CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI VIỆT NAM

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐHQGHN:    Thay đổi nền công nghiệp sản xuất toàn cầu thông qua việc tự động hóa quy trình sản xuất, kết hợp các hệ thống ảo và thực thể, hội tụ của các công nghệ mới là viễn cảnh  các chuyên gia kỳ vọng đối với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Vậy đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là gì và cuộc cách mạng này liệu có ảnh hưởng gì tới công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước của Việt Nam hiện nay?

  1- Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

Nhìn lại lịch sử, thời kỳ cuối thế kỷ XVIII chứng kiến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, sự ra đời của động cơ hơi nước và năng lượng nước đã thay đổi diện mạo nền công nghiệp thế giới với việc cơ giới hoá sản xuất, mở ra kỷ nguyên sản xuất cơ khí. Giai đoạn sau của thế kỷ IXX là sự bùng nổ của kỹ thuật điện, dây chuyền lắp ráp và sản xuất hàng loạt, đánh dấu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2. Giữa thế kỷ IXX là thời điểm bắt đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, công nghệ thông tin bắt đầu bùng nổ nhanh chóng và quá trình sản xuất được tự động hóa dựa trên hệ thống quản lý máy tính, được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân và Internet.

Thời điểm hiện tại là giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cuộc cách mạng này được hình thành trên nền tảng thành tựu vượt bậc của cuộc cách mạng thứ 3, xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, tự động hóa – rô bốt, và Internet of Things (IoT). Sự dịch chuyển khoa học kỹ thuật này mới bắt đầu và rục rịch chuyển mình, nhưng sẽ phức tạp và phạm vi ảnh hưởng vô cùng sâu rộng, sẽ phát triển và lan truyền với tốc độ chưa từng có tiền lệ so với ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây.

2- Nội dung và tiến trình của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được tạo nên bởi sự hội tụ của các công nghệ mới chủ yếu như  IoT- Internet kết nối mọi vạn vật, rô bốt cao cấp, công nghệ in ấn 3D, điện toán đám mây, công nghệ di động không dây, trí tuệ thông minh nhân tạo, công nghệ nano, khoa học về vật liệu tiên tiến, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử,v.v. Các công nghệ sẽ mang tính liên ngành sâu rộng, sức mạnh tiếp cận và xử lý số lượng lớn các yêu cầu từ khách hàng tại cùng một thời điểm, dung lượng lưu trữ dữ liệu không giới hạn, những bước tiến ấn tượng trong lĩnh vực tương tác giữa máy móc và thế giới sinh học, trí thông minh nhân tạo, và từ đó sẽ là nền tảng để xuất hiện các mô hình kinh doanh mới.

Ví dụ các tổ chức, hình thức kinh doanh mà rô bốt sẽ là nhân lực chủ đạo thay thế cho con người trong tương lai.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra sản phẩm theo yêu cầu cụ thể của khách hàng với chi phí phù hợp và xây dựng hệ thống sản xuất hàng loạt có khả năng linh hoạt điều chỉnh theo thay đổi của nhu cầu xã hội, tạo ra lợi ích và tối ưu nhất cho các bên liên quan.

3- Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới:

Đối với các nhà sản xuất, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chứng kiến sự du nhập của các công nghệ tiên tiến giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tăng hiệu quả sản xuất, thúc đẩy sáng tạo và phát triển của nền công nghiệp trong dài hạn. Chi phí vận chuyển và liên lạc giảm, dây chuyền cung cấp hiệu quả hơn, chi phí thương mại được giảm thiểu.

Đối với người tiêu dùng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hứa hẹn sẽ thay đổi phương thức tiêu dùng, thời gian tiếp cận sản phẩm. Các hoạt động như tiêu dùng, sử dụng dịch vụ cơ bản đều có thể thực hiện từ xa. Thêm vào đó, người tiêu dùng được tiếp cận thông tin sản phẩm minh bạch hơn do áp lực duy trì lợi thế cạnh tranh giữa các nhà sản xuất.

Một ví dụ là trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là ngành dệt may có thể sẽ hoàn toàn tự động hóa (từ khâu tự động quét cơ thể người để lấy số đo, cho đến sản phẩm cuối cùng); ngành lắp rắp ô tô cũng sẽ hoàn toàn tự động. Cơ quan, doanh nghiệp có nhân công rô bốt, và đương nhiên sẽ kéo theo là những vấn đề phải giải quyết về mặt pháp lý, chẳng hạn tính hợp pháp của các giao dịch được thực hiện hoàn toàn hoặc một phần lớn bằng máy móc thay thế cho con người.

