Phạm Hồng Công – Học trò của GS. Nguyễn Đình Đức, Chàng trai 25 tuổi ‘made in Vietnam’ với 17 bài báo quốc tế

10:49 AM – 09/11/2016

Hoàn toàn được đào tạo trong nước, chưa bao giờ được ra nước ngoài dự một sinh hoạt khoa học nào, đang là nghiên cứu sinh mới bước vào năm thứ ba, nhưng Phạm Hồng Công đã có 17 bài báo quốc tế.

Con đường đến với khoa học của chàng trai mồ côi cha
Công sinh ra và lớn lên ở Trung Mỹ, một xã miền núi của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Chỉ cách thị xã Vĩnh Yên khoảng hơn 10 km thôi mà dường như đã bước sang một thế giới khác. Người dân phần lớn là bà con dân tộc (quá nửa là người Sán Dìu). Đời sống kinh tế xã hội khó khăn (cách đây dăm năm, xã còn thuộc diện xã 135).
Gia cảnh nhà Công thì đỡ hơn nhờ có đồng türkbükü escort lương giáo viên tiểu học của mẹ. Tuy nhiên, do bố mất khi mới em học lớp 4 nên để nuôi được Công và chị gái ăn học đến nơi đến chốn, mẹ Công đã phải chịu vô vàn nhọc nhằn. Thương mẹ, và thấm thía phận nghèo của người dân vùng quê lam lũ, Công xác định mình chỉ còn một con đường học giỏi để “thoát ly”.
Rất may, chị gái học giỏi nên Công chỉ việc nhìn vào tấm gương của chị để học tập. Thi đại học cũng là do chị gái “định hướng”, chị học sư phạm (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) thì em học trường công nghệ gần đó (Trường ĐH Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội) để tiện bề qua lại, chăm sóc, bảo ban nhau. Hai chị em cùng ở ký túc xá của trường.
Hóa ra lại hay, vì nhờ môi trường đó mà Công hòa nhập đời sống sinh viên rất tốt. Em còn hăng hái tham gia các hoạt động phong trào của sinh viên tại ký túc xá, cộng với thành tích học tập xuất sắc nên được vào Đảng khi là sinh viên năm cuối.
Vào trường với điểm thi đầu vào khá cao (25 điểm), thành tích học tập luôn luôn dẫn đầu nên gần như năm nào, Công cũng được học bổng. Điều này không chỉ khích lệ Công mà còn giúp em cải thiện cuộc sống, tạo điều kiện cho Công có thể chuyên tâm học hành. Cơ may đến khi Công được học thầy Nguyễn Đình Đức, một trong những nhà khoa học uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực Cơ học và vật liệu composite, bắt đầu giao cho làm các bài tập lớn. “Hồi ấy vào khoảng cuối năm thứ 2. Thầy vào lớp hỏi, ai học giỏi toán nhất, các bạn chỉ vào em. Thầy lại hỏi, ai được điểm trung bình môn cao nhất, các bạn lại chỉ vào em. Vậy là em được chọn”, Công nhớ lại.
Không chỉ Công là sinh viên duy nhất được thầy “chọn”. Ban đầu, cùng nhóm được thầy giao làm thêm bài tập lớn với Công còn có khoảng 5 – 6 bạn, nhưng chỉ duy nhất mỗi mình Công “trụ” lại được, từ đó giúp Công đến với các công trình đẳng cấp được làm chung cùng thầy, mà khởi đầu là bài báo đầu tiên được đăng trên một tạp chí ISI (ISI là tên gọi những tạp chí khoa học quốc tế có uy tín), khi Công đang là sinh viên năm thứ 3.
“Ngay cả khi bắt đầu theo thầy Đức tập tành nghiên cứu thì với sinh viên chúng em, bài báo quốc tế là một khái niệm xa vời. Vì vậy khi thầy thông báo bài đã được đăng thì em rất xúc động, tự hào. Nó cũng là đốm lửa nhen lên trong em niềm hy vọng về một tương lai tốt đẹp, nếu mình cứ tiếp tục theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học”, Công chia sẻ.
Pham-Hong-Cong
Phạm Hồng Công (trái) và GS Nguyễn Đình Đức
17 bài báo tạp chí ISI
