công nghệ tiên tiến; tiên phong tiếp cận chuẩn mực giáo dục đại học khu vực và thế giới, đóng góp tích cực vào sự phát triển nền kinh tế và xã hội tri thức của đất nước. Với khẩu hiệu hành động là: Sáng tạo – Tiên phong – Chất lượng cao.

Triết lý giáo dục của nhà trường là: Sáng tạo và vun đắp giá trị nhân văn của công nghệ.

Giáo sư Chử Đức Trình khẳng định, mục tiêu giáo dục của đại học định hướng nghiên cứu không chỉ để tiếp cận tri thức và công nghệ tiên tiến mà còn nâng cao năng lực sáng tạo tri thức và công nghệ mới, định hướng áp dụng công nghệ vị nhân sinh và phát triển bền vững; góp phần hình thành thế hệ công dân mới có năng lực và trách nhiệm phụng sự xã hội.

Bốn giá trị cốt lõi của Trường Đại học công nghệ là: đổi mới sáng tạo; hợp tác; chất lượng cao và nhân văn.

Giáo sư Chử Đức Trình cho biết, từ năm 2022, Trường Đại học Công nghệ thực hiện tự chủ chi thường xuyên. Hiện trường có 18 chương trình đào tạo đại học, 11 chương trình thạc sĩ, 9 chương trình tiến sĩ với 7576 sinh viên.

Trường Đại học Công nghệ là trường thành viên tích cực đóng góp vào bảng xếp hạng của Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội đứng ở vị trí 661, tăng 97 bậc trong Bảng xếp hạng các trường đại học thế giới.

Tầm nhìn của Trường Đại học Công nghệ đến năm 2045 là: Duy trì vị thế một trường đại học kỹ thuật công nghệ hàng đầu trong nước, nằm trong nhóm các trường đại học tiên tiến ở Châu Á; một trung tâm xuất sắc, đi đầu trong đào tạo tài năng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Một số lĩnh vực của nhà trường nằm trong bảng xếp hạng 200-300 thế giới vào năm 2035.

Lãnh đạo nhà trường và các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại buổi lễ.

Các chỉ tiêu chiến lược cụ thể, về đào tạo: đến năm 2023, quy mô 15.000 người học, đến năm 2045 là 30.000 người học, trong đó kỹ sư/thạc sĩ chiếm 35%. Và là môi trường học tập quốc tế hóa cao.

Về khoa học công nghệ: Năm 2030, công bố 850 bài báo khoa học quốc tế uy tín, đến năm 2045, công bố khoảng 1800 bài báo quốc tế uy tín trong danh mục ISI/Scopus, trong đó bài báo Q1/Q2 chiếm 65%; Định hướng giải quyết các bài toán khoa học lớn của nhân loại.

Về phát minh, sáng chế, phấn đấu đến năm 2030 có 50 phát minh sáng chế, đến năm 2045 mục tiêu có 100 phát minh sáng chế.

Về chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm, có 10 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.

Về quan điểm phát triển, Trường Đại học Công nghệ là một trung tâm quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài trên các lĩnh vực khoa học công nghệ tiên tiến của cả nước và khu vực, gắn với phát triển bền vững, thực hiện trách nhiệm xã hội, trách nhiệm quốc gia, và phù hợp với xu thế tự chủ đại học

Phát triển giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học vị nhân sinh, là nguồn cung ứng nhân lực chất lượng cao và tri thức khoa học công nghệ quan trọng phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội của đất nước.

Từng bước mở rộng quy mô và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu của Nhà trường tại Khu đô thị đại học Hòa Lạc.

Hướng đến thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc tại Việt Nam (SDGs).

Về định hướng đào tạo, Chương trình đào tạo sẽ đa dạng, bao phủ các lĩnh vực khoa học công nghệ, STEAM, đảm bảo tính mở, liên ngành, tính tự học, thực hành thực tập thực tế,…

Về quản trị và hạ tầng, tiến tới quản trị đại học số, kết nối, cơ sở dữ liệu, học liệu mở; xây dựng phòng thí nghiệm, thực hành mở, cùng với kết nối doanh nghiệp.

Về định hướng khoa học công nghệ, Trường Đại học Công nghệ trở thành đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo với môi trường làm việc và nghiên cứu khoa học, có các phòng thí nghiệm công nghệ, hàn lâm, các phòng thí nghiệm hợp tác doanh nghiệp; Patent và Spin-off và có sản phẩm khoa học công nghệ có ảnh hưởng toàn cầu.

