Xem chi tiết tại đây
matbet betpark giriş vegabet giriş jojobet giriş jokerbet giriş best10 giriş betist mariobet supertotobet restbet betpas casino siteleri 1xbet
Xem chi tiết tại đây
matbet betpark giriş vegabet giriş jojobet giriş jokerbet giriş best10 giriş betist mariobet supertotobet restbet betpas casino siteleri 1xbet
Chàng trai quê nghèo tới giải thưởng Nguyễn Văn Đạo
Giải thưởng mang tên GS.VS Nguyễn Văn Đạo, nhà Cơ học lỗi lạc của Việt Nam trong lĩnh vực Cơ học. Ông là Chủ tịch đầu tiên của Hội Cơ học Việt Nam và cũng là Giám đốc đầu tiên của ĐHQGHN.
Sau khi ông mất, Hội Cơ học Việt Nam đã thành lập quỹ Nguyễn Văn Đạo để tặng thưởng cho những nhà cơ học trẻ tài năng, có đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và đã trở thành giải thưởng có uy tín và danh giá nhất của ngành Cơ học hiện nay. Giải thưởng Nguyễn Văn Đạo lần thứ nhất được trao cho TS. Nguyễn Xuân Hùng (Giảng viên ĐH KHTN – ĐHQG TPCM) năm 2011, và lần thứ 2, được trao cho TS Lê Đình Tuân (giảng viên ĐH Bách khoa TP HCM), năm 2014.
Giải thưởng lần này, Hội Cơ học Việt Nam vừa quyết định trao giải thưởng tài năng Cơ học Nguyễn Văn Đạo lần thứ 3, năm 2016 cho Trần Quốc Quân – nghiên cứu sinh của Phòng Thí Nghiệm Vật liệu và Kết cấu Tiên tiến, Khoa Cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa – Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN vì những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học.
Trần Quốc Quân (ngoài cùng bên trái) cùng với thầy giáo và các bạn của mình
Trần Quốc Quân sinh năm 1991, tại gia đình nghèo tại Can Lộc, Hà Tĩnh. Tốt nghiệp Thủ khoa Cơ học Kỹ thuật của Đại học Công nghệ, ĐHQGHN năm 2013.
Ngay từ khi học ở năm thứ 2 ở trường Đại học Công nghệ, Trần Quốc Quân đã bắt đầu tham gia nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của GS. TSKH Nguyễn Đình Đức. Sau khi tốt nghiệp đại học bậc kỹ sư , Quân được chuyển tiếp làm NCS. Những công trình nghiên cứu của NCS Trần Quốc Quân liên quan đến vật liệu composite chức năng FGM và nano composite. Những đóng góp chủ yếu của các công trình này bao gồm những kết quả chính như sau:
Thứ nhất, các công trình này đã giải quyết thành công bài toán nghiên cứu ổn định tĩnh và đáp ứng động lực học của vỏ composite FGM hai độ cong trên nền đàn hồi chịu các tải cơ, nhiệt và cơ – nhiệt đồng thời. Các tính chất hiệu dụng của các kết cấu được giả sử biến đổi qua chiều dày thành vỏ theo hàm luật luỹ thừa với các lớp khác nhau (kim loại-gốm, kim loại-gốm-kim loại hoặc gốm-kim loại-gốm).
Các tính chất vật liệu thành phần của vật liệu được xét trong cả hai trường hợp độc lập với nhiệt độ và phụ thuộc vào nhiệt độ và đã sử dụng cả lý thuyết vỏ cổ điển cũng như lý thuyết vỏ có biến dạng trượt bậc cao (đến bậc 3).
Thứ hai, giải quyết thành công bài toán vỏ hai độ cong được gia cường bằng các gân dọc và ngang dưới tác động của nhiệt độ. Đây là bài toán phức tạp, vì dưới tác động của nhiệt độ, cả vỏ và gân đều bị biến dạng.