Riêng trong thời sinh viên, Công được đứng tên cùng thầy trong 5 bài báo quốc tế. Ngoài ra em còn có một giải nhất giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học của ĐH Quốc gia Hà Nội tặng. Thành tích này là điểm cộng trong hồ sơ (cùng với hai yếu tố khác là tốt nghiệp đại học bằng xuất sắc, có công trình trên tạp chí ISI) giúp Công được phép làm thẳng nghiên cứu sinh mà không phải học qua thạc sĩ.
Sau hơn 2 năm làm nghiên cứu sinh do chính GS Nguyễn Đình Đức trực tiếp hướng dẫn, Công tiếp tục có thêm 12 bài báo được công bố quốc tế nữa. Hiện nay bài thứ 18 của Công đã qua được nhiều vòng phản biện và sắp được đăng.
Công cho biết: “Bí quyết của em là chăm chỉ, làm việc rất tập trung, và kiên trì. Khi mới bước vào cuộc đời sinh viên, em cũng như nhiều bạn trẻ Việt Nam khác là khả năng tự học rất kém. Nhưng cách học ở ĐH buộc em phải thay đổi. Em chủ động tìm tài liệu đọc, chủ yếu là tài liệu tiếng Anh. Hồi đó tiếng Anh của em rất kém, nhưng em vẫn tự đọc tự dịch thông qua sự hỗ trợ của từ điển. Đọc nhiều thì không chỉ kiến thức của mình được mở rộng ra mà vốn từ vựng tiếng Anh khá hơn hẳn”.
Theo Công, may mắn lớn nhất của em là được “gặp thầy” Nguyễn Đình Đức, được tham gia nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Vật liệu và kết cấu tiên tiến của thầy, một môi trường nghiên cứu khoa học tốt bậc nhất trong nước. Công nói: “Em rất tự hào vì thầy em rất giỏi. Thầy đã lập được một nhóm nghiên cứu mạnh, tạo dựng được một phòng thí nghiệm mà tại đó đã thu hút nhiều tiến sĩ trẻ, giỏi đến từ nhiều trường ĐH khác nhau ở trong và ngoài nước. Qua thầy, em được gặp và học hỏi từ nhiều giáo sư đẳng cấp quốc tế trong lĩnh vực mà em theo đuổi đến từ các nước khác nhau”.
Tuy nhiên, theo Công, một thiệt thòi mà Công và các bạn trẻ đam mê khoa họcđang cùng phải chịu là cơ hội tham gia sinh hoạt khoa học với cộng đồng khoa học quốc tế (ví dụ như đi dự hội thảo) ở nước ngoài là gần như không có. “Dù các thầy đã tạo được một môi trường đào tạo tiến sĩ rất tốt ở ngay trong nước, các thầy cũng cố gắng mời bạn bè quốc tế đến hợp tác, trao đổi, để nghiên cứu sinh có được cơ hội tiếp xúc với các nhà khoa học quốc tế, nhưng dẫu sao thì “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, việc đi ra ngoài không chỉ giúp chúng em mở rộng mối quan hệ với giới khoa học quốc tế mà còn mở rộng tầm nhìn cho chúng em”, Công tâm sự.
“Công rất thông minh, được đào tạo bài bản, lại cần cù và say mê, có hoài bão khát khao vươn lên đỉnh cao khoa học. Những điều đó đã giúp Công sớm thành công trong con đường nghiên cứu khoa học.
Nhưng trong số các học trò của tôi, trường hợp Công không phải là duy nhất. Có một bạn khóa trên (là Trần Quốc Quân, hiện đang đi trao đổi khoa học ở Anh) cũng rất xuất sắc. Nếu chúng ta tạo điều kiện tốt để các em chuyên tâm làm khoa học, tôi tin chắc cả Quân và Công đều có thể trở thànhgiáo sư khi tuổi đời còn trẻ và sẽ có những đóng góp xứng đáng cho ngành cơ học của Việt Nam.
Hoàn cảnh gia đình của các em đều khó khăn, điều kiện làm việc của thầy trò hầu như chưa có đầu tư gì, vậy mà các em say sưa làm việc nghiêm túc, kết quả nghiên cứu được như vậy, có thể nói còn hơn cả nghiên cứu sinh được đào tạo ở nước ngoài, là vô cùng đáng quý, đáng trân trọng”.
GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng phòng thí nghiệm vật liệu và kết cấu tiên tiến, Trường ĐH Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội.

