VOV viết về Nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Đình Đức: ĐHQG Hà Nội – “Vườn ươm” các nhà khoa học trẻ

VOV.VN -20 năm qua, ngọn lửa nghiên cứu khoa học đã được các thế hệ thầy trò ĐHQG Hà Nội nuôi dưỡng và thắp sáng.

Thỏa sức nghiên cứu khoa học khi có nhiệt huyết

Việc Phạm Hồng Công, sinh viên năm thứ 4 Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội có tới 5 bài báo đăng trên hệ thống tạp chí quốc tế ISI, trong đó có thời gian chưa đầy 5 tháng, Công đã liên tiếp có 2 bài báo quốc tế đã thực sự trở thành niềm tự hào không chỉ của thầy trò ĐHQG Hà Nội, mà còn là sự khẳng định sức sáng tạo của tuổi trẻ Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Từ một học sinh có thế mạnh ở những môn tự nhiên với bảng thành tích đáng nể thời học THPT ở tỉnh Vĩnh Phúc, với niềm đam mê kỹ thuật, Công quyết định thi vào Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội. Sức học khá cùng sự chăm chỉ của Công đã lọt vào “tầm ngắm” của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban đào tạo ĐHQG Hà Nội – một giảng viên có nhiều công trình nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế.

dhqg ha noi: "vuon uom" cac nha khoa hoc tre hinh 1Phạm Hồng Công, sinh viên năm thứ 4 Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội

Vậy là từ khi học năm thứ 2, Công và hơn 10 bạn sinh viên khác chính thức được thầy Đức “dung nạp” vào nhóm nghiên cứu của thầy. Chính môi trường học tập ở ĐHQG, tấm gương và kết quả nghiên cứu khoa học của những sinh viên khóa trước, cùng sự tận tâm của các thầy đã thắp lên trong Công nhọn lửa của niềm đam mê nghiên cứu khoa học, cho dù bước khởi đầu cũng rất gian nan.

Mới đầu, đọc tài liệu Công không hiểu, nhưng với sự hướng dẫn của thầy và của các anh chị đi trước, em dần hiểu vấn đề và từ đó phát triển theo ý tưởng của mình, từng bước hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

Công trình nghiên cứu đầu tiên của Công là do sự gợi ý của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức. Từ sự gợi ý này, Công bắt tay vào nghiên cứu vật liệu biến đổi chức năng FGM, bởi đây là loại vật liệu đang phát triển, dùng nhiều trong lĩnh vực hàng không, vũ trụ, điện nguyên tử… và được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Đầu tiên, Công đọc những nghiên cứu trước đó của các nhà khoa học, rồi làm phép thử để hiểu nội dung và kiểm chứng khả năng nghiên cứu của mình, sau đó mới đưa ra những ý tưởng trong những điều kiện, môi trường thực tế theo cách tính riêng mà em thấy tối ưu.

Các tính toán ban đầu không đến đích, nhưng em quyết tâm làm lại nhiều lần cho tới khi tìm ra kết quả. Kết quả đề tài nghiên cứu “Ổn định phi tuyến của tâm đối xứng làm bằng vật liệu biến đổi chức năng trên nền đàn hồi sử dụng lý thuyết tạm bậc cao” của Công, được công bố trên tạp chí quốc tế có danh mục ISI đã trở thành động lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên ĐHQG Hà Nội. Công mong muốn những đề tài nghiên cứu của nhóm sẽ sớm đi vào thực tiễn để đóng góp cho xã hội.

Cần tiếp thêm động lực

Nói đến sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ở ĐHQG Hà Nội, cái tên được các thầy và sinh viên nhắc đến nhiều nhất là Trần Quốc Quân, cựu sinh viên Đại học Công nghệ. Quân sinh năm 1990, quê ở Hà Tĩnh, vốn là cựu học sinh trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc. Nhà nghèo lại ở xa trung tâm, Quân không có nhiều thông tin về các trường đại học, song do yêu thích ngành dầu khí nên em chọn thi vào Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội.

dhqg ha noi: "vuon uom" cac nha khoa hoc tre hinh 2
Trần Quốc Quân, cựu sinh viên Đại học Công nghệ

Quân cũng đến với việc nghiên cứu khoa học một cách tình cờ, nhưng với niềm đam mê và sự động viên của các thầy, Quân đã gặt hái thành công. Từ năm 2011 đến nay Quân đã có 7 bài báo quốc tế, trong đó có những công trình nghiên cứu được đánh giá rất cao.

