10:49 AM – 09/11/2016
Hoàn toàn được đào tạo trong nước, chưa bao giờ được ra nước ngoài dự một sinh hoạt khoa học nào, đang là nghiên cứu sinh mới bước vào năm thứ ba, nhưng Phạm Hồng Công đã có 17 bài báo quốc tế.
10:49 AM – 09/11/2016
Hoàn toàn được đào tạo trong nước, chưa bao giờ được ra nước ngoài dự một sinh hoạt khoa học nào, đang là nghiên cứu sinh mới bước vào năm thứ ba, nhưng Phạm Hồng Công đã có 17 bài báo quốc tế.
06.4.2014. Là sinh viên năm cuối hệ kỹ sư K.55H Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa, trường ĐH Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), đến nay, Phạm Toàn Thắng (SN 1991) đã có 3 bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế ISI (Institute for Scientific Information – tổ chức xếp các tạp chí khoa học có uy tín, hệ số tham khảo cao)– một thành tích hiếm có. Thắng không chỉ là niềm tự hào của các thầy cô mà còn là tấm gương đối với các bạn sinh viên ĐHQGHN về nghị lực vượt khó vươn lên trong cuộc sống, học tập và nghiên cứu khoa học.
Tự học, đào sâu suy nghĩ – bí quyết thành công
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nhưng có truyền thống hiếu học tại xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, vùng đất nổi tiếng với di tích lịch sử thành Cổ Loa nằm ở ngoại thành thủ đô Hà Nội. Với khát khao được học tập và nghiên cứu khoa học, sau khi tốt nghiệp THPT, Thắng đã mạnh dạn làm hồ sơ đăng ký và thi đỗ vào khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa của ĐH Công nghệ, ĐHQGHN.
Phạm Toàn Thắng trong một chuyến tham gia công tác tình nguyện
Từ những ngày tháng đầu bước chân vào giảng đường đại học, với lòng quyết tâm và sự kỳ vọng của gia đình, Thắng đã không ngừng học hỏi từ các thầy cô, bạn bè và các anh chị khóa trên về phương pháp học tập và rèn luyện. Em đã nhanh chóng thích ứng và trở thành một sinh viên ưu tú của lớp.
Thắng cho biết: “Trong những năm học vừa qua, em luôn đặt ra kế hoạch học tập cho mình một cách cụ thể, khoa học. Đặc biệt, em luôn chú trọng đến việc tự học, tự nghiên cứu, đào sâu suy nghĩ và đó chính là phương pháp quyết định thành công trong học tập và nghiên cứu của em. Dù học trên giảng đường hay học ở nhà, em đều chăm chú, tập trung và tìm cho mình cách tiếp cận kiến thức riêng và hiệu quả nhất”.
Với những nỗ lực của bản thân, Thắng đã có 7 kỳ nhận được học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên đạt loại giỏi và xuất sắc của ĐH Công nghệ. Năm 2013, Thắng đã vinh dự được trao học bổng Odon Vallet và với thành tích học tập và nghiên cứu khoa học xuất sắc. Năm học 2012 – 2013, Thắng còn được được nhận học bổng Minh Đức.
Nơi khơi gợi đam mê nghiên cứu khoa học
Thắng cho biết: Ngay từ khi học năm thứ 2, em đã được học môn Cơ học môi trường liên tục và Cơ học vật rắn biến dạng của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức. Chính từ những bài giảng của thầy đã thắp sáng cho em niềm đam mê học tập và khát khao hiểu biết, cho em hiểu đằng sau những định lý và công thức, phương trình tưởng như khô khan, là độ bền các công trình, kết cấu, vật liệu mới mà muốn trở thành người kỹ sư giỏi, em phải làm chủ được những kiến thức này.
Sự tận tâm của các thầy ở ĐH Công nghệ đã khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học trong Thắng. Ban đầu khi tham gia vào nhóm nghiên cứu của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, em gặp rất nhiều khó khăn. Với vốn kiến thức còn hạn hẹp và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo đều bằng tiếng Anh, nhiều lúc em thấy nản và tưởng chừng không vượt qua nổi. Tuy nhiên, em đã được Giáo sư chỉ bảo ân cần từng ly từng tý, giảng giải cho từng công thức, phương trình và cách tính toán dựa trên các nguyên tắc cơ bản để có thể đi đến kết quả mong đợi. Bên cạnh đó, em cũng được các anh chị – những người đi trước trong nhóm nghiên cứu tận tình giúp đỡ và luôn động viên.