In the bottom-right corner, click create new custom written college papers site add.

VOV viết về Nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Đình Đức: ĐHQG Hà Nội – “Vườn ươm” các nhà khoa học trẻ

VOV.VN -20 năm qua, ngọn lửa nghiên cứu khoa học đã được các thế hệ thầy trò ĐHQG Hà Nội nuôi dưỡng và thắp sáng.

Thỏa sức nghiên cứu khoa học khi có nhiệt huyết

Việc Phạm Hồng Công, sinh viên năm thứ 4 Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội có tới 5 bài báo đăng trên hệ thống tạp chí quốc tế ISI, trong đó có thời gian chưa đầy 5 tháng, Công đã liên tiếp có 2 bài báo quốc tế đã thực sự trở thành niềm tự hào không chỉ của thầy trò ĐHQG Hà Nội, mà còn là sự khẳng định sức sáng tạo của tuổi trẻ Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Từ một học sinh có thế mạnh ở những môn tự nhiên với bảng thành tích đáng nể thời học THPT ở tỉnh Vĩnh Phúc, với niềm đam mê kỹ thuật, Công quyết định thi vào Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội. Sức học khá cùng sự chăm chỉ của Công đã lọt vào “tầm ngắm” của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban đào tạo ĐHQG Hà Nội – một giảng viên có nhiều công trình nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế.

dhqg ha noi: "vuon uom" cac nha khoa hoc tre hinh 1Phạm Hồng Công, sinh viên năm thứ 4 Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội

Vậy là từ khi học năm thứ 2, Công và hơn 10 bạn sinh viên khác chính thức được thầy Đức “dung nạp” vào nhóm nghiên cứu của thầy. Chính môi trường học tập ở ĐHQG, tấm gương và kết quả nghiên cứu khoa học của những sinh viên khóa trước, cùng sự tận tâm của các thầy đã thắp lên trong Công nhọn lửa của niềm đam mê nghiên cứu khoa học, cho dù bước khởi đầu cũng rất gian nan.

Mới đầu, đọc tài liệu Công không hiểu, nhưng với sự hướng dẫn của thầy và của các anh chị đi trước, em dần hiểu vấn đề và từ đó phát triển theo ý tưởng của mình, từng bước hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

Công trình nghiên cứu đầu tiên của Công là do sự gợi ý của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức. Từ sự gợi ý này, Công bắt tay vào nghiên cứu vật liệu biến đổi chức năng FGM, bởi đây là loại vật liệu đang phát triển, dùng nhiều trong lĩnh vực hàng không, vũ trụ, điện nguyên tử… và được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Đầu tiên, Công đọc những nghiên cứu trước đó của các nhà khoa học, rồi làm phép thử để hiểu nội dung và kiểm chứng khả năng nghiên cứu của mình, sau đó mới đưa ra những ý tưởng trong những điều kiện, môi trường thực tế theo cách tính riêng mà em thấy tối ưu.

Các tính toán ban đầu không đến đích, nhưng em quyết tâm làm lại nhiều lần cho tới khi tìm ra kết quả. Kết quả đề tài nghiên cứu “Ổn định phi tuyến của tâm đối xứng làm bằng vật liệu biến đổi chức năng trên nền đàn hồi sử dụng lý thuyết tạm bậc cao” của Công, được công bố trên tạp chí quốc tế có danh mục ISI đã trở thành động lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên ĐHQG Hà Nội. Công mong muốn những đề tài nghiên cứu của nhóm sẽ sớm đi vào thực tiễn để đóng góp cho xã hội.

Cần tiếp thêm động lực

Nói đến sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ở ĐHQG Hà Nội, cái tên được các thầy và sinh viên nhắc đến nhiều nhất là Trần Quốc Quân, cựu sinh viên Đại học Công nghệ. Quân sinh năm 1990, quê ở Hà Tĩnh, vốn là cựu học sinh trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc. Nhà nghèo lại ở xa trung tâm, Quân không có nhiều thông tin về các trường đại học, song do yêu thích ngành dầu khí nên em chọn thi vào Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội.

dhqg ha noi: "vuon uom" cac nha khoa hoc tre hinh 2
Trần Quốc Quân, cựu sinh viên Đại học Công nghệ

Quân cũng đến với việc nghiên cứu khoa học một cách tình cờ, nhưng với niềm đam mê và sự động viên của các thầy, Quân đã gặt hái thành công. Từ năm 2011 đến nay Quân đã có 7 bài báo quốc tế, trong đó có những công trình nghiên cứu được đánh giá rất cao.