Đối với các cơ quan lập pháp, công nghệ và thiết bị hạ tầng số cho phép việc tương tác hai chiều giữa người dân và chính phủ, đồng thời tăng sức mạnh giám sát và lãnh đạo, điều tiết nền kinh tế, do vậy, sẽ tăng cường và đẩy nhanh sự minh bạch và hội nhập. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ giúp tăng cường an ninh quốc gia dưới sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ nếu hệ thống điều hành nhà nước đủ linh hoạt để quản lý, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và công dân.

Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng tiềm ẩn nguy cơ phá vỡ sự cân bằng của thị trường lao động. Khi rô bốt và tự động hóa lên ngôi, số lượng lao động dư thừa sẽ tăng lên. Mặt khác, khoảng cách giàu nghèo sẽ gia tăng giữa những đối tượng cung cấp vốn tài chính và vốn tri thức (các nhà sáng chế, cổ đông và nhà đầu tư) và những đối tượng phụ thuộc vào sức lao động (người lao động). Theo cách nhìn nhận đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể tạo ra sự sụt giảm thu nhập đối với số đông dân cư tại các nước phát triển khi nhu cầu nhân lực có trình độ cao tăng đồng thời nhu cầu nhân lực phổ thông giảm mạnh. Trong lịch sử, các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây cũng làm sâu sắc hơn bất bình đẳng xã hội, kéo theo hàng loạt những biến động lớn về kinh tế, chính trị bao gồm những điều chỉnh về thuế và an sinh xã hội.

Một viễn cảnh khác là các tổ chức, doanh nghiệp có thể chưa đủ tiềm lực để tiếp nhận các công nghệ mới; hoặc các cơ quan hành pháp gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng cán bộ quản lý các công nghệ mới một cách toàn diện khi các vấn đề an ninh quốc gia ngày càng phức tạp với sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và yếu tố phi truyền thống (như chiến tranh mạng, vũ khí sinh học). Viễn cảnh đó đặt ra thách thức phải đổi mới, cải thiện cơ cấu hoặc tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với cả doanh nghiệp và chính phủ.

4- Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến Việt Nam bao gồm giáo dục và khoa học công nghệ:

Những nước như Hàn Quốc, Ấn độ đã tận dụng khá thành công cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Việt Nam sẽ chuẩn bị để đón nhận cơ hội và thích ứng với các thách thức này như thế nào trong tương lai?

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội bùng nổ cho các công ty trong ngành công nghiệp sản xuất nội địa biết tận dụng lợi thế kỹ thuật số và chuyển đổi mô hình kinh doanh kịp thời. Nguồn lực tài chính đầu tư phát triển kỹ thuật số cho các công ty cũng không đòi hỏi nhiều, phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để người tiêu dùng trong nước được tiếp cận gần hơn với các hàng hóa, dịch vụ đa dạng với giá cả hợp lý hơn.

Tuy nhiên, các công ty nội địa đứng trước thách thức phải linh động điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng, tích hợp các công nghệ tiên tiến (rô bốt bán tự động, điện toán đám mây…) để giản tiện quy trình sản xuất, giảm thời gian giao hàng, rút ngắn vòng đời sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo khả năng quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh khi ranh giới địa lý của các thị trường thương mại mờ nhạt dần. Đồng thời, phát triển công nghệ tiên tiến cũng có nghĩa là ưu thế về nhân công giá rẻ của Việt Nam tại thời điểm hiện tại sẽ trở thành bất lợi lớn cho sự phát triển công nghiệp của đất nước giai đoạn mới, đồng thời đặt gánh nặng lên nền kinh tế quốc gia trong việc giải quyết việc làm cho một số lượng lớn nhân công trình độ thấp.

 

img_1163

 Trong ảnh, từ phải qua trái: GS Furuta (Hiệu trưởng Đại học Việt Nhật), GS Nguyễn Đình Đức, GS Vũ Minh Giang (Chủ tịch Hội đồng KHĐT ĐHQGHN) và GS Mai Trọng Nhuận (Chủ tịch Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục và nguyên là Giám đốc ĐHQGHN), Osaka, 11.2016.