Đồng thời đã nghiên cứu ảnh hưởng của các kích thước hình học, tính không hoàn hảo về hình dáng ban đầu, gân gia cường và nền đàn hồi đến ổn định tĩnh và động phi tuyến của vỏ FGM hai độ cong. Theo hiểu biết của chúng tôi, đây cũng là những công bố sớm đầu tiên về ổn định của vỏ FGM có gân dưới tác động của nhiệt độ.
Thứ ba, đã nghiên cứu ổn định phi tuyến của các kết cấu vỏ hai độ cong FGM áp điện chịu tải trọng điện (piezoelectric FGM): Xác định lực tới hạn, đường cong lực-độ võng, tần số tự nhiên, đáp ứng động học của các kết cấu vỏ hai độ cong FGM áp điện.
Ở kết quả số, ảnh hưởng của các kích thước hình học, tính chất vật liệu, tính không hoàn hảo về hình dáng ban đầu, gân gia cường, nền đàn hồi và tải điện đến ổn định phi tuyến của vỏ FGM áp điện được xác định.
Liên quan đến piezoelectric FGM là các bài toán mới và hiện đại trong lĩnh vực cơ học hiện nay và theo như hiểu biết của chúng tôi có thể đây là công bố đầu tiên về ổn định của vỏ FGM áp điện của các nhà khoa học ở Việt Nam.
Cuối cùng, nghiên cứu tính toán ổn định phi tuyến của nanocomposite polyme 3 pha. Vật liệu composite 3 pha được nghiên cứu là composite bao gồm pha nền polyme (polyester, vinylester, epoxy), sợi (thủy tinh, cacbon) và bổ sung thêm pha thứ ba là các hạt gia cường (là các hạt titan oxit) với các phương án chọn tỷ lệ trộn nền, sợi và hạt khác nhau.
Sử dụng các kết quả tính toán các mô đun đàn hồi cũng như hệ số giãn nở nhiệt cho composite polyme 3 pha của GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, các công trình đã tính toán ổn định tĩnh và động cho các kết cấu tấm, panel và chỉ ra mối quan hệ ứng xử của vật liệu và kết cấu phụ thuộc vào tính chất và tỷ lệ trộn của các vật liệu thành phần, điều này cho phép có thể dự đoán được khả năng chịu tải của vật liệu và kết cấu, cũng như có thể chủ động thiết kế chế tạo vật liệu mới đáp ứng các điều kiện khai thác mong muốn.
Vươn tầm quốc tế
Trưởng thành trong nhóm nghiên cứu mạnh của Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến – thực hiện gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu, dưới sự lãnh đạo khoa học của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, chỉ riêng NCS Trần Quốc Quân đã công bố 21 bài báo và báo cáo khoa học, với 14 bài báo trên tạp chí quốc tế ISI, trong đó có 8 bài ISI với chỉ số IF lớn hơn 2 (với 3 bài có chỉ số IF lớn hơn 3.8). Đây là những kết quả nghiên cứu xuất sắc với NCS tuổi đời còn rất trẻ và đào tạo 100% tại Việt Nam.
Ngoài ra, bài toán ổn định phi tuyến và đáp ứng động lực học là những vấn đề được quan tâm và có ý nghĩa quan trong, thiết thực trong lĩnh vực cơ học kết cấu. Các kết quả nhận được trong phân tích ổn định của các kết cấu làm từ vật liệu có cơ tính biến đổi sẽ cung cấp các thông tin quan trọng trong việc thiết kế, đảm bảo cho kết cấu hợp lý khi chế tạo và an toàn khi khai thác sử dụng.
Hơn nữa các kết quả nhận được là dưới dạng giải tích (dạng hiển), do đó nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà thiết kế, chế tạo kết cấu FGM, xây dựng các công trình sử dụng vật liệu FGM, giúp cho các nhà thiết kế, chế tạo, xây dựng,…có thể lựa chọn phù hợp, chính xác sự phân bố vật liệu thành phần trong FGM cũng như các tham số của kết cấu và nền để vừa phát huy được khả năng chịu tải, khả năng kháng nhiệt ưu việt của vật liệu trong môi trường nhiệt độ cao, lại vừa hạn chế được khả năng rạn nứt hoặc phá huỷ của kết cấu có thể xảy ra khi chịu tải cơ lớn, cũng như lựa chọn vật liệu nền hợp lý.
