MÙA XUÂN – TUỔI TRẺ – TƯƠNG LAI

Trân trọng giới thiệu bài viết của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, đăng trên Dân trí ngày mùng 2 Tết Đinh Dậu – 2017: ” Liệu thế hệ trẻ Việt Nam có vươn lên trở thành “con rồng” của châu Á và thế giới?”

GS. Nguyễn Đình Đức: “Việt Nam đứng trước nhiều vận hội và khó khăn thách thức”

Chúng ta đang sống giữa thời điểm cao trào của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra trên thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bùng nổ vào cuối thế kỷ XVIII, đánh dấu bằng sự ra đời của động cơ hơi nước và năng lượng nước.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay đổi diện mạo nền công nghiệp thế giới với việc cơ giới hoá sản xuất, mở ra kỷ nguyên sản xuất cơ khí. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 nổ ra ở giai đoạn sau của thế kỷ XIX, khởi nguồn là sự bùng nổ của kỹ thuật điện, dây chuyền lắp ráp và sản xuất hàng loạt.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 bắt đầu từ giữa thế kỷ XX, là thời điểm công nghệ thông tin bắt đầu bùng nổ nhanh chóng và quá trình sản xuất được tự động hóa dựa trên hệ thống quản lý máy tính, được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân và Internet.

Sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ trong 15 năm đầu tiên của thế kỷ 21 với những phát minh, sáng chế mới và Internet… chính là những nền tảng then chốt tạo nên những cú huých của sự tăng trưởng và phát triển. Nhờ vậy năng suất lao động và của cải vật chất của toàn xã hội đã được tăng lên theo cấp số nhân. Tổng sản phẩm của thế giới năm 2015 ước đạt 74000 tỷ USD, đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000 và gấp 60 lần so với năm 1950.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được hình thành trên nền tảng thành tựu vượt bậc của cuộc cách mạng thứ 3, xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, tự động hóa – rô bốt, và InternetofThings (IoT).

Sự phát triển của khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng lần thứ 4 này ở các nước phát triển đang bùng nổ mạnh mẽ, với phạm vi ảnh hưởng vô cùng sâu rộng, sẽ phát triển và lan truyền với tốc độ chưa từng có tiền lệ so với ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Đó là những yếu tố kỹ thuật và công nghệ định dạng một thế giới hiện đại trong những thập niên tới.

Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới với rất nhiều vận hội và khó khăn thách thức. Mỹ, Anh,… và các nước công nghiệp phát triển đã tận dụng và nắm bắt được cơ hội ngay từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2.

Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ,… đã nắm bắt được cơ hội ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Vậy một vấn đề đặt ra là: liệu Việt Nam có tận dụng và nắm bắt được cơ hội ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để vươn lên thành “con rồng, con hổ” của châu Á và thế giới trong thế kỷ 21? Sứ mệnh này thuộc về thế hệ trẻ – tương lai của Việt Nam.


Từ trái qua phải: GS.TS Mai Trong Nhuận - Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục ĐHQGHN, GS.TSKH Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo của ĐHQGHN, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và GS.TS Furuta (Hiệu trưởng ĐH Việt Nhật)

Từ trái qua phải: GS.TS Mai Trong Nhuận – Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục ĐHQGHN, GS.TSKH Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo của ĐHQGHN, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và GS.TS Furuta (Hiệu trưởng ĐH Việt Nhật)

GS. Nguyễn Đình Đức: “Khoa học và Công nghệ – chiếc đũa thần để đưa dân tộc ta theo kịp và sánh vai các nước trên thế giới”

Sứ mạng của các thế hệ lớn tuổi đã làm nên những kỳ tích hào hùng trong chiến tranh để đất nước được hòa bình và thống nhất. Còn sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, đưa Việt Nam lên những tầm cao mới, sánh vai với các cường quốc năm châu là sứ mệnh vẻ vang của thế hệ trẻ, của các nhà khoa học trẻ hôm nay và mai sau.

Bên cạnh đội ngũ trí thức đầu ngành, đầu đàn được đào tạo bài bản ở các nước XHCN trước đây, chúng ta đang có một kho báu về trí thức là các bạn trẻ được đào tạo và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm trong những năm đất nước đổi mới ở khắp năm châu, nhiệt thành, yêu nước và đang đồng hành cùng sự nghiệp kiến thiết đất nước. Theo số lượng thống kê (chưa đầy đủ), số lượng các tiến sỹ được đào tạo ở Việt Nam trong những năm đổi mới khoảng 20.000, trong đó khoảng 25% được đào tạo ở nước ngoài.

Riêng ở Đại học Quốc gia Hà Nội, với lực lượng đông đảo 67 GS, 370 PGS, 1096 TSKH và TS, trong đó có tới 54,29% tiến sỹ được đào tạo ở nước ngoài. Chỉ riêng năm 2016, ĐHQGHN đã có 315 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI, 15 sáng chế, giải pháp hữu ích, 15 sản phẩm KHCN chuyển giao khởi nghiệp (Nguồn: Báo cáo thường niên 2016 của ĐHQGHN). Trong thành tích ấy có sự đóng góp tham gia hết sức quan trọng của các nhà khoa học trẻ, các tiến sỹ trẻ, các nghiên cứu sinh của ĐHQGHN.

Cũng nhờ có nguồn lực đó, các nhà khoa học của ĐHQGHN đã hợp tác với quốc tế để nghiên cứu các vấn đề thực tiễn của Việt Nam, và đã có kết quả công bố trên tạp chí Nature trong lĩnh vực khoa học tự nhiên (2013) và lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (2016). Nature là một trong những tạp chí có uy tín hàng đầu thế giới, có chỉ số ảnh hưởng IF = 38. Các công trình khoa học công bố trên Tạp chí này đạt trình độ nghiên cứu cơ bản xuất sắc, có tính đột phá, được đánh giá có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với cộng đồng khoa học và mà còn cả xã hội.

Đặc điểm nổi bật nhất là từ những nguồn lực nêu trên, đã hình thành một thế hệ trí thức mới – thế hệ 9X, rất trẻ, được đào tạo bài bản ở Việt Nam, có hoài bão và có nhiều kết quả nghiên cứu tốt, không thua kém so với các bạn bè đang làm việc, nghiên cứu ở nước ngoài. Bằng chứng là các nghiên cứu sinh của PTN Vật Liệu và Kết cấu Tiên tiến của Trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội như Trần Quốc Quân SN 1990 đã có 15 bài báo quốc tế ISI, Phạm Hồng Công SN 1991 đã có 17 bài báo quốc tế ISI…

Bên cạnh đó, có thể kể đến nhiều nghiên cứu sinh, nhiều tiến sỹ trẻ khác của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN), Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.Hồ Chí Minh), Đại học Tôn Đức Thắng,…được đào tạo hoàn toàn trong nước, nhưng cũng đã có nhiều công bố trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín.

Đó là xu thế phát triển và hội nhập, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế của khoa học Việt Nam, là thành quả của sự nghiệp giáo dục đại học của nước nhà trong những năm đổi mới vừa qua, và cũng là nhân tố nội lực mới trong sự phát triển.

Đội ngũ các nhà khoa học trẻ thực tài này chính là tiềm năng, là vốn quý của đất nước. Chúng ta cần tập hợp, tạo mọi điều kiện phát huy nguồn lực này để nắm bắt những cơ hội của thế giới trong tương lai.

Nếu không nắm bắt và tận dụng được các xu thế và vận hội của thời đại, không có sự chuẩn bị và chiến lược, chính sách đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nếu không có những nhân tài xuất sắc, các trung tâm nghiên cứu chuyển giao KHCN xuất sắc và máy móc hiện đại, năng suất và hiệu quả lao động của chúng ta ngày càng thấp so với thế giới và chúng ta sẽ mãi mãi bị tụt hậu.

Những thập niên tới đây của thế kỷ 21 là thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, với sự trợ giúp của Internet vạn vật IoT, tự động hóa trong sản xuất và cả trong quản lý, cùng với các vật liệu mới tiên tiến, thông minh và các công nghệ mới sẽ tạo ra những máy móc mới, thiết bị mới nhất với những năng lực thần kỳ mà trước đây chỉ có trong thần thoại.

Khoa học và Công nghệ là chiếc đũa thần để đưa dân tộc ta theo kịp và sánh vai các nước trên thế giới. Tuổi trẻ học tập để nắm vững kiến thức và khoa học công nghệ hiện đại, sẽ là chủ nhân của những chiếc đũa thần – là lớp người quyết định tương lai của dân tộc trong thế kỷ 21 và trong suốt lịch sử phát triển của đất nước.

Tục ngữ Việt Nam có câu “ Học thầy không tày học bạn”, “Học – hỏi” – tạm giải nghĩa là: học đi đôi với hỏi, học mà không có hỏi, chưa phải là học. Chúa Giêsu nói “ Khởi thủy là lời nói”. Đại thi hào Gơtơ nói “ Khởi thủy là hành động”. Bác Hồ kính yêu dạy chúng ta “ Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”.

Phải chăng đó là những chỉ dẫn cho các bạn trẻ về phương pháp luận trong quá trình học tập, tiếp thu khoa học công nghệ để phục vụ công cuộc CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Đại học Quốc Gia Hà Nội.

X untethered jailbreak for iphone, ipad and ipod touch, which has quickly become the most popular jailbreak in ios history.

Evdiz Evden Eve Nakliyat, the best house moving company in Istanbul, provides home, office and piece goods transportation services to all over Istanbul and Turkey. çekmeköy evden eve nakliyat , beykoz evden eve nakliyat , sancaktepe evden eve nakliyat , sultanbeyli evden eve nakliyat All of Turkey, especially its districts, are offered at affordable discounted prices.

Mong ước đầu xuân: Hy vọng nền giáo dục nước nhà sẽ tiếp tục đi lên mạnh mẽ

Nhân dịp đầu xuân Đinh Dâu, trên Dân trí sáng mùng 1 Tết đã đăng ý kiến  của các nhà khoa học, quản lý giáo dục gửi gắm tới nền giáo dục của nước nhà. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã có những gửi gắm như sau:

Những năm vừa qua sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và từng bước hội nhập với các chuẩn mực quốc tế. Cụ thể, đã có những điều chỉnh tích cực trong đổi mới tuyển sinh và triển khai hiệu quả việc kiểm định chất lượng tại các cơ sở giáo dục đại học.