Về mặt giáo dục, khả năng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức. Trong giai đoạn sắp tới, Việt Nam đứng trước yêu cầu đầu tư đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực như khoa học về vật liệu mới tiên tiến, công nghệ thông tin, công nghệ nano, tự động hóa, điện tử viễn thông, lưu trữ năng lượng. Các cơ sở đào tạo gặp khó khăn do nhu cầu nhân lực của thị trường lao động khó dự đoán, tốc độ thay đổi công nghệ diễn ra thần tốc. Tuy nhiên, Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thông qua việc thay đổi cách tiếp cận giáo dục, phát triển năng lực sáng tạo và kỹ năng khởi nghiệp của người học; hỗ trợ sự liên kết hợp tác thuận lợi giữa các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp và doanh nghiệp để cung cấp một môi trường thực hành cao giúp người học tiếp cận các xu thế phát triển cũng như đáp ứng yêu cầu công việc sau tốt nghiệp.

Chúng ta phải có một triết lý rõ ràng, dễ hiểu dễ vận dụng về giáo dục đại học (được hiểu là bao gồm các hoạt động đào tạo đại học và sau đại học). Tháng 6.2016 vừa qua, khi dự hội nghị quốc tế ACCMS TM 2016 tại Ấn Độ,  ngay tại hội trường lớn nhất của RMS University, có một khẩu hiệu lớn “LEARN, LEAP, LEAD” (tạm dịch là học, nắm bắt cơ hội và nhảy vọt, dẫn dắt và lãnh đạo). Phải chăng đó chính là triết lý giáo dục đại học của Ấn Độ? Phải chăng đó là tầm nhìn của các nhà lãnh đạo nhằm đào tạo, chuẩn bị hành trang từ trong tiềm thức đến hành động cho thế hệ trẻ tương lai của Ấn Độ?

Chúng ta cũng cần nghiên cứu các mô hình đào tạo mới găn với việc đổi mới và cấu trúc lại chương trình đào tạo trong một số ngành và lĩnh vực. Mô hình đào tạo “kỹ sư toàn cầu” – khái niệm kỹ sư hoàn toàn mới, đã bắt đầu được đào tạo tại Nhật Bản từ 2015, tại Tokyo Institute of Technology (GSEP: Global Scientists and Engineers Program). Chương trình đào tạo này có các kiến thức liên ngành về toán học, vật lý, cơ học cộng với nền tảng về công nghệ thông tin, ngoại ngữ và phát triển bền vững –  có thể là một trong những giải pháp phù hợp đáp ứng nguồn nhân lực của tương lai?

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Việt Nam cũng cần đầu tư nghiên cứu, tiếp cận nhanh hơn nữa với xu hướng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực như vật liệu mới, năng lượng mới, kỹ thuật số, công nghệ thông tin, tự động hóa và trí tuệ nhận tạo, công nghệ sinh học,…và xa hơn là cả những vấn đề sẽ nảy sinh trong lĩnh vực quản trị, quản lý và khoa học pháp lý. Việt Nam cần có chiến lược để xây dựng bằng được các nhóm nghiên cứu mạnh, các viện nghiên cứu tiên tiến, các trung tâm xuất sắc trong các lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cần sớm có chiến lược, giải pháp cụ thể để phát triển các ngành tự động hóa tích hợp với các công nghệ cao như công nghệ thông tin, chuỗi cung ứng thông minh, sử dụng hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ mới, tối ưu hóa mô hình kinh doanh với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Suy cho cùng, mấu chốt là cần có nhân tài. Cần thu hút, bồi dưỡng, đào tạo và gây dựng để Việt Nam có những nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực này. Muốn như vậy, có lẽ chúng ta phải có những đột phá trong chính sách sử dụng và đãi ngộ nhân tài. Liệu chúng ta có mạnh dạn như Hàn Quốc đã quyết tâm và đầu tư cho Viện Khoa học Công nghệ Tiên tiến (KIST) của họ trong những năm 60 của thế kỷ XX?

Cuối cùng, sự định hướng phát triển tương lai phụ thuộc vào tư duy, cách thích ứng với thay đổi và quyết tâm chính trị của các cá nhân, lãnh đạo các tổ chức trong nền kinh tế ở cấp vi mô và các nhà lập, hành pháp, tư pháp ở cấp độ vĩ mô. Đổi mới chiến lược phát triển, thu hút – trọng dụng và bồi dưỡng nhân tài, xây dựng các mô hình kinh doanh phù hợp, kết hợp đầu tư giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu ở trình độ cao trong dài hạn có thể cho phép Việt Nam vừa bảo vệ quyền lợi người dân vừa hỗ trợ sáng tạo và tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức, ĐHQGHN – Dân trí, ngày 19.12.201620.12.2016

To learn more about the difference writemyessay4me.org between classic sites and new sites, check out this resource.

