VẬT LIỆU COMPOSITE – TIỀM NĂNG VÀ ỨNG DỤNG

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức,  Đại học Quốc gia Hà Nội

  1. Khái niệm về vật liệu mới composite:

Compsite là vật liệu được tổng hợp nên từ hai hay nhiều loại vật liệu khác nhau, nhằm mục đích tạo nên một vật liệu mới, ưu việt và bền hơn so với các vật liệu ban đầu. Vật liệu composite  bao gồm có vật liệu nền và cốt. Vật liệu nền đảm bảo việc liên kết các cốt lại với nhau, tạo cho vật liệu gồm nhiều thành phần có tính nguyên khối, liên tục, đảm bảo cho composite độ bền nhiệt, bền hoá và khả năng chịu đựng khi vật liệu có khuyết tật. Vật liệu nền của composite có thể là polyme, các kim loại và hợp kim, gốm hoặc các bon. Vật liệu cốt đảm bảo cho composite có các mođun đàn hồi và độ bền cơ học cao. Các cốt của composite có thể là các hạt ngắn, bột, hoặc các sợi cốt như sơi thuỷ tinh, sợi polyme, sợi gốm, sợi kim loại và sợi các bon,…Về mặt đặt bài toán của cơ học, người ta còn định nghĩa vật liệu composite là vật liệu mà tính chất của nó phụ thuộc vào toạ độ.

Ưu điểm lớn nhất của composite là có thể thay đổi cấu trúc hình học, sự phân bố và các vật liệu thành phần đẻ tạo ra một vật liệu mới có độ bền theo mong muốn.  Rất nhiều đòi hỏi khắt khe của kỹ thuật hiện đại ( như nhẹ, lại chịu được nhiệt lên đến 3000oC,…) chỉ có composite mới đáp ứng nổi, vì vậy, vật liệu composite giữ vai trò then chốt trong cuộc cách mạng về vật liệu mới.

Thực ra, quá trình tạo nên composite là sự tiến hoá trong ngành vật liệu: Từ vật liệu chỉ có một cấu tử ( như kim loại nguyên chất), người ta đã biết tận dụng tính ưu việt của các cấu tử để tạo ra các vật liệu có hai hay nhiều cấu tử ( hợp kim ), rồi từ 3 nhóm vật liệu đã biết là kim loại, vật liệu vô cơ ceramic và hữu cơ polyme, người ta đã tìm cách tạo ra compositevật liệu của các vật liệu để kết hợp và sử dụng kim loại-hợp kim, các vật liệu vô cơ và hữu cơ đồng thời, hợp lý. Và mới đây người ta đã nói đến super-composite: composite của composite ( khi các vật liệu thành phần cũng là composite).

Dựa vào các đặc trưng  cơ lý hoá, người ta phân vật liệu ra thành 4 nhóm chính: kim loại và các hợp kim, vật liệu vô cơ-ceramic, vật liệu polyme và gần đây nhất là vật liệu tổ hợp compsite.

Vật liệu kim loại (và hợp kim) là những vật liệu dẫn điện tốt, phản xạ ánh sáng với màu sắc đặc trưng, có khả năng biến dạng dẻo cao. Đặc điểm cấu trúc kim loại là sự sắp xếp có trật tự của các nguyên tử, tạo thành mạng tinh thể, trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hoàn toàn sang trạng thái không trật tự (  vô định hình ). Kim loại thông dụng có thể kể ra như thép, đồng, nhôm, tin tan, niken,…và các hợp kim của chúng. Ưu điểm của kim loại là dẫn điện, dẫn nhiệt, mô đun đàn hồi cao, độ bền  cơ học cao. Nhược điểm lớn nhất của kim loại là không bền với môi trường kiềm và axit, dễ bị oxi hóa, và nhiều kim loại độ bền nhiệt không cao. Khối lượng riêng của nhiều kim loại rất lớn nên bị hạn chế khi sử dụng để thiết kế chế tạo các khí cụ bay.
Continue reading

30 năm seminar Cơ học vật rắn biến dạng

Ngày 27/10/2012, tại Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN đã tổ chức seminar khoa học và kỷ niệm 30 năm seminar về cơ học vật rắn biến dạng (1982-2012).

