Tag Archives: Vietnam Japan University
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Người thầy của thời đại mới!
16/11/2014. Nhắc đến GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – ĐH Quốc gia Hà Nội, nhiều thế hệ sinh viên đều tỏ lòng ngưỡng mộ với người thầy đáng kính bởi sự say mê nghiên cứu khoa học, bởi những công trình nghiên cứu xuất sắc, bởi sự tận tình giúp đỡ học trò với tấm lòng bao dung rộng mở.
Chỉ riêng năm 2014, nhóm nghiên cứu về vật liệu và kết cấu composite của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã có 15 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín với tổng các chỉ số ảnh hưởng (Impact factor) IF =29,24.
Sinh viên Phạm Toàn Thắng lớp K55H, Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã có 5 bài trên các tạp chí quốc tế ISI (trong đó 2 bài trên tạp chí SCI, 3 bài trên tạp chí SCIE) nhận xét về thầy giáo của mình: “Em thực sự biết ơn và sự tri ân sâu sắc với thầy Đức. Nếu không có sự chỉ bảo và dìu dắt ân cần của Thầy, có lẽ chúng em không trưởng thành được như ngày hôm nay. Chính từ những bài giảng của thầy đã thắp sáng cho chúng em niềm đam mê học tập và khát khao hiểu biết.Chúng em thấy mình thật may mắn khi gặp được người Thầy”.
GS Nguyễn Đình Đức bảo vệ Luận án Tiến sĩ Toán Lý khi mới 27 tuổi
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức sinh năm 1963 tại quê ngoại thôn Lai Xá – xã Kim Chung – huyện Hoài Đức (Hà Tây cũ). Năm 6 tuổi, Nguyễn Đình Đức đã sớm xa quê hương vì gia đình lên lập nghiệp ở Yên Bái, một thị xã miền núi Tây Bắc.
Là học sinh xuất sắc nhất của lớp chuyên toán khóa 1 của tỉnh Hoàng Liên Sơn (1978), và cũng là thủ khoa của Khoa Toán – Cơ trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khi chưa đầy 21 tuổi (1984), ông được trường Đại học Tổng hợp đề nghị và Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ (khi đó đang là Bộ trưởng Bộ Đại học) quyết định cho Nguyễn Đình Đức được tham gia kỳ thi chọn NCS đi nước ngoài. Và ngay kỳ thi tuyển NCS năm 1985, Nguyễn Đình Đức đã đỗ đầu với số điểm cao nhất.
Sau đó, tân cử nhân – NCS trẻ tuổi Nguyễn Đình Đức đã được Bộ Đại học cử đi làm luận án tiến sĩ ở Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva mang tên Lômônôxốp (MGU). Đối với ông, đây chính là bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Nơi đây chính là môi trường để Đức tiếp xúc và học hỏi từ các nhà khoa học Xô Viết lỗi lạc và trưởng thành. Chính tại nơi đây, ông đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sỹ toán lý khi mới 27 tuổi, và sau đó tiếp tục bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sỹ khoa học ở Viện hàn Lâm Khoa học Nga khi 34 tuổi.
Với những ưu điểm riêng biệt, vật liệu này được xem là vật liệu lý tưởng của hiện tại và tương lai. Vì thế, ngay trong quá trình làm luận án tiến sĩ Toán Lý của mình (1987-1990), GS Nguyễn Đình Đức đã thực hiện đề tài “Các tiêu chuẩn bền của composite cốt sợi đồng phương” dưới sự hướng dẫn của GS.TSKH Pobedrya B.E, Chủ nhiệm Bộ môn Cơ học vật liệu composite tại ĐH Tổng hợp Quốc gia Maxcơva mang tên Lômônôxốp (MGU) – nơi hội tụ của các nhà khoa học Xô Viết lỗi lạc.
Luận án Tiến sĩ Khoa học được GS Nguyễn Đình Đức hoàn thành tại PTN Cơ học vật liệu composite (1993-1997) của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (sau này là Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) dưới sự cố vấn khoa học của nhà khoa học lỗi lạc GS.TSKH Vanin G.A, Trưởng phòng thí nghiệm.
Đây là nơi đào tạo các công trình sư nổi tiếng của Liên Xô thời bấy giờ. Đề tài Luận án Tiến sỹ khoa học của GS Nguyễn Đình Đức là về vật liệu composite cacrbon-cacrbon 3 pha (nền, sợi và các hạt gia cường) có cấu trúc không gian 3Dm, 4Dm. Những vật liệu này siêu bền, siêu nhẹ, chịu được nhiệt độ cao lên đến hàng nghìn độ và được ứng dụng mạnh mẽ trong hàng không vũ trụ và tên lửa. Những phát hiện mới trong nghiên cứu về ứng xử của vật liệu composite 3 pha có cấu trúc không gian của GS Đức đã được cấp bằng phát minh (năm 1999).
Trong thời gian học tập và công tác tại LB Nga, ông được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tại LB Nga (1999-2001), thành viên nước ngoài của Viện Hàn Lâm Khoa học Tự nhiên Nga (1999) và Viện Hàn Lâm Phát minh và Sáng chế Quốc tế (1999), Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa V (1999-2004).
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cùng các sinh viên
GS Nguyễn Đình Đức từ bỏ lời mời ĐH Mỹ trở về Việt Nam làm khoa học
Năm 1997, với thành tích nghiên cứu xuất sắc, TS Nguyễn Đình Đức được Trường Đại học Tổng hợp Clemson (Hoa Kỳ) mời ông sang làm trợ giảng. Trước những lời động viên cố vấn của bạn bè và nhiều đồng nghiệp khuyên ông nên sang Hoa Kỳ, nhưng ông lại quyết định tích lũy sâu hơn nữa kiến thức và kinh nghiệm để trở về Việt Nam làm việc. Bởi ông muốn phát triển hơn nữa điều kiện nghiên cứu và giảng dạy, xây dựng và đào tạo đội ngũ thế hệ trẻ giải quyết các vấn đề của thực tiễn liên quan đến composite, góp phần xây dựng ngành khoa học này ở Việt Nam.
