PHÓNG SỰ TRÊN TRUYỀN HÌNH NHÂN DÂN NGÀY 02.5.2017 VỀ DỰ THẢO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH GS, PGS

Trân trọng giới thiệu phóng sự trên truyền hình Nhân Dân –  Chương trình Tiêu Điểm ngày 02.5.2017 về dự thảo tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Phỏng vấn trực tiếp GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng PTN Vật liệu và Kết Cấu tiên tiến của Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội.
http://nhandantv.vn/-du-thao-tieu-chuan-giao-su-pho-giao-su-moi-lieu-co-di-nguoc-lai-voi-thong-le-quoc-te–v47825

Google photos organize high school government homework help and back-up your photos and videos.

windows 7 home basic kaufen

GS Nguyễn Đình Đức: Nâng chuẩn GS, PGS để loại thói hư danh

Tuổi trẻ 31.3.2017:   Với hệ thống tiêu chuẩn cũ, chưa từng xét đến tiêu chí công bố quốc tế, nhiều người cho rằng Việt Nam đã không chịu hội nhập và tự cho mình quyền ngoại lệ quá lâu trong đánh giá và công nhận các chức danh khoa học.

Tuy nhiên, thực tế việc xét và công nhận đạt chuẩn cũng như bổ nhiệm chức danh giáo sư (GS) và phó giáo sư (PGS) đã dựa trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của quốc tế và có áp dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế trong nước.

Không ít GS, PGS được bổ nhiệm thời gian qua rất xứng đáng và không hề thua kém các GS, PGS của nước ngoài. Song phải thừa nhận là mặt bằng chung các tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của Việt Nam còn thấp so với tiêu chuẩn GS, PGS của các nước tiến tiến.

Vì vậy, việc Bộ GD-ĐT, Hội đồng chức danh GS Nhà nước nghiên cứu để đổi mới, nâng cao các tiêu chuẩn với GS, PGS như hiện nay là rất cần thiết và kịp thời.

Bộ GD-ĐT đã có lộ trình áp dụng yêu cầu tiến sĩ phải có công bố quốc tế. Vì vậy, việc yêu cầu có các công bố quốc tế trên các tạp chí có uy tín với GS, PGS là cần thiết. Đó là một trong những tiêu chí tiên quyết để nâng cao chất lượng đội ngũ người thầy.

Để đạt được các tiêu chí như GS, PGS các nước tiên tiến cũng cần có lộ trình phù hợp. Tuy nhiên, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục miễn nhiệm chức danh GS, PGS đặt yêu cầu đến năm 2019, tùy theo từng nhóm ngành, ứng viên GS phải là tác giả chính và đã công bố được ít nhất 1-2 bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus. Các tiêu chí như vậy còn rất thấp so với chuẩn quốc tế, nên tốt nhất áp dụng luôn từ năm 2017 khi quy định mới chính thức có hiệu lực.

Chúng ta sẽ phải chấp nhận có thể có ngành năm nay, năm sau, vài năm sau không có GS, không có PGS. Song đó chính là động lực mạnh mẽ để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ĐH và là cú hích cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH của Việt Nam. Đây cũng là giải pháp để giảm bớt quy mô đào tạo tiến sĩ, ngăn tình trạng đào tạo tiến sĩ nhiều ào ạt như hiện nay.

Có điều đã đòi hỏi chất lượng theo chuẩn mực quốc tế thì cũng cần sớm có những chính sách đổi mới và phù hợp hơn nữa – theo chuẩn mực quốc tế – trong việc sử dụng và đãi ngộ nhà khoa học. Thông lệ quốc tế từ tiến sĩ đến PGS, từ PGS đến GS là những khoảng cách khá xa về tiêu chí, trình độ, năng lực, cống hiến và cũng khác xa nhau về chế độ đãi ngộ. Trên cơ sở đãi ngộ xứng đáng, đội ngũ trí thức sẽ tự rèn luyện, tự phấn đấu và cũng sẽ tự đào thải.

Có người hỏi tôi nhìn nhận thế nào về việc ở nhiều nước tiên tiến, chức vụ của GS, PGS chỉ liên quan tới trường ĐH, chứ không hề phong danh học hàm cho những người không gắn bó trực tiếp hằng ngày với môi trường giáo dục. Tại sao Việt Nam lại phổ biến việc người làm công tác quản lý bên ngoài cơ sở giáo dục ĐH vẫn mang chức danh GS, PGS?