Sang năm mới Đinh Dậu, tôi mong muốn việc đổi mới giáo dục đại học trước hết tập trung vào việc nâng cao chất lượng đào tạo tiến sỹ: chú trọng từ khâu tuyển đầu vào, quá trình đào tạo cho đến chuẩn đầu ra; thứ hai, là đổi mới các tiêu chuẩn xét duyệt và nâng cao chất lượng đội ngũ GS, PGS đồng thời có chế độ đãi ngộ tương xứng; thứ ba, là đẩy nhanh và mạnh hơn nữa việc kiểm định các chương trình đào tạo và các cơ sở giáo dục đại học; thứ tư là đổi mới chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng và kỹ năng thực tế cho sinh viên đại học để khi ra trường có thể tìm ngay được việc làm và khởi nghiệp.

Và điều cuối cùng, tôi muốn gửi gắm tới thế hệ trẻ hãy tự trang bị cho mình một nền tảng tri thức khoa học và ngoại ngữ vững vàng, tự tin vào năng lực cá nhân, tích cực, chủ động hội nhập với khu vực và thế giới.

Trong không khí rộn ràng của mùa xuân, tôi mong muốn mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là các nhà khoa học và các bạn trẻ, hãy nhận thức đầy đủ các cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát huy cao nhất sự chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của mình, chung tay góp sức nắm bắt những thời cơ và vận hội mà cuộc cách mạng này mang đến, đưa đất nước chúng ta được phồn vinh, tiến nhanh, tiến mạnh, đuổi kịp các nước tiên tiến và vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu.

Trích tin trên Dân trí, sáng mùng 1 Tết Đinh Dậu, 28 Jan. 2017

Expeditions lead or join immersive virtual trips all dissertationauthors.com/ over the world.

GS Nguyễn Đình Đức sáng lập ngành mới: Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật Xây dựng-Giao thông ở Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN

Vừa là Giám đốc Chương trình Kỹ thuật hạ tầng của Trường Đại học Việt Nhật và Trưởng Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến của trường Đại học Công nghệ, GS Nguyễn Đình Đức đã xây dựng Đề án và Chương trình đào tạo hệ kỹ sư (ngành thí điểm) Công nghệ kỹ thuật Xây dựng-Giao thông và đề xuất với Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN triển khai thành lập Bộ môn Công nghệ kỹ thuật Xây dựng – Giao thông trực thuộc trường (như đơn vị độc lập) , tiến tới thành lập Khoa mới của nhà trường trong tương lai. Ngành này bắt đầu tuyển sinh và triển khai đào tạo từ 2017.   

Sau gần 30 năm kể từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển đòi hỏi phải đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng như xa lộ, đường sắt, cảng biển, sân bay, và đầu tư vào hỗn hợp năng lượng hiệu quả như các nhà máy thủy điện, chạy than và khí đốt… Trong thập niên vừa qua tổng đầu tư hạ tầng ở Việt Nam đã chiếm bình quân hơn 10% GDP, vượt qua khỏi các nền kinh tế Đông Á vốn nổi tiếng về mức đầu tư cơ sở hạ tầng cao. Kết quả từ tỉ lệ đầu tư cao của Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng quy mô và khối lượng cơ sở hạ tầng, góp phần vào sự thành công về tăng trưởng và phát triển của đất nước.

Qua đó trong 2 thập kỷ đã qua, Việt Nam có rất nhiều những công trình xây dựng và giao thông hiện đại phục vụ phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sử dụng của người dân. Ở khu vực phía bắc các công trình xây dựng và giao thông tiêu biểu như hệ thống đường Cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Đại lộ Thăng Long, Đường Vành đai 3 Hà Nội, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài… Các hệ thông giao thông mới này thúc đẩy sự phát triển kinh tế của toàn khu vực cũng như nâng cao sự tiện lợi trong lưu thông hàng hóa và nhu cầu đi lại của người dân giữa Thủ Đô Hà Nội và các vùng lân cận. Tại khu vực phía Nam có rất nhiều hệ thống đường cao tốc tương tự như TPHCM-Long Thành – Dầu Giây, TPHCM – Trung Lương… Một số công trình lớn hiện đang thi công như dự án đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM. Bên cạnh đó hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nước cũng được đầu tư và phát triển mạnh mẽ tại các đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội và TPHCM, cũng như nhiều đập, hồ trữ nước phục vụ nông nghiệp, phòng chống hạn hán và phát điện trong cả nước.

Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển đó, kỹ thuật xây dựng và giao thông của Việt Nam còn có nhiều hạn chế như kỹ thuật công nghệ chính của các công trình nêu trên còn phụ thuộc vào đối tác nước ngoài, phụ trách thi công các hạng mục chính là các đối tác nước ngoài. Tuổi thọ của các công trình kỹ thuật hạ tầng ngắn, nhanh chóng xuống cấp. Đặc biệt, sự phát triển của công trình kỹ thuật hạ tầng của Việt Nam chưa đáp ứng kịp sự phát triển của kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng của người dân ở cả khu vực đô thị và nông thôn, với những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra tại Việt Nam.

Ngoài ra, các đô thị lớn của Việt Nam đặc biệt là Hà Nội và TPHCM đang phải đối mặt với vấn đề dân số tập trung quá đông. Tỷ lệ dân số tập trung cao dẫn đến đô thị trên thế giới hiện đối mặt với rất nhiều vấn đề như : vấn đề giao thông, vấn đề môi trường, vấn đề rác thải, vấn đề ô nhiễm nguồn nước, vấn đề xuống cấp của cơ sở hạ tầng, dễ bị tổn thương trước thiên tai và thảm họa (cháy nhà, bão, lũ lụt…)… Do đó việc phát triển và ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong xây dựng và giao thông để duy trì và phát triển đô thị bền vững là nhu cầu cấp bách.

2_img_1445-2

Theo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của Chính Phủ, nhân lực khối ngành xây dựng sẽ tăng từ 2,9 triệu người năm 2010 lên khoảng 5 triệu vào năm 2015 và khoảng 8-9 triệu người vào năm 2020. Trong đó, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo tăng từ mức 41% năm 2010 lên khoảng 60% năm 2015 và khoảng 65% năm 2020. Bậc sơ cấp nghề chiếm tỷ lệ cao với khoảng 68,5% năm 2015 và khoảng 68% năm 2020, bậc trung cấp chiếm khoảng 25% năm 2015 và khoảng 24% năm 2020. Nhu cầu nhân lực được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học sẽ tăng dần lên với bậc cao đẳng chiếm khoảng 2% năm 2015 và khoảng 3% năm 2020, bậc đại học và trên đại học chiếm khoảng 4,5% năm 2015 và khoảng 5% năm 2020.

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường Đại học đang thực hiện các chương trình đào tạo cử nhân có liên quan kến kỹ thuật xây dựng và giao thông như trường Đại học Xây dựng, trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội, trường Đại học Thủy lợi… Tuy nhiên các trường đại học nêu trên hầu hết chỉ tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực dựa trên các thế mạnh của các trường đó trong từng lĩnh vực chuyên sâu như xây dựng công trình giao thông (ĐH Giao thông), xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp (ĐH Xây dựng)…

GS Nguyễn Đình Đức cho biết: Chương trình kỹ sư Công nghệ kỹ thuật Xây dựng – Giao thông của Trường Đại học công nghệ có tính đặc thù và dựa trên thế mạnh của nhà trường, và có những điểm mới, đặc sắc là:

  • Cung cấp nền tảng kiến thức của cả kỹ thuật và công nghệ ngành kỹ sư giao thông và xây dựng, được cập nhật so với chương trình đào tạo của các trường đại học danh tiếng trên thế giới trong lĩnh vực infrastructure và Civil Engineering là University of Tokyo (Nhật bản) và University of Melbourne (Úc), từ đó kỹ sư ra trường có thể áp dụng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị để giải quyết các vấn đề liên
  • quan izmit escort tuzla escort Casino siteleri erotik film izle bedava bahis  đến: giao thông, xây dựng, quy hoạch và quản lý các dự án, duy tu bảo trì các công trình.
  • Phát huy thế mạnh liên ngành của trường ĐHCN là công nghệ thông tin, điện tử và vi cơ điện tử, vật lý kỹ thuật, cơ học kỹ thuật, Vật liệu và Kết cấu tiên tiến trong chương trình đào tạo.
  • Có sự tham gia xây dựng chương trình, tham gia giảng dạy của các chuyên gia từ tất cả các đại học lớn, đầu ngành trong lĩnh vực này trên địa bàn Thủ đô ĐH Giao thông, ĐH Xây dựng, ĐH Thủy lợi, ĐH Việt Nhật và các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài trong lĩnh vực này
  • Tận dụng được quan hệ với chương trình thạc sỹ kỹ thuật của trường Đại học Việt Nhật và các doanh nghiệp của Nhật bản tại Việt nam trong lĩnh vực này.
  • Đặc sắc của chương trình là có những học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức hoàn toàn mới về giao thông và xây dựng gắn với phát triển bền vững, quy hoạch vùng và lãnh thổ bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Tiếp cận khái niệm mới về công trình xanh trong tương lai, trong đó có áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí về công nghệ mới, vật liệu mới, tiết kiệm năng lượng,…
  • Tận dụng được PTN kỹ thuật hạ tầng của VJU (năm 2016-2017) và PTN Vật liệu và kết cấu tiên tiến chống chọi các điều kiện khắc nghiệt của ĐHCN (2017-2018), có điều kiện cho sinh viên thực hành thực tập.

Tháng 12.2016, Giám đốc ĐHQGHN đã phê duyệt và phân bổ 100 chỉ tiêu cho trường ĐHCN tuyển sinh ngành này vào năm 2017.

Tuyển sinh theo nhóm ngành, cùng với ngành Cơ học Kỹ thuật.

2_img_1445-1

Ảnh trên: GS Nguyễn Đình Đức chủ trì  Seminar về Kỹ thuật Xây dựng tại Trường ĐH Việt Nhật,  Dec 2016

Ảnh dưới: GS Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN), GS Kato (ĐH Tokyo) và các đồng nghiệp Việt Nam – Nhật Bản trong ngành Xây dựng – Giao thông

Google https://topadmissionessay.com/ handwriting input handwrite text on your phone or tablet in 97 languages.