Khác với Công, Quân nghiên cứu về kết cấu vỏ của vật liệu composite, loại được dùng phổ biến trong xây dựng và trong dân dụng. Nhà nghèo, vừa đi học Quân vừa đi làm gia sư, vì vậy để có thời gian nghiên cứu, Quân phải bố trí thời gian hợp lý để đọc tài liệu và làm các thí nghiệm.

Trần Quốc Quân chia sẻ: Việc nghiên cứu khoa học cần tâm huyết, đam mê thực sự, bởi sinh viên phải đọc rất nhiều tài liệu và cần có nhiều thời gian. Tỷ lệ nghiên cứu khoa học trong sinh viên hiện nay còn rất thấp, nguyên nhân có thể do các bạn chưa nhận thức được sự cần thiết của việc nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, các bạn cần động lực để dành tâm huyết cho việc này.

Được “ươm mầm” từ khi bước chân vào giảng đường

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức khẳng định, ĐHQG Hà Nội xây dựng theo mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến, cho nên thực hiện đào tạo kết hợp chặt chẽ với nghiên cứu khoa học để tiếp cận với đỉnh cao tri thức và hội nhập quốc tế, trên cơ sở đó quay trở lại phục vụ đào tạo chất lượng cao, trình độ cao.

dhqg ha noi: "vuon uom" cac nha khoa hoc tre hinh 3
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức hướng dẫn nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết: Ngay từ năm thứ nhất, thứ hai, những sinh viên có khả năng đã được những giáo sư đầu ngành có kinh nghiệm phát hiện và hướng dẫn, nhằm thắp lên ngọn lửa đam mê trong các em. Từng bước giao cho các em những bài báo, tính những công thức đơn giản để kiểm tra, tiếp cận những hướng nghiên cứu cơ bản cũng như hướng nghiên cứu của thế giới, mà thành quả được đánh giá trên những tạp chí quốc tế thuộc hệ thống ISI. Sau đó, nghiên cứu theo hướng ứng dụng, đưa sinh viên vào những nhóm nghiên cứu cùng với các giáo sư, các giảng viên nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Việc có các bài báo, các công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí thuộc hệ thống ISI là vấn đề rất khó, ngay cả đối với các giảng viên. Chính vì vậy, khi thấy sinh viên của trường có bài đăng trên tạp chí thuộc hệ thống ISI đã thực sự tạo động lực, niềm tin để các em quyết tâm theo đuổi mục tiêu nghiên cứu khoa học; tự tin là  kiến thức mình được trang bị có thể tiếp cận với trình độ quốc tế.

Trước đây, việc nghiên cứu khoa học gần như được coi là lĩnh vực riêng của các thầy. Chính vì vậy, hướng thầy trò cùng nghiên cứu khoa học như cách làm của ĐHQG Hà Nội là điểm sáng cần nhân rộng. Từ đó có thể phát huy sức mạnh, sự sáng tạo của lớp trẻ và đây cũng là một trong hướng phát triển của mô hình đại học nghiên cứu, sáng tạo –  xu thế chung của giáo dục đại học ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển./.

Trong 20 năm qua, ngọn lửa nghiên cứu khoa học đã được các thế hệ thầy trò ĐHQG Hà Nội nuôi dưỡng và thắp sáng. Với số lượng các bài báo quốc tế trong hệ thống ISI tăng 20 lần, thành quả nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế đã góp phần khẳng định và nâng tầm vị thế của ĐHQG Hà Nội. Trên cơ sở này, từ năm 2012, bảng xếp hạng quốc tế QS đã ghi nhận và xếp ĐHQG Hà Nội vào nhóm 250 trường đại học nghiên cứu hàng đầu châu Á.
Theo VOV

Now exit winterboard, which will reboot your ios device.

GS Nguyễn Đình Đức tham gia tọa đàm về đào tạo tiến sỹ tại Việt Nam

Ngày 10.11 vừa qua, tại Trụ sở Bộ giáo dục và Đào tạo đã diễn ra buổi Tọa đàm về đào tạo tiến sỹ ở Việt Nam hiện nay do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Báo Tuổi trẻ  tổ chức. Các vị khách của buổi Tọa đàm có: GS.TSKH Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo (Đại học và Sau đại học) của ĐHQGHN và PGS.TS Vũ Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.