Từ những bài tập đầu tiên tính toán lại cho đúng với những kết quả của thầy đã nhận được, rèn luyện cho mình thành thạo kiến thức và kỹ năng, cuối năm thứ 2, em đã được thầy mạnh dạn giao cho tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề khoa học mới. Đề tài nghiên cứu mà em theo đuổi là: “Ổn định tĩnh và động kết cấu vỏ trụ tròn làm từ vật liệu composite chức năng có cơ tính biến đổi FGM”.
Sau rất nhiều vất vả tưởng chừng có lúc bỏ cuộc, nhưng với lòng say mê khoa học và tinh thần vượt khó, sự kiên trì và động viên, khích lệ và hướng dẫn chỉ bảo của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Thắng đã thành công. Là sinh viên năm cuối, cùng với GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Thắng đã có 3 bài báo khoa học công bố quốc tế trên các tạp chí thuộc danh mục ISI, trong đó có 2 bài trên các tạp chí thuộc danh mục SCIE và 1 bài báo trên các tạp chí quốc tế trong dạnh mục SCI. Đây là một thành tích hiếm có và đáng tự hào với một sinh viên “nội”.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cùng các sinh viên nghiên cứu khoa học
Từ những tấm gương thành công của các anh chị khóa trước trong nhóm nghiên cứu như Trần Quốc Quân, K.53H, được chuyển tiếp nghiên cứu sinh từ năm 2013, đến nay đã có 8 bài báo quốc tế ISI; anh Phạm Hồng Công, sinh viên K.54H, trước Thắng một khóa, đã có 4 bài báo quốc tế ISI là những tấm gương và giúp Thắng tự tin trên con đường nghiên cứu khoa học của mình.
Sự nỗ lực cố gắng không ngừng của bản thân, sự động viên của gia đình, bạn bè và đặc biệt là tấm gương của những người thầy như GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, đã giúp Thắng giữ vững được ngọn lửa nhiệt huyết và niềm đam mê nghiên cứu khoa học và đi đến những thành công.
Không chỉ nghiên cứu khoa học, ngoài giờ học, Thắng còn tham gia các hoạt động Đoàn, hội, các tổ chức từ thiện; là một trong các thành viên sáng lập CLB Vì Cộng đồng, là thành viên CLB Niềm tin và Hy vọng… Cuộc sống xa gia đình thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn, tranh thủ thời gian, cũng như các bạn sinh viên khác, Thắng cũng làm gia sư để kiếm thêm thu nhập nhằm giảm bớt gánh nặng cho gia đình và trang trải cho cuộc sống của mình.
Gặp gỡ và trò chuyện với Thắng, sự nhiệt thành của tuổi trẻ và niềm đam mê khoa học của cậu sinh viên giỏi làm tôi cảm nhận được rõ hơn trí tuệ và sức mạnh của tuổi trẻ Việt Nam. Sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục đại học Việt Nam cần bắt đầu từ chính từ những điều giản dị, kiên trì và bền bỉ từ những người thầy, những người trò đang âm thầm, cần mẫn học tập và nuôi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu khoa học./.
Nghiên cứu khoa học là truyền thống và cũng là hướng phát triển bền vững của ĐHQGHN. Chỉ tính riêng nhóm nghiên cứu của GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, từ 2010 đến nay đã và đang đào tạo 5 nghiên cứu sinh, công bố trên 50 bài báo, báo cáo khoa học trong và ngoài nước, trong đó có 31 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI.
Thành công của những sinh viên như Phạm Hồng Công, Trần Quốc Quân và Phạm Toàn Thắng đã phần nào minh chứng cho chất lượng đào tạo tiếp cận và hội nhập với các chuẩn mực quốc tế và chiến lược phát triển theo mô hình đại học nghiên cứu của trường ĐH Công nghệ nói riêng, và ĐHQGHN nói chung.
Là một trong những cơ sở Đại học đầu ngành cả nước trong lĩnh vực khoa học cơ bản, ĐHQGHN có truyền thống đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, đào tạo thông qua nghiên cứu, và nghiên cứu khoa học để tiếp cận đỉnh cao của tri thức, từ đó đổi mới và cập nhật nội dung, chương trình để quay trở lại phục vụ đào tạo chất lượng cao, trình độ cao.
26.4.2014 Theo VOV
VOV.VN -20 năm qua, ngọn lửa nghiên cứu khoa học đã được các thế hệ thầy trò ĐHQG Hà Nội nuôi dưỡng và thắp sáng.