Thành công của Trần Quốc Quân góp phần khẳng định sự lớn mạnh và hội nhập quốc tế của ngành Cơ học Việt Nam và chất lượng đào tạo tiến sỹ theo các chuẩn mực quốc tế tại ĐHQGHN.
Theo Dân trí
GS Nguyễn Đình Đức vinh dự được mời mời tham gia vào Ban biên tập quốc tế của tạp chí quốc tế ISI : Journal of Science and Engineering of Composite Materials (NXB De GRUYTER, IF=0.515): http://www.degruyter.com/view/j/secm.
Đồng thời, GS Nguyễn Đình Đức cũng được mới là Guest Editor của chuyên san “Advances in hybrid composite materials and structures” (Nhà xuất bản SAGE) của Tạp chí ISI Advances in Mechanical Engineering, NXB SAGE, IF=0.55): http://ade.sagepub.com/site/callforpapers/advances-hybrid-composite-materials-structures.xhtml
Như vậy, uy tín của nhóm nghiên cứu ngày càng vươn xa ra cộng đồng khoa học quốc tế.
The 4th International Conference on Engineering Mechanics and Automation (ICEMA-4) will be organised at University of Engineering and Technology on August 25÷26, 2016.
The aim of the conference is to provide an international forum on technologies and applications of Engineering Mechanics and Automation for scientific researchers. This is also a good chance for experiences exchange and international collaboration in these fields. The scope of the conference includes, but not limited to, the following topics:
DEADLINES
Registration: May 15 2016
Abstract submission: May 30 2016
Notification of Acceptance June 15 2016
Full paper submission: July 15 2016
PUBLICATIONS: The oral papers which are considered and decided by the Programme and Publication Committee will be published in the conference proceedings with ISBN index.
THE OFFICIAL LANGUAGE: English.
REGISTRATION FEE: 600.000 VND/person.
The fees include: registration, daily tea/coffee, lunch.
Publication fee: 300.000 VND/paper and 300.000 VND for each extra proceeding.
ABSTRACT:
Abstract does not exceed 200 words. Microsoft Word documents using Unicode font. The title using Times New Roman font 14 bold is in the centre. The Author’s name using font Times New Roman 11 bold, in the centre (without the title). The workplace uses Times New Roman font 11 italics root left, immediately after the author’s name. Write the names of the authors and the workplace of each group below.
FULL PAPER:
Full paper does not exceed 8 pages. The guide presenting the full paper is attached to this message.
Phan Thi Cam Ly , University of Engineering and Technology, VNU
E3 building, 144 Xuan Thuy Road, Cau Giay Dist., Hanoi, Vietnam.
Email: camlypt@vnu.edu.vn
Tel.: (84.4) 37549431
Fax: (84.4) 37547460
Dao Nhu Mai, Institute of Mechanics, 264 Doi Can Str., Ba Dinh Dist. Hanoi, Vietnam
Email: dnmai@imech.ac.vn
Tel.: (84.4) 38326140
For more infomation, visit website: http://icema4.fema.uet.vnu.edu.vn/
Ngày 15/12/2015, chúng tôi vừa nhận được thông báo chính thức của bên UK, đề tài về vật liệu chức năng FGM và nanocomposite do GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng PTN Vật liệu và Kết cấu tiên tiến – Khoa Cơ kỹ thuật và Tự động hóa – ĐHCN, ĐHQGHN đề xuất hợp tác với School of Mechanical Engineering, University of Birmingham UK (xếp hạng thứ 27 thế giới trong bảng xếp hạng QS -2015) đã được Quỹ Newton Fund chính thức thông qua tài trợ.
Đề án hợp tác sẽ được triển khai từ tháng 3.2016 đến 2.2017, Total project cost: £120,000.00 dành cho các nhà khoa học của 2 bên đi lại, trao đổi nghiên cứu.