Đồng thời, nhà trường triển khai Đề án Tự chủ đại học; đến năm 2035 cơ bản hoàn thành đại học số; Từng bước thành lập các đơn vị mới có pháp nhân như các trường (School) và Viện trực thuộc; Xây dựng cơ chế đặc thù thu hút và trọng dụng nhân tài.

Phạm Minh

Bài viết liên quan: Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN phấn đấu vào tốp 200 thế giới năm 2045

Chiến lược phát triển Trường Đại học Công nghệ đến năm 2035, tầm nhìn năm 2045: Đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo tiên tiến của châu Á

Ngày 28/11/2023, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã trang trọng tổ chức Lễ công bố Chiến lược phát triển Trường Đại học Công nghệ đến năm 2035, tầm nhìn 2045.

Tham dự buổi lễ về phía ĐHQGHN có PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng ban Đào tạo; TS. Lê Xuân Tình – Phó Trưởng ban Kế hoạch tài chính; TS. Trương Việt Hà – Phó Trưởng ban Tổ chức cán bộ. Về phía Trường ĐH Công nghệ có GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường, GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Nhà trường, các Phó Hiệu trưởng, các thầy nguyên lãnh đạo nhà trường qua các thời kỳ, lãnh đạo các đơn vị trong Trường, giảng viên và sinh viên. 

Các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, các nhà quản lý tham dự lễ công bố Chiến lược của Trường ĐH Công nghệ

Phát biểu khai mạc, GS. TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường khẳng định, Chiến lược phát triển Trường Đại học Công nghệ đến năm 2035, tầm nhìn năm 2045 có ý nghĩa đối với tiến trình xây dựng và phát triển của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN. Từ những ngày đầu thành lập Trường ĐH Công nghệ, mục tiêu và sứ mệnh phát triển đã được xác định và tuyên bố ngay khi thành lập Trường vào năm 2004 với Hiệu trưởng sáng lập là GS.VS Nguyễn Văn Hiệu. Đến năm 2019, Trường đã ban hành và điều chỉnh Chiến lược phát triển, tầm nhìn đến năm 2035. Trong 5 năm qua, Trường phát triển vượt bậc từ quy mô tuyển sinh từ 600 lên đến 1.850, một số lĩnh vực của Nhà trường được xếp hạng thế giới. Đặc biệt, lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ xếp hạng 386 thế giới trong bảng xếp hạng QS.

GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường (bên trái) trao Nghị quyết ban hành chiến lược cho GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Nhà trường

Có thể nói, Chiến lược phát triển Trường Đại học Công nghệ đến năm 2035, tầm nhìn 2045 là niềm tin, trách nhiệm và sự đồng hành của Hội đồng Trường gửi gắm đến lãnh đạo Nhà trường. Chiến lược lần này tuy là sự thử thách, nhưng cũng là sự cam kết trách nhiệm của Nhà trường với ĐHQGHN và xã hội.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết, điểm nổi bật trong Chiến lược là về quy mô đào tạo, phát triển các lĩnh vực để hoàn thiện cơ cấu đào tạo phù hợp với thời đại mới, xác định Trường ĐH Công nghệ sẽ vươn lên thành đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo tiên tiến của châu Á và một số lĩnh vực sẽ vào top 300 trên bảng xếp hạng thế giới năm 2035 và top 200 trên bảng xếp hạng thế giới vào năm 2045.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức phát biểu tại buổi lễ

Tại buổi Lễ, GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Nhà trường, đã thay mặt Ban Giám hiệu trình bày kế hoạch, lộ trình và các giải pháp triển khai Chiến lược phát triển Trường đến năm 2035, tầm nhìn năm 2045. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, Chiến lược phát triển của Nhà trường đến năm 2035, tầm nhìn năm 2045 với sứ mệnh, khẩu hiệu hành động và các định hướng thể hiện hoài bão, ý chí của tập thể viên chức và người lao động Nhà trường quyết tâm, đồng lòng thực hiện các mục tiêu chiến lược, tiếp tục xây dựng và phát triển “Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN là một địa chỉ tin cậy trong đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật công nghệ chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài của đất nước, khu vực và thế giới”.