Thỏa sức nghiên cứu khoa học khi có nhiệt huyết
Việc Phạm Hồng Công, sinh viên năm thứ 4 Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội có tới 5 bài báo đăng trên hệ thống tạp chí quốc tế ISI, trong đó có thời gian chưa đầy 5 tháng, Công đã liên tiếp có 2 bài báo quốc tế đã thực sự trở thành niềm tự hào không chỉ của thầy trò ĐHQG Hà Nội, mà còn là sự khẳng định sức sáng tạo của tuổi trẻ Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Từ một học sinh có thế mạnh ở những môn tự nhiên với bảng thành tích đáng nể thời học THPT ở tỉnh Vĩnh Phúc, với niềm đam mê kỹ thuật, Công quyết định thi vào Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội. Sức học khá cùng sự chăm chỉ của Công đã lọt vào “tầm ngắm” của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban đào tạo ĐHQG Hà Nội – một giảng viên có nhiều công trình nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế.
Phạm Hồng Công, sinh viên năm thứ 4 Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội
Vậy là từ khi học năm thứ 2, Công và hơn 10 bạn sinh viên khác chính thức được thầy Đức “dung nạp” vào nhóm nghiên cứu của thầy. Chính môi trường học tập ở ĐHQG, tấm gương và kết quả nghiên cứu khoa học của những sinh viên khóa trước, cùng sự tận tâm của các thầy đã thắp lên trong Công nhọn lửa của niềm đam mê nghiên cứu khoa học, cho dù bước khởi đầu cũng rất gian nan.
Mới đầu, đọc tài liệu Công không hiểu, nhưng với sự hướng dẫn của thầy và của các anh chị đi trước, em dần hiểu vấn đề và từ đó phát triển theo ý tưởng của mình, từng bước hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
Công trình nghiên cứu đầu tiên của Công là do sự gợi ý của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức. Từ sự gợi ý này, Công bắt tay vào nghiên cứu vật liệu biến đổi chức năng FGM, bởi đây là loại vật liệu đang phát triển, dùng nhiều trong lĩnh vực hàng không, vũ trụ, điện nguyên tử… và được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Đầu tiên, Công đọc những nghiên cứu trước đó của các nhà khoa học, rồi làm phép thử để hiểu nội dung và kiểm chứng khả năng nghiên cứu của mình, sau đó mới đưa ra những ý tưởng trong những điều kiện, môi trường thực tế theo cách tính riêng mà em thấy tối ưu.
Các tính toán ban đầu không đến đích, nhưng em quyết tâm làm lại nhiều lần cho tới khi tìm ra kết quả. Kết quả đề tài nghiên cứu “Ổn định phi tuyến của tâm đối xứng làm bằng vật liệu biến đổi chức năng trên nền đàn hồi sử dụng lý thuyết tạm bậc cao” của Công, được công bố trên tạp chí quốc tế có danh mục ISI đã trở thành động lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên ĐHQG Hà Nội. Công mong muốn những đề tài nghiên cứu của nhóm sẽ sớm đi vào thực tiễn để đóng góp cho xã hội.
Cần tiếp thêm động lực
Nói đến sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ở ĐHQG Hà Nội, cái tên được các thầy và sinh viên nhắc đến nhiều nhất là Trần Quốc Quân, cựu sinh viên Đại học Công nghệ. Quân sinh năm 1990, quê ở Hà Tĩnh, vốn là cựu học sinh trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc. Nhà nghèo lại ở xa trung tâm, Quân không có nhiều thông tin về các trường đại học, song do yêu thích ngành dầu khí nên em chọn thi vào Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội.
Trần Quốc Quân, cựu sinh viên Đại học Công nghệ
Quân cũng đến với việc nghiên cứu khoa học một cách tình cờ, nhưng với niềm đam mê và sự động viên của các thầy, Quân đã gặt hái thành công. Từ năm 2011 đến nay Quân đã có 7 bài báo quốc tế, trong đó có những công trình nghiên cứu được đánh giá rất cao.
Khác với Công, Quân nghiên cứu về kết cấu vỏ của vật liệu composite, loại được dùng phổ biến trong xây dựng và trong dân dụng. Nhà nghèo, vừa đi học Quân vừa đi làm gia sư, vì vậy để có thời gian nghiên cứu, Quân phải bố trí thời gian hợp lý để đọc tài liệu và làm các thí nghiệm.