GS Nguyễn Đình Đức: Triết lý của một mô hình đào tạo tiên tiến

(GDVN) – “Nghiên cứu khoa học để tiếp cận đỉnh cao của trí thức, đào tạo nguồn nhân lực, từ đó quay trở lại phục vụ đào tạo”.

Đây là triết lý được ĐHQGHN cụ thể hóa trong quá trình đào tạo sinh viên, đặc biệt là sinh viên diện tài năng.Tiếp tục mạch bài đã được Tòa soạn giới thiệu, GS. Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo (Đại học và Sau đại học) chia sẻ thêm thông tin về quá trình đào tạo sinh viên tài năng của ĐHQGHN, đây được xem như là quá trình để cho ra những sản phẩm đào tạo chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực trong công cuộc hiện đại học, công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Hiện nay (đến tháng 1/2015) toàn ĐHQGHN đang tổ chức đào tạo 36 ngành đại học (4 ngành đào tạo tài năng; 22 ngành chất lượng cao; 3 ngành đào tạo tiên tiến; 7 ngành đào tạo chuẩn quốc tế) và 8 chuyên ngành sau đại học đạt chuẩn quốc tế. Số sinh viên hiện nay đang theo học các chương trình đào tạo đặc biệt là 3.196, chiếm 13,8 % tổng số sinh viên đại học chính quy toàn ĐHQGHN.

Mô hình nghiên cứu tiên tiến

ĐHQGHN đã tập hợp được đội ngũ các thầy, cô giáo giỏi, các nhà khoa học có uy tín, có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm giảng dạy và tâm huyết trong và ngoài ĐHQGHN (kể cả các chuyên gia nước ngoài) tham gia vào đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao, chương trình tiên tiến, nhiệm vụ chiến lược.

Một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới, từng đạt giải Nobel đã đến thăm, gặp gỡ, trao đổi với sinh viên các khóa đào tạo cử nhân khoa học tài năng của Trường ĐHKHTN như: GS. James W. Cronin (Nobel 1980); GS. Klaus Von Klitzing (Nobel 1985); GS. Norman Ramsay (Nobel 1989); GS. Jerome Friedman (Nobel 1990); các giáo viên người nước ngoài dạy ngoại ngữ cho các lớp tài năng; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Ngoại ngữ mời một số giáo sư nước ngoài tham gia giảng dạy, Trường ĐH Công nghệ mời một số giáo sư Việt kiều về giảng dạy và quản lý bộ môn…

Quy mô đào tạo Đại học chính quy của ĐHQGHN tính đến 1.2015

table

Triết lý của ĐHQGHN là đào tạo chất lượng cao, trình độ cao phải gắn với nghiên cứu, thông qua nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học để tiếp cận đỉnh cao của trí thức, đào tạo nguồn nhân lực, từ đó quay trở lại phục vụ đào tạo. Việc đào tạo và trưởng thành của mỗi cá nhân và nhà khoa học được hình thành và tôi luyện trong các nhóm nghiên cứu, các trường phái học thuật.

Bên cạnh nguồn nhân lực tham gia trực tiếp đào tạo, công tác giáo trình, bài giảng được quan tâm đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Nhiều môn học đã sử dụng giáo trình dịch hoặc nguyên bản bằng tiếng nước ngoài.

Triết lý của ĐHQGHN là đào tạo chất lượng cao, trình độ cao phải gắn với nghiên cứu, thông qua nghiên cứu.

Trong quá trình triển khai đào tạo các hệ đặc biệt, ĐHQGHN đã đầu tư được hệ thống trên 80 phòng thí nghiệm chuyên ngành hiện đại, hơn 60 phòng học chuẩn, hàng trăm nghìn học liệu, cử hàng nghìn lượt cán bộ, giảng viên của ĐHQGHN đi trao đổi hợp tác với nước ngoài, thiết lập hợp tác với nhiều địa phương, doanh nghiệp lớn trên địa bàn cả nước cũng như hợp tác với trên 140 cơ sở giáo dục đào tạo có uy tín trên thế giới.Các cơ sở học liệu dùng cho sinh viên ngoại ngữ và môn học ngoại ngữ chuyên ngành khá đầy đủ. ĐHQGHN đã dành kinh phí khá lớn cho việc mua các sách, tạp chí khoa học, tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài, ưu tiên đặc biệt cho các ngành tham gia đào tạo tài năng, chất lượng cao, tiên tiến, nhiệm vụ chiến lược.