Tại buổi tọa đàm, các vị khách mời đã thẳng thắn phân tích những tồn tạ, hạn chế và chất lượng của hoạt động đào tạo tiến sỹ hiện nay. Bên cạnh những NCS, Tiến sỹ có chất lượng luận án tiến sỹ tốt, cũng còn những luận án tiến sỹ chưa có chất lượng, gây ra những bức xúc trong xã hội.

Trả lời câu hỏi nóng tại buổi Tọa đàm “Có một thực tế rõ ràng là chất lượng luận án tiến sĩ ở các cơ sở đào tạo không đồng đều và có thể vàng thau lẫn lộn. Nhiều luận án ít giá trị thực tế, không có tính khoa học, như một báo cáo tổng kết… nhưng nghiên cứu sinh vẫn bảo vệ luận án thành công và được cấp bằng tiến sĩ. Liệu có phải do đào tạo tiến sĩ hiện đang chạy theo số lượng và xem nhẹ chất lượng. Quan điểm của Bộ về nhận định này?”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng trước hết phải ghi nhận các cơ sở đào tạo đã nỗ lực để đào tạo nhiều tiến sĩ có chất lượng trong điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện nghiên cứu và đào tạo trong nước còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên vẫn có cơ sở đào tạo chạy theo số lượng mà buông lỏng chất lượng”. Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga: “Thực tế, nghiên cứu sinh là các nhà nghiên cứu, sản sinh ra tri thức, trí tuệ mới. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sinh không xác định rõ động cơ, mục tiêu, không xác định rõ tầm mức hoạt động nghiên cứu của bậc đào tạo tiến sĩ. Ngoài ra, mức đầu tư cho đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam hiện cũng rất thấp, thấp hơn nhiều lần so với mức trung bình của thế giới”- thứ trưởng Ga nhấn mạnh.

Cũng chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong đào tạo tiến sĩ khiến dư luận bức xúc, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo (ĐH Quốc gia Hà Nội) nhắc lại: “Năm 1976, VN lần đầu tiên đào tạo phó tiến sĩ trong nước. 6 năm sau đào tạo tiến sĩ trong nước trong điều kiện khó khăn. Khó khăn là thế nhưng chất lượng tiến sĩ rất tốt, không có ai kêu ca”.

GS Đức nhận xét: “Trải qua một thời gian dài, việc đào tạo tiến sĩ hiện nay ở Việt Nam đang dần tiếp cận với các chuẩn mức của quốc tế. Có nhiều nghiên cứu sinh trong nước hiện nay có nhiều bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín. Nhiều cơ sở đào tạo cũng đã nỗ lực hướng tới việc đào tạo tiến sỹ có chất lượng tốt. Nhưng phải thừa nhận vẫn có những luận án chưa có chất lượng, chưa đạt yêu cầu”.

Theo GS Đức, tuy cơ sở vật chất chưa đầu tư thỏa đáng, điều kiện nghiên cứu, đào tạo còn thiếu thốn là một nguyên nhân nhưng nhìn lại trước đây, cũng khó khăn nhưng ta đã có nhiều tiến sĩ có chất lượng tốt. Bởi vậy, bất cập hiện nay cần nhìn rộng ra ở những nguyên nhân khác. GS Đức có nêu một số nguyên nhân như:  quy mô đào tạo quá nhiều,  thứ hai là mất cân đối giữa các khối ngành (Hiện nay nghiên cứu sinh khối ngành khoa học tự nhiên công nghệ chỉ bằng khoảng 1/4 so với nghiên cứu sinh khối ngành khoa học xã hội nhân văn và kinh tế, luật), thứ ba là một số nơi, một số chỗ cơ sở đào tạo/giảng viên hướng dẫn luận án còn quản lý lỏng lẻo và dễ dãi trong việc giao hướng dẫn và đề tài luận án cũng như đánh giá chất lượng luận án của nghiên cứu sinh ( Hiện nay cả nước đang triển khai đào tạo 971 ngành tiến sĩ tại 158 cơ sở đào tạo, trong đó có 114 trường đại học, 42 viện nghiên cứu. Quy mô đào tạo tiến sĩ năm học 2015-2016 là 13.598 nghiên cứu sinh  Nguồn: Bộ GD-ĐT) và không thể không nhắc đến việc đầu tư cho đào tạo tiến sỹ hiện nay quá thấp.

