“Đào tạo tiến sĩ đang chạy theo số lượng, buông lỏng chất lượng”

13:59 10/11/16
(GDVN) – “Năm 1976, Việt Nam lần đầu tiên đào tạo phó tiến sĩ trong nước. 6 năm sau đào tạo tiến sĩ trong nước. Khó khăn thế nhưng chất lượng rất tốt, không ai kêu ca”.

Đầu năm 2016, dư luận xôn xao, đưa ra nghi vấn về chất lượng đào tạo tiến sĩ, khi riêng một cơ sở đào tạo như Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã có chỉ tiêu lên đến 350 tiến sĩ/năm.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ vào tháng 5/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ GD&ĐT cần có biện pháp tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học và sau đại học, chấn chỉnh việc đào tạo tiến sĩ.

Ngày 10/11, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT tổ chức tọa đàm “Nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ”.

Buổi tọa đàm này nằm trong nhiều nội dung được Bộ GD&ĐT triển khai để thăm dò, trưng cầu ý kiến góp ý của các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục nhằm tiến tới điều chỉnh các quy định liên quan tới đào tạo tiến sĩ.

Tới dự tọa đàm có GS.TSKH Bùi Văn Ga – thứ trưởng Bộ GD&ĐT, GS.TSKH Trần Văn Nhung – Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – trưởng ban đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS.TS Vũ Thị Lan Anh – phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.

Chất lượng luận án tiến sĩ vàng thau lẫn lộn

Mở đầu buổi tọa đàm, một câu hỏi nóng gửi đến Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: “Có một thực tế rõ ràng là chất lượng luận án tiến sĩ ở các cơ sở đào tạo không đồng đều và có thể vàng thau lẫn lộn.

Nhiều luận án ít giá trị thực tế, không có tính khoa học, như một báo cáo tổng kết… nhưng nghiên cứu sinh vẫn được cấp bằng tiến sĩ. Liệu có phải do đào tạo tiến sĩ hiện đang chạy theo số lượng và xem nhẹ chất lượng. Quan điểm của Bộ về nhận định này?”.

Toàn cảnh buổi tọa đàm (Ảnh: Xuân Trung)

Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng trước hết phải ghi nhận các cơ sở đào tạo đã nỗ lực để đào tạo nhiều tiến sĩ chất lượng trong điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện nghiên cứu và đào tạo trong nước còn nhiều hạn chế.

Tuy nhiên vẫn có cơ sở đào tạo chạy theo số lượng mà buông lỏng chất lượng.

Thực tế, nghiên cứu sinh là các nhà nghiên cứu, sản sinh ra tri thức, trí tuệ mới. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sinh không xác định rõ động cơ, mục tiêu, không xác định rõ tầm mức hoạt động nghiên cứu của bậc đào tạo tiến sĩ.

Cùng với việc thầy hướng dẫn cùng một lúc hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh. Ngoài ra, mức đầu tư cho đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam hiện cũng rất thấp, thấp hơn nhiều lần so với mức trung bình của thế giới”- Thứ trưởng Ga nhấn mạnh.

Đề cập tới nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong đào tạo tiến sĩ khiến dư luận bức xúc, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, trưởng ban Đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhắc lại:

Năm 1976, Việt Nam lần đầu tiên đào tạo phó tiến sĩ trong nước.

6 năm sau đào tạo tiến sĩ trong nước trong điều kiện khó khăn. Khó khăn là thế nhưng chất lượng tiến sĩ rất tốt, không có ai kêu ca”.

Tuy nhiên, theo GS.Đức nhận xét: “Trải qua một thời gian dài, việc đào tạo tiến sĩ hiện nay đang dần tiếp cận với các chuẩn của quốc tế.

Có nhiều nghiên cứu sinh trong nước hiện nay có nhiều bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín.

Nhiều cơ sở đào tạo cũng đã nỗ lực hướng tới việc đào tạo chất lượng. Nhưng phải thừa nhận vẫn có những luận án chưa có chất lượng, chưa đạt yêu cầu”.

Mặc dù cho rằng cơ sở vật chất chưa đầu tư thỏa đáng, điều kiện nghiên cứu, đào tạo còn thiếu thốn là một nguyên nhân nhưng theo GS.Nguyễn Đình Đức, trước đây, cũng khó khăn nhưng ta đã có nhiều tiến sĩ có chất lượng. Bởi vậy, bất cập hiện nay cần nhìn rộng ra ở những nguyên nhân khác.