Phần lớn các môn học nâng cao đều được dạy theo phương pháp tích cực ở những mức độ khác nhau, có sử dụng các phương tiện hiện đại hỗ trợ, kết hợp giảng lý thuyết, xemina, thảo luận, thực hành.

Một số đơn vị đào tạo đã chú ý đến việc tổ chức dạy một số môn học của chương trình chất lượng cao bằng tiếng nước ngoài. Với các chương trình tài năng, khuyến khích năm cuối xemina, học chuyên đề bằng tiếng Anh.

Các chương trình chuẩn quốc tế (tiên tiến, nhiệm vụ chiến lược) được giảng dạy 100% bằng tiếng Anh (ngoại trừ một số chương trình thuộc xã hội nhân văn chỉ yêu cầu khoảng 50% số môn học trong chương trình đào tạo giảng dạy bằng tiếng Anh). Luận văn, luận án và bảo vệ luận văn luận án của các chương trình này thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Anh.

ĐHQGHN phát triển theo định hướng mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến.nghiên cứu khoa học luôn gắn kết chặt chẽ với đào tạo. Vì vậy tất cả sinh viên những chương trình tài năng, chất lượng cao, chương trình tiên tiến, chương trình nhiệm vụ chiến lược đều tham gia nghiên cứu khoa học ngay từ những năm đầu.

Trong quá trình tổ chức đào tạo, ĐHQGHN luôn đặc biệt quan tâm đến các điều kiện đảm bảo chất lượng như: chất lượng đầu vào (tuyển sinh), tổ chức và quản lý đào tạo, cơ sở vật chất…, ĐHQGHN đã thực hiện một số phương  thức mới, hiện đại để phát hiện và tuyển chọn được các học sinh giỏi trong cả nước vào học chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng các ngành Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học.

Hàng năm, trung bình ĐHQGHN tuyển chọn từ 60 đến 80 sinh viên vào học các chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng. Các sinh viên được tuyển chọn vào học chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng hầu hết đã đạt giỏi trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12, Olympic quốc tế hoặc là học sinh xuất sắc của các trường trung học phổ thông. Hiếm có lớp sinh viên có chất lượng tuyển sinh đầu vào cao như vậy trong các trường đại học của Việt Nam.

Đào tạo nhưng phải có nghiên cứu

Đào tạo tài năng, chất lượng cao và chuẩn quốc tế nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học tài năng và đưa chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc tế là một chủ trương đúng, là sứ mạng, chức năng và mục tiêu của ĐHQGHN, phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất nước, xu thế hội nhập quốc tế và  sự phát triển của thời đại.

Nhưng muốn làm tốt trước hết cần có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo từ tuyển sinh, lựa chọn chất lượng đầu vào; chuẩn bị đội ngũ giảng viên; thiết kế chương trình phù hợp, tiên tiến, hiện đại; sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí phù hợp vàđặc biệt là sự chín muồi về đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành, tài năng và tâm huyết, cũng như sự thống nhất trong tư tưởng, chỉ đạo và hành động từ các cấp lãnh đạo và sự nhất trí cao của cán bộ giảng dạy, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh thì mới thành công.

Bài học lớn nhất trong quá trình triển khai đào tạo nhân tài là cần gắn đào tạo phải gắn với nghiên cứu. Không chỉ cung cấp kiến thức, kỹ năng, mà cần trang bị và rèn luyện cho người học phương pháp tư duy, phương pháp tiếp cận, giải quyết vấn đề vừa sâu, rộng lại hiện đại; tạo được môi trường tự do học thuật và sáng tạo, đồng thời phải trang bị các kỹ năng và quan trọng nhất là chú trọng phát triển tầm nhìn cho người học.

Trong cơ chế chính sách triển khai đào tạo tài năng không áp dụng máy móc theo khuôn mẫu của nước ngoài, cần xuất phát từ thực tiễn kết hợp với đổi mới tư duy.
Phải ưu tiên tập trung đầu tư các nguồn lực cho đào tạo tài năng. Mạnh dạn đề xuất và áp dụng những quy định cũng như chế độ, chính sách đặc biệt, cũng như thay đổi sát với tình hình thực tế.