GS.TSKH Trần Văn Nhung cho rằng tới đây, khi Bộ GD-ĐT sửa đổi quy chế đào tạo tiến sĩ, trước hết cần phải đưa ra được định nghĩa đầy đu về khái niệm tiến sĩ. Trên thế giới và các nước đều có định nghĩa rất rõ ràng về tiến sĩ. Ngoài ra, cần có quy định chặt chẽ “ai là phản biện, ai nằm trong hội đồng” với những tiêu chuẩn đi kèm không thể thấp được. GS Nhung đề nghị tiêu chuẩn tiến sĩ cần đỏi hỏi những tiêu chuẩn cụ thể. Ví dụ với khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, phải có đóng góp mới  về khoa học, yêu cầu không dưới 2 bài báo quốc tế trên các tạp chí  ISI. Riêng khoa học xã hội và nhân văn không bắt buộc có các công bố quốc tế ngay, nhưng cũng cần có những tiêu chuẩn định lượng rành mạch và có lộ trình để từng bước tiếp cận các chuẩn mực của thế giới (Ngay cả ngành khối xã hội nhân văn, ở các nước tiên tiến cũng yêu cầu nghiên cứu sinh khi bảo vệ luận án cũng phải có công bố quốc tế- GS Nhung nhấn mạnh).

PGS.TS Vũ Thị Lan Anh cũng cho rằng ngoài các nguyên nhân và các yếu tố như trên, cũng cần chú trọng đến chất lượng và tiêu chuẩn của người hướng dẫn luận án, gắn đào tạo với nghiên cứu, trình độ ngoại ngữ của nghiên cứu sinh. Các cơ sở cũng cần phải chuẩn bị các điều kiện như : Cán bộ hướng dẫn, phòng thí nghiệm, học liệu.

Đồng tình với các ý kiến trên, GS Nhung chia sẻ: kinh phí đầu tư cho một nghiên cứu sinh một năm như GS Đức dẫn chứng tại ĐHQG HN ở mức 18 triệu đồng là “quá rẻ”, “không có nước nào với giá như thế mà làm được”. Với mức đầu tư quá thấp như vậy mà đòi hỏi chất lượng ngang với các nước tiên tiến như nước Mỹ thì “ngang với biến hóa thần thông”. Vì vậy, theo GS Nhung, ngoài việc chia sẻ với lo lắng của xã hội về chất lượng đào tạo tiến sĩ, chính Bộ GD-ĐT cùng các cơ sở đào tạo cũng phải có trách nhiệm giải thích rõ những bất cập hiện tại trong điều kiện đào tạo tiến sĩ, cần tăng cường đầu tư mạnh mẽ hơn cho bậc đào tạo này.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng xác nhận kinh phí đào tạo thấp là khó khăn, vướng mắc lớn trong đào tạo tiến sĩ (các đơn vị đào tạo khác, kinh phí cho đào tạo tiến sĩ là 15 triệu đồng/năm).

Kết luận buổi tọa đàm, Thứ trưởng Ga đánh giá: Ý kiến của các khách mời đã xới lên nhiều vấn đề trong đào tạo tiến sĩ. Quan điểm của Bộ GD-ĐT khi đặt ra việc sửa đổi quy chế đào tạo tiến sĩ là không chỉ thực hiện theo chủ quan của nhóm soạn thảo của Bộ mà rất cần chất xám của nhiều nhà khoa học, các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực, các nhà quản lý….Có thể khi trưng cầu ý kiến, quan điểm, ý nguyện của các cơ sở đào tạo không đồng nhất với ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia. Nhưng việc xem xét cân nhắc trên nhiều kênh khác nhau là rất cần thiết để có thể xây dựng một quy chế sửa đổi, bổ sung tốt nhất có thể, giải quyết được những bất cập kéo dài trong thời gian qua.

Theo Vĩnh Hà – Ngọc Hà (Tuoitre.vn).