Đến dự có đông đảo các thành viên của xemina đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội và nghiên cứu sinh, học viên cao học.Cơ học vật rắn biến dạng (CHVRBD) là ngành khoa học liên quan đến tính toán cho vật liệu và kết cấu, từ những cấu trúc nano cho đến kết cấu tấm, vỏ, nhà cao tầng… và có mặt trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, giao thông vận tải, công trình biển, công trình thủy, cơ khí – chế tạo máy, điện hạt nhân, hàng không vũ trụ…
Continue reading

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chuyện người thầy cả đời đam mê với sự nghiệp giáo dục

(Trích bài viết trong sách “ Chuyện người giáo viên nhân dân” tập 1 của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam, NXB Văn Hóa- Thông tin, 2014)

Luôn mong muốn cống hiến cho đất nước và sự nghiệp giáo dục, từ bỏ những lời mời hấp dẫn sang công tác và giảng dạy ở nước ngoài để trở về quê hương, đất nước công tác, đóng góp tài n©ăng và sức lực của mình cho Tổ quốc. Đó chính là hình bóng của những con người có tâm, những con người luôn gắn chặt với sự phồn vinh của dân tộc. Hình bóng ấy có cả trong con người ông, một người thầy tâm huyết với nghề, vừa là nhà khoa học nghiên cứu tiếp cận những đỉnh cao của trí thức để giảng dạy, đào tạo sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Người thầy luôn mong muốn nền giáo dục đại học Việt Nam không chỉ hội nhập và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế mà “học phải đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”, người thầy ấy chính là nhà giáo, nhà khoa học – nhà Cơ học, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Continue reading

Giới thiệu

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÓM NGHIÊN CỨU

Cuối năm 2008, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức khi đó đang là Trưởng Ban Khoa học Công nghệ của ĐHQGHN được điều động và luân chuyển làm Phó Hiệu trưởng của Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN.

Là một trong những lãnh đạo chủ chốt của Xemina về Cơ học vật rắn biến dạng (do GS.TSKH Đào Huy Bích khởi xướng thành lập, hoạt động từ năm 1982 và duy trì đều đặn hơn 3 thập kỷ kể từ đó đến nay), GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức đã thường xuyên tổ chức Xemina về Cơ học tại Trường ĐHCN. Xemina đã thu hút được sự tham gia của các nhà cơ học từ  Viện Cơ học, ĐHCN, ĐHKHTN, ĐH Bách Khoa HN, Học Viện KHQS, ĐH Xây dựng, ĐH Giao thông, ĐH Lâm nghiệp, ĐH Kiến trúc, Viện KHCN xây dựng,…Xemina này là môi trường học thuật quan trọng để các nhà khoa học, các em NCS  và các đồng nghiệp trong và ngoài nước trao đổi về những hướng nghiên cứu và kết quả mới nhất, góp phần duy trì và phát triển ngành Cơ học ở Việt Nam.

Cũng trong thời gian này, GS Nguyễn Đình Đức bắt tay vào xây dựng nhóm nghiên cứu về vật liệu tiên tiến và Cơ học kỹ thuật tại trường ĐHCN, ĐHQGHN. Bắt đầu từ việc dìu dắt các NCS và các em sinh viên khá và giỏi ngay từ năm thứ 2 trên giảng đường đại học. Với kinh nghiệm và tâm huyết của một nhà giáo nhiều năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục, GS luôn cố gắng dành trọn tâm sức của mình để truyền đạt kiến thức cho sinh viên. Các bài giảng của GS đã truyền cảm hứng cho sinh viên lòng yêu nghề, yêu khoa học, tinh thần thái độ nghiêm túc trong học tập và sự tự tin, vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Điều đặc biệt là cho dù các sinh viên đến với ông từ các xuất phát điểm khác nhau: học lực giỏi, khá và cả trung bình, nhưng khi đã qua quá trình được ông dìu dắt, đều trở thành say mê, trở thành học sinh giỏi trong học tập và xuất sắc trong nghiên cứu, trưởng thành và thành tài. Trong số những học trò xuất sắc ấy, có những người đã là thủ trưởng các đơn vị lớn như TS. Đinh Khắc Minh, là Viện trưởng Viện KHCN tàu thủy (Bộ Giao thông vận tải); TS. Hoàng Văn Tùng, là Chủ nhiệm Bộ môn Cơ lý thuyết  – ĐH Kiến trúc Hà Nội. Nhiều học trò được ông hướng dẫn NCKH ngay từ những năm tháng sinh viên đã có bài báo khoa học có giá trị được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế  ISI có uy tín và đạt giải nhất về nghiên cứu khoa học của trường Đại học Công nghệ cũng như của ĐHQGHN (như các em Trần Quốc Quân, Phạm Hồng Công, Vũ Văn Dũng, Phạm Toàn Thắng,…) và hầu hết các em đều là thủ khoa và được chuyển tiếp làm NCS ngay sau khi tốt nghiệp đại học.