Trở về nước, được sự tín nhiệm của GS.VS Vũ Tuyên Hoàng, khi đó nguyên là Chủ tịch liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã là một trong những người đứng ra vận động, sáng lập và là một trong những Phó Chủ tịch đầu tiên của Hội trí thức KHCN trẻ Việt Nam (2004-2010).
Ông cũng là thành viên của BCH Hội Cơ học Việt Nam, Hội Cơ học Vật rắn biến dạng Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Hà Nội, ủy viên Hội đồng chức danh giáo sư ngành Cơ học. Ông cũng từng là Trưởng ban Tổ chức các Hội nghị khoa học quốc gia, quốc tế lớn như Hội nghị Toàn quốc về Cơ điện tử lần thứ VI (2012), Hội nghị quốc tế về Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa ICEMA 1(2010), ICEMA2(2012), ICEMA3(2014). Đồng thời, ông cũng tham gia phản biện cho gần 20 tạp chí quốc tế, trong đó có nhiều tạp chí ISI hàng đầu trong lĩnh vực Cơ học. Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã được Tạp chí “Who is who in the World” của Mỹ đưa vào danh mục những nhân vật nổi tiếng trong lần xuất bản thứ 18 từ năm 2001.
GS Nguyễn Đình Đức đã công bố trên 120 công trình khoa học ở trong và ngoài nước, trong đó một nửa là các bài báo, báo cáo khoa học xuất bản ở nước ngoài và các hội nghị quốc tế với trên 40 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI (nhiều bài trên tạp chí SCI, và trên các tạp chí quốc tế tốp hàng đầu của ngành Cơ học).
GS Đức cũng đã thành công trong việc áp dụng những tính toán nghiên cứu lý thuyết của mình để đề xuất sử dụng các hạt nano titan oxit như là thành phần gia cường làm tăng khả năng chống thấm, chống giòn, chống nứt cho vật composite polymer. Sáng kiến của ông đã được áp dụng để chế tạo đà máy tàu thủy bằng composite tại một doanh nghiệp đóng tàu của Việt Nam, đồng thời, những kết quả này của ông về composite polymer sợi thủy tinh hạt hạt nano titan oxit được đăng ký bằng sáng chế. Nhóm nghiên cứu về vật liệu và composite tại ĐHQGHN do ông là trưởng nhóm được biết đến trong cộng đồng khoa học ở trong nước và quốc tế.
Trong suốt 30 năm kể từ những ngày đầu bước chân vào nghiên cứu khoa học cho đến nay, ông đã chọn cho mình hướng đi bền bỉ và gắn trọn vẹn với nghiên cứu về vật liệu composite. Loại vật liệu mới có độ bền cơ học cao, vừa nhẹ và bền với các môi trường kiềm, a xít, nhiệt độ cao… mà vật liệu tự nhiên không có được.
Với phong cách giản dị, chân thành, GS Nguyễn Đình Đức luôn được các học trò yêu mến
GS Nguyễn Đình Đức – Người thầy tận tụy
Là một trong những nhà khoa học có uy tín, nhưng GS Nguyễn Đình Đức cũng là người thầy trên giảng đường đại học. Ông đã từng trải qua những công việc giản dị nhất như công tác chủ nhiệm lớp để hiểu và gắn bó với sinh viên, đã dìu dắt, đào tạo nhiều em từ sinh viên đến bậc tiến sỹ.
Với những bài giảng tâm huyết và sự yêu thương dìu dắt của người thầy, các thế hệ học trò của ông đều trưởng thành và thành tài. Trong những học trò xuất sắc ấy, có những người đã là thủ trưởng các đơn vị lớn như TS. Đinh Khắc Minh, là Viện trưởng Viện KHCN tàu thủy (Bộ Giao thông vận tải); TS. Hoàng Văn Tùng, là Chủ nhiệm Bộ môn Cơ lý thuyết của ĐH Kiến trúc Hà Nội. Nhiều học trò được ông hướng dẫn NCKH ngay từ những năm tháng sinh viên đã có nhiều bài báo khoa học có giá trị được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế ISI có uy tín và đạt giải nhất về nghiên cứu khoa học của trường Đại học Công nghệ cũng như của ĐHQGHN (như các em Trần Quốc Quân, Phạm Hồng Công, Vũ Văn Dũng, Phạm Toàn Thắng,…) và hầu hết các em đều là thủ khoa và được chuyển tiếp làm NCS ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
Nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Đình Đức đã có quan hệ và hợp tác, trao đổi học thuật với các đồng nghiệp Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, LB Nga, Hồng Kông, Đức, Pháp, Iran,… Ông đã xuất bản 4 đầu sách chuyên khảo và giáo trình về lĩnh vực chuyên ngành giảng dạy, nghiên cứu.
Đặc biệt, ông đã có sách chuyên khảo về composite 3 pha có cấu trúc không gian được xuất bản 1000 cuốn tại Moscow (năm 2000, nhà xuất bản USSR – một trong những nhà xuất bản hàng đầu của LB Nga chuyên xuất bản các sách chuyên khảo có giá trị của các nhà khoa học Xô Viết có danh tiếng) và được cộng đồng khoa học quốc tế đánh giá cao.
Cả cuộc đời GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là tấm gương sáng của sự kiên trì lao động và cống hiến cho khoa học, cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Ông là người có nhiều cống hiến đặc biệt cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ĐHQGHN, đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng như Trưởng ban Khoa học Công nghệ của ĐHQGHN (2005-2008), Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ (11.2008-9.2012) và từ 10.2012 đến nay là Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN.
16/11/2014 Theo Dân trí
GS Nguyễn Đình Đức: Triết lý của một mô hình đào tạo tiên tiến
(GDVN) – “Nghiên cứu khoa học để tiếp cận đỉnh cao của trí thức, đào tạo nguồn nhân lực, từ đó quay trở lại phục vụ đào tạo”.