Các đường link khác của các báo đưa tin thảo luận về chủ đề này:

http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20161110/luan-an-khong-co-gia-tri-sao-van-thanh-tien-si/1216834.html

http://www.tienphong.vn/giao-duc/dao-tao-tien-si-siet-so-luong-de-nang-cao-chat-luong-1072080.tpo

http://dantri.com.vn/su-kien/chat-luong-dao-tao-tien-si-viet-nam-thap-nguyen-nhan-do-dau-20161110121910596.htm

http://dantri.com.vn/blog/tien-si-hu-danh-cong-trinh-giai-ngan-va-vang-thau-lan-lon-20161112062720473.htm

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/chua-co-nuoc-nao-dao-tao-tien-si-re-nhu-viet-nam-339001.html

http://thanhnien.vn/giao-duc/nang-cao-chat-luong-dao-tao-tien-si-625980.html

http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/dao-tao-tien-si-se-duoc-siet-chat-3497219.html

http://www.qdnd.vn/van-hoa-giao-duc/giao-duc/ban-giai-phap-nang-cao-chat-luong-dao-tao-tien-si-492329

http://cand.com.vn/giao-duc/Siet-chat-cac-dieu-kien-dau-vao-dao-tao-tien-si-416521/

http://toquoc.vn/giao-duc/that-tieu-chi-de-nang-cao-chat-luong-dao-tao-tien-si-218587.html

http://vietbao.vn/Giao-duc/Dao-tao-tien-si-Toa-dam-nhung-van-de-nong/442541920/202/

http://www.baomoi.com/nang-cao-chat-luong-dao-tao-tien-si-de-hoi-nhap-quoc-te/c/20799962.epi

http://tinnonghomnay.net/toa-dam-mo-xe-nhung-bat-cap-trong-dao-tao-tien-si/

http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/xa-hoi/nhan-dien-chat-luong-dao-tao-tien-si-o-viet-nam-198195.html

http://vietbao.vn/Giao-duc/Muon-bao-ve-tien-si-phai-co-cong-bo-khoa-hoc-quoc-te/590000212/202/

http://baochinhphu.vn/Giao-duc/Dao-tao-tien-si-Muon-chat-luong-can-dau-tu-tuong-xung/291248.vgp

You have given android spy apps your device the evasi0n look.

Nhân tài giúp nguyên khí quốc gia mạnh lên

(GDVN) – Thời đại nào cũng vậy, nhất là thời đại mà sự hội nhập và cạnh tranh kinh tế đang diễn ra nhanh và quyết liệt trên quy mô toàn cầu.

LTS: Kinh nghiệm cho thấy chìa khóa của sự tăng trưởng vượt bậc của các nước châu Á trong những thập kỷ gần đây như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc chính là bởi các nước này đã thành công trong việc phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài. 

Nếu không có nguồn lực trí tuệ để tạo ra những bước phát triển đột phá, các nước kém phát triển sẽ ngày càng tụt hậu và chịu sự lệ thuộc vào các nước phát triển.

Chính vì vậy, việc phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng, trọng dụng, tạo điều kiện để nhân tài được phát huy tài năng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một yêu cầu cấp bách, không thể chậm trễ, có ý nghĩa sống còn vì thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bài viết sau đây của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo (đại học và sau đại học) của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khái quát nhất về tầm quan trọng trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước từ mô hình cụ thể là ĐHQGHN. 

GS. Nguyễn Đình Đức viết: Triết lý trong đào tạo của ĐHQGHN là đào tạo nhân tài, đào tạo tinh hoa. Đào tạo ở ĐHQGHN không chỉ nhằm trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức, năng lực sáng tạo, phẩm chất đạo đức, mà còn chú trọng đào tạo cho sinh viên các kỹ năng và năng lực tổ chức, đặc biệt là phát triển tư duy, tầm nhìn, tạo cho sinh viên có đầy đủ bản lĩnh và nghị lực để vào đời và sáng nghiệp.

Để có thể hoàn thành được sứ mệnh này, ĐHQGHN (tiền thân là Đại học Tổng hợp Hà Nội) luôn coi trọng việc phát hiện tài năng ngay từ bậc học phổ thông và tiếp theo đó là những năm trên giảng đường đại học.

ĐHQGHN đã xây dựng và hoàn chỉnh các mô hình đào tạo chất lượng cao liên tiếp từ học sinh phổ thông năng khiếu, đến đại học các hệ chất lượng cao, khoa học tài năng và chuẩn quốc tế hay còn gọi là nhiệm vụ chiến lược (riêng chuẩn quốc tế có cả ở cả bậc đại học và sau đại học).


Ảnh minh họa Xuân Trung.

Năng khiếu là bẩm sinh, nhưng nhân tài, những người tài đức không phải tự nhiên sinh ra là có, mà phải do được phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, thử thách và rèn luyện mà nên. Chính vì vậy, việc phát hiện, đào tạo, sử dụng nhân tài luôn là điều quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta, và là nhiệm vụ hàng đầu của cơ sở giáo dục đại học lớn như ĐHQGHN.