Cần nghiên cứu, kế thừa và phát huy kinh nghiệm đào tạo tài năng của Việt Nam và các nước để thiết kế và triển khai thí điểm thành công những mô hình đào tạo phù hợp với hoàn cảnh thực tế rồi mới nhân rộng ra.

Từ các chương trình chuẩn quốc tế, từng bước mở rộng lên xây dựng từng ngành, từng khoa đạt chuẩn quốc tế là bước đi khả thi và phù hợp.

Các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao, tiên tiến, vừa là phương thức thể hiện, vừa là biểu hiện và kết quả của triết lý, mục tiêu và hành động của ĐHQGHN trong việc đào tạo tinh hoa, thông qua hoạt động giảng dạy và nghiên cứu để phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nhân tài.

Với truyền thống hơn 100 năm xây dựng và trưởng thành, tiền thân từ đại học Đông Dương, ĐHQGHN luôn là biểu tượng của văn hóa và trí tuệ Việt Nam.

Không phải ngẫu nhiên cựu sinh viên của Đại học Tổng hợp trước kia (nay là ĐHQGHN) lại có những con người như Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Bí Thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, những nhà khoa học xuất chúng như GS.Ngô Bảo Châu, GS.Đàm Thanh Sơn (đều là cựu học sinh chuyên toán của ĐH Tổng hợp Hà Nội), những tên tuổi anh hùng đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc như liệt sỹ Lê Anh Xuân, liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc,…

Đào tạo nhân tài vừa là truyền thống, là niềm tự hào, lại vừa là trách nhiệm và sứ mạng của ĐHQGHN, được thấm nhuần, kế thừa, tiếp thu và vun đắp qua nhiều thế hệ cán bộ, giảng viên và sinh viên của ĐHQGHN, và là nhân tố quan trọng nhất làm nên vị thế và uy tín của ĐHQGHN.

Đến nay, các chương trình đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao, tiên tiến, nhiêm vụ chiến lượcđã được triển khai thành công ở 32 ngành học của tất cả các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN.

Đây có thể xem là những “đặc sản”, đặc sắc trong đào tạo của ĐHQGHN, đãcùng hoạt động đào tạo nói chung, cũng như cùng các hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, góp phần quan trọng đưa ĐHQGHN lọt vào tốp 170 các đại học hàng đầu của Châu Á trong bảng xếp hạng QS năm 2014.

Der erfolgreiche https://hausarbeit-agentur.com/ einsatz von smartphone und co lehrerinnen und lehrer lernen konzepte und befunde zur lehrerfortbildung.

Nhân tài giúp nguyên khí quốc gia mạnh lên

(GDVN) – Thời đại nào cũng vậy, nhất là thời đại mà sự hội nhập và cạnh tranh kinh tế đang diễn ra nhanh và quyết liệt trên quy mô toàn cầu.

LTS: Kinh nghiệm cho thấy chìa khóa của sự tăng trưởng vượt bậc của các nước châu Á trong những thập kỷ gần đây như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc chính là bởi các nước này đã thành công trong việc phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài. 

Nếu không có nguồn lực trí tuệ để tạo ra những bước phát triển đột phá, các nước kém phát triển sẽ ngày càng tụt hậu và chịu sự lệ thuộc vào các nước phát triển.

Chính vì vậy, việc phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng, trọng dụng, tạo điều kiện để nhân tài được phát huy tài năng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một yêu cầu cấp bách, không thể chậm trễ, có ý nghĩa sống còn vì thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bài viết sau đây của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo (đại học và sau đại học) của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khái quát nhất về tầm quan trọng trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước từ mô hình cụ thể là ĐHQGHN. 

GS. Nguyễn Đình Đức viết: Triết lý trong đào tạo của ĐHQGHN là đào tạo nhân tài, đào tạo tinh hoa. Đào tạo ở ĐHQGHN không chỉ nhằm trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức, năng lực sáng tạo, phẩm chất đạo đức, mà còn chú trọng đào tạo cho sinh viên các kỹ năng và năng lực tổ chức, đặc biệt là phát triển tư duy, tầm nhìn, tạo cho sinh viên có đầy đủ bản lĩnh và nghị lực để vào đời và sáng nghiệp.