Đây là triết lý được ĐHQGHN cụ thể hóa trong quá trình đào tạo sinh viên, đặc biệt là sinh viên diện tài năng.Tiếp tục mạch bài đã được Tòa soạn giới thiệu, GS. Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo (Đại học và Sau đại học) chia sẻ thêm thông tin về quá trình đào tạo sinh viên tài năng của ĐHQGHN, đây được xem như là quá trình để cho ra những sản phẩm đào tạo chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực trong công cuộc hiện đại học, công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Hiện nay (đến tháng 1/2015) toàn ĐHQGHN đang tổ chức đào tạo 36 ngành đại học (4 ngành đào tạo tài năng; 22 ngành chất lượng cao; 3 ngành đào tạo tiên tiến; 7 ngành đào tạo chuẩn quốc tế) và 8 chuyên ngành sau đại học đạt chuẩn quốc tế. Số sinh viên hiện nay đang theo học các chương trình đào tạo đặc biệt là 3.196, chiếm 13,8 % tổng số sinh viên đại học chính quy toàn ĐHQGHN.
Mô hình nghiên cứu tiên tiến
ĐHQGHN đã tập hợp được đội ngũ các thầy, cô giáo giỏi, các nhà khoa học có uy tín, có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm giảng dạy và tâm huyết trong và ngoài ĐHQGHN (kể cả các chuyên gia nước ngoài) tham gia vào đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao, chương trình tiên tiến, nhiệm vụ chiến lược.
Một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới, từng đạt giải Nobel đã đến thăm, gặp gỡ, trao đổi với sinh viên các khóa đào tạo cử nhân khoa học tài năng của Trường ĐHKHTN như: GS. James W. Cronin (Nobel 1980); GS. Klaus Von Klitzing (Nobel 1985); GS. Norman Ramsay (Nobel 1989); GS. Jerome Friedman (Nobel 1990); các giáo viên người nước ngoài dạy ngoại ngữ cho các lớp tài năng; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Ngoại ngữ mời một số giáo sư nước ngoài tham gia giảng dạy, Trường ĐH Công nghệ mời một số giáo sư Việt kiều về giảng dạy và quản lý bộ môn…
Quy mô đào tạo Đại học chính quy của ĐHQGHN tính đến 1.2015
Triết lý của ĐHQGHN là đào tạo chất lượng cao, trình độ cao phải gắn với nghiên cứu, thông qua nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học để tiếp cận đỉnh cao của trí thức, đào tạo nguồn nhân lực, từ đó quay trở lại phục vụ đào tạo. Việc đào tạo và trưởng thành của mỗi cá nhân và nhà khoa học được hình thành và tôi luyện trong các nhóm nghiên cứu, các trường phái học thuật.
Bên cạnh nguồn nhân lực tham gia trực tiếp đào tạo, công tác giáo trình, bài giảng được quan tâm đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Nhiều môn học đã sử dụng giáo trình dịch hoặc nguyên bản bằng tiếng nước ngoài.
Triết lý của ĐHQGHN là đào tạo chất lượng cao, trình độ cao phải gắn với nghiên cứu, thông qua nghiên cứu.
Trong quá trình triển khai đào tạo các hệ đặc biệt, ĐHQGHN đã đầu tư được hệ thống trên 80 phòng thí nghiệm chuyên ngành hiện đại, hơn 60 phòng học chuẩn, hàng trăm nghìn học liệu, cử hàng nghìn lượt cán bộ, giảng viên của ĐHQGHN đi trao đổi hợp tác với nước ngoài, thiết lập hợp tác với nhiều địa phương, doanh nghiệp lớn trên địa bàn cả nước cũng như hợp tác với trên 140 cơ sở giáo dục đào tạo có uy tín trên thế giới.Các cơ sở học liệu dùng cho sinh viên ngoại ngữ và môn học ngoại ngữ chuyên ngành khá đầy đủ. ĐHQGHN đã dành kinh phí khá lớn cho việc mua các sách, tạp chí khoa học, tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài, ưu tiên đặc biệt cho các ngành tham gia đào tạo tài năng, chất lượng cao, tiên tiến, nhiệm vụ chiến lược.
Phần lớn các môn học nâng cao đều được dạy theo phương pháp tích cực ở những mức độ khác nhau, có sử dụng các phương tiện hiện đại hỗ trợ, kết hợp giảng lý thuyết, xemina, thảo luận, thực hành.
Một số đơn vị đào tạo đã chú ý đến việc tổ chức dạy một số môn học của chương trình chất lượng cao bằng tiếng nước ngoài. Với các chương trình tài năng, khuyến khích năm cuối xemina, học chuyên đề bằng tiếng Anh.
Các chương trình chuẩn quốc tế (tiên tiến, nhiệm vụ chiến lược) được giảng dạy 100% bằng tiếng Anh (ngoại trừ một số chương trình thuộc xã hội nhân văn chỉ yêu cầu khoảng 50% số môn học trong chương trình đào tạo giảng dạy bằng tiếng Anh). Luận văn, luận án và bảo vệ luận văn luận án của các chương trình này thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Anh.
ĐHQGHN phát triển theo định hướng mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến.nghiên cứu khoa học luôn gắn kết chặt chẽ với đào tạo. Vì vậy tất cả sinh viên những chương trình tài năng, chất lượng cao, chương trình tiên tiến, chương trình nhiệm vụ chiến lược đều tham gia nghiên cứu khoa học ngay từ những năm đầu.
Trong quá trình tổ chức đào tạo, ĐHQGHN luôn đặc biệt quan tâm đến các điều kiện đảm bảo chất lượng như: chất lượng đầu vào (tuyển sinh), tổ chức và quản lý đào tạo, cơ sở vật chất…, ĐHQGHN đã thực hiện một số phương thức mới, hiện đại để phát hiện và tuyển chọn được các học sinh giỏi trong cả nước vào học chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng các ngành Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học.