Để chuẩn bị cho triển khai đào tạo tài năng, chất lượng cao, mấu chốt quan trọng nhất là phải chuẩn bị được đội ngũ và xây dựng được chương trình đào tạo tốt, phù hợp. Kế tiếp đó là phải chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng phục vụ công tác đào tạo.

Thuận lợi lớn nhất của ĐHQGHN là luôn có đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo và mạnh trong hệ thống các trường đại học của cả nước.Hiện nay, ĐHQGHN có 3.613 cán bộ viên chức, trong đó có 1879cán bộ khoa học với 51 GS, 336 PGS, 17 TSKH và 864 TS (tỷ lệ TS/CBGD đạt 46,8%, trong đó có 581 TS được đào tạo ở nước ngoài về).

Trường ĐHKHTN và Trường ĐHCN là 2 đơn vị có tỷ lệ tiến sỹ cao, chiếm trên 65%  tổng số CBGD. Đội ngũ cán bộ của ĐHQGHN có thế mạnh là có nhiều nhà khoa học đầu ngành (với 15 giải thưởng Hồ Chí Minh và 10 giải thưởng Nhà nước về KHCN), có uy tín lớn ở trong và ngoài nước về các ngành, chuyên ngành khác nhau thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, công nghệ, kinh tế, luật học, giáo dục,…

Bên cạnh đó, ĐHQGHN đã thu hút thêm khoảng 300 GS, PGS của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo trong cả nước và hàng trăm nhà khoa học có uy tín của thế giới, trong đó có một số người đạt giải Nobel và các giải thưởng lớn có uy tín khác cùng tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh

Năm 2005, ĐHQGHN đã tiến hành tổng kết Dự án “Đào tạo nguồn nhân lực tài năng”. Từ 1997-2005, đã có 1.940 sinh viên, 387 học viên và 156 NCS đã tham gia Dự án này.

Với những thành công và bài học kinh nghiệm sau gần 10 năm thí điểm, Đảng và Nhà nước đã đánh giá cao mô hình đào tạo tài năng bậc đại học của ĐHQGHN,đồng thời chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành liên quan nghiên cứu xây dựng chế độ chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng mô hình bồi dưỡng và đào tạo tài năng, chất lượng cao của ĐHQGHN.

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức – tác giả bài viết. Ảnh Xuân Trung

Trên cơ sở chỉ đạo đó, ĐHQGHN đã được Nhà nước đầu tư, tiếp tục triển khai đào tạo tài năng, chất lượng cao nhưng với tư cách là một nhiệm vụ thường xuyên.

Từ năm 2006 trở đi, để tăng cường hội nhập các chuẩn mực quốc tế, trong khi quy mô đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao còn nhỏ, mức độ “quốc tế hoá” về chương trình, phương pháp đào tạo, ngôn ngữ sử dụng chưa đủ cao, ĐHQGHN bắt đầu triển khai đào tạo các chương trình tiên tiến.

Chương trình đào tạo tiên tiến là các chương trình đào tạo bậc đại học, sử dụng toàn bộ chương trình, giáo trình của một đại học nước ngoài, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đội ngũ giảng viên của Việt Nam và một số giảng viên nước ngoài. Chương trình này chỉ đảm nhận việc phát triển quốc tế hóa một chương trình đào tạo, chưa nhằm mục tiêu phát triển được cả ngành, đơn vị cấp Khoa đạt chuẩn quốc tế.

Tiếp sau chương trình tiên tiến, năm 2007, ĐHQGHN bắt đầu triển khai các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, còn gọi là chương trình nhiệm vụ chiến lược (ban đầu được gọi là chương trình 16-23, vì tập trung lựa chọn được 16 ngành đại học và 23 chuyên ngành sau đại học tham gia Đề án).

Mục tiêu của chương trình này là xây dựng và phát triển cả ngành, chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế, từ chương trình đào tạo đến đội ngũ, cơ sở vật chất, học liệu, nguồn nhân lực theo các tiêu chí đánh giá xếp hạng nhằm tạo tiền đề và điều kiện để phát triển từng bướctừ bộ môn, khoa đến trường đại học thành viên đạt chuẩn quốc tế và được đầu tư, phê duyệt theo từng đề án cho từng ngành/chuyên ngành.