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2016 – 23 BÀI ISI VỚI TỔNG IF =43,122

Năm 2016 đã khép lại và năm mới 2017 đã bắt đầu, nhìn lại chặng đường 1 năm của nhóm nghiên cứu (NNC) và Phòng thí nghiệm (PTN), chúng ta có thể thấy trong năm qua NNC đã nỗ lực vượt bậc và thu được nhiều kết quả rất tốt đẹp:

I. Kết của nghiên cứu x uất sắc với 23 bài báo ISI – tổng IF=43.122 và nhiều bài trên các tạp chí hàng đầu của ngành Cơ học,

  1. Nguyen Dinh Duc, Pham Hong Cong (2016). Nonlinear dynamic response and vibration of sandwich composite plates with negative Poisson’s ratio in auxetic honeycombs. Accepted for publication. Journal of Sandwich Structures and Materials (SAGE, SCIE, IF=2.852).
  2. Pham Toan Thang, Nguyen Dinh Duc, Nguyen Thoi Trung. Effects of variable thickness and imperfection on nonlinear buckling of Sigmoid-functionally graded cylindrical panels. J. Composite Structures, Vol. 55, pp.99-106 (Elsevier, SCIE, IF=3.85).
  3. Thê – Duong Nguyen, Nguyen Dinh Duc (2016). Evaluation of elastic properties and thermal expansion coefficient of composites reinforced by randomly distributed spherical particles with negative Poisson’s ratios. Composite Structures, Vol. 153, pp.569-577 (Elsevier, SCIE, IF=3.85).
  4. Duc Hong Doan, Tinh Quoc Bui, Nguyen Dinh Duc, Fazuyoshi Fushinobu (2016). Hybrid Phase Field Simulation of Dynamic Crack Propagation in Functionally Graded Glass-Filled Epoxy. Vol. 99, pp.266-276. Composite Part B: Engineering (Elsevier, SCI, IF = 3.85).
  5. Nguyen Dinh Duc, Pham Hong Cong, Vu Dinh Quang (2016). Nonlinear dynamic and vibration analysis of piezoelectric eccentrically stiffened FGM plates in thermal environment. International Journal of Mechanical of Sciences, Vol. 115-116, pp.711-722 (Elsevier, SCI, IF=2.48).
  6. Nguyen Dinh Duc, Ngo Duc Tuan, Phuong Tran, Pham Hong Cong, Pham Dinh Nguyen (2016). Nonlinear stability of eccentrically stiffened S-FGM elliptical cylindrical shells in thermal environment. Thin-Walled Structures, Vol.108, pp 280-290 (Elsevier, SCIE, IF=2,063).
  7. Pham Hong Cong, Vu Minh Anh, Nguyen Dinh Duc (2016). Nonlinear dynamic response of eccentrically stiffened FGM plate using Reddy’s TSDT in thermal environment. Accepted for publication. Thermal Stresses (Taylor & Francis, SCI, IF= 1.169
  8. Zhen Wang, Tiantang Yu, Tinh Quoc Bui, Ngoc Anh Trinh, Nguyen Thi Hien Luong, Nguyen Dinh Duc, Doan Hong Duc (2016). N umerical modeling of 3-D inclusions and voids by a novel adaptive XFEM. Advances in Engineering Software, Vol.102, pp.105-122 (Elsevier, SCIE, IF =1.765).
  9. Tinh Quoc Bui­, Duc Hong Doan, Thom Van Do, Sohichi Hirose, Nguyen Dinh Duc (2016). High frequency modes meshfree analysis of Reissner-Mindlin plates. Journal of Science: Advanced Materials and Devices, Vol. 1(3), pp.400-412 (Elsevier)
  10. Tran Quoc Quan, Nguyen Dinh Duc (2016). Nonlinear thermal stability of eccentrically stiffened FGM double curved shallow shells. Thermal Stresses, Vol.39(4), pp.437-459, (Taylor & Francis, SCI, IF=1.169).
  11. Nguyen Dinh Duc (2016). Nonlinear thermal dynamic analysis of eccentrically stiffened S-FGM circular cylindrical shells surrounded on elastic foundations using the Reddy’s third-order shear deformation shell theory. European Journal of Mechanics – A/Solids, Vol.58, pp.10-30  (Elsevier, SCI, IF=2.453).
  12. Nguyen Dinh Duc (2016). Nonlinear thermo-electro-mechanical dynamic response of shear deformable piezoelectric Sigmoid functionally graded sandwich circular cylindrical shells on elastic foundations. Journal of  Sandwich Structures and Materials. DOI: 10.1177/1099636216653266 (SAGE, SCIE, IF=2.852).
  13. Dinh Duc Nguyen, Huy Bich Dao, Thi Thuy Anh Vu (2016). On the nonlinear stability of eccentrically stiffened functionally graded annular spherical segment shells. J. Thin-Walled Structures, Vol. 106, pp. 258-267 (Elsevier, SCIE, IF=2.063).
  14. Nguyen Dinh Duc, Pham Hong Cong (2016). Nonlinear thermo-mechanical dynamic analysis and vibration of higher order shear deformable piezoelectric functionally graded material sandwich plates resting on elastic foundations. Journal of Sandwich Structures and Materials. DOI:1177/1099636216648488 (SAGE, SCIE, IF=2.852).
  15. Pham Hong Cong, Nguyen Dinh Duc (2016). Thermal stability analysis of eccentrically stiffened Sigmoid – FGM plate with metal –ceramic-metal layers based on FSD Cogent Engineering (2016), 3: 1182098, pp.1-15 (Taylor & Francis, Scopus Journal).
  16. Nguyen Dinh Duc, Ngo Duc Tuan, Phuong Tran, Tran Quoc Quan (2016). Nonlinear dynamic response and vibration of imperfect shear deformable functionally graded plates subjected to blast and thermal loads.  Mechanics of Advanced Materials and Structures. DOI: 10.1080/15376494.2016.1142024 (Taylor & Francis, SCIE, IF=1.0).
  17. Pham Van Thu, Nguyen Dinh Duc (2016). Nonlinear dynamic response and vibration of an imperfect three-phase laminated nanocomposite cylindrical panel resting on elastic foundations in thermal environments. Science and Engineering of Composite Materials, DOI: 10.1515/secm-2015-0467 (De Gruyter, SCIE, IF=0.593).
  18. Nguyen Dinh Duc, Dao Huy Bich, Pham Hong Cong (2016). Nonlinear thermal dynamic response of shear deformable FGM plates on elastic foundations. Thermal Stresses, Vol. 39(3), pp.278-297 (Taylor & Francis, SCI, IF=1.169).
  19. Vu Thi Thuy Anh, Nguyen Dinh Duc (2016). Nonlinear response of shear deformable S-FGM shallow spherical shell with ceramic-metal-ceramic layers resting on elastic foundation in thermal environment . Mechanics of Advanced Materials and Structures, Vol. 23 (8), pp.926-934 (Taylor & Francis, SCIE, IF=1.0).
  20. Tran Quoc Quan, Nguyen Dinh Duc (2016). Nonlinear vibration and dynamic response of shear deformable imperfect functionally graded double curved shallow shells resting on elastic foundations in thermal environments. Thermal Stresses, Vol 39 (4), pp.437-459 (Taylor & Francis, SCI, IF=1.169).
  21. Vu Thi Thuy Anh, Pham Hong Cong, Dao Huy Bich, Nguyen Dinh Duc (2016). On the linear stability of eccentrically stiffened functionally graded annular spherical shell on elastic foundations. J. of Advanced Composite Materials, Vol.25(6), pp.525-540 (Taylor & Francis, SCIE, IF=0.929).
  22. Nguyen Dinh Duc, Pham Hong Cong, Vu Dinh Quang (2016). Thermal stability of eccentrically stiffened FGM plate on elastic foundation based on Reddy’s third-order shear deformation plate theory. Thermal Streses 39(7), pp.772-794 (Taylor & Francis, SCI, IF=1.169).
  23. N guyen Dinh Duc, Pham Hong Cong, Ngo Duc Tuan, Phuong Tran, Vu Minh Anh, Vu Dinh Quang (2016). Nonlinear vibration and dynamic response of imperfect eccentrically stiffened shear deformable sandwich plate with functionally graded material in thermal environment. Journal of Sandwich Structures and Materials, Vol 18 (4), 445-473 (SAGE, SCIE, IF=2.852), DOI:1177/1099636215602142.

 II.  P hát triển vượt bậc về đội ngũ, tổ chức và triển khai nhiều hướng nghiên cứu mới, hiện đại

Từ hiệu quả hoạt động tích cực và mạnh mẽ của NNC trong những năm gần đây, theo đề nghị của GS Nguyễn Đình Đức và Khoa Cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa, Hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN đã ký quyết định 579/QĐ-TCCB ngày 12.8.2015 thành lập PTN Vật liệu và Kết cấu tiên tiến và bổ nhiệm GS.TSKH Nguyễn Đình Đức làm Trưởng PTN. Ngay sau đó không lâu, Hiệu trưởng ĐHCN cũng đã ký Quyết định 1007/QĐ-ĐT ngày 07.12.2015 giao nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành vật liệu và kết cấu tiên tiến cho PTN, và bắt đầu từ năm 2016 đã bắt đầu triển khai đào tạo sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành này . Đến nay, PTN đào tạo hoàn chỉnh các bậc kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ Cơ học kỹ thuật.

Năm 2016, PTN nhận TS Đoàn Hồng Đức, TS tại Nhật Bản  (Tokyo Institute of Technology), về công tác tại PTN. Cũng trong năm 2016, NNC đã có sự thu hút được sự tham gia hợp tác nghiên cứu của TS Nguyễn Xuân Nguyên (ĐH KHTN), TS Đoàn Văn Thơm (Học Viện KTQS), TS Phạm Tiến Thành (ĐH Việt Nhật VJU), Phan Minh Phúc (ĐH Giao Thông Vận tải), PGS.TS Bùi Quốc Tính (Tokyo Institute of Technology), TS Nguyễn Minh Dũng (University of Tokyo), TS. Đoàn Văn Quang (Tshukuba University), PGS.TS Ngô Đức Tuấn và TS Trần Phương (University of Melbourne),…

Hiện nay, nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Đình Đức có 10 NCS là : Trần Quốc Quân (ĐHCN), Phạm Văn Thu (ĐH Nha Trang), Vũ Thị Thùy Anh (ĐHCN), Phạm Hồng Công (Viện hàn lâm KHCN Việt Nam), Nguyễn Văn Thành (Học viện Hậu cần), NCS Phan Phúc Minh (ĐH GTVT), NCS Nguyễn Đình Du (ĐH Lạc Hồng),  và NCS Phạm Văn Dũng, Nguyễn Thị Hà (Bộ KHCN, về quản lý KHCN) và NCS Hoàng Trọng Nghĩa (ĐHQGHN, về quản lý giáo dục).