Hàng năm, trung bình ĐHQGHN tuyển chọn từ 60 đến 80 sinh viên vào học các chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng. Các sinh viên được tuyển chọn vào học chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng hầu hết đã đạt giỏi trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12, Olympic quốc tế hoặc là học sinh xuất sắc của các trường trung học phổ thông. Hiếm có lớp sinh viên có chất lượng tuyển sinh đầu vào cao như vậy trong các trường đại học của Việt Nam.
Đào tạo nhưng phải có nghiên cứu
Đào tạo tài năng, chất lượng cao và chuẩn quốc tế nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học tài năng và đưa chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc tế là một chủ trương đúng, là sứ mạng, chức năng và mục tiêu của ĐHQGHN, phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất nước, xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển của thời đại.
Nhưng muốn làm tốt trước hết cần có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo từ tuyển sinh, lựa chọn chất lượng đầu vào; chuẩn bị đội ngũ giảng viên; thiết kế chương trình phù hợp, tiên tiến, hiện đại; sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí phù hợp vàđặc biệt là sự chín muồi về đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành, tài năng và tâm huyết, cũng như sự thống nhất trong tư tưởng, chỉ đạo và hành động từ các cấp lãnh đạo và sự nhất trí cao của cán bộ giảng dạy, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh thì mới thành công.
Bài học lớn nhất trong quá trình triển khai đào tạo nhân tài là cần gắn đào tạo phải gắn với nghiên cứu. Không chỉ cung cấp kiến thức, kỹ năng, mà cần trang bị và rèn luyện cho người học phương pháp tư duy, phương pháp tiếp cận, giải quyết vấn đề vừa sâu, rộng lại hiện đại; tạo được môi trường tự do học thuật và sáng tạo, đồng thời phải trang bị các kỹ năng và quan trọng nhất là chú trọng phát triển tầm nhìn cho người học.
Trong cơ chế chính sách triển khai đào tạo tài năng không áp dụng máy móc theo khuôn mẫu của nước ngoài, cần xuất phát từ thực tiễn kết hợp với đổi mới tư duy.
Phải ưu tiên tập trung đầu tư các nguồn lực cho đào tạo tài năng. Mạnh dạn đề xuất và áp dụng những quy định cũng như chế độ, chính sách đặc biệt, cũng như thay đổi sát với tình hình thực tế.
Cần nghiên cứu, kế thừa và phát huy kinh nghiệm đào tạo tài năng của Việt Nam và các nước để thiết kế và triển khai thí điểm thành công những mô hình đào tạo phù hợp với hoàn cảnh thực tế rồi mới nhân rộng ra.
Từ các chương trình chuẩn quốc tế, từng bước mở rộng lên xây dựng từng ngành, từng khoa đạt chuẩn quốc tế là bước đi khả thi và phù hợp.
Các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao, tiên tiến, vừa là phương thức thể hiện, vừa là biểu hiện và kết quả của triết lý, mục tiêu và hành động của ĐHQGHN trong việc đào tạo tinh hoa, thông qua hoạt động giảng dạy và nghiên cứu để phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nhân tài.
Với truyền thống hơn 100 năm xây dựng và trưởng thành, tiền thân từ đại học Đông Dương, ĐHQGHN luôn là biểu tượng của văn hóa và trí tuệ Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên cựu sinh viên của Đại học Tổng hợp trước kia (nay là ĐHQGHN) lại có những con người như Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Bí Thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, những nhà khoa học xuất chúng như GS.Ngô Bảo Châu, GS.Đàm Thanh Sơn (đều là cựu học sinh chuyên toán của ĐH Tổng hợp Hà Nội), những tên tuổi anh hùng đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc như liệt sỹ Lê Anh Xuân, liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc,…
Đào tạo nhân tài vừa là truyền thống, là niềm tự hào, lại vừa là trách nhiệm và sứ mạng của ĐHQGHN, được thấm nhuần, kế thừa, tiếp thu và vun đắp qua nhiều thế hệ cán bộ, giảng viên và sinh viên của ĐHQGHN, và là nhân tố quan trọng nhất làm nên vị thế và uy tín của ĐHQGHN.
Đến nay, các chương trình đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao, tiên tiến, nhiêm vụ chiến lượcđã được triển khai thành công ở 32 ngành học của tất cả các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN.
Đây có thể xem là những “đặc sản”, đặc sắc trong đào tạo của ĐHQGHN, đãcùng hoạt động đào tạo nói chung, cũng như cùng các hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, góp phần quan trọng đưa ĐHQGHN lọt vào tốp 170 các đại học hàng đầu của Châu Á trong bảng xếp hạng QS năm 2014.
NCS Trần Quốc Quân, học trò của GS Nguyễn Đình Đức – Chàng trai 9X, vị Phó Bí thư và những con rùa “tủi hổ”
(Dân trí) – Cách đây mấy năm, không biết ai đó đã có ý tưởng xây dựng công viên với những con rùa đội bia trên đó có khắc tên các vị tiến sĩ thời nay. May mà ý tưởng đó không thành hiện thực chứ giả dụ mà thành công, hơn 24.000 con rùa đó chắc có không ít phải còng lưng cõng những văn bia có bằng giả, bằng rởm thì khổ thân lắm lắm, tủi hổ lắm lắm!
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Trước hết, xin nói về chuyện chàng trai 9X. Trên báo Dân trí, bài “Ngưỡng mộ chàng trai 9X có 14 bài báo trên tạp chí quốc tế ISI” cho biết, nghiên cứu sinh Trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN Trần Quốc Quân (sinh năm 1991), đã công bố 21 bài báo và báo cáo khoa học với 14 bài báo trên tạp chí quốc tế ISI. Trong đó, có 8 bài ISI với chỉ số IF lớn hơn 2 (với 3 bài có chỉ số IF lớn hơn 3.8). Quân vừa vinh dự nhận giải thưởng tài năng Cơ học Nguyễn Văn Đạo.