Đây là mục tiêu và sách lược quan trọng của ĐHQGHN trong quá trình phát triển, nhằm chọn lọc vun cao, từng bước khả thi nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và sức cạnh tranh, thương hiệu của ĐHQGHN, góp phần đổi mới cơ bản giáo dục đại học Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực và chất lượng quốc tế.

Trái tim đào tạo tài năng

Việc tổ chức đào tạo nguồn nhân lực tài năng, chương trình tiên tiến được đào tạo ở bậc đại học; với các chương trình chất lượng cao và nhiệm vụ chiến lược đã được triển khai đào tạo cả ở bậc đại học và sau đại học.

Chương trình đào tạo được thiết kế tiếp cận và có so sánh với chương trình đào tạo của một số trường đại học có uy tín quốc tế cao.Với các chương trình tiên tiến và nhiệm vụ chiến lược chọn theo chương trình của các trường nằm trong nhóm 100 trường đại học tốt nhất thế giới.

Các chương trình tài năng và chất lượng cao đáp ứng phù hợp 80% các môn học trong chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến của nước ngoài. Môn số chương trình trong khối xã hội nhân văn có đặc thù riêng, được thiết kế có tính đến sự phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Chương trình đào tạo cử nhân tài năngđược thiết kế riêng đối với những sinh viên xuất sắc, có năng khiếu về một ngành khoa học cơ bản, được thiết kế từ 160 đến 170 tín chỉ, với yêu cầu về trình độ cao hơn và nội dung rộng hơn so với chương trình chuẩn.

Chuẩn đầu ra của chương trình cũng cao hơn chương trình chuẩn, ví dụ chuẩn đầu ra tiếng Anh là C1 (tương đương 6.5 IELTS)

Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng caođào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn khu vực trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ cao, kinh tế – xã hội mũi nhọn và ngoại ngữ, được thiết kế từ 140 đến 155 tín chỉ, trên cơ sở nâng cao, bổ sung một số môn học so với chương trình chuẩn.

Chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế (tiên tiến -TT, nhiệm vụ chiến lược-NVCL) đào tạo theo chương trình và công nghệ đào tạo của các trường đại học tiên tiến có uy tín cao trên thế giới, được điều chỉnh phù hợp với khả năng, điều kiện của ĐHQGHN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và đạt mức độ cao nhất theo các tiêu chí kiểm định chất lượng của ĐHQGHN, được thiết kế từ 140 đến 155 tín chỉ.

Ngoài việc trang bị kiến thức sâu và rộng, sinh viên được nâng cao trình độ tiếng Anh và Tin học cũng như các kỹ năng mềm khác (yêu cầu của ĐHQGHN về chuẩn đầu ra là sinh viên tối thiểu có chứng chỉ 5 kỹ năng mềm/100 kỹ năng được định dạng đào tạo). Với các chương trình thạc sỹ của ĐHQGHN, ngoài 4 tín chỉ tiếng Anh cơ bản, học viên còn phải học thêm 3 tín chỉ tiếng Anh chuyên ngành, và với NCS còn có thêm 4 tín chỉ nữa dành cho tiếng Anh học thuật nâng cao.

GS. Nguyễn Đình Đức trên giaoduc.net.vn

 

It features some of the popular titles to utilize with your kids to teach them basics of math and enhance their mathematical thinking.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chuyện người thầy cả đời đam mê với sự nghiệp giáo dục

(Trích bài viết trong sách “ Chuyện người giáo viên nhân dân” tập 1 của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam, NXB Văn Hóa- Thông tin, 2014)

Luôn mong muốn cống hiến cho đất nước và sự nghiệp giáo dục, từ bỏ những lời mời hấp dẫn sang công tác và giảng dạy ở nước ngoài để trở về quê hương, đất nước công tác, đóng góp tài n©ăng và sức lực của mình cho Tổ quốc. Đó chính là hình bóng của những con người có tâm, những con người luôn gắn chặt với sự phồn vinh của dân tộc. Hình bóng ấy có cả trong con người ông, một người thầy tâm huyết với nghề, vừa là nhà khoa học nghiên cứu tiếp cận những đỉnh cao của trí thức để giảng dạy, đào tạo sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Người thầy luôn mong muốn nền giáo dục đại học Việt Nam không chỉ hội nhập và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế mà “học phải đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”, người thầy ấy chính là nhà giáo, nhà khoa học – nhà Cơ học, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Continue reading