Những thành viên của nhóm nghiên cứu hiện nay là:

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (Trưởng nhóm), Tiến sỹ Đoàn Hồng Đức – Đại học Công nghệ, ĐHQGHN; Tiến sỹ Bùi Quốc Tính, Tokyo Institute of Technology; Phó Giáo sư  – Tiến sỹ Ngô Đức Tuấn, The University of Melbourne; Tiến sỹ Trần Phương, The University of Melbourne ; Tiến sỹ Nguyễn Minh Dũng, University of Tokyo; Tiến sỹ Nguyễn Xuân Nguyên, Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN; Tiến sỹ Đinh Khắc Minh, (Nguyên Viện trưởng Viện KHCN Tàu Thủy);  Tiến sỹ Hoàng Văn Tùng, Chủ nhiệm bộ môn, ĐH Kiến trúc Hà Nội; Tiến sỹ Đặng Đình Long, Đại học Công nghệ, ĐHQGHN; Tiến sỹ Đỗ Văn Thơm, Học Viện KTQS; Tiến sỹ Nguyễn Thế Dương, ĐH Duy Tân; NCS.ThS Vũ Thùy Anh, Đại học Công nghệ, ĐHQGHN; NCS.ThS Nguyễn Đình Dư, ĐH Lạc Hồng; NCS.ThS Phạm Văn Thu, Đại học Nha Trang; NCS Trần Quốc Quân (chuyển tiếp NCS), Đại học Công nghệ, ĐHQGHN; NCS Phạm Hồng Công (chuyển tiếp NCS), Đại học Công nghệ, ĐHQGHN; NCS.ThS Nguyễn Văn Thành, Học Viện Hậu Cần; NCS.ThS Phạm Minh Phúc, ĐH Giao Thông vận tải; NCS.Trịnh Đức Trường, ĐH Việt Nhật (VJU); NCS.ThS Hoàng Trọng Nghĩa, NCS.ThS Phạm Thế Dũng, NCS.ThS Nguyễn Thị Thu Hà,…và các em sinh viên xuất sắc của các khóa K57H, K58H, K59H,..

Nhóm nghiên cứu đã có quan hệ hợp tác với các nhóm nghiên cứu khác của các cơ quan khoa học trong nước như Viện nghiên cứu chế tạo tàu thủy – ĐH Nha Trang, Viện Tên Lửa, Học viện Kỹ thuật quân sự, Đại học Giao thông, Đại học Xây dựng, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Cơ học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên và các nhóm nghiên cứu khác về Vật lý kỹ thuật, CNTT và Điện tử Viễn thông của Trường ĐH Công nghệ.

Chỉ trong vòng 5 năm hoạt động, Nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Đình Đức đã nhanh chóng vươn tới quan hệ hợp tác, trao đổi học thuật với các đồng nghiệp nhiều nước trên khắp thế giới:  Anh, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, LB Nga, Hồng Kông, Đức, Pháp, …

Nhóm nghiên cứu đã công bố trên 200 bài báo, công trình khoa học ở trong và ngoài nước, trong đó có trên 100 bài báo trên các tạp chí quốc tế   (nhiều bài trên tạp chí ISI (SCI,  SCIE) tốp hàng đầu của ngành Cơ học). Các thành viên của nhóm nghiên cứu là tác giả của 1 bằng phát minh và 2 bằng sáng chế.  GS Nguyễn Đình Đức cũng là trưởng ban tổ chức/tham gia hội đồng quốc tế của các Hội nghị khoa học quốc gia, quốc tế lớn như  Hội nghị quốc tế về các khoa học mũi nhọn (2005), Hội nghị quốc tế  ACCMS5 (2009), Hội nghị quốc tế về Cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa ICEMA 1(2010), ICEMA2(2012), ICEMA3(2014), ICEMA 4 (2016); Hội nghị quốc tế  APVC (2015), Hội nghị quốc tế  ACCMS (2016),  ACCM10 (2016), Canada-Japan-Vietnam Workshop on Composites (2016).