Đây là niềm vui không riêng của Quân mà của một thế hệ các nhà khoa học trẻ Việt Nam khi họ đang từng bước khẳng định mình trên trường quốc tế. Một niềm vui hơn nữa, Quân sinh ra tại một làng quê nghèo hiếu học ở Can Lộc, Hà Tĩnh và được đào tạo “thuần túy” trong nước.
Và cũng là niềm vui hơn và hơn nữa, đó là những công trình của Quân đã và đang được ứng dụng trong thực tế. Phải nhấn mạnh điều này bởi không ít cái gọi là “công trình khoa học” của Việt Nam ta chỉ nằm trong ngăn kéo. Thậm chí, làm chật các ngăn tủ mà chưa (và không) có bất cứ ý nghĩa thực tế này.
Giờ thì nhắc
ipek kirpik
evden eve nakliyat
eşya depolama
best10
istanbul web tasarım
mecidiyeköy escort
kurtköy escort
bursa escort
izmir escort
ümraniye escort
jigolo ajansı
maltepe escort
alanya escort
kartal escort
marmaris escort
fethiye escort
çekmeköy escort
sancaktepe escort
dudullu escort
tuzla escort
kurtköy escort
şerifali escort
pendik escort
ümraniye escort
bostancı escort
ataşehir escort
kadıköy escort
kartal escort
samandıra escort
sarıgazi escort
sultanbeyli escort
taşdelen escort
üsküdar escort
caddebostan escort
altunizade escort
çakmak escort
fındıklı escort
göztepe escort
đến chuyện vị Phó Bí thư Lê Kim Toàn của tỉnh Bình Định. Ông Toàn đã làm nghiên cứu sinh tiến sĩ quản lý giáo dục theo hình thức đào tạo bán du học. Quá trình học và hướng dẫn làm đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Hà Nội mỗi tháng bốn ngày, bảo vệ đề tài tại Philippines trong 10 ngày trong thời gian 2 năm (từ tháng 9-2011 đến tháng 9-2013).
Không biết Bộ Giáo dục & Đào tạo không công nhận vì lý do gì nhưng chỉ nhìn thấy thời gian học, đã thấy đây là hình thức “siêu siêu tốc” bởi mỗi tháng học 4 ngày X 12 tháng X 2 năm cộng với 10 ngày bảo vệ, vị chi tất tần tật chỉ có vẻn vẹn 106 ngày, tức là ba tháng rưỡi. Ba tháng rưỡi, cho ra lò một mẻ tiến sĩ thì khác gì giống lúa… ngắn ngày.
Cách đây ít lâu, trong một bài báo, mình bày tỏ mong muốn ông Toàn hoàn trả lại số tiền 386 triệu đồng cho ngân sách vì đó là tiền thuế, tiền mồ hôi nước mắt nên không ai có quyền đem số tiền đó đi “mua” bằng cấp cho mình, nhất là một khi, đó lại là bằng “dởm”.
Không biết ông ấy có lưu ý đến mong muốn của mình không? Có chịu trả lại khoản tiền đó chưa? Mà nếu có trả lại, thì ông ấy vẫn còn “lãi” chán bởi thời gian gần nửa năm trời bỏ công, bỏ việc nhưng chắc vẫn hưởng lương.
Thật ra, những tấm bằng như và tương tự như của ông Lê Kim Toàn không hiếm. Chuyện bằng giả, học giả bằng thật, bằng mua, bằng “tráng men”… đã trở nên quá bình thường trong “xã hội bằng cấp”.
Điều không thể im lặng là nhiều tấm bằng chỉ nằm trong ngăn tủ kia lại được làm ra bằng tiền, thậm chí rất nhiều tiền từ ngân sách. Không ít tác giả của những công trình này còn “vinh thân, phì gia”, sống đời vương giả và trở thành “nhà khoa học”, “chém gió” ầm ầm…
Trong khi đó, không ít những sáng chế ích nước, lợi dân lại do những người nông dân chân lấm, tay bùn hay những công nhân một tấc bằng không có nghĩ ra.
Có lẽ chính những điều này đã khiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trăn trở. Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2015- 2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016- 2017 do Bộ GD&ĐT đã tổ chức ngày 5/8, Thủ tướng bày tỏ sự lo ngại về chất lượng đào tạo sau đại học, trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Thủ tướng cho biết do bệnh thành tích, sính bằng cấp nên nhiều tiến sĩ nhưng thiếu công trình khoa học có giá trị với xã hội.
Chợt nhớ cách đây mấy năm, không biết ai đó đã có ý tưởng xây dựng công viên với những con rùa đội bia trên đó có khắc tên các vị tiến sĩ thời nay. May mà ý tưởng đó không thành hiện thực chứ giả dụ mà thành công, hơn 24.000 con rùa đó chắc có không ít phải còng lưng cõng những văn bia có bằng giả, bằng rởm thì khổ thân lắm lắm, tủi hổ lắm lắm!
Khi đó, có thể mình phải viết bài “điếu văn” với cái tên nghe… mùi mẫn: “Thương thay thân phận những con rùa!”, các bạn nhỉ?
Theo Dantri
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: “Tự chủ đại học – Đua giáo sư để chạy theo hư danh!”
Câu chuyện trường ĐH Tôn Đức Thắng tự phong GS,PGS bắt nguồn từ việc thực hiện tự chủ đại học đang gây nhiều tranh cãi. Như vậy cho thấy, việc thực hiện tự chủ đại học Việt Nam tuy mới bắt đầu thực hiện nhưng đã nảy sinh hàng loạt vấn đề bất cập như trường nào được thực hiện tự chủ? Tự chủ một phần hay toàn bộ? Ai giám sát tự chủ?…Phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN, Ủy viên Hội đồng chức danh GS ngành Cơ học về vấn đề này.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức
“Tự chủ đại học” là phát huy cao nhất phát triển nhà trường.