Định nghĩa về tiến sĩ chưa rõ ràng  

Theo PGS.TS Vũ Thị Lan Anh- phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, có điểm khác biệt trong đào tạo tiến sĩ hiện nay so với trước đây.

Trước đây, đa số tiến sĩ của Việt Nam đều được đào tạo ở nước ngoài, chủ yếu là các nước Đông Âu và Liên Xô. Còn hiện tại, tiến sĩ chủ yếu được đào tạo trong nước.

Vì vậy, cần phải đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đạt chất lượng tương đương với các nước trên thế giới.

Là người được đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài, GS.TSKH Trần Văn Nhung cho rằng dự thảo Quy chế đào tạo tiến sĩ mà Bộ GD&ĐT đang xây dựng có nhiều điểm mới đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, trước hết cần phải đưa ra được định nghĩa đầy đủ về khái niệm tiến sĩ. Trên thế giới, các nước đều có định nghĩa rất rõ ràng về tiến sĩ.

Ngoài ra, cần có quy định chặt chẽ “ai là phản biện, ai nằm trong hội đồng” với những tiêu chuẩn đi kèm không thể thấp được.

GS.Nhung đề nghị tiêu chuẩn tiến sĩ cần đòi hỏi những tiêu chuẩn cụ thể.

Ví dụ với khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, phải có phát minh, yêu cầu không dưới 2 bài báo quốc tế trên các tạp chí  ISI.

Riêng khoa học xã hội và nhân văn không bắt buộc có các công bố quốc tế ngay, nhưng cũng cần có những tiêu chuẩn định lượng rành mạch.

Đồng tình với quan điểm của GS. Nhung, GS. TSKH Nguyễn Đình Đức cho rằng, Bộ nên cụ thể hóa thế nào là tiến sĩ, với các tiêu chí rành mạch hơn nữa sẽ thuận lợi cho các cơ sở đào tạo thực hiện.

Còn theo PGS.TS Vũ Lan Anh, để nâng chất lượng đào tạo tiến sĩ, yếu tố thứ nhất là điều kiện tuyển sinh, trong đó có tố chất nghiên cứu khoa học và trình độ ngoại ngữ.

Việc xem có tố chất hay không căn cứ vào các công trình khoa học của nghiên cứu sinh. Ngoại ngữ là rất cần thiết, vì vững ngoại ngữ thì nghiên cứu sinh mới có điều kiện tham khảo, đọc tài liệu nước ngoài, tham gia môi trường học thuật thế giới.

Thứ hai là bản thân quá trình đào tạo. Chương trình đào tạo, giáo trình, học liệu, phương pháp nghiên cứu, phương pháp đánh giá theo cách nào.

Thứ ba là yếu tố người hướng dẫn.

Khi nào ta đáp ứng đầy đủ các yếu tố đó thì chất lượng đào tạo tiến sĩ mới có thể tốt được.

Theo Giáo dục 24h

Select this option if you want search engines additional reference to find your site.

NCS Trần Quốc Quân, học trò của GS Nguyễn Đình Đức – Chàng trai 9X, vị Phó Bí thư và những con rùa “tủi hổ”

(Dân trí) – Cách đây mấy năm, không biết ai đó đã có ý tưởng xây dựng công viên với những con rùa đội bia trên đó có khắc tên các vị tiến sĩ thời nay. May mà ý tưởng đó không thành hiện thực chứ giả dụ mà thành công, hơn 24.000 con rùa đó chắc có không ít phải còng lưng cõng những văn bia có bằng giả, bằng rởm thì khổ thân lắm lắm, tủi hổ lắm lắm!


(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Trước hết, xin nói về chuyện chàng trai 9X. Trên báo Dân trí, bài “Ngưỡng mộ chàng trai 9X có 14 bài báo trên tạp chí quốc tế ISI” cho biết, nghiên cứu sinh Trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN Trần Quốc Quân (sinh năm 1991), đã công bố 21 bài báo và báo cáo khoa học với 14 bài báo trên tạp chí quốc tế ISI. Trong đó, có 8 bài ISI với chỉ số IF lớn hơn 2 (với 3 bài có chỉ số IF lớn hơn 3.8). Quân vừa vinh dự nhận giải thưởng tài năng Cơ học Nguyễn Văn Đạo.

Đây là niềm vui không riêng của Quân mà của một thế hệ các nhà khoa học trẻ Việt Nam khi họ đang từng bước khẳng định mình trên trường quốc tế. Một niềm vui hơn nữa, Quân sinh ra tại một làng quê nghèo hiếu học ở Can Lộc, Hà Tĩnh và được đào tạo “thuần túy” trong nước.