Những hướng nghiên cứu chính là:

– Composite siêu bền, siêu nhẹ có cấu trúc không gian 3Dm, 4Dm

– Composite ba pha và nanocompostie polymer

– Ổn định tĩnh và động lực học của các kết cấu tấm và vỏ vật liệu composite chức năng FGM

– Vật liệu FGM và nano FGM, vật liệu auxetic

– Vật liệu áp điện piezoelectric composite

– Các kết cấu, công trình chịu tác động của các tải trọng đặc biệt

– Nghiên cứu sự xuất hiện và lan truyền các vết nứt trong vật liệu và kết cấu

– Vật liệu và Kết cấu tiên tiến trong Kỹ thuật hạ tầng (Infrastructure Engineering) và Giao thông – Xây dựng (Civil Engineering)

–  Vật liệu composite và nano composite ứng dụng trong năng lượng mới và năng lượng tái tạo

– Các bài toán cơ học ứng dụng liên quan đến biến đổi khí hậu

– Cơ học tính toán; Tối ưu hóa cấu trúc

– Nghiên cứu áp dụng các mô hình và phương pháp toán học và cơ học định hướng ứng dụng

Nhóm nghiên cứu cũng đã thành công trong việc sử dụng các hạt nano titan oxit như là thành phần gia cường làm tăng khả năng chống thấm, chống giòn, chống nứt cho vật composite polymer. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên các tạp chí quốc tế, đã được áp dụng để chế tạo chống thấm cho đà máy tàu thủy bằng composite ở Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy – ĐH Nha Trang (năm 2012), đồng thời đã được cấp bằng sáng chế (2016). Sản phẩm “Thiết bị dẫn đường quán tính phục vụ dẫn đường các phương tiện chuyển động có điều khiển” của đề tài nghiên cứu khoa học hợp tác giữa trường Đại học Công nghệ -ĐHQGHN và Viện Tên lửa – Viện KHCN QS , Bộ quốc phòng (2006-2007) do GS.TSKH Nguyễn Đình Đức làm Phó chủ nhiệm đề tài đã được giải 3 Nhân tài đất việt năm 2008.

Với những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, GS Nguyễn Đình Đức – Trưởng PTN đã được Giám đốc ĐHQGHN tặng Bằng khen các năm: 2006, 2009, 2011,2013,2014,2015, 2016; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2009 và là chiến sĩ thi đua toàn ngành giáo dục và đào tạo năm 2015; Chủ tịch nước tặng Huân chuơng Lao động hạng Ba, 2016.

Thành viên của PTN, NCS Trần Quốc Quân đã vinh dự được nhận giải thưởng Nguyễn Văn Đạo năm 2016 – giải thưởng danh giá nhất của ngành Cơ học hiện nay – và là người thứ 3 được nhận giải thưởng này trong toàn quốc (Sau PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng – năm 2011 và TS Lê Đình Tuân – năm 2014).

Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ các hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực Cơ học, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là Trưởng tiểu ban soạn thảo và xây dựng Đề  án đào tạo Tiến sỹ Cơ học Kỹ thuật. Đề án đã được phê duyệt và Chương trình đào tạo đã được ĐHQGHN ban hành. Từ năm 2013, trường ĐHCN đã bắt tay vào tuyển sinh và đào tạo Tiến sỹ Cơ học Kỹ thuật.  Đây là sự kiện để lại dấu ấn quan trọng trong sự phát triển của Khoa Cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa (ĐHCN) theo định hướng đại học nghiên cứu tiên tiến cũng như góp phần vào việc đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ khoa học trẻ kế cận cho ngành Cơ học của Việt Nam. GS. Nguyễn Đình Đức cũng là người đã đề xuất, xây dựng chương trình đào tạo và trở thành Giám đốc của chương trình Kỹ thuật hạ tầng (bao gồm cả Infrastructure Engineering và Civil Engineering) của Trường Đại học Việt Nhật.