Tất cả các ý kiến tranh luận về trường ĐH tự phong GS,PGS đều cho rằng xuất phát từ việc bắt đầu thực hiện tự chủ ĐH. Vậy hiểu chính xác tự chủ đại học ở Việt Nam thực hiện như thế nào? GS có thể giải thích rõ?
Trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm tự chủ đại học(UNESCO, Mỹ, EU, OECD, …), nhưng theo tôi hiểu và tóm lược lại một cách giản dị, tự chủ đại học là các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) thoát ra khỏi sự kiểm soát, hạn chế của các cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động theo cách thức họlựa chọn để đạt được sứ mạng và mục tiêu do chính cơ sở GDĐH đặt ra. Các thành tố chủ yếu của tự chủ đại học bao gồm: Tự chủ nguồn nhân lực, tự chủ tài chính, tự chủ trong học thuật, tự chủ trong xây dựng chương trình, tuyển sinh, quản lý người học; Tự chủ trong kiểm tra đánh giá và các chuẩn mực văn bằng;….
Tự chủ đại học là yếu tố cơ bản trong quản trị đại học hiện đại, và là xu thế phát triển của các trường đại học trên thế giới. Chính vì vậy, chủ trương trao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH là hoàn toàn đúng đắn và cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, để các cơ sở GDĐH Việt Nam có cơ chế thuận lợi và phát huy mọi nguồn lực phát triển, nhanh chóng hội nhập và tiếp cận với các chuẩn mực như của quốc tế.
Theo tôi hiểu, một cơ sở GDĐH dù có tự chủ đến đâu, thì tóm lại cũng phải đạt được 2 mục tiêu cơ bản bất di bất dịch là giảm bớt (tiến tới cắt hoàn toàn) việc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và thông qua quyền tự chủ để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu. Không vì để đạt mục tiêu này mà xem nhẹ mục tiêu kia. Như vậy ngay trong mục tiêu tự chủ, cũng đã có sự ràng buộc?
Với Quyết định 174 và Quyết định 20 của Thủ tướng Chính phủ, có thể đánh giá là việc xét công nhận đạt chuẩn cũng như bổ nhiệm GS, PGS của Việt Nam hiện nay đang từng bước đổi mới, với các tiêu chí ngày càng cao hơn, phân quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH lớn hơn và đang tiếp cận các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.
Điều mà các cơ sở GDĐH của chúng ta, mặc dù quyền tự chủ đại học đã cho phép, nhưng chưa làm đượclà: ví dụ như còn nể nang, dễ dãi khi xem xét ở cấp cơ sở; khi bổ nhiệm GS,PGS chưa mạnh dạn đề ra các tiêu chí cao hơn so với chuẩn của HĐ CDGSNN (chẳng hạn như yêu cầu phải có các công bố quốc tế có giá trị); cũng chưa thực hiện quy định việc đánh giá định kỳ với các chức danh GS và PGS để có thể bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm.
Chính vì vậy, như tôi đã trao đổi và nêu ý kiến ở bài trả lời phỏng vấn trước đây, việc đổi mới công nhận chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS ở Việt Nam theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, thực chất không chỉ phụ thuộc vào Hội đồng chức danh GS Nhà nước, mà chủ yếu chính là ở sự tự chủ và quyết tâm cao của các cơ sở giáo dục đại học là với hàm ý như vậy.
Vấn đề trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học là xu thế phát triển và là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, nhưng qua sự việc ĐH Tôn Đức Thắng hiểu là tự chủ cũng có nghĩa là có thể tự bổ nhiệm GS và PGS, bỏ qua các Quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, và những dư luận ý kiến xung quanh sự việc này, tôi thấy nổi lên vấn đề rất lớn về việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học: trao cho ai (phải đáp ứng điều kiện như thế nào trường đại học mới được tự chủ hoàn toàn), trao như thế nào (một phần hay toàn bộ; những gì trường vẫn cần thực hiện theo các quy định của Nhà nước khi đã được tự chủ để đảm bảo chất lượng) và cần giám sát quyền thực hiện tự chủ ra sao để đảm bảo mục đích cuối cùng của “Tự chủ đại học” là phát huy cao nhất nội lực và cơ chế, các nguồn lực để phát triển nhà trường.
Đồng thời phải đạt được nâng cao hiệu quả và chất lượng của giáo dục đại học, đảm bảo được công bằng xã hội và đáp ứng 2 mục tiêu cơ bản của tự chủ đại học là vấn đề cần được tiếp tục xác định rõ hơn, áp dụng thận trọng hơn trong thời gian tới ở Việt Nam.
Đội ngũ GS, PGS phản ánh chất lượng và xếp hạng các trường đại học
Thực tế ở một số nước rất phát triển trên thế giới, vẫn tồn tại song song các trường đại học được trao quyền tự chủ tuyệt đối và các trường vẫn phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước?
Các nước ở các khu vực khác nhau có mức độ tự chủ đại học khác nhau, ở trong cùng một quốc gia, mức độ tự chủ giao cho các cơ sở giáo dục đại học có thể cũng rất khác nhau tùy theo tính chất, chất lượng của các cơ sở giáo dục đó.
Như vậy có thể thấy rất rõ từ kinh nghiệm của thế giới là việc giao tự chủ đại học rất đa dạng, là xu thế phát triển nhưng cũng không thể tùy tiện, bất cứ cơ sở giáo dục đại học nào “xung phong” xin tự chủ hoàn toàn là cho tự chủ hoàn toàn ngay được.
Tự chủ hoàn toàn có nội dung và nội hàm được xác định cụ thể, vì vậy không có nghĩa là được làm tất cả những gì theo ý mình.
Nếu chúng ta học tập áp dụng tiêu chuẩn quốc tế vào việc thực hiện tự chủ đại học ở Việt Nam, tôi e khó thực hiện được?