Theo tôi, đội ngũ trí thức có trình độ cao – nòng cốt là các GS và PGS – là tinh hoa của giáo dục ĐH, không dễ gì ngày một, ngày hai đào tạo được ngay, nên cần được tận dụng tối đa. Ví dụ một GS, PGS ngành luật am hiểu chuyên môn, nhiều kinh nghiệm trong đào tạo và nghề nghiệp được điều chuyển từ trường ĐH lên làm công tác quản lý các cơ quan như Bộ Tư pháp, Quốc hội…, lẽ nào chúng ta lại tước đi danh học hàm GS và PGS, không mời họ giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu sinh?

Một GS, PGS giỏi chuyên môn, đã kinh qua quản lý ở cơ sở đào tạo, nay lên làm quản lý cấp bộ nhưng vẫn tham gia giảng dạy ĐH và sau ĐH là quá tốt. Tuy nhiên, nếu ngược lại chỉ làm quản lý thuần túy, không có trình độ và kiến thức chuyên môn sâu, lại vẫn chuộng hư danh, lấy học hàm GS, PGS cho oai, không thực chất là điều không nên.

Dư luận cho rằng thời gian vừa qua chuẩn GS, PGS thấp có phần có rào cản từ những chuyện như vậy. Do đó, việc nâng cao chuẩn GS, PGS từng bước tiếp cận với chuẩn mực quốc tế sẽ là biện pháp quan trọng để loại bỏ thói hư danh như trên.

GS.TSKH NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC
 (ĐH QUỐC GIA Hà Nội) – NGỌC HÀ ghi

Much like this contact form. with s lar, you can swipe your finger to see what is coming up over the next few hours and the radar view it offers is stunning.

Mong ước đầu xuân: Hy vọng nền giáo dục nước nhà sẽ tiếp tục đi lên mạnh mẽ

Nhân dịp đầu xuân Đinh Dâu, trên Dân trí sáng mùng 1 Tết đã đăng ý kiến  của các nhà khoa học, quản lý giáo dục gửi gắm tới nền giáo dục của nước nhà. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã có những gửi gắm như sau:

Những năm vừa qua sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và từng bước hội nhập với các chuẩn mực quốc tế. Cụ thể, đã có những điều chỉnh tích cực trong đổi mới tuyển sinh và triển khai hiệu quả việc kiểm định chất lượng tại các cơ sở giáo dục đại học.

Sang năm mới Đinh Dậu, tôi mong muốn việc đổi mới giáo dục đại học trước hết tập trung vào việc nâng cao chất lượng đào tạo tiến sỹ: chú trọng từ khâu tuyển đầu vào, quá trình đào tạo cho đến chuẩn đầu ra; thứ hai, là đổi mới các tiêu chuẩn xét duyệt và nâng cao chất lượng đội ngũ GS, PGS đồng thời có chế độ đãi ngộ tương xứng; thứ ba, là đẩy nhanh và mạnh hơn nữa việc kiểm định các chương trình đào tạo và các cơ sở giáo dục đại học; thứ tư là đổi mới chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng và kỹ năng thực tế cho sinh viên đại học để khi ra trường có thể tìm ngay được việc làm và khởi nghiệp.

Và điều cuối cùng, tôi muốn gửi gắm tới thế hệ trẻ hãy tự trang bị cho mình một nền tảng tri thức khoa học và ngoại ngữ vững vàng, tự tin vào năng lực cá nhân, tích cực, chủ động hội nhập với khu vực và thế giới.

Trong không khí rộn ràng của mùa xuân, tôi mong muốn mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là các nhà khoa học và các bạn trẻ, hãy nhận thức đầy đủ các cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát huy cao nhất sự chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của mình, chung tay góp sức nắm bắt những thời cơ và vận hội mà cuộc cách mạng này mang đến, đưa đất nước chúng ta được phồn vinh, tiến nhanh, tiến mạnh, đuổi kịp các nước tiên tiến và vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu.

Trích tin trên Dân trí, sáng mùng 1 Tết Đinh Dậu, 28 Jan. 2017

Expeditions lead or join immersive virtual trips all dissertationauthors.com/ over the world.