Bên cạnh các hướng nghiên cứu mới truyền thống về ổn định tĩnh và động lực học của các tấm và vỏ FGM, và kết cấu 3 pha bằng polymer nano composite. Năm 2015 đã triển khai nghiên cứu pienzoelectric FGM, kết cấu tấm và vỏ chịu tác động của tải trọng nổ, năm 2016 NNC đã triển khai các hướng nghiên cứu rất mới và hiện đại như vật liệu auxetic, nano FGM, tấm và vỏ FGM có vết nứt,…

Song song với các nghiên cứu đạt trình độ quốc tế, NNC đã tích cực tham gia giải quyết các vẫn đề thực tiễn của đất nước. Giải pháp sử dụng hạt nano titan oxit để trộn vào polymer dùng nâng cao hiệu quả chống thấm trong công nghiệp đóng tàu bằng composite của GS Nguyễn Đình Đức sau 36 tháng thẩm định đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng patent (Bằng Độc quyền giải pháp hữu ích, số 1348, cấp ngày 22.02.2016).

III. Mở rộng và phát triển mạnh mẽ, có chất lượng và hiệu quả các quan hệ trong nước và hợp tác quốc tế:    

  • Trong năm 2016, 4 lượt cán bộ và thành viên của NNC (GS Nguyễn Đình Đức, TS Đặng Đình Long, NCS Trần Quốc Quân) đã được Quỹ Newton Fund của Viện Khoa học Công nghệ Hoàng gia UK tài trợ sang University of Birmingham làm việc và hợp tác, và một cuốn sách chuyên khảo về composite chức năng FGM có gân gia cường trong môi trường cơ và nhiệt do GS Nguyễn Đình Đức đồng chủ biên sẽ được xuất bản tại UK.
  • Tháng 8.2016, NNC và PTN đã đón tiếp PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng đến thăm và báo cáo Seminar, nói chuyện với các em NCS và sinh viên.
  • Tháng 8.2016, NNC và PTN đã tiếp đón GS Hoa Van Sương, Department of  Mechanical and Industrial Engineering, Concordia University – Canada, PGS.TS Bùi Quốc Tính (Tokyo Institute of Technology), TS Nguyễn Minh Dũng (University of Tokyo),  đến thăm và làm việc với NNC và PTN.
  • Tháng 10 và tháng 11 đã đón tiếp TS Trần Phương và PGS.TS Ngô Đức Tuấn (University of Melbourne) về thăm và làm việc với PTN.
  • Tháng 12 đón tiếp GS Kusaka và TS Đoàn Quang Văn (Tshukuba University) đến thăm và làm việc với NNC và PTN.

IV. Những sự kiện và điểm nhấn nổi bật khác:

  • GS Nguyễn Đình Đức được mời và  bổ nhiệm làm Giám đốc Chương trình Kỹ thuật Hạ tầng của trường Đại học Việt Nhật.
  • GS Nguyễn Đình Đức được mời làm thành viên Ban biên tập quốc tế của tạp chí Journal of Science: Advanced Materials and Devices (journal in  http://www.sciencedirect.com, NXB Elsevier).
  • GS Nguyễn Đình Đức là Gest Editor of Special Issue on “Advances in hybrid composite materials and structures” of ISI Journal: Advances in Mechanical Engineering (2016).
  • Năm 2016, Trần Quốc Quân vinh dự là người thứ 3 và là nhà khoa học trẻ nhất được nhận giải thưởng Nguyễn Văn Đạo trong Cơ học.
  • Báo chí Việt Nam viết về thành tích nghiên cứu xuất sắc của Thầy và trò:

http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/khoa-hoc/20160807/9x-nhan-giai-thuong-tai-nang-co-hoc-nguyen-van-dao/1150960.html

– http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nguong-mo-chang-trai-9x-co-14-bai-bao-tren-tap-chi-quoc-te-isi- 20160807072413214.htm

http://www.tienphong.vn/giao-duc/nghien-cuu-sinh-9x-voi-17-bai-bao-quoc-te-1073625.tpo

http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nguoi-thay-cua-nhung-hoc-tro-xuat-sac-made-in-viet-nam-2016112000051647.htm

– Năm 2016, các cộng tác viên đắc lực của NNC và PTN: Nguyễn Xuân Nguyên (ĐHKHTN) và Đoàn Văn Thơm (Học Viện KTQS)  bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sỹ.

– Tháng 1.2016, GS Nguyễn Đình Đức và TS Đoàn Hồng Đức tham dự báo cáo tại Hội nghị quốc tế The Fourteenth East Asia-Pacific Conference on Structural Engineering and Construction (EASEC14), Ho Chi Minh City, 6-8 Jan, 2016.

– Tháng 8.2016, GS Nguyễn Đình Đức, TS. Đoàn Hồng Đức, TS Đặng Đình Long, NCS Phạm Văn Thu tham gia báo cáo tạo Hội nghị Toàn quốc về vật liệu và kết cấu composite: Cơ học, Công nghệ và ứng dụng, ĐH Nha Trang, 8-2016.

– Tháng 8.2016, GS Nguyễn Đình Đức tham dự Hội nghị quốc tế Canada-Japan-Vietnam Workshop on Composites (8-10, August, 2016) và vinh dự được mời báo cáo tại phiên toàn thể.

– Tháng 8.2016, GS Nguyễn Đình Đức là Trưởng ban tổ chức đã tổ chức thành công Hội nghị quốc tế về Cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa ICEMA 4-2016.

– Tháng 9. 2016, GS Nguyễn Đình Đức, TS Đặng Đình Long tham dự HN quốc tế về tính toán ACCMS-TM 2016, với chủ đề “First Principles Analysis & Experiment: Role in Energy Research” được tổ chức vào tháng 9.2016 tại Chennai, Ấn Độ. GS Nguyễn Đình Đức vinh dự được mời làm invited keynote speaker của Hội nghị.

– Tháng 10.2016, GS Nguyễn Đình Đức, TS Đoàn Hồng Đức có báo cáo khoa học tại Hội nghị quốc tế ACCM-10 tại Busan, Hàn Quốc.

– Tháng 10.2016, GS Nguyễn Đình Đức, TS. Đoàn Hồng Đức và Đoàn Văn Thơm tham dự báo cáo khoa học Tại Hội nghị Lần thứ 2 về Cơ học Kỹ thuật và Tự động Hóa kỷ niệm 60 năm thành lập ĐH Bách Khoa Hà Nội.

– GS Nguyễn Đình Đức đã tham gia diễn đàn về nâng cao chất lượng đào tạo Tiến sỹ tại Việt Nam (cùng GS Bùi Văn Ga, GS Trần Văn Nhung) do Báo Tuổi trẻ phối hợp với Bộ giáo dục đào tạo tổ chức ngày 10.11.2016 và GS đã có những ý kiến quan trọng đóng góp để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sỹ tại Việt Nam từng bước đạt chuẩn quốc tế:

https://tapchigiaoduc.moet.edu.vn/Tin-tuc-su-kien/bo-gd-dt-toa-dam-nang-cao-chat-luong-dao-tao-tien-si-154.html

http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20161110/luan-an-khong-co-gia-tri-sao-van-thanh-tien-si/1216834.html

– Tháng 11.2016, GS Nguyễn Đình Đức tham dự phiên họp lần thứ 1 Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Trường ĐH Việt Nhật (VJU) tại Nhật Bản.

– Ngày 3.12, NNC và PTN phối hợp với chương trình kỹ thuật hạ tầng ĐH Việt Nhật, tổ chức thành công Seminar khoa học tại Trường Đại học Việt Nhật. NCS Vũ Thị Thùy Anh trình bày báo cáo kết quả luận án (với 6 bài ISI) và chuẩn bị bảo vệ cấp cơ sở.

– 16 và 17.12, GS Nguyễn Đình Đức, GS Kusaka, TS Đoàn Quang Văn và TS Đoàn Hồng Đức tham gia báo cáo khoa học tại tiểu ban Biến đổi khí hậu, Hội nghị Việt Nam học lần V – 2016, Hà Nội.

– Tháng 12.2016, sau những chuyến đi làm việc và khảo sát tại nhiều nước trên thế giới, GS Nguyễn Đình Đức đã có những bài viết quan trọng về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Cơ hội và thách thức với Việt Nam, và đề xuất những kế sách đổi mới giáo dục đại học Việt Nam  (từ triết lý, mô hình đào tạo, ngành nghề đào tạo, đổi mới chương trình, thu hút trọng dụng nhân tài và những giải pháp đột phá) nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có những nhóm nghiên cứu xuất sắc, nhân tài xuất sắc để Việt Nam nắm bắt cơ hội vàng lần này:

http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/co-hoi-va-thach-thuc-o-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-20161219074732406.htm

http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/viet-nam-truoc-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-4-can-co-nhan-tai20161220072831929.htm

http://www.vietnamplus.vn/doi-moi-giao-duc-dai-hoc-chien-luoc-de-viet-nam-nam-co-hoi-moi/422544.vnp

– Ngày 29.12, GS Nguyễn Đình Đức được Khoa Toán – Cơ – Tin học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN mời báo cáo khoa học và đọc bài giảng trước toàn khoa về các hướng nghiên cứu mới của GS và của PTN.

Kết luận:

Với những thành tích và hoạt động như trên, năm 2016 là năm thành công xuất sắc, tuyệt vời của NNC và PTN.  Tên tuổi và uy tín của NNC và PTN đã được biết đến rộng rãi  trong cộng đồng khoa học trong và ngoài nước.

Chúc cho NNC và PTN ngày càng trưởng thành, vững mạnh, thu được nhiều thành công vang dội, đào tạo được nhiều nhà khoa học trẻ tài năng cho Việt nam, đóng góp xuất sắc và xứng đáng vào sự phát triển của Khoa Cơ học Kỹ thuật, của Trường ĐH Công nghệ nói riêng và của ĐHQGHN nói chung.

Chúc mừng năm mới 2017: vạn sự như ý, thật nhiều thành công.

Google arts and culture discover museums and https://essaydragon.com pay for essay galleries from all over the globe.

iskenderun escort, iskenderun escort, iskenderun escort, hatay escort, iskenderun escort, iskenderun escort, iskenderun escort, iskenderun escort, iskenderun escort, iskenderun escort, iskenderun escort, iskenderun escort, antakya escort, antakya escort, diyarbakır escort, diyarbakır escort, arsuz escort, arsuz escort, denizli escort, denizli escort, denizli escort, denizli escort, denizli escort, denizli escort, denizli escort, denizli escort, denizli escort, denizli escort, denizli escort, denizli escort, denizli escort, denizli escort, denizli escort, denizli escort, denizli escort, denizli escort, denizli escort, adana escort, adana escort, adana escort, adana escort, adana escort, malatya escort, malatya escort, elazığ escort, elazığ escort, eskişehir escort, eskişehir escort, manisa escort, izmit escort, izmit escort, izmit escort, izmit escort, izmit escort, izmit escort, izmit escort, izmit escort, izmit escort, ısparta escort, ankara escort, ankara escort, gaziantep escort, gaziantep escort, gaziantep escort, seks hikayeleri, erotik hikayeleri, erotik seks hikayeleri, sakarya escort,

GS Nguyễn Đình Đức: 5 Giải pháp giúp Việt Nam nắm bắt cơ hội vàng trong cuộc cách mạng lần thứ 4

ve-cach-mang-lan-thu-4_vov_-xuan_-2017

Theo VOV, Tieng noi Viet Nam, ngay 01-1-2017

Newer post older post home november 10, 2016 google has recently introduced a totally revamped google sites available to its g suite https://eduessayhelper.org online writing help customers only.

CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI VIỆT NAM

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐHQGHN:    Thay đổi nền công nghiệp sản xuất toàn cầu thông qua việc tự động hóa quy trình sản xuất, kết hợp các hệ thống ảo và thực thể, hội tụ của các công nghệ mới là viễn cảnh  các chuyên gia kỳ vọng đối với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Vậy đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là gì và cuộc cách mạng này liệu có ảnh hưởng gì tới công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước của Việt Nam hiện nay?

  1- Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

Nhìn lại lịch sử, thời kỳ cuối thế kỷ XVIII chứng kiến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, sự ra đời của động cơ hơi nước và năng lượng nước đã thay đổi diện mạo nền công nghiệp thế giới với việc cơ giới hoá sản xuất, mở ra kỷ nguyên sản xuất cơ khí. Giai đoạn sau của thế kỷ IXX là sự bùng nổ của kỹ thuật điện, dây chuyền lắp ráp và sản xuất hàng loạt, đánh dấu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2. Giữa thế kỷ IXX là thời điểm bắt đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, công nghệ thông tin bắt đầu bùng nổ nhanh chóng và quá trình sản xuất được tự động hóa dựa trên hệ thống quản lý máy tính, được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân và Internet.

Thời điểm hiện tại là giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cuộc cách mạng này được hình thành trên nền tảng thành tựu vượt bậc của cuộc cách mạng thứ 3, xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, tự động hóa – rô bốt, và Internet of Things (IoT). Sự dịch chuyển khoa học kỹ thuật này mới bắt đầu và rục rịch chuyển mình, nhưng sẽ phức tạp và phạm vi ảnh hưởng vô cùng sâu rộng, sẽ phát triển và lan truyền với tốc độ chưa từng có tiền lệ so với ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây.

2- Nội dung và tiến trình của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được tạo nên bởi sự hội tụ của các công nghệ mới chủ yếu như  IoT- Internet kết nối mọi vạn vật, rô bốt cao cấp, công nghệ in ấn 3D, điện toán đám mây, công nghệ di động không dây, trí tuệ thông minh nhân tạo, công nghệ nano, khoa học về vật liệu tiên tiến, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử,v.v. Các công nghệ sẽ mang tính liên ngành sâu rộng, sức mạnh tiếp cận và xử lý số lượng lớn các yêu cầu từ khách hàng tại cùng một thời điểm, dung lượng lưu trữ dữ liệu không giới hạn, những bước tiến ấn tượng trong lĩnh vực tương tác giữa máy móc và thế giới sinh học, trí thông minh nhân tạo, và từ đó sẽ là nền tảng để xuất hiện các mô hình kinh doanh mới.

Ví dụ các tổ chức, hình thức kinh doanh mà rô bốt sẽ là nhân lực chủ đạo thay thế cho con người trong tương lai.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra sản phẩm theo yêu cầu cụ thể của khách hàng với chi phí phù hợp và xây dựng hệ thống sản xuất hàng loạt có khả năng linh hoạt điều chỉnh theo thay đổi của nhu cầu xã hội, tạo ra lợi ích và tối ưu nhất cho các bên liên quan.

3- Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới:

Đối với các nhà sản xuất, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chứng kiến sự du nhập của các công nghệ tiên tiến giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tăng hiệu quả sản xuất, thúc đẩy sáng tạo và phát triển của nền công nghiệp trong dài hạn. Chi phí vận chuyển và liên lạc giảm, dây chuyền cung cấp hiệu quả hơn, chi phí thương mại được giảm thiểu.

Đối với người tiêu dùng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hứa hẹn sẽ thay đổi phương thức tiêu dùng, thời gian tiếp cận sản phẩm. Các hoạt động như tiêu dùng, sử dụng dịch vụ cơ bản đều có thể thực hiện từ xa. Thêm vào đó, người tiêu dùng được tiếp cận thông tin sản phẩm minh bạch hơn do áp lực duy trì lợi thế cạnh tranh giữa các nhà sản xuất.

Một ví dụ là trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là ngành dệt may có thể sẽ hoàn toàn tự động hóa (từ khâu tự động quét cơ thể người để lấy số đo, cho đến sản phẩm cuối cùng); ngành lắp rắp ô tô cũng sẽ hoàn toàn tự động. Cơ quan, doanh nghiệp có nhân công rô bốt, và đương nhiên sẽ kéo theo là những vấn đề phải giải quyết về mặt pháp lý, chẳng hạn tính hợp pháp của các giao dịch được thực hiện hoàn toàn hoặc một phần lớn bằng máy móc thay thế cho con người.

Đối với các cơ quan lập pháp, công nghệ và thiết bị hạ tầng số cho phép việc tương tác hai chiều giữa người dân và chính phủ, đồng thời tăng sức mạnh giám sát và lãnh đạo, điều tiết nền kinh tế, do vậy, sẽ tăng cường và đẩy nhanh sự minh bạch và hội nhập. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ giúp tăng cường an ninh quốc gia dưới sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ nếu hệ thống điều hành nhà nước đủ linh hoạt để quản lý, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và công dân.

Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng tiềm ẩn nguy cơ phá vỡ sự cân bằng của thị trường lao động. Khi rô bốt và tự động hóa lên ngôi, số lượng lao động dư thừa sẽ tăng lên. Mặt khác, khoảng cách giàu nghèo sẽ gia tăng giữa những đối tượng cung cấp vốn tài chính và vốn tri thức (các nhà sáng chế, cổ đông và nhà đầu tư) và những đối tượng phụ thuộc vào sức lao động (người lao động). Theo cách nhìn nhận đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể tạo ra sự sụt giảm thu nhập đối với số đông dân cư tại các nước phát triển khi nhu cầu nhân lực có trình độ cao tăng đồng thời nhu cầu nhân lực phổ thông giảm mạnh. Trong lịch sử, các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây cũng làm sâu sắc hơn bất bình đẳng xã hội, kéo theo hàng loạt những biến động lớn về kinh tế, chính trị bao gồm những điều chỉnh về thuế và an sinh xã hội.

Một viễn cảnh khác là các tổ chức, doanh nghiệp có thể chưa đủ tiềm lực để tiếp nhận các công nghệ mới; hoặc các cơ quan hành pháp gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng cán bộ quản lý các công nghệ mới một cách toàn diện khi các vấn đề an ninh quốc gia ngày càng phức tạp với sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và yếu tố phi truyền thống (như chiến tranh mạng, vũ khí sinh học). Viễn cảnh đó đặt ra thách thức phải đổi mới, cải thiện cơ cấu hoặc tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với cả doanh nghiệp và chính phủ.

4- Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến Việt Nam bao gồm giáo dục và khoa học công nghệ:

Những nước như Hàn Quốc, Ấn độ đã tận dụng khá thành công cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Việt Nam sẽ chuẩn bị để đón nhận cơ hội và thích ứng với các thách thức này như thế nào trong tương lai?

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội bùng nổ cho các công ty trong ngành công nghiệp sản xuất nội địa biết tận dụng lợi thế kỹ thuật số và chuyển đổi mô hình kinh doanh kịp thời. Nguồn lực tài chính đầu tư phát triển kỹ thuật số cho các công ty cũng không đòi hỏi nhiều, phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để người tiêu dùng trong nước được tiếp cận gần hơn với các hàng hóa, dịch vụ đa dạng với giá cả hợp lý hơn.

Tuy nhiên, các công ty nội địa đứng trước thách thức phải linh động điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng, tích hợp các công nghệ tiên tiến (rô bốt bán tự động, điện toán đám mây…) để giản tiện quy trình sản xuất, giảm thời gian giao hàng, rút ngắn vòng đời sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo khả năng quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh khi ranh giới địa lý của các thị trường thương mại mờ nhạt dần. Đồng thời, phát triển công nghệ tiên tiến cũng có nghĩa là ưu thế về nhân công giá rẻ của Việt Nam tại thời điểm hiện tại sẽ trở thành bất lợi lớn cho sự phát triển công nghiệp của đất nước giai đoạn mới, đồng thời đặt gánh nặng lên nền kinh tế quốc gia trong việc giải quyết việc làm cho một số lượng lớn nhân công trình độ thấp.

 

img_1163

 Trong ảnh, từ phải qua trái: GS Furuta (Hiệu trưởng Đại học Việt Nhật), GS Nguyễn Đình Đức, GS Vũ Minh Giang (Chủ tịch Hội đồng KHĐT ĐHQGHN) và GS Mai Trọng Nhuận (Chủ tịch Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục và nguyên là Giám đốc ĐHQGHN), Osaka, 11.2016.

Về mặt giáo dục, khả năng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức. Trong giai đoạn sắp tới, Việt Nam đứng trước yêu cầu đầu tư đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực như khoa học về vật liệu mới tiên tiến, công nghệ thông tin, công nghệ nano, tự động hóa, điện tử viễn thông, lưu trữ năng lượng. Các cơ sở đào tạo gặp khó khăn do nhu cầu nhân lực của thị trường lao động khó dự đoán, tốc độ thay đổi công nghệ diễn ra thần tốc. Tuy nhiên, Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thông qua việc thay đổi cách tiếp cận giáo dục, phát triển năng lực sáng tạo và kỹ năng khởi nghiệp của người học; hỗ trợ sự liên kết hợp tác thuận lợi giữa các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp và doanh nghiệp để cung cấp một môi trường thực hành cao giúp người học tiếp cận các xu thế phát triển cũng như đáp ứng yêu cầu công việc sau tốt nghiệp.