Để có thể hoàn thành được sứ mệnh này, ĐHQGHN (tiền thân là Đại học Tổng hợp Hà Nội) luôn coi trọng việc phát hiện tài năng ngay từ bậc học phổ thông và tiếp theo đó là những năm trên giảng đường đại học.

ĐHQGHN đã xây dựng và hoàn chỉnh các mô hình đào tạo chất lượng cao liên tiếp từ học sinh phổ thông năng khiếu, đến đại học các hệ chất lượng cao, khoa học tài năng và chuẩn quốc tế hay còn gọi là nhiệm vụ chiến lược (riêng chuẩn quốc tế có cả ở cả bậc đại học và sau đại học).


Ảnh minh họa Xuân Trung.

Năng khiếu là bẩm sinh, nhưng nhân tài, những người tài đức không phải tự nhiên sinh ra là có, mà phải do được phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, thử thách và rèn luyện mà nên. Chính vì vậy, việc phát hiện, đào tạo, sử dụng nhân tài luôn là điều quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta, và là nhiệm vụ hàng đầu của cơ sở giáo dục đại học lớn như ĐHQGHN.

Để chuẩn bị cho triển khai đào tạo tài năng, chất lượng cao, mấu chốt quan trọng nhất là phải chuẩn bị được đội ngũ và xây dựng được chương trình đào tạo tốt, phù hợp. Kế tiếp đó là phải chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng phục vụ công tác đào tạo.

Thuận lợi lớn nhất của ĐHQGHN là luôn có đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo và mạnh trong hệ thống các trường đại học của cả nước.Hiện nay, ĐHQGHN có 3.613 cán bộ viên chức, trong đó có 1879cán bộ khoa học với 51 GS, 336 PGS, 17 TSKH và 864 TS (tỷ lệ TS/CBGD đạt 46,8%, trong đó có 581 TS được đào tạo ở nước ngoài về).

Trường ĐHKHTN và Trường ĐHCN là 2 đơn vị có tỷ lệ tiến sỹ cao, chiếm trên 65%  tổng số CBGD. Đội ngũ cán bộ của ĐHQGHN có thế mạnh là có nhiều nhà khoa học đầu ngành (với 15 giải thưởng Hồ Chí Minh và 10 giải thưởng Nhà nước về KHCN), có uy tín lớn ở trong và ngoài nước về các ngành, chuyên ngành khác nhau thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, công nghệ, kinh tế, luật học, giáo dục,…

Bên cạnh đó, ĐHQGHN đã thu hút thêm khoảng 300 GS, PGS của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo trong cả nước và hàng trăm nhà khoa học có uy tín của thế giới, trong đó có một số người đạt giải Nobel và các giải thưởng lớn có uy tín khác cùng tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh

Năm 2005, ĐHQGHN đã tiến hành tổng kết Dự án “Đào tạo nguồn nhân lực tài năng”. Từ 1997-2005, đã có 1.940 sinh viên, 387 học viên và 156 NCS đã tham gia Dự án này.

Với những thành công và bài học kinh nghiệm sau gần 10 năm thí điểm, Đảng và Nhà nước đã đánh giá cao mô hình đào tạo tài năng bậc đại học của ĐHQGHN,đồng thời chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành liên quan nghiên cứu xây dựng chế độ chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng mô hình bồi dưỡng và đào tạo tài năng, chất lượng cao của ĐHQGHN.

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức – tác giả bài viết. Ảnh Xuân Trung

Trên cơ sở chỉ đạo đó, ĐHQGHN đã được Nhà nước đầu tư, tiếp tục triển khai đào tạo tài năng, chất lượng cao nhưng với tư cách là một nhiệm vụ thường xuyên.

Từ năm 2006 trở đi, để tăng cường hội nhập các chuẩn mực quốc tế, trong khi quy mô đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao còn nhỏ, mức độ “quốc tế hoá” về chương trình, phương pháp đào tạo, ngôn ngữ sử dụng chưa đủ cao, ĐHQGHN bắt đầu triển khai đào tạo các chương trình tiên tiến.

Chương trình đào tạo tiên tiến là các chương trình đào tạo bậc đại học, sử dụng toàn bộ chương trình, giáo trình của một đại học nước ngoài, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đội ngũ giảng viên của Việt Nam và một số giảng viên nước ngoài. Chương trình này chỉ đảm nhận việc phát triển quốc tế hóa một chương trình đào tạo, chưa nhằm mục tiêu phát triển được cả ngành, đơn vị cấp Khoa đạt chuẩn quốc tế.