Trần Quốc Quân chia sẻ: Việc nghiên cứu khoa học cần tâm huyết, đam mê thực sự, bởi sinh viên phải đọc rất nhiều tài liệu và cần có nhiều thời gian. Tỷ lệ nghiên cứu khoa học trong sinh viên hiện nay còn rất thấp, nguyên nhân có thể do các bạn chưa nhận thức được sự cần thiết của việc nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, các bạn cần động lực để dành tâm huyết cho việc này.
Được “ươm mầm” từ khi bước chân vào giảng đường
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức khẳng định, ĐHQG Hà Nội xây dựng theo mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến, cho nên thực hiện đào tạo kết hợp chặt chẽ với nghiên cứu khoa học để tiếp cận với đỉnh cao tri thức và hội nhập quốc tế, trên cơ sở đó quay trở lại phục vụ đào tạo chất lượng cao, trình độ cao.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức hướng dẫn nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết: Ngay từ năm thứ nhất, thứ hai, những sinh viên có khả năng đã được những giáo sư đầu ngành có kinh nghiệm phát hiện và hướng dẫn, nhằm thắp lên ngọn lửa đam mê trong các em. Từng bước giao cho các em những bài báo, tính những công thức đơn giản để kiểm tra, tiếp cận những hướng nghiên cứu cơ bản cũng như hướng nghiên cứu của thế giới, mà thành quả được đánh giá trên những tạp chí quốc tế thuộc hệ thống ISI. Sau đó, nghiên cứu theo hướng ứng dụng, đưa sinh viên vào những nhóm nghiên cứu cùng với các giáo sư, các giảng viên nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Việc có các bài báo, các công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí thuộc hệ thống ISI là vấn đề rất khó, ngay cả đối với các giảng viên. Chính vì vậy, khi thấy sinh viên của trường có bài đăng trên tạp chí thuộc hệ thống ISI đã thực sự tạo động lực, niềm tin để các em quyết tâm theo đuổi mục tiêu nghiên cứu khoa học; tự tin là kiến thức mình được trang bị có thể tiếp cận với trình độ quốc tế.
Trước đây, việc nghiên cứu khoa học gần như được coi là lĩnh vực riêng của các thầy. Chính vì vậy, hướng thầy trò cùng nghiên cứu khoa học như cách làm của ĐHQG Hà Nội là điểm sáng cần nhân rộng. Từ đó có thể phát huy sức mạnh, sự sáng tạo của lớp trẻ và đây cũng là một trong hướng phát triển của mô hình đại học nghiên cứu, sáng tạo – xu thế chung của giáo dục đại học ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển./.
Nói đến GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu Tiên tiến của Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN – là nhắc đến các học trò thành đạt và giỏi giang với các công trình xuất sắc – made in Vietnam 100% , được đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín.
Là người thầy tận tụy và tâm huyết với nghề, với những bài giảng hay, truyền cho học trò cả kiến thức và những cốt lõi và sâu xa trong từng môn học, GS Nguyễn Đình Đức đã thắp lên ở các học trò niềm đam mê với nghề nghiệp và cuốn hút, khơi dậy ở họ những tiềm năng. Chính vì vậy, điều kỳ lạ không phải tất cả các học trò đến với ông đều là sinh viên giỏi, nhưng được ông dìu dắt, các em trở nên say mê và có những em từ học lực trung bình, khá cho đến khi tốt nghiệp đại học đều trở thành học sinh giỏi và xuất sắc.
Hầu hết tất cả các sinh viên trong nhóm nghiên cứu của ông khi tốt nghiệp kỹ sư đều có kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín. Trong số các học trò của ông thành đạt và được biết đến, như NCS Trần Quốc Quân, SN 1991, chuyển tiếp nghiên cứu sinh (nay đang thực tập tại Vương quốc Anh) đã có 15 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI, Phạm Hồng Công, SN 1992, nay đã có 18 bài báo ISI, Phạm Toàn Thắng SN 1991 khi tốt nghiệp đại học ra trường đã có 5 bài báo ISI (nay đang làm NCS tại Hà Quốc), Vũ Thị Thùy Anh (đang làm NCS, đã có 6 bài ISI), Hoàng Văn Tùng (khi làm luận án và bảo vệ luận án TS năm 2010 đã có 5 bài ISI), còn có các em sinh viên khác đều đã có kết quả chung với thầy công bố trên các tạp chí quốc tế ISI như: Vũ Đình Quang, Vũ Minh Anh, Nguyễn Văn Quyền, Trần Văn Anh, Vũ Đình Luật, Hoàng Văn Tác, Nguyễn Trọng Đạo, Ngô Tất Đạt, Phạm Thị Ngọc Ân và đặc biệt có em còn rất trẻ, mới học hết năm thứ 3 như Phạm Đình Nguyện,…
Điều đáng trân trọng là thầy và trò đều công bố quốc tế với nội lực 100% made in Việt Nam, trong điều kiện rất khó khăn và thiếu thốn về kinh phí, CSVC, phòng thí nghiệm (PTN). Và đáng quý trọng và khâm phục là tất cả các học trò này của GS Đức đều là các em ở các tỉnh xa, con nhà nghèo, trong số đó có những em có hoàn cảnh gia đình đặc biết khó khăn.