Và cũng là niềm vui hơn và hơn nữa, đó là những công trình của Quân đã và đang được ứng dụng trong thực tế. Phải nhấn mạnh điều này bởi không ít cái gọi là “công trình khoa học” của Việt Nam ta chỉ nằm trong ngăn kéo. Thậm chí, làm chật các ngăn tủ mà chưa (và không) có bất cứ ý nghĩa thực tế này.

Giờ thì nhắc

đến chuyện vị Phó Bí thư Lê Kim Toàn của tỉnh Bình Định. Ông Toàn đã làm nghiên cứu sinh tiến sĩ quản lý giáo dục theo hình thức đào tạo bán du học. Quá trình học và hướng dẫn làm đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Hà Nội mỗi tháng bốn ngày, bảo vệ đề tài tại Philippines trong 10 ngày trong thời gian 2 năm (từ tháng 9-2011 đến tháng 9-2013).

Không biết Bộ Giáo dục & Đào tạo không công nhận vì lý do gì nhưng chỉ nhìn thấy thời gian học, đã thấy đây là hình thức “siêu siêu tốc” bởi mỗi tháng học 4 ngày X 12 tháng X 2 năm cộng với 10 ngày bảo vệ, vị chi tất tần tật chỉ có vẻn vẹn 106 ngày, tức là ba tháng rưỡi. Ba tháng rưỡi, cho ra lò một mẻ tiến sĩ thì khác gì giống lúa… ngắn ngày.

Cách đây ít lâu, trong một bài báo, mình bày tỏ mong muốn ông Toàn hoàn trả lại số tiền 386 triệu đồng cho ngân sách vì đó là tiền thuế, tiền mồ hôi nước mắt nên không ai có quyền đem số tiền đó đi “mua” bằng cấp cho mình, nhất là một khi, đó lại là bằng “dởm”.

Không biết ông ấy có lưu ý đến mong muốn của mình không? Có chịu trả lại khoản tiền đó chưa? Mà nếu có trả lại, thì ông ấy vẫn còn “lãi” chán bởi thời gian gần nửa năm trời bỏ công, bỏ việc nhưng chắc vẫn hưởng lương.

Thật ra, những tấm bằng như và tương tự như của ông Lê Kim Toàn không hiếm. Chuyện bằng giả, học giả bằng thật, bằng mua, bằng “tráng men”… đã trở nên quá bình thường trong “xã hội bằng cấp”.

Điều không thể im lặng là nhiều tấm bằng chỉ nằm trong ngăn tủ kia lại được làm ra bằng tiền, thậm chí rất nhiều tiền từ ngân sách. Không ít tác giả của những công trình này còn “vinh thân, phì gia”, sống đời vương giả và trở thành “nhà khoa học”, “chém gió” ầm ầm…

Trong khi đó, không ít những sáng chế ích nước, lợi dân lại do những người nông dân chân lấm, tay bùn hay những công nhân một tấc bằng không có nghĩ ra.

Có lẽ chính những điều này đã khiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trăn trở. Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2015- 2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016- 2017 do Bộ GD&ĐT đã tổ chức ngày 5/8, Thủ tướng bày tỏ sự lo ngại về chất lượng đào tạo sau đại học, trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Thủ tướng cho biết do bệnh thành tích, sính bằng cấp nên nhiều tiến sĩ nhưng thiếu công trình khoa học có giá trị với xã hội.

Chợt nhớ cách đây mấy năm, không biết ai đó đã có ý tưởng xây dựng công viên với những con rùa đội bia trên đó có khắc tên các vị tiến sĩ thời nay. May mà ý tưởng đó không thành hiện thực chứ giả dụ mà thành công, hơn 24.000 con rùa đó chắc có không ít phải còng lưng cõng những văn bia có bằng giả, bằng rởm thì khổ thân lắm lắm, tủi hổ lắm lắm!

Khi đó, có thể mình phải viết bài “điếu văn” với cái tên nghe… mùi mẫn: “Thương thay thân phận những con rùa!”, các bạn nhỉ?

Theo Dantri

So how about celebrating it by giving your ios devices the evasi0n look.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: “Tự chủ đại học – Đua giáo sư để chạy theo hư danh!”