Newton Fund của UK thuộc Viện Công nghệ Hoàng gia Anh (The Royal Academy of Engineering), được thành lập để tài trợ cho các nghiên cứu có tầm quốc tế, có giá trị khoa học kỹ thuật cao. Dự án không chỉ mang tính chất hợp tác KHCN giữa hai trường đại học đẳng cấp quốc gia giữa hai nước, mà còn mang tính chất thúc đẩy quan hệ hợp tác về KHKT giữa Việt Nam và UK. Chính phủ UK rất quan tâm hợp tác với Việt Nam về KHCN và Newton Fund là tổ chức thuộc The Royal Academy of Engineering nhằm mục đích tìm kiếm và kết nối các nhà khoa học xuất sắc của hai nước với nhau. Đề tài này được thông qua vừa có ý nghĩa về KHCN, vừa có ý nghĩa thúc đẩy các hợp tác KHCN xuất sắc giữa Việt Nam và UK. Bản thân việc apply đề tài và đã được Viện Công nghệ Hoàng gia Anh phê duyệt thông qua là cực kỳ khó và là thành công lớn, vì Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh tuyển chọn rất kỹ lưỡng, rất khắt khe, bình đẳng với rất nhiều hồ sơ từ khắp nơi trên thế giới trước khi đưa ra quyết định tài trợ. Dự án cho thấy ĐHCN – ĐHQGHN có thể tham gia thực hiện các dự án hợp tác KHCN đỉnh cao với UK và với các đối tác nước ngoài.
Chính vì vậy, mặc dù kinh phí không quá lớn, nhưng đó là sự ghi nhận của một cơ quan khoa học hàng đầu thế giới về trình độ và thành tích của Nhóm nghiên cứu và PTN. Tầm và quan hệ quốc tế sẽ sang một đẳng cấp khác. Xin cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ của các thầy lãnh đạo Khoa và Nhà trường.
Dù mới thành lập, PTN Vật liệu và Kết cấu tiến tiến do GS Nguyễn Đình Đức sáng lập và dẫn dắt đã có một số kết quả hợp tác quan trọng khác:
– Ngày 1. Nov 2015, Hiệu trưởng ĐHCN PGS.TS Nguyễn Việt Hà và GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã ký Văn bản hợp tác với nhóm của GS Priyan Mandis (chuyên gia hàng đầu thế giới về kết cấu các công trình chịu tải trọng nổ) của University of Melbourne – Australia (xếp hạng thứ 5 thế giới trong bảng xếp hạng QS-2015). Hiện nay 2 bên đã có những kết quả công bố chung và bên đối tác tài trợ cho NNC tham gia một số các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước, và có thể nhận thực tập sinh.
– ĐH Tokyo: Hiện nay GS NĐ Đức -Trưởng PTN đang triển khai chương trình thạc sỹ kỹ thuật hạ tầng, sẽ lựa chọn một số sinh viên ưu tú để xin học bổng cho các em học tiếp bậc thạc sỹ theo chương trình này tại ĐH Việt Nhật, bắt đầu tuyển sinh từ 3.2016.
– Với Hàn Quốc: GS NĐ Đức – Trưởng PTN đã có truyền thống hợp tác với Khoa hàng không vũ trụ của KAIST từ 2006 và đã cử một số sinh viên sang trao đổi và học sau đại học tại KAIST. Nhân dịp hội nghị về dao động quốc tế APVC14-tháng 11.2015 vừa qua được tổ chức tại ĐHBKHN, các GS Nhật Bản và Hàn Quốc đã đến thăm PTN và trao đổi với GS N.Đ.Đức về khả năng hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu. Hoạt động và kết quả nghiên cứu của NNC và PTN đã được các giáo sư nước ngoài đánh giá rất cao. Ngay sau hội nghị, công việc hợp tác đã được triển khai tích cực, và đầu tháng 1.2016 tới, PTN sẽ đón tiếp GS Lee, Dean of School of Mechanical Engineering của Hàn Quốc sang chính thức trao đổi và đặt vấn đề hợp tác với PTN lâu dài về đào tạo và NCKH.
Một lần nữa, xin chúc mừng GS Nguyễn Đình Đức, chúc mừng Nhóm nghiên cứu và PTN Vật liệu và Kết cấu tiên tiến.