Tiếp sau chương trình tiên tiến, năm 2007, ĐHQGHN bắt đầu triển khai các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, còn gọi là chương trình nhiệm vụ chiến lược (ban đầu được gọi là chương trình 16-23, vì tập trung lựa chọn được 16 ngành đại học và 23 chuyên ngành sau đại học tham gia Đề án).

Mục tiêu của chương trình này là xây dựng và phát triển cả ngành, chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế, từ chương trình đào tạo đến đội ngũ, cơ sở vật chất, học liệu, nguồn nhân lực theo các tiêu chí đánh giá xếp hạng nhằm tạo tiền đề và điều kiện để phát triển từng bướctừ bộ môn, khoa đến trường đại học thành viên đạt chuẩn quốc tế và được đầu tư, phê duyệt theo từng đề án cho từng ngành/chuyên ngành.

Đây là mục tiêu và sách lược quan trọng của ĐHQGHN trong quá trình phát triển, nhằm chọn lọc vun cao, từng bước khả thi nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và sức cạnh tranh, thương hiệu của ĐHQGHN, góp phần đổi mới cơ bản giáo dục đại học Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực và chất lượng quốc tế.

Trái tim đào tạo tài năng

Việc tổ chức đào tạo nguồn nhân lực tài năng, chương trình tiên tiến được đào tạo ở bậc đại học; với các chương trình chất lượng cao và nhiệm vụ chiến lược đã được triển khai đào tạo cả ở bậc đại học và sau đại học.

Chương trình đào tạo được thiết kế tiếp cận và có so sánh với chương trình đào tạo của một số trường đại học có uy tín quốc tế cao.Với các chương trình tiên tiến và nhiệm vụ chiến lược chọn theo chương trình của các trường nằm trong nhóm 100 trường đại học tốt nhất thế giới.

Các chương trình tài năng và chất lượng cao đáp ứng phù hợp 80% các môn học trong chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến của nước ngoài. Môn số chương trình trong khối xã hội nhân văn có đặc thù riêng, được thiết kế có tính đến sự phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Chương trình đào tạo cử nhân tài năngđược thiết kế riêng đối với những sinh viên xuất sắc, có năng khiếu về một ngành khoa học cơ bản, được thiết kế từ 160 đến 170 tín chỉ, với yêu cầu về trình độ cao hơn và nội dung rộng hơn so với chương trình chuẩn.

Chuẩn đầu ra của chương trình cũng cao hơn chương trình chuẩn, ví dụ chuẩn đầu ra tiếng Anh là C1 (tương đương 6.5 IELTS)

Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng caođào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn khu vực trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ cao, kinh tế – xã hội mũi nhọn và ngoại ngữ, được thiết kế từ 140 đến 155 tín chỉ, trên cơ sở nâng cao, bổ sung một số môn học so với chương trình chuẩn.

Chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế (tiên tiến -TT, nhiệm vụ chiến lược-NVCL) đào tạo theo chương trình và công nghệ đào tạo của các trường đại học tiên tiến có uy tín cao trên thế giới, được điều chỉnh phù hợp với khả năng, điều kiện của ĐHQGHN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và đạt mức độ cao nhất theo các tiêu chí kiểm định chất lượng của ĐHQGHN, được thiết kế từ 140 đến 155 tín chỉ.

Ngoài việc trang bị kiến thức sâu và rộng, sinh viên được nâng cao trình độ tiếng Anh và Tin học cũng như các kỹ năng mềm khác (yêu cầu của ĐHQGHN về chuẩn đầu ra là sinh viên tối thiểu có chứng chỉ 5 kỹ năng mềm/100 kỹ năng được định dạng đào tạo). Với các chương trình thạc sỹ của ĐHQGHN, ngoài 4 tín chỉ tiếng Anh cơ bản, học viên còn phải học thêm 3 tín chỉ tiếng Anh chuyên ngành, và với NCS còn có thêm 4 tín chỉ nữa dành cho tiếng Anh học thuật nâng cao.

GS. Nguyễn Đình Đức trên giaoduc.net.vn

 

It features some of the popular titles to utilize with your kids to teach them basics of math and enhance their mathematical thinking.