Câu chuyện trường ĐH Tôn Đức Thắng tự phong GS,PGS bắt nguồn từ việc thực hiện tự chủ đại học đang gây nhiều tranh cãi. Như vậy cho thấy, việc thực hiện tự chủ đại học Việt Nam tuy mới bắt đầu thực hiện nhưng đã nảy sinh hàng loạt vấn đề bất cập như trường nào được thực hiện tự chủ? Tự chủ một phần hay toàn bộ? Ai giám sát tự chủ?…Phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN, Ủy viên Hội đồng chức danh GS ngành Cơ học về vấn đề này.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

“Tự chủ đại học” là phát huy cao nhất phát triển nhà trường.

Tất cả các ý kiến tranh luận về trường ĐH tự phong GS,PGS đều cho rằng xuất phát từ việc bắt đầu thực hiện tự chủ ĐH. Vậy hiểu chính xác tự chủ đại học ở Việt Nam thực hiện như thế nào? GS có thể giải thích rõ?

Trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm tự chủ đại học(UNESCO, Mỹ, EU, OECD, …), nhưng theo tôi hiểu và tóm lược lại một cách giản dị, tự chủ đại học là các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) thoát ra khỏi sự kiểm soát, hạn chế của các cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động theo cách thức họlựa chọn để đạt được sứ mạng và mục tiêu do chính cơ sở GDĐH đặt ra. Các thành tố chủ yếu của tự chủ đại học bao gồm: Tự chủ nguồn nhân lực, tự chủ tài chính, tự chủ trong học thuật, tự chủ trong xây dựng chương trình, tuyển sinh, quản lý người học; Tự chủ trong kiểm tra đánh giá và các chuẩn mực văn bằng;….

Tự chủ đại học là yếu tố cơ bản trong quản trị đại học hiện đại, và là xu thế phát triển của các trường đại học trên thế giới. Chính vì vậy, chủ trương trao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH là hoàn toàn đúng đắn và cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, để các cơ sở GDĐH Việt Nam có cơ chế thuận lợi và phát huy mọi nguồn lực phát triển, nhanh chóng hội nhập và tiếp cận với các chuẩn mực như của quốc tế.

Theo tôi hiểu, một cơ sở GDĐH dù có tự chủ đến đâu, thì tóm lại cũng phải đạt được 2 mục tiêu cơ bản bất di bất dịch là giảm bớt (tiến tới cắt hoàn toàn) việc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và thông qua quyền tự chủ để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu. Không vì để đạt mục tiêu này mà xem nhẹ mục tiêu kia. Như vậy ngay trong mục tiêu tự chủ, cũng đã có sự ràng buộc?

Với Quyết định 174 và Quyết định 20 của Thủ tướng Chính phủ, có thể đánh giá là việc xét công nhận đạt chuẩn cũng như bổ nhiệm GS, PGS của Việt Nam hiện nay đang từng bước đổi mới, với các tiêu chí ngày càng cao hơn, phân quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH lớn hơn và đang tiếp cận các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.

Điều mà các cơ sở GDĐH của chúng ta, mặc dù quyền tự chủ đại học đã cho phép, nhưng chưa làm đượclà: ví dụ như còn nể nang, dễ dãi khi xem xét ở cấp cơ sở; khi bổ nhiệm GS,PGS chưa mạnh dạn đề ra các tiêu chí cao hơn so với chuẩn của HĐ CDGSNN (chẳng hạn như yêu cầu phải có các công bố quốc tế có giá trị); cũng chưa thực hiện quy định việc đánh giá định kỳ với các chức danh GS và PGS để có thể bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm.

Chính vì vậy, như tôi đã trao đổi và nêu ý kiến ở bài trả lời phỏng vấn trước đây, việc đổi mới công nhận chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS ở Việt Nam theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, thực chất không chỉ phụ thuộc vào Hội đồng chức danh GS Nhà nước, mà chủ yếu chính là ở sự tự chủ và quyết tâm cao của các cơ sở giáo dục đại học là với hàm ý như vậy.

Vấn đề trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học là xu thế phát triển và là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, nhưng qua sự việc ĐH Tôn Đức Thắng hiểu là tự chủ cũng có nghĩa là có thể tự bổ nhiệm GS và PGS, bỏ qua các Quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, và những dư luận ý kiến xung quanh sự việc này, tôi thấy nổi lên vấn đề rất lớn về việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học: trao cho ai (phải đáp ứng điều kiện như thế nào trường đại học mới được tự chủ hoàn toàn), trao như thế nào (một phần hay toàn bộ; những gì trường vẫn cần thực hiện theo các quy định của Nhà nước khi đã được tự chủ để đảm bảo chất lượng) và cần giám sát quyền thực hiện tự chủ ra sao để đảm bảo mục đích cuối cùng của “Tự chủ đại học” là phát huy cao nhất nội lực và cơ chế, các nguồn lực để phát triển nhà trường.