Khác với Công, Quân nghiên cứu về kết cấu vỏ của vật liệu composite, loại được dùng phổ biến trong xây dựng và trong dân dụng. Nhà nghèo, vừa đi học Quân vừa đi làm gia sư, vì vậy để có thời gian nghiên cứu, Quân phải bố trí thời gian hợp lý để đọc tài liệu và làm các thí nghiệm.

Trần Quốc Quân chia sẻ: Việc nghiên cứu khoa học cần tâm huyết, đam mê thực sự, bởi sinh viên phải đọc rất nhiều tài liệu và cần có nhiều thời gian. Tỷ lệ nghiên cứu khoa học trong sinh viên hiện nay còn rất thấp, nguyên nhân có thể do các bạn chưa nhận thức được sự cần thiết của việc nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, các bạn cần động lực để dành tâm huyết cho việc này.

Được “ươm mầm” từ khi bước chân vào giảng đường

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức khẳng định, ĐHQG Hà Nội xây dựng theo mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến, cho nên thực hiện đào tạo kết hợp chặt chẽ với nghiên cứu khoa học để tiếp cận với đỉnh cao tri thức và hội nhập quốc tế, trên cơ sở đó quay trở lại phục vụ đào tạo chất lượng cao, trình độ cao.

dhqg ha noi: "vuon uom" cac nha khoa hoc tre hinh 3
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức hướng dẫn nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết: Ngay từ năm thứ nhất, thứ hai, những sinh viên có khả năng đã được những giáo sư đầu ngành có kinh nghiệm phát hiện và hướng dẫn, nhằm thắp lên ngọn lửa đam mê trong các em. Từng bước giao cho các em những bài báo, tính những công thức đơn giản để kiểm tra, tiếp cận những hướng nghiên cứu cơ bản cũng như hướng nghiên cứu của thế giới, mà thành quả được đánh giá trên những tạp chí quốc tế thuộc hệ thống ISI. Sau đó, nghiên cứu theo hướng ứng dụng, đưa sinh viên vào những nhóm nghiên cứu cùng với các giáo sư, các giảng viên nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Việc có các bài báo, các công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí thuộc hệ thống ISI là vấn đề rất khó, ngay cả đối với các giảng viên. Chính vì vậy, khi thấy sinh viên của trường có bài đăng trên tạp chí thuộc hệ thống ISI đã thực sự tạo động lực, niềm tin để các em quyết tâm theo đuổi mục tiêu nghiên cứu khoa học; tự tin là  kiến thức mình được trang bị có thể tiếp cận với trình độ quốc tế.

Trước đây, việc nghiên cứu khoa học gần như được coi là lĩnh vực riêng của các thầy. Chính vì vậy, hướng thầy trò cùng nghiên cứu khoa học như cách làm của ĐHQG Hà Nội là điểm sáng cần nhân rộng. Từ đó có thể phát huy sức mạnh, sự sáng tạo của lớp trẻ và đây cũng là một trong hướng phát triển của mô hình đại học nghiên cứu, sáng tạo –  xu thế chung của giáo dục đại học ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển./.

Trong 20 năm qua, ngọn lửa nghiên cứu khoa học đã được các thế hệ thầy trò ĐHQG Hà Nội nuôi dưỡng và thắp sáng. Với số lượng các bài báo quốc tế trong hệ thống ISI tăng 20 lần, thành quả nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế đã góp phần khẳng định và nâng tầm vị thế của ĐHQG Hà Nội. Trên cơ sở này, từ năm 2012, bảng xếp hạng quốc tế QS đã ghi nhận và xếp ĐHQG Hà Nội vào nhóm 250 trường đại học nghiên cứu hàng đầu châu Á.
Theo VOV

Now exit winterboard, which will reboot your ios device.