Một bài toán có phương trình giống nhau, điều kiện biên khác nhau thì lời giải phải khác nhau chứ, sao lại giống nhau được? Các dư luận ủng hộ tự chủ đại học đang nói đến phương trình mà chưa xem xét các điều kiện biên.
Các ý kiến của các GS đang làm việc tại nước ngoài đều khẳng định ở nhiều nước, việc phong và bổ nhiệm GS, PGS là quyền tự chủ của các trường, và tiêu chí rõ ràng, thủ tục gọn nhẹ, nhưng qua các mô tả của họ, tôi đều thấy có điểm chung, là không tùy tiện, mà có tiêu chí và đòi hỏi rất cao, sự thẩm định chuyên môn rất kỹ và thậm chí có cả thẩm định của các chuyên gia quốc tế.
Điều này cho thấy chức danh GS, PGS đại họcở nước ngoài thực sự là đội ngũ có trình độ cao, có năng lực sáng tạo cao, thực sự là tinh hoa của các trường đại học trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo.
Như vậy, việc phong và bổ nhiệm GS, PGS ở các trường đại học của nước ngoài là việc xem xét đánh giá, thẩm định năng lực, trình độ, kết quả, sự cống hiến trong nghiên cứu và giảng dạy của giảng viên đại học đã có trình độ TS với các tiêu chí rất cao và khắt khe để từ đó phân loại, giao nhiệm vụ và đãi ngộ.Chính vì thế, đội ngũ này còn được xem là tiêu chí quan trọng để kiểm định, đánh giá, phản ánhchất lượng và xếp hạng các trường đại học.
Cho nên nếu theo thông lệ quốc tế, thì việc phong và bổ nhiệm GS, PGS ở các trường đại học của Việt Nam cũng phải đạt được mục đích và nội hàm như vậy, chúng ta phải nhận thức rõ điều này, và do đó, không thể tùy tiện.
Tôi muốn khẳng định lại, là học theo cách làm quốc tế nhưng xin nhớ rằng cũng phải theo các chuẩn mực khoa học quốc tế, yêu cầu cao, rất khắt khe khi xem xét bổ nhiệm GS,PGS và có sự khác biệt rất lớn giữa chức danh GS với PGS. Có như vậy, mới đúng với mục tiêu và bản chất của việc bổ nhiệm các chức danh này trong các trường đại học Việt Nam theo thông lệ của thế giới.
Đa số GS Việt Nam chưa có phòng làm việc riêng, không có kinh phí dự hội nghị, hội thảo quốc tế
Đãi ngộ xứng đáng với tài năng sẽ không có hiện tượng chạy theo hư danh
Nếu so sánh việc phong và bổ nhiệm GS,PGS ở Việt Nam với chuẩn mực của quốc tế, khắt khe như vậy đó là điều đáng mừng, nhân đây tôi muốn GS chia sẻ về vấn đề đãi ngộ GS,PGS ở Việt Nam hiện nay thế nào?
Khi chúng ta so sánh và đánh giá GS, PGS Việt Nam với các GS,PGS ở nước ngoài, cũng như khi đánh giá so sánh GS, PGS nước ngoài với các GS, PGS Việt Nam, phải lưu ý cho toàn diện đặc điểm lịch sử, văn hóa, tính đặc thù, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện và môi trường làm việc… phải có một sự đánh giá toàn diện, khách quan và công bằng.
Nếu chúng ta sử dụng đúng người có năng lực và đãi ngộ xứng đáng với tài năng và cống hiến thì sẽ không có hiện tượng chạy theo hư danh.Trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài, thì vấn đề sử dụng là quan trọng nhất, là chìa khóa để nhân tài được phát huy, từ đó mà nhân tài được nảy nở.
Hiện nay có tình trạng chưa sử dụng đúng người có năng lực. Năng lực và kết quả công việc, kết quả nghiên cứu khác nhau, thậm chí khác xa nhau, nhưng cùng chức danh và đãi ngộ thì như nhau.
Không những thế, lương và chế độ đãi ngộ của Nhà nước với các GS, PGS còn thấp, và quá thấp so với các nước tiên tiến. Cũng chưa có sự khác biệt đáng kể về lương và đãi ngộ giữa GS và PGS.
Trên thực tế có GS đang giảng dạy tại các trường đại học Việt Nam thấp hơn lương của sinh viên mới ra trường của họ. Đa số GS chưa có phòng làm việc riêng, không có kinh phí dự hội nghị, hội thảo quốc tế; không có kinh phí mời và tiếp các GS nước ngoài đến trao đổi, làm việc; không có kinh phí để cấp học bổng cho các NCS nước ngoài đến làm luận án TS với các GS Việt Nam,…
Giáo sư của các trường đại học lớn có uy tín của Việt Nam, có nhóm nghiên cứu mạnh, có năng lực sáng tạo cao và nhiều thành tích trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, có nhiều công bố quốc tế cũng không có sự khác biệt đãi ngộ về chế độ chính sách.
Được biết, Nghị định 141 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành từ cuối năm 2013 về chính sách đối với giảng viên, trong đó có những thay đổi mạnh dạn hơn trong việc xếp lương cho GS, PGS trong các cơ sở GDĐH?
Nghị định này đến nay vẫn chưa được thực hiện. Trong các trường đại học vẫn phổ biến hiện tượng trọng chức tước hành chính hơn chức danh GS. Vai trò tự chủ của các GS trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến giảng dạy, nghiên cứu, hướng dẫn NCS còn chưa được chú trọng và chưa được tôn trọng thỏa đáng. Đây chính là những bất cập lớn nhất với đội ngũ trí thức có trình độ cao trong các cơ sở GDĐH ở Việt Nam hiện nay.
Theo tôi, cái gốc để phát huy đội ngũ trí thức Việt Nam là vấn đề sử dụng và đãi ngộ (đãi ngộ được hiểu không chỉ lương bổng, mà còn là điều kiện, môi trường làm việc và sự tôn vinh)
Một cách thẳng thắn và công bằng là muốn GS, PGS Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế, để từ đó giáo dục đại học Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế, chúng ta phải có những bước đột phá trọng việc sử dụng và đãi ngộ, học tập như quốc tế đã tạo điều kiện cho các GS, PGS của họ.