Như vậy có thể thấy để nâng cao chất lượng đào tạo, cần và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng yếu tố người Thầy là trước tiên và là quan trọng nhất, và chính người Thầy và môi trường ĐHQGHN đã thắp sáng tài năng ở các em. Thầy còn rèn giũa cho các em kỹ năng làm việc theo nhóm, dìu dắt nhau cùng tiến bộ và chỉ dẫn tận tình để các em biết cách tự đọc và tự nghiên cứu, tự nâng cao năng lực kiến thức chuyên môn ngoài những nội dung đã được trang bị trong chương trình đào tạo.
Để có được những thành công trên, không chỉ là sự yêu nghề và tâm huyết, mà người thầy phải có trình độ trí thức cao và tư duy nhạy bén, tiếp cận được các hướng nghiên cứu hiện đại của thế giới.
Trước đây khi còn ở nước ngoài, GS Nguyễn Đình Đức nghiên cứu về vật liệu composite bền và siêu bền nhiệt cacbon-cacbon, được ứng dụng mạnh mẽ trong công nghệ hàng không và vũ trụ, trong công nghệ chế tạo tên lửa. Khi về nước, ông đã nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu vật liệu polymer composite ứng dụng trong điều kiện của Việt Nam, trong đó kết quả nghiên cứu ứng dụng hạt nano để tăng khả năng chống thấm và các tính năng cơ lý cho composite đã được ứng dụng vào công nghiệp đóng tàu composite và được Cục sở hữu trí tuệ cấp Bằng Giải pháp hữu ích.
Năm 2006, nhân chuyến công tác ngắn có mấy ngày tại JAIST (Viện KHCN tiên tiến của Nhật Bản), GS đã tranh thủ vào thư viện tìm hiểu, tiếp cận về vật liệu composite chức năng FGM (vật liệu có cơ lý tính biến đổi).
Ngay sau đó, khi về nước, GS đã bắt tay vào nghiên cứu vấn đề này và 2 năm sau, năm 2008 đã có những kết quả nghiên cứu đầu tiên về FGM được công bố ở Việt Nam. Kể từ đó đến nay, vật liệu FGM đã được nhiều nhà khoa học ở các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khác nhau trên cả nước quan tâm nghiên cứu và đã công bố hàng trăm bài báo về vật liệu này. GS Nguyễn Đình Đức và PTN vật liệu và kết cấu tiên tiến do GS phụ trách đã tiếp cận những hướng nghiên cứu rất mới và hiện đại như nano FGM, vật liệu auxetic (có hệ số Poát xông âm, có khả năng hấp thụ sóng nổ, bảo vệ kết cấu – công trình), vật liệu nano composite ứng dụng trong năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
GS Đức cho biết, chiến lược phát triển của PTN trong những năm tới đây là đi vào 3 lĩnh vực nghiên cứu phục vụ thực tiễn: Civil Engineering (liên quan đến tính toán vật liệu và kết cấu cho các công trình giao thông, xây dựng và kỹ thuật hạ tầng); năng lượng mới; biến đổi khí hậu (tính toán dự báo mưa, lũ và các giải pháp thiết kế, thi công các công trình hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu).
Đến nay, PTN của GS đã và đang có quan hệ, hợp tác với các nhà khoa học có uy tín trong các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh, Úc, Canada,…để triển khai các nghiên cứu này và GS cũng là một trong số ít nhà khoa học Việt Nam được Quỹ Newton của Viện Khoa học Công nghệ Hoàng gia Anh tài trợ nghiên cứu – hợp tác.