GS.TS Chử Đức Trình  trình bày kế hoạch, lộ trình và các giải pháp triển khai Chiến lược phát triển Trường đến năm 2035, tầm nhìn năm 2045

Lễ công bố Chiến lược phát triển Trường Đại học Công nghệ đến năm 2035, tầm nhìn năm 2045 đã diễn ra thành công. Chiến lược này vừa là mục tiêu, là thách thức nhưng cũng là động lực để Trường ĐH Công nghệ sẽ phát triển vượt bậc với các giá trị cốt lõi là uy tín, chất lượng cao – trình độ cao; trụ cột, tinh hoa và nhân văn; gắn đào tạo và nghiên cứu với thực tiễn và doanh nghiệp – với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và khởi nghiệp – xứng đáng với kỳ vọng và niềm tin của phụ huynh và sinh viên, của ĐHQGHN và các thế hệ cha anh, với xã hội và đất nước. Thông qua chiến lược Trường ĐH Công nghệ sẽ thoát thai hoàn toàn từ cái áo Collge of Technology thuở ban đầu, thực sự trở thành University of Engineering and Technology – Trường đại học kỹ thuật công nghệ.

Những điểm mới căn bản nhất của Chiến lược:

Về Đào tạo: Bên cạnh các ngành, khoa như hiện nay, Trường sẽ phát triển thêm những lĩnh vực then chốt về yêu cầu nguồn nhân lực trong bối cảnh CMCN 4.0 như (1) Cơ khí chế tạo máy; (2) Các khối ngành quản lý, quản trị kỹ thuật, công nghệ (quản lý năng lượng, kinh tế xây dựng, quản trị hệ thống công nghiệp, quản trị hệ thống thông tin, quản trị công nghệ,…); (3) Các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ là vệ tinh của các công nghệ lõi mà xã hội đang rất cần và trường ĐH Công nghệ và Đại học Quốc Gia Hà Nội có thế mạnh nền tảng như Fintech, Logistics, Thiết kế công nghiệp và đồ họa, công nghệ bán dẫn, thiết kế chip và vi mạch,…

Theo Chiến lược phát triển, đến 2035, quy mô của trường ĐH Công nghệ có thể lên đến 20.000 sinh viên, với hơn 1200 cán bộ, giảng viên. Đến năn 2045, quy mô của trường lên 30.000 sinh viên với 1800 cán bộ giảng viên. Tỷ lệ kỹ sư và sau đại học sẽ chiếm tỷ lệ 35% trong tổng quy mô đào tạo của nhà trường.

Bên cạnh đó, sẽ đẩy mạnh hợp tác đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp để gắn với thực tiễn, và các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh để thúc đẩy trao đổi sinh viên và học giả quốc tế.

Sinh viên của trường phải giỏi chuyên môn, giỏi ngoại ngữ, đẹp về trí tuệ, thể hình – có kỹ năng sống, nghị lực, hiểu và hành được minh triết và giàu tính nhân văn.

Về Khoa học Công nghệ: (1) Sẽ thúc đẩy mạnh mẽ và ưu tiên các nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao để có các sản phẩm quốc gia. (2) Tập trung xây dựng một số nhóm nghiên cứu mạnh trong Thiết kế chip và vi mạch, Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo, Cơ điện tử, Viễn thông, Công nghệ bán dẫn, Robotic, Vật liệu và kết cấu tiên tiến, Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng – Giao thông; Thiết kế, Tích hợp các hệ thống thông minh;…(3) Thành lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ của Nhà trường để có nguồn lực đầu tư cho tiềm lực khoa học công nghệ và con người (4) Xây dựng tạp chí khoa học công nghệ của trường lọt vào danh mục ISI của quốc tế. Công bố quốc tế trong danh mục các tạp chí quốc tế ISI có uy tín dự kiến sẽ đạt tối thiểu 700 bài ISI/năm vào năm 2035 và 1000 bài ISI vào năm 2045.

Đặc biệt đột phá về Cơ sở vật chất Chiến lược lần trước đề ra ở mức làm tốt công tác chuẩn bị lên Hòa Lạc. Thì lần này, điều chỉnh Chiến lược đề ra nhiệm vụ bắt tay ngay vào việc triển khai xây dựng các phòng thí nghiệm và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu của nhà trường trên Hòa Lạc, nhanh chóng biến Hòa Lạc thành tương lai và cơ hội phát triển mới của nhà trường, đồng hành cùng Đại học Quốc gia Hà Nội khai thác tối đa Hòa Lạc phục vụ cho phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới.

Bài viết liên quan: Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN phấn đấu vào tốp 200 thế giới năm 2045