Đồng thời phải đạt được nâng cao hiệu quả và chất lượng của giáo dục đại học, đảm bảo được công bằng xã hội và đáp ứng 2 mục tiêu cơ bản của tự chủ đại học là vấn đề cần được tiếp tục xác định rõ hơn, áp dụng thận trọng hơn trong thời gian tới ở Việt Nam.

Đội ngũ GS, PGS phản ánh chất lượng và xếp hạng các trường đại học

Thực tế ở một số nước rất phát triển trên thế giới, vẫn tồn tại song song các trường đại học được trao quyền tự chủ tuyệt đối và các trường vẫn phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước?

Các nước ở các khu vực khác nhau có mức độ tự chủ đại học khác nhau, ở trong cùng một quốc gia, mức độ tự chủ giao cho các cơ sở giáo dục đại học có thể cũng rất khác nhau tùy theo tính chất, chất lượng của các cơ sở giáo dục đó.

Như vậy có thể thấy rất rõ từ kinh nghiệm của thế giới là việc giao tự chủ đại học rất đa dạng, là xu thế phát triển nhưng cũng không thể tùy tiện, bất cứ cơ sở giáo dục đại học nào “xung phong” xin tự chủ hoàn toàn là cho tự chủ hoàn toàn ngay được.

Tự chủ hoàn toàn có nội dung và nội hàm được xác định cụ thể, vì vậy không có nghĩa là được làm tất cả những gì theo ý mình.

Nếu chúng ta học tập áp dụng tiêu chuẩn quốc tế vào việc thực hiện tự chủ đại học ở Việt Nam, tôi e khó thực hiện được?

Một bài toán có phương trình giống nhau, điều kiện biên khác nhau thì lời giải phải khác nhau chứ, sao lại giống nhau được? Các dư luận ủng hộ tự chủ đại học đang nói đến phương trình mà chưa xem xét các điều kiện biên.

Các ý kiến của các GS đang làm việc tại nước ngoài đều khẳng định ở nhiều nước, việc phong và bổ nhiệm GS, PGS là quyền tự chủ của các trường, và tiêu chí rõ ràng, thủ tục gọn nhẹ, nhưng qua các mô tả của họ, tôi đều thấy có điểm chung, là không tùy tiện, mà có tiêu chí và đòi hỏi rất cao, sự thẩm định chuyên môn rất kỹ và thậm chí có cả thẩm định của các chuyên gia quốc tế.

Điều này cho thấy chức danh GS, PGS đại họcở nước ngoài thực sự là đội ngũ có trình độ cao, có năng lực sáng tạo cao, thực sự là tinh hoa của các trường đại học trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo.

Như vậy, việc phong và bổ nhiệm GS, PGS ở các trường đại học của nước ngoài là việc xem xét đánh giá, thẩm định năng lực, trình độ, kết quả, sự cống hiến trong nghiên cứu và giảng dạy của giảng viên đại học đã có trình độ TS với các tiêu chí rất cao và khắt khe để từ đó phân loại, giao nhiệm vụ và đãi ngộ.Chính vì thế, đội ngũ này còn được xem là tiêu chí quan trọng để kiểm định, đánh giá, phản ánhchất lượng và xếp hạng các trường đại học.

Cho nên nếu theo thông lệ quốc tế, thì việc phong và bổ nhiệm GS, PGS ở các trường đại học của Việt Nam cũng phải đạt được mục đích và nội hàm như vậy, chúng ta phải nhận thức rõ điều này, và do đó, không thể tùy tiện.

Tôi muốn khẳng định lại, là học theo cách làm quốc tế nhưng xin nhớ rằng cũng phải theo các chuẩn mực khoa học quốc tế, yêu cầu cao, rất khắt khe khi xem xét bổ nhiệm GS,PGS và có sự khác biệt rất lớn giữa chức danh GS với PGS. Có như vậy, mới đúng với mục tiêu và bản chất của việc bổ nhiệm các chức danh này trong các trường đại học Việt Nam theo thông lệ của thế giới.

Đa số GS Việt Nam chưa có phòng làm việc riêng, không có kinh phí dự hội nghị, hội thảo quốc tế

Đãi ngộ xứng đáng với tài năng sẽ không có hiện tượng chạy theo hư danh

Nếu so sánh việc phong và bổ nhiệm GS,PGS ở Việt Nam với chuẩn mực của quốc tế, khắt khe như vậy đó là điều đáng mừng, nhân đây tôi muốn GS chia sẻ về vấn đề đãi ngộ GS,PGS ở Việt Nam hiện nay thế nào?