Đến nay, các thành viên của PTN đã có hơn adana escort adana escort adana escort mersin escort mersin escort mersin escort eryaman escort ankara escort eryaman escort adana escort eryaman escort mersin escort 100 công bố quốc tế ISI, 1 bằng phát minh, 2 bằng sáng chế và đào tạo đại học từ bậc kỹ sư đến tiến sỹ ngành cơ học kỹ thuật, thu hút được nhiều tiến sỹ trẻ của các trường đại học lớn ở trong và ngoài nước cùng hợp tác đào tạo và nghiên cứu. Có thể thấy mô hình xây dựng PTN bằng nội lực trong nước, từng bước chắc chắn, phát triển dần từ nhóm nghiên cứu đến thành lập tổ chức PTN, gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu, gắn nghiên cứu với thực tiễn như PTN Vật liệu và Kết cấu tiến tiến của GS Đức ở Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN là mô hình hay, rất phù hợp với Việt Nam.
Hiện nay, Nhóm nghiên cứu của GS Đức mỗi năm công bố 10-15 bài báo trên các tạp chí ISI có uy tín, được mời báo cáo tại các hội nghị quốc tế lớn, cho thấy trình độ và uy tín không thua kém các nhóm nghiên cứu mạnh nhất của quốc tế. Với sự ủng hộ và quan tâm của lãnh đạo ĐHQGHN và trường ĐH Công nghệ, những năm tới PTN chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đào tạo được nhiều nhân tài hơn nữa cho đất nước.
Chỉ trong thời gian ngắn xây dựng và hoạt động, PTN Vật liệu và Kết cấu tiên tiến đã được biết đến trong cộng đồng khoa học trong và ngoài nước. GS Nguyễn Đình Đức – Trưởng PTN đã được mời tham gia hội đồng biên tập của nhiều tạp chí khoa học ở trong và ngoài nước, làm chuyên gia nhận xét, phản biện cho 40 tạp chí khoa học có uy tín của quốc tế.
Không chỉ là nhà giáo, nhà khoa học tâm huyết, GS Nguyễn Đình Đức còn có bề dày trong công tác quản lý các hoạt động khoa học và đào tạo. Hiện nay, GS Đức là Trưởng Ban Đào tạo (Đại học và Sau Đại học) của ĐHQGHN, ông cũng đã kinh qua các cương vị như Trưởng Ban KHCN của ĐHQGHN, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ.
Trên các cương vị của mình, GS đã có những đề xuất và đóng góp tích cực và hiệu quả góp phần vào việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, đổi mới công tác quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, đóng góp tích cực trong công tác đổi mới tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo tiến sỹ, xây dựng các mô hình đào tạo mới.
GS cũng là nhà khoa học đã kiên trì và bền bỉ gắn ngành Cơ học tưởng như rất khô khan và chỉ có lý thuyết, chỉ có những công thức và định luật nghiên cứu cơ bản ở ĐHQGHN với các ngành nghề cụ thể và với việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
GS là người đã đề xuất và phụ trách tổ chuyên gia xây dựng chương trình đào tạo tiến sỹ Cơ học Kỹ thuật, là người sáng lập PTN Vật liệu và Kết cấu tiên tiến của trường ĐHCN. GS cũng là người đã đề xuất và có những đóng góp quan trọng xây dựng và triển khai đào tạo ngành Kỹ thuật hạ tầng ở Trường Đại học Việt Nhật và hiện nay GS cũng là Giám đốc của chương trình này.
Với những đóng góp xuất sắc và bền bỉ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Nhà giáo – người Thầy – GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã nhiều năm được công nhận là chiến sỹ thi đua, được tặng nhiều Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN, Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ, năm học 2015-2016 ông là chiến sỹ thi đua của ngành Giáo dục Đào tạo và được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng III (2016).
Theo Nhật Hồng, dantri.com.vn
Xem chi tiết tại đây
matbet betpark giriş vegabet giriş jojobet giriş jokerbet giriş best10 giriş betist mariobet supertotobet restbet betpas casino siteleri 1xbet
Trưởng nhóm: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức
Năm 2015 đã khép lại và năm mới 2016 đã bắt đầu, nhìn lại chặng đường 1 năm của Nhóm nghiên cứu về vật liệu và kết cấu composite – Đại học Quốc gia Hà Nội (NNC), chúng ta có thể thấy trong năm qua NNC đã nỗ lực vượt bậc và thu được nhiều kết quả tốt đẹp:
1. BOOKS (monographs and text books)
2. PUBLICATIONS: 301 publications (215 papers in International journals and International Conferences, including 162 papers in SCI, SCIE, Scopus listed journals)