Chúng ta phải có một triết lý rõ ràng, dễ hiểu dễ vận dụng về giáo dục đại học (được hiểu là bao gồm các hoạt động đào tạo đại học và sau đại học). Tháng 6.2016 vừa qua, khi dự hội nghị quốc tế ACCMS TM 2016 tại Ấn Độ,  ngay tại hội trường lớn nhất của RMS University, có một khẩu hiệu lớn “LEARN, LEAP, LEAD” (tạm dịch là học, nắm bắt cơ hội và nhảy vọt, dẫn dắt và lãnh đạo). Phải chăng đó chính là triết lý giáo dục đại học của Ấn Độ? Phải chăng đó là tầm nhìn của các nhà lãnh đạo nhằm đào tạo, chuẩn bị hành trang từ trong tiềm thức đến hành động cho thế hệ trẻ tương lai của Ấn Độ?

Chúng ta cũng cần nghiên cứu các mô hình đào tạo mới găn với việc đổi mới và cấu trúc lại chương trình đào tạo trong một số ngành và lĩnh vực. Mô hình đào tạo “kỹ sư toàn cầu” – khái niệm kỹ sư hoàn toàn mới, đã bắt đầu được đào tạo tại Nhật Bản từ 2015, tại Tokyo Institute of Technology (GSEP: Global Scientists and Engineers Program). Chương trình đào tạo này có các kiến thức liên ngành về toán học, vật lý, cơ học cộng với nền tảng về công nghệ thông tin, ngoại ngữ và phát triển bền vững –  có thể là một trong những giải pháp phù hợp đáp ứng nguồn nhân lực của tương lai?

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Việt Nam cũng cần đầu tư nghiên cứu, tiếp cận nhanh hơn nữa với xu hướng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực như vật liệu mới, năng lượng mới, kỹ thuật số, công nghệ thông tin, tự động hóa và trí tuệ nhận tạo, công nghệ sinh học,…và xa hơn là cả những vấn đề sẽ nảy sinh trong lĩnh vực quản trị, quản lý và khoa học pháp lý. Việt Nam cần có chiến lược để xây dựng bằng được các nhóm nghiên cứu mạnh, các viện nghiên cứu tiên tiến, các trung tâm xuất sắc trong các lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cần sớm có chiến lược, giải pháp cụ thể để phát triển các ngành tự động hóa tích hợp với các công nghệ cao như công nghệ thông tin, chuỗi cung ứng thông minh, sử dụng hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ mới, tối ưu hóa mô hình kinh doanh với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Suy cho cùng, mấu chốt là cần có nhân tài. Cần thu hút, bồi dưỡng, đào tạo và gây dựng để Việt Nam có những nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực này. Muốn như vậy, có lẽ chúng ta phải có những đột phá trong chính sách sử dụng và đãi ngộ nhân tài. Liệu chúng ta có mạnh dạn như Hàn Quốc đã quyết tâm và đầu tư cho Viện Khoa học Công nghệ Tiên tiến (KIST) của họ trong những năm 60 của thế kỷ XX?

Cuối cùng, sự định hướng phát triển tương lai phụ thuộc vào tư duy, cách thích ứng với thay đổi và quyết tâm chính trị của các cá nhân, lãnh đạo các tổ chức trong nền kinh tế ở cấp vi mô và các nhà lập, hành pháp, tư pháp ở cấp độ vĩ mô. Đổi mới chiến lược phát triển, thu hút – trọng dụng và bồi dưỡng nhân tài, xây dựng các mô hình kinh doanh phù hợp, kết hợp đầu tư giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu ở trình độ cao trong dài hạn có thể cho phép Việt Nam vừa bảo vệ quyền lợi người dân vừa hỗ trợ sáng tạo và tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức, ĐHQGHN – Dân trí, ngày 19.12.201620.12.2016

To learn more about the difference writemyessay4me.org between classic sites and new sites, check out this resource.

MÃI TUỔI 20

Cách đây 33 năm, 9.1983, khi đó GS Nguyễn Đình Tứ còn đang là Bộ trưởng Bộ Đại học, đã tổ chức liên hoan sinh viên xuất sắc toàn quốc lần thứ 1 tại Quảng Bá, Hà Nội.

Hơn 300 sinh viên ưu tú nhất của cả nước đã về đây. Đoàn ĐH Tổng hợp Hà Nội gồm có 6 sinh viên xuất sắc nhất: Nguyễn Đình Đức (Toán, K25), Hoàng Trung Mạnh (Triết, K24), Nguyễn Văn Hiệp (Văn, K26), Thân Hoài Anh (Lý, K26), Nguyễn Thị Nhân Hòa (Ngoại ngữ, K.25) và Mục Chăn Tha Lạt (sinh viên Lào, Khoa tiếng Việt).

Những năm tháng đó đất nước đang trong thời kỳ bao cấp, rất khó khăn. Sinh viên khi đó, trừ  các bạn như Nhân Hòa và Hoài Anh, anh Mạnh ở ngoại trú, trong nội trú đứa nào đứa nấy cũng gầy gò và cảm giác lúc nào cũng đói, nhưng đầy hoài bão và ham học, và học rất giỏi. Mắt thật sáng, trong veo.

Chúng tôi được quen biết và giao lưu với nhau, từ đó coi nhau như tri kỷ, như anh em. Vui buồn có nhau và tình bạn thân thiết còn mãi đến bây giờ. Các thế hệ ngày đó đã trưởng thành, như Nguyễn Công Định, nay là Thiếu tướng, GS.TSKH, Giám đốc Học viên Kỹ thuật Quân sự, Hàn Vũ Hải nay là Đại tá – BQP (và cũng chính là người đã lưu giữ và gửi tặng lại mình tấm ảnh quý này), Nguyễn Đình Đức nay là GS.TSKH – ĐHQGHN, Nguyễn Văn Hiệp nay là GS.TS – Viện Trưởng Viện Ngôn ngữ,..v.v.

Nhìn lại bức ảnh ngày xưa không khỏi bùi ngùi xúc động. Tuổi 20 chúng tôi vô tư và hồn nhiên là thế. Xin chúc các anh chị mãi mãi giữ được tình bạn và tình yêu trong sáng như tuổi 20 ngày nào. Chúc các anh chị, các bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc, và đóng góp ngày càng nhiều cho Tổ quốc và cho thế hệ trẻ.

img_1537

 

Trong ảnh, tháng 10.1983, tại Công viên Thống Nhất. Đoàn sinh viên xuất sắc ĐHTH Hà nội: Ngồi ngay đầu tiên, mặc quân phục sỹ quan dự bị là Nguyễn Đình Đức (thủ khoa, sinh viên xuất sắc Khoa Toán Cơ K25), hàng sau ngồi sau cầm đàn ghi ta là HV Hải (Học viên sỹ quan PKKQ, cũng là sinh viên xuất sắc bên quân đội, cực đẹp trai, giao lưu với Đoàn ĐHTH Hà Nội, nay là Đại tá, BQP), kế đến là anh HT Mạnh (học sinh xuất sắc, Triết, K24, nay hình như đang ở CHLB Đức), tiếp theo là NV Hiệp (học sinh xuất sắc Văn K27, nay là GS.TS – Viện trưởng Viện Ngôn ngữ), khoác vai Hiệp là bạn Tiến K26 ở Khoa Sinh K26 (thành phần mở rộng, giao lưu với Đoàn), kế đến là Nhân Hòa (Học sinh xuất sắc Khoa Ngoại ngữ, K25, nay là TS, GV Tiếng Anh, Khoa Quốc tế), kế đến là Thân Hoài Anh ( học sinh xuất sắc Lý K.26, nay là phu nhân của Nhân Hòa), và bạn Hương (Thành phần mở rộng, sinh viên Kinh tế Chính trị K.26, giao lưu với Đoàn).

Tặng các bạn nghe 2 bài hát này (để nhớ mãi tuổi 20 tươi đẹp, hào hùng, oanh liệt):

http://www.keeng.vn/…/Mai-Mai-Tuoi-20-Le-Anh-…/SWXXQRH3.html
https://www.youtube.com/watch?v=_-P-f_ou0e4

Das projekt wurde hausarbeit-agentur.com bis 2014 von der stiftung mercator finanziert, ab 2014 bernahm die stadt ludwigsburg die finanzierung.

GS. Hiroyuki Kusaka, ĐH Tsukuba – Chuyên gia hàng đầu về Biến đổi khí hậu thăm PTN

Từ ngày 15-17.12, nhân dịp sang Việt Nam dự hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ V (15,16-12-2016), GS Hiroyuki Kusaka, chuyên gia hàng đầu về biến đổi khí hậu của Nhật Bản (dự báo mưa, lũ,..và các phần mềm dự báo khí tượng) và Dr. Đoàn Quang Văn (ĐH Tsukuba, Nhật Bản) đã đến thăm PTN và giao lưu với các bạn sinh viên, NCS của PTN cũng như lớp học viên Khóa của ĐH Việt Nhật.

 

img_1494

GS Nguyễn Đình Đức, GS Hiroyuki Kusaka và các em học viên khóa 1 của ĐH Việt Nhật

img_1480

 

  Tiến sỹ Đoàn Văn Quang giới thiệu về xử lý bài toán dự báo mưa ở Hà Hội

GS Nguyễn Đình Đức đã giới thiệu với GS Hiroyuki Kusaka về các hướng nghiên cứu của PTN, về các bậc đào tạo và chương trình đào tạo Cơ kỹ thuật (ĐH Công nghệ) cũng như Kỹ thuật hạ tầng (của ĐH Việt Nhật). Hai bên đã nhất trí chia sẻ tài nguyên, tài liệu học tập; phía GS Kusaka hỗ trợ PTN của Việt Nam về phần mềm hiện có và sử dụng các máy chủ và tài nguyên thiết bị tính toán hiệu năng cao để giải quyết các bài toán lớn về khí hậu và khí tượng; hai bên cũng nhất trí việc sẽ  trao đổi cán bộ, sinh viên thưc tập; cùng nhau nghiên cứu phát huy thế mạnh của mỗi bên trong lĩnh vực dự báo mưa, lũ,….và thích ứng với biến đổi khí hậu của 2 nước.

 

img_1498

 

img_1512

 

Below is a step by snap the link right now step guide based on guidelines taken from site help to assist teachers in creating and publishing websites using the new google sites.

THAM GIA HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ V TẠI HÀ NỘI -15/16-12-2016

Hội thảo quốc tế Việt Nam học đã diễn ra trong 2 ngày 15 – 16/12, thu hút được sự quan tâm đăng ký và gửi tóm tắt báo cáo của hơn 1.200 nhà khoa học, trong đó có 150 nhà khoa học nước ngoài đến từ trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.