Với  những thành công trong nghiên cứu, ứng dụng và sự lớn mạnh không ngừng của nhóm, năm 2015, trường ĐHCN đã thành lập PTN Vật liệu và Kết cấu tiên tiến (theo mô hình vừa như tổ bộ môn tiến hành đào tạo các bậc kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ, đồng thời lại theo mô hình PTN triển khai các nghiên cứu hiện đại) và bổ nhiệm GS .TSKH Nguyễn Đình Đức làm Trưởng PTN.

Nhóm nghiên cứu về vật liệu và kết cấu tiên tiến là nhóm nghiên cứu trẻ, nhiều tiềm năng triển vọng, khát khao cống hiến cho khoa học, cho Tổ quốc. Bằng sự kiên trì và bền bỉ, niềm say mê và sự nỗ lực vượt bậc, lao động quên mình của thầy và trò, đã vươn lên vững vàng bằng nội lực, đạt đẳng cấp và trình độ quốc tế, xứng đáng là niềm tự hào của Khoa, của trường Đại học Công nghệ và Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhóm đã thu được nhiều kết quả nghiên cứu tốt, vừa phục vụ thực tiễn – có phát minh sáng chế , lại gắn với đào tạo – từ bậc kỹ sư cho tới đào tạo các chuyên gia có trình độ cao ở bậc tiến sỹ, lại vừa công bố được nhiều công trình có giá trị trên các tạp chí quốc tế ISI (SCI, SCIE) có uy tín. Kết quả nghiên cứu của nhóm đã được mời báo cáo tại phiên toàn thể của những  hội nghị quốc tế lớn. Đến nay, Nhóm nghiên cứu và PTN của GS Nguyễn Đình Đức đã được khẳng định và được biết đến rộng rãi ở cộng đồng khoa học trong và ngoài nước.

Teachers can create educational video games writing homework help to use in class without the need for any coding skills.

Müthiş İstanbul escort İlişkilerinin Keyfini Çıkartın

Burada en müthiş birlikteliklerin keyfini almaya hazırlıklı olun. Nihayetinde seksi ve ateşli güzeller eğlenmeyi arzu ediyor ve onu istiyorlar. Sizlerin de düşüncelerinize yönelik olarak ne gerekmekteyse onu da sağlamayı istemektedirler. Hayatınızdaki en güzel birlikteliklerden birini burada alımlı, seksi bir hatun ile beraber Kurtköy Escort ilişkilerinde yaşayabilirsiniz. Böylesi bir ortam ve elbette ki atmosfer de her zaman en uygunudur. Hayatınızdaki en güzel birlikteliklerden birini burada alımlı hatununuz ile beraber gerçekleştirmeye ne dersiniz? Böylesi bir görüşme niyetiyle beraber açıkçası siz beyefendileri beklemekte olan kadınlar burada yer alıyorlar. Haz dolu bir ortamın giderek katlanacağı, o zevkin de daha iyi, sıcak hale geleceği görüşmeler için daha iyi noktalara varması da bu hususta daha güzeldir. Sıcakkanlı, eğlenceli ve ateşli Kurtköy Escort kadınlar burada yer alıyorlar. Her zaman ona yönelik olarak görüşmelerin yaşanması da bu hususta daha güzeldir. Sıcakkanlı ve seksi bir kadının sunacağı o güzel birliktelikler ve zevk dolu görüşmeler her zaman daha ateşli bir hale gelecektir diyebiliriz.

DSCN7988

Hội nghị quốc tế về Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa lần thứ 3 (ICEMA3-2014)

Tiếp theo thành công của ICEMA 2012, năm nay, Trường ĐH Công Nghệ tiếp tục phối hợp với Hội Cơ học Việt Nam và Viên Cơ học tổ chức Hội nghị quốc tế về Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa lần thứ 3 ICEMA3-2014 vào ngày 15/10/2014, thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, các đơn vị trong và ngoài nước.

Continue reading