Khi chúng ta so sánh và đánh giá GS, PGS Việt Nam với các GS,PGS ở nước ngoài, cũng như khi đánh giá so sánh GS, PGS nước ngoài với các GS, PGS Việt Nam, phải lưu ý cho toàn diện đặc điểm lịch sử, văn hóa, tính đặc thù, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện và môi trường làm việc… phải có một sự đánh giá toàn diện, khách quan và công bằng.

Nếu chúng ta sử dụng đúng người có năng lực và đãi ngộ xứng đáng với tài năng và cống hiến thì sẽ không có hiện tượng chạy theo hư danh.Trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài, thì vấn đề sử dụng là quan trọng nhất, là chìa khóa để nhân tài được phát huy, từ đó mà nhân tài được nảy nở.

Hiện nay có tình trạng chưa sử dụng đúng người có năng lực. Năng lực và kết quả công việc, kết quả nghiên cứu khác nhau, thậm chí khác xa nhau, nhưng cùng chức danh và đãi ngộ thì như nhau.

Không những thế, lương và chế độ đãi ngộ của Nhà nước với các GS, PGS còn thấp, và quá thấp so với các nước tiên tiến. Cũng chưa có sự khác biệt đáng kể về lương và đãi ngộ giữa GS và PGS.

Trên thực tế có GS đang giảng dạy tại các trường đại học Việt Nam thấp hơn lương của sinh viên mới ra trường của họ. Đa số GS chưa có phòng làm việc riêng, không có kinh phí dự hội nghị, hội thảo quốc tế; không có kinh phí mời và tiếp các GS nước ngoài đến trao đổi, làm việc; không có kinh phí để cấp học bổng cho các NCS nước ngoài đến làm luận án TS với các GS Việt Nam,…

Giáo sư của các trường đại học lớn có uy tín của Việt Nam, có nhóm nghiên cứu mạnh, có năng lực sáng tạo cao và nhiều thành tích trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, có nhiều công bố quốc tế cũng không có sự khác biệt đãi ngộ về chế độ chính sách.

Được biết, Nghị định 141 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành từ cuối năm 2013 về chính sách đối với giảng viên, trong đó có những thay đổi mạnh dạn hơn trong việc xếp lương cho GS, PGS trong các cơ sở GDĐH?

Nghị định này đến nay vẫn chưa được thực hiện. Trong các trường đại học vẫn phổ biến hiện tượng trọng chức tước hành chính hơn chức danh GS. Vai trò tự chủ của các GS trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến giảng dạy, nghiên cứu, hướng dẫn NCS còn chưa được chú trọng và chưa được tôn trọng thỏa đáng. Đây chính là những bất cập lớn nhất với đội ngũ trí thức có trình độ cao trong các cơ sở GDĐH ở Việt Nam hiện nay.

Theo tôi, cái gốc để phát huy đội ngũ trí thức Việt Nam là vấn đề sử dụng và đãi ngộ (đãi ngộ được hiểu không chỉ lương bổng, mà còn là điều kiện, môi trường làm việc và sự tôn vinh)

Một cách thẳng thắn và công bằng là muốn GS, PGS Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế, để từ đó giáo dục đại học Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế, chúng ta phải có những bước đột phá trọng việc sử dụng và đãi ngộ, học tập như quốc tế đã tạo điều kiện cho các GS, PGS của họ.

Chính sách đãi ngộ thỏa đáng, sử dụng đúng tài năng, đánh giá và bổ nhiệm, đề bạt cán bộ khách quan – công bằng, đồng thời minh bạch và công khai hoạt động khoa học công nghệ của từng chức danh GS, PGS, TS hằng năm,sẽ vừa là động lực, vừa là tiêu chí để đội ngũ trí thức tự rèn luyện và phấn đấu, tự sàng lọc, cạnh tranh lành mạnh cho phát triển, và sẽ không còn chỗ cho những người bằng cấp thật, học hàm GS,PGS thật nhưng trình độ và kiến thức chưa thật tương xứng tồn tại trong môi trường giáo dục đại học.

Xin trân trọng cám ơn GS!

Theo Dantri

Then launch winterboard, navigate to select themes and tap on evader iph5 widget, evader iph5 uilockscreen and evad3rs cydia icon to select them.