834 bản báo cáo tóm tắt và gần 500 báo cáo toàn văn đã được lựa chọn trình bày tại hội thảo, trong đó có 30 báo cáo được mời và đặt hàng từ các học giả có uy tín và tầm ảnh hưởng hàng đầu trên thế giới về ngoại giao, văn hóa, kinh tế, giáo dục, đổi mới sáng tạo và biến đổi khí hậu.

Nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN) và GS Hiroyuki Kusaka (ĐH Tsukuba) đã có báo cáo khoa học chung tham gia báo cáo tại Tiểu ban 6 về Biến đổi khí hậu của Hội nghị này:

APPLYING DYNAMICAL DOWNSCALING METHOD WITH A HIGH-RESOLUTION REGIONAL CLIMATE MODEL FOR LOCAL CLIMATE PROJECTION OF GREATER HANOI CITY

Đoàn Quang Văn1*, Hiroyuki Kusaka1

Nguyễn Minh Trường2

Đoàn Hồng Đức3, Nguyễn Đình Đức3

1 University of Tsukuba, Japan

2 Hanoi University of Science, Vietnam

3 University of Engineering and Technology, Vietnam

* Corresponding author, email address: doan.van.gb@u.tsukuba.ac.jp

Keywords: Global warming; future urban climate; dynamical downscaling; Hanoi.

Paper’s ID:   VS6.028.P

Abstract

izmir escort kartal escort gebze escort antalya escort didim escort marmaris escort şişli escort ümraniye escort anadolu yakası escort saç ekimi porno mecidiyeköy escort şişli escort

This is well known that the urbanization can increase the urban heat island effect and modify the localized rainfall system, especially in cities where urbanization is fast proceeding. For the Greater Hanoi city, the problem could be more complicated when the city will face both effects global warming and future urbanization. This study attempts to project the local climate of the Greater Hanoi city in considering the impacts of global warming and the local urban expansion by using the dynamical downscaling (DDS) method. In fact, there were some previous studies using DDS to project the climate of Vietnam in general; however, at a low spatial resolution, these studies cannot capture the localized meteorological events such as urban heat island (UHI) or urbanization-related heavy rainfall. In this study, DDS is applied with 2-km horizontal-resolution regional climate model (RCM) coupled with urban canopy model (UCM) to simulate and project the UHI phenomena as well as the localized heavy rainfall over the city. The outputs from three global climate models (GCM) for two global warming scenarios Representative Concentration Pathways 4.5 and 8.5 are used to create the initial and boundary condition for RCM. The future urban expansion, according to the master plan of Hanoi City is included in the model, so that the DDS results can reflect the impact of local urbanization on urban climate. The performance of the model is evaluated by comparing the simulated results for climatological variables such as air temperature, humidity and rainfall versus those of observation. The projected results are analyzed and the impact of future urbanization and global warming on the change in localized UHI and heavy rainfall are quantified.

For quick tips on how to use google sites, check out g suite learning https://homework-writer.com/ centre.

GS Nguyễn Đình Đức: Các chương trình đào tạo thí điểm – “đặc sản” trong đào tạo của ĐHQGHN

18.4.2014. Kể từ ngày thành lập đến nay, ĐHQGHN đã mở 25 ngành, chuyên ngành đào tạo thí điểm, trong đó có 4 chương trình đại học, 18 chương trình thạc sĩ và 3 chương trình tiến sĩ.  Ngày 18.4, ĐHQGHN đã tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá các chương trình đào tạo thí điểm. Nhân dịp này, phóng viên Website của ĐHQGHN đã trao đổi, phỏng vấn nhanh GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo của ĐHQGHN xung quanh chủ đề về các chương trình thí điểm và hoạt động đào tạo của ĐHQGHN.

Ảnh từ trái sang: GS. Ngô Bảo Châu, Phó Giám đốc ĐHQGHN  GS. Nguyễn Hữu Đức, Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN GS.TSKH Nguyễn Đình Đức tại ĐHQGHN (tháng 12/2013)

PV: Thưa GS, tại hội nghị tổng kết các chương trình đào tạo thí điểm, nhiều đại biểu đã đánh giá các chương trình đào tạo thí điểm như những “đặc sản” trong đào tạo của ĐHQGHN. GS đánh giá thế nào về nhận định này?

Các chương trình đào tạo thí điểm là các chương trình đào tạo chưa có trong danh mục đào tạo của Nhà nước. Theo Nghị định và Quy chế tổ chức hoạt động của ĐHQG, giám đốc 2 đại học quốc gia  được quyền mở ngành (bậc đào tạo đại học) và chuyên ngành (bậc đào tạo sau đại học) thí điểm. Hiện nay giám đốc các đại học vùng và hiệu trưởng một số đại học trọng điểm cũng đã được Bộ giáo dục và đào tạo cho phép quyết định mở các chuyên ngành thí điểm ở bậc sau đại học.

Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

Tại hội nghị tổng kết, các số liệu cho thấy các chương trình thí điểm đều đã góp phần đáp ứng kịp thời, hiệu quả nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước. Có thể lấy ví dụ ngay từ năm 2006, ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trong cả nước đã mở ngành đào tạo thạc sỹ đo lường và đánh giá trong giáo dục và sau đó là chương trình tiến sỹ của chuyên ngành này. Đến nay, hầu hết cán bộ trong những lứa đầu tiên của ngành và địa phương trên toàn quốc liên quan đến khảo thí, đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục đều được đào tạo từ những chương trình này. Hoặc như chương trình Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên của ĐH Giáo dục, chương trình thạc sỹ du lịch học của ĐH Xã hội và Nhân văn,… đều được xây dựng trên cơ sở nhu cầu lớn về nguồn nhân lực của đất nước trong quá trình hội nhập và phát triển.Từ năm 1993 đến nay, ĐHQGHN đã mở đào tạo 25 ngành, chuyên ngành đào tạo thí điểm, trong đó có 4 chương trình đại học, 18 chương trình thạc sỹ và 3 chương trình tiến sỹ. Trong số đó có 3 chương trình bậc đại học (Hóa dược, Kinh tế phát triển, Luật kinh doanh), 2 chương trình thạc sỹ (Ngôn ngữ Nhật bản, Đo lường và đánh giá trong giáo dục) và 1 chương trình tiến sỹ (Đo lường và đánh giá trong giáo dục) đã được đưa bổ dung vào danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo của Nhà nước.

Hai là chất lượng của các chương trình đào tạo thí điểm được xã hội khẳng định. Ví dụ như chương trình thạc sĩ và tiến sĩ Vật liệu và linh kiện nano: các học viên, NCS trong quá trình đào tạo đều có công trình công bố tại các hội nghị khoa học chuyên ngành, các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia và quốc tế. Trung bình khoảng 1.5 công bố/học viên (bậc thạc sỹ). Số bài báo khoa học công bố trước khi bảo vệ luận án của NCS đạt từ 6 bài trở lên, đặc biệt, trong đó mỗi NCS đều có ít nhất 2 bài được công bố trên các tạp chí khoa học thuộc hệ thống tạp chí ISI. Kết quả như vậy có thể khẳng định chất lượng của các tiến sỹ được đào tạo không hề thua kém chất lượng đào tạo tại những nước tiên tiến.

Sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN

Những ví dụ đó cho thấy tính đặc sắc, độc đáo và chất lượng của các chương trình đào tạo thí điểm của ĐHQGHN. Những chương trình thí điểm khác như cử nhân Kế toán, phân tích và kiểm toán, thạc sỹ về pháp luật về quyền con người, thạc sỹ khoa học quản lý, thạc sỹ biến đổi khí hậu, thạc sỹ môi trường và phát triển bền vững,…đều là những ngành “hay”, có sức thu hút và nhu cầu xã hội cao. Chính vì vậy, nhận định các chương trình đào tạo thí điểm như những “đặc sản” trong đào tạo của ĐHQGHN là có cơ sở. Nhưng tôi cũng nhấn mạnh là các chương trình đào tạo thí điểm chỉ là một trong những “đặc sản”, vì bên cạnh đó, ĐHQGHN còn có những  “đặc sản” khác trong đào tạo như hệ cử nhân khoa học tài năng, các chương trình nhiệm vụ chiến lược, hệ trung học phổ thông chuyên với truyền thống vẻ vang và mới đây là bằng kép. Trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực và có tính liên thông cao, thì bằng kép (trong vòng tối đa 6 năm, người học có thể học song song 2 chương trình để nhận được 2 bằng đại học chính quy nếu đáp ứng các điều kiện theo Quy chế) cũng là một cơ hội tốt cho người học. Hoặc những mô hình đào tạo mới như mô hình 3+1 (cử nhân của ĐH giáo dục), 3+2 (Khoa Y-Dược) cũng là những sáng tạo và thành công, những “đặc sản” trong đào tạo của ĐHQGHN.

PV: Thưa GS, để ĐHQGHN mở và triển khai thành công các chương trình đào tạo thí điểm, phải đáp ứng những điều kiện gì?

Trước hết, nhân tố quan trọng và căn bản nhất là ĐHQGHN phát triển theo mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến. Nghiên cứu khoa học luôn gắn kết chặt chẽ với đào tạo. Đào tạo thông qua nghiên cứu và nghiên cứu khoa học để tiếp cận đỉnh cao của trí thức, từ đó quay trở lại đào tạo với chất lượng cao, trình độ cao. Khi nghiên cứu đã đủ mạnh, đủ tích lũy về nhân lực, về kết quả nghiên cứu, cơ sở vật chất và các nguồn lực khác, mới có điều kiện đầy đủ để xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo mới có chất lượng. Vì vậy, các chương trình thí điểm vừa là thành quả, vừa là nhu cầu tất yếu trong quá trình vận động, phát triển và hội nhập của một đại học nghiên cứu.

Các trường đại học nghiên cứu cũng thường là nơi nảy sinh các tư tưởng, hệ tiên đề, từ đó thiết lập nên những nền móng căn bản của các ngành, chuyên ngành, trường phái khoa học. Chính vì vậy, các đại học nghiên cứu tiên tiến có vai trò nòng cột trong hệ thống giáo dục đại học của mỗi quốc gia và tiên phong trong việc định hướng mở các chương trình đào tạo mới, hiện đại.

Hai là ĐHQGHN có thuận lợi là đại học đa ngành, đa lĩnh vực, có tính liên thông cao, có đầy đủ các ngành và lĩnh vực từ khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ, xã hội nhân văn, kinh tế, luật và ngoại ngữ trong ĐHQGHN. Không có sự thuận lợi này, ĐHQGHN khó có điều kiện triển khai nhiều chương trình thí điểm. Chẳng hạn như tham gia giảng dạy và đào tạo cho học viên trong chương trình biến đổi khí hậu có các chuyên gia về địa lý tự nhiên, địa chất của Đại học Khoa học Tự nhiên, về môi trường và đa dạng sinh học của Trung tâm nghiên cứu về Tài nguyên và Môi trường, về luật của các chuyên gia đến từ Khoa Luật, về khu vực học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,…

Sinh viên đang tra cứu tài liệu tại thư viện ĐHQGHN

Và tất nhiên, phải đáp ứng đầy đủ các quy định về mở ngành, chuyên ngành mới theo quy định của Bộ giáo dục Đào tạo và của ĐHQGHN, các điều kiện đảm chất lượng như số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cơ hữu, cơ sở vật chất, học liệu, các định hướng, đề tài nghiên cứu có thể hướng dẫn luận văn luận án,…

Bên cạnh đó, sứ mệnh của ĐHQGHN là tiên phong đổi mới trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, vì vậy đứng trước nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ nghiên cứu, phục vụ quản lý và góp phần phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng và hội nhập, ĐHQGHN huy động tối đa lực lượng các nhà khoa học, chủ động nghiên cứu đề xuất những chương trình đào tạo mới, hiện đại. Những chương trình như Vật liệu và linh kiện nano, Khoa học quản lý, Biến đổi khí hậu, Quản trị An ninh phi truyền thống… là những chương trình như vậy.

PV: Thưa GS, GS đánh giá thế nào về triển vọng mở các ngành, chuyên ngành thí điểm của ĐHQGHN trong thời gian tới?

Một số ngành, chuyên ngành đào tạo thí điểm đã có kết quả và chất lượng đào tạo tốt, ổn định, ĐHQGHN đã có văn bản đề nghị và chắc chắn Bộ giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét đưa một số ngành, chuyên ngành thí điểm của ĐHQGHN vào danh mục đào tạo của Nhà nước, và ĐHQGHN hoàn thành sứ mệnh tiên phong của mình trong việc mở những ngành, chuyên ngành mới này.

Việc mở các ngành, chuyên ngành mới thí điểm vừa là sứ mệnh, vừa là nhu cầu tất yếu của những đại học nghiên cứu tiên tiến, đa ngành, đa lĩnh vực như ĐHQGHN trong quá trình phát triển không ngừng và hội nhập. Mới đây, ĐHQGHN đã công bố quy hoạch ngành, chuyên ngành đào tạo đến 2020. Theo đó đến năm 2020 danh mục các ngành , chuyên ngành đào tạo thí điểm của ĐHQGHN sẽ có thêm 9 ngành đào tạo đại học, 32 chuyên ngành thạc sỹ và 16 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ.

PV: Thưa GS, trong thời gian vừa qua ĐHQGHN đã triển khai những giải pháp cụ thể gì để không ngừng nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo thí điểm nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung?

Theo quy định, sau 2 khóa đào tạo thí điểm, các chương trình thí điểm đều phải tổ chức tổng kết đánh giá kết quả đã đạt được, rút ra những bài học và kinh nghiệm, hoàn thiện chương trình, rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng. Lần này là lần ĐHQGHN tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá tổng thể, toàn diện các chương trình thí điểm cấp ĐHQGHN.

ĐHQGHN là đại học nghiên cứu, nên muốn nâng cao chất lượng đào tạo, trước hết phải nâng cao chất lượng của đội ngũ. Hiện nay 45% đội ngũ giảng viên đã có trình độ tiến sỹ, 23% có học hàm GS, PGS. Nhiều đơn vị như trường ĐH Khoa học Tự nhiên và ĐH Công nghệ, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ đã trên 70%. ĐHQGHN đang xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, rà soát, đánh giá và phân loại cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và quản lý thông qua các tiêu chí, trên cơ sở đó quy hoạch và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

Sinh viên của ĐHQGHN

Năm 2012-2013, ĐHQGHN đã hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ, chuyển đổi toàn bộ trên 300 chương trình đào tạo đại học, sau đại theo chuẩn đầu ra. Và tiếp theo đã chỉ đạo các đơn vị đang triển khai xây dựng chuẩn đầu ra của các môn học trong chương trình đào tạo (với số lượng chương trình đào tạo như vậy, số lượng các môn học lên đến hàng vài nghìn, một khối lượng công việc không nhỏ). Công việc này cũng sẽ được hoàn tất trước tháng 8.2014.

Muốn hội nhập phải kiểm định chất lượng. Hầu hết các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN đều đã được kiểm định và đánh giá chất lượng theo tiêu chí kiểm định của ĐHQGHN và thực hiện các quy định về kiểm định chất lượng của Bộ giáo dục và Đào tạo. Giám đốc ĐHQGHN cũng đã phê duyệt Kế hoạch kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo của ĐHQGHN, theo đó, ĐHQGHN đang từng bước kiểm định các chương trình đào tạo. Với các chương trình tiên tiến, nhiệm vụ chiến lược đã và đang tiến hành kiểm định theo chuẩn AUN (kiểm định khu vực châu Á).

Cũng từ năm 2013 đến nay, Giám đốc ĐHQGHN đã phê duyệt đề án tăng cường kỷ cương, giám sát trong hoạt động đào tạo, tiến hành kiểm tra, rà soát tất cả các khâu từ tuyển sinh, quản lý tổ chức đào tạo cho đến cấp bằng, qua đó kịp thời phát hiện những thiếu sót trong thực hiện và trong các văn bản hướng dẫn, quy định, để kịp thời điều chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và điều hành trong đào tạo. Trong 2013, ĐHQGHN ban hành các hướng dẫn về giảng dạy các môn học ngoại ngữ bậc sau đại học, sửa đổi quy định về đào tạo nhiệm vụ chiến lược (chuẩn quốc tế) và ban hành mới quy định về các hoạt động liên kết đào tạo quốc tế. Trọng tâm từ năm 2014 là đẩy mạnh và phát triển mô hình đào tạo cử nhân, kỹ sư tài năng và đặc biệt là nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo bậc sau đại học.

ĐHQGHN đã bắt đầu áp dụng thí điểm đổi mới tuyển sinh theo đánh giá năng lực thành công cho bậc sạu đại học từ năm 2011 (bậc thạc sỹ, thí điểm cho 3 chuyên ngành: Biến đổi khí hậu, Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp, Môi trường và phát triển bền vững) và hiện nay đang hoàn thiện bộ đề thi đánh giá năng lực để áp dụng cho các hệ đặc biệt ở bậc đại học (tuyển hệ tài năng, chất lượng cao, chương trình tiên tiến, nhiệm vụ chiến lược sau khi đã thi kỳ thi 3 chung và trúng tuyển vào ĐHQGHN), và mở rộng áp dụng thí điểm cho bậc sau đại học ở tất cả các đơn vị (mỗi đơn vị tối thiểu thí điểm một chuyên ngành thạc sỹ). Ban Đào tạo cũng đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị để hoàn thành các hướng dẫn, các giải pháp kỹ thuật và triển khai xây dựng phần mềm phục vụ công tác đổi mới tuyển sinh trong năm 2014.

Bên cạnh đào tạo kiến thức, ĐHQGHN quan tâm đến đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng tin học và các kỹ năng mềm cho sinh viên. Từ năm 2012, sinh viên ĐHQGHN được đào tạo kỹ năng mềm. Khi ra trường tối thiểu có 5 kỹ năng mềm (do các em lựa chọn trong 100 kỹ năng được định dạng) được đào tạo, kiểm tra đánh giá. Tất cả được công bố trong chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo.

Bên cạnh đó, Giám đốc ĐHQGHN quan tâm đầu tư đến học liệu, cơ sở vật chất, các phòng thí ngiệm, triển khai dự án “E-book” (Thư viện ĐHQGHN) và Dự án sách chất lượng cao (Nhà Xuất bản ĐHQGHN); triển khai Đề án tăng cường khả năng có việc làm cho sinh viên tốt nghiệp (của Trung tâm phát triển nguồn nhân lực). Dự án này sẽ điều tra phản hồi của các nhà tuyển dụng, các cựu sinh viên, các nhà quản lý, doanh nghiệp,… để điều chỉnh chương trình đào tạo, tăng cường đào tạo kỹ năng và khả năng thực hành cho sinh viên, thiết lập hệ thống liên hệ với các cựu sinh viên, từ đó, nâng cao cơ hội có việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Không chỉ trang bị kiến thức, sự khác biệt trong đào tạo của ĐHQGHN là chú trọng phát triển tầm nhìn cho người học. Quan điểm xuyên suốt là đào tạo không chỉ để người học ra trường có việc làm, để khởi nghiệp, mà còn có đầy đủ kiến thức, năng lực, phẩm chất, phương pháp tư duy và bản lĩnh để sáng nghiệp.

Chỉ tính từ năm 2008 đến nay, ĐHQGHN đã cấp bằng cho 12.334 thạc sỹ (và đang đào tạo trên 11.000 học viên cao học), 423 tiến sỹ (và đang đào tạo 1.180 NCS);  xuất bản bổ sung trên 500 sách chuyên khảo, giáo trình; đăng tải hơn 1.000 bài báo trên các tạp chí quốc tế, hơn 3.000 bài báo trên các tạp chí khoa học trong nước; 1.500 báo cáo tại các hội nghị khoa học quốc tế, 2.000 báo cáo tại các hội nghị khoa học trong nước; thực hiện trên 500 đề tài KH&CN các loạị. Việc gắn đào tạo với nghiên cứu vừa là truyền thống, vừa là nhân tố quan trọng đảm bảo chất lượng đào tạo ở ĐHQGHN.

Xin nhấn mạnh là theo thống kê từ năm 2012 đến nay, khoảng 50% số NCS của các ngành KHTN-CN của ĐHQGHN khi bảo vệ luận án tiến sỹ đều có bài đăng trên các tạp chí quốc tế. Cá biệt từ năm 2011 đến nay, liên tục năm nào cũng có sinh viên của ĐHQGHN có bài công bố trên các tạp chí quốc tế ISI. Không phải ngẫu nhiên từ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, GS Ngô Bảo Châu,….cho đến Lê Anh Xuân, Nguyễn Văn Thạc,….và nhiều tên tuổi khác của Việt Nam đều nguyên là sinh viên các hệ đào tạo khác nhau, là cựu sinh viên của ĐH Tổng hợp Hà Nội trước kia và nay là ĐHQGHN. Tôi tin tưởng chắc chắn với những giải pháp cụ thể và đúng, trúng như vậy, chắc chắn hoạt động đào tạo của ĐHQGHN sẽ ngày càng được khẳng định và gặt hái được nhiều thành công và kết quả tốt đẹp hơn nữa.

4.2014 Theo VNU News