Chính sách đãi ngộ thỏa đáng, sử dụng đúng tài năng, đánh giá và bổ nhiệm, đề bạt cán bộ khách quan – công bằng, đồng thời minh bạch và công khai hoạt động khoa học công nghệ của từng chức danh GS, PGS, TS hằng năm,sẽ vừa là động lực, vừa là tiêu chí để đội ngũ trí thức tự rèn luyện và phấn đấu, tự sàng lọc, cạnh tranh lành mạnh cho phát triển, và sẽ không còn chỗ cho những người bằng cấp thật, học hàm GS,PGS thật nhưng trình độ và kiến thức chưa thật tương xứng tồn tại trong môi trường giáo dục đại học.
Xin trân trọng cám ơn GS!
Theo Dantri
VOV viết về Nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Đình Đức: ĐHQG Hà Nội – “Vườn ươm” các nhà khoa học trẻ
VOV.VN -20 năm qua, ngọn lửa nghiên cứu khoa học đã được các thế hệ thầy trò ĐHQG Hà Nội nuôi dưỡng và thắp sáng.
Thỏa sức nghiên cứu khoa học khi có nhiệt huyết
Việc Phạm Hồng Công, sinh viên năm thứ 4 Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội có tới 5 bài báo đăng trên hệ thống tạp chí quốc tế ISI, trong đó có thời gian chưa đầy 5 tháng, Công đã liên tiếp có 2 bài báo quốc tế đã thực sự trở thành niềm tự hào không chỉ của thầy trò ĐHQG Hà Nội, mà còn là sự khẳng định sức sáng tạo của tuổi trẻ Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Từ một học sinh có thế mạnh ở những môn tự nhiên với bảng thành tích đáng nể thời học THPT ở tỉnh Vĩnh Phúc, với niềm đam mê kỹ thuật, Công quyết định thi vào Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội. Sức học khá cùng sự chăm chỉ của Công đã lọt vào “tầm ngắm” của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban đào tạo ĐHQG Hà Nội – một giảng viên có nhiều công trình nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế.
Phạm Hồng Công, sinh viên năm thứ 4 Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội
Vậy là từ khi học năm thứ 2, Công và hơn 10 bạn sinh viên khác chính thức được thầy Đức “dung nạp” vào nhóm nghiên cứu của thầy. Chính môi trường học tập ở ĐHQG, tấm gương và kết quả nghiên cứu khoa học của những sinh viên khóa trước, cùng sự tận tâm của các thầy đã thắp lên trong Công nhọn lửa của niềm đam mê nghiên cứu khoa học, cho dù bước khởi đầu cũng rất gian nan.
Mới đầu, đọc tài liệu Công không hiểu, nhưng với sự hướng dẫn của thầy và của các anh chị đi trước, em dần hiểu vấn đề và từ đó phát triển theo ý tưởng của mình, từng bước hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
Công trình nghiên cứu đầu tiên của Công là do sự gợi ý của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức. Từ sự gợi ý này, Công bắt tay vào nghiên cứu vật liệu biến đổi chức năng FGM, bởi đây là loại vật liệu đang phát triển, dùng nhiều trong lĩnh vực hàng không, vũ trụ, điện nguyên tử… và được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Đầu tiên, Công đọc những nghiên cứu trước đó của các nhà khoa học, rồi làm phép thử để hiểu nội dung và kiểm chứng khả năng nghiên cứu của mình, sau đó mới đưa ra những ý tưởng trong những điều kiện, môi trường thực tế theo cách tính riêng mà em thấy tối ưu.
Các tính toán ban đầu không đến đích, nhưng em quyết tâm làm lại nhiều lần cho tới khi tìm ra kết quả. Kết quả đề tài nghiên cứu “Ổn định phi tuyến của tâm đối xứng làm bằng vật liệu biến đổi chức năng trên nền đàn hồi sử dụng lý thuyết tạm bậc cao” của Công, được công bố trên tạp chí quốc tế có danh mục ISI đã trở thành động lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên ĐHQG Hà Nội. Công mong muốn những đề tài nghiên cứu của nhóm sẽ sớm đi vào thực tiễn để đóng góp cho xã hội.
Cần tiếp thêm động lực
Nói đến sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ở ĐHQG Hà Nội, cái tên được các thầy và sinh viên nhắc đến nhiều nhất là Trần Quốc Quân, cựu sinh viên Đại học Công nghệ. Quân sinh năm 1990, quê ở Hà Tĩnh, vốn là cựu học sinh trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc. Nhà nghèo lại ở xa trung tâm, Quân không có nhiều thông tin về các trường đại học, song do yêu thích ngành dầu khí nên em chọn thi vào Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội.
Trần Quốc Quân, cựu sinh viên Đại học Công nghệ
Quân cũng đến với việc nghiên cứu khoa học một cách tình cờ, nhưng với niềm đam mê và sự động viên của các thầy, Quân đã gặt hái thành công. Từ năm 2011 đến nay Quân đã có 7 bài báo quốc tế, trong đó có những công trình nghiên cứu được đánh giá rất cao.
Khác với Công, Quân nghiên cứu về kết cấu vỏ của vật liệu composite, loại được dùng phổ biến trong xây dựng và trong dân dụng. Nhà nghèo, vừa đi học Quân vừa đi làm gia sư, vì vậy để có thời gian nghiên cứu, Quân phải bố trí thời gian hợp lý để đọc tài liệu và làm các thí nghiệm.
Trần Quốc Quân chia sẻ: Việc nghiên cứu khoa học cần tâm huyết, đam mê thực sự, bởi sinh viên phải đọc rất nhiều tài liệu và cần có nhiều thời gian. Tỷ lệ nghiên cứu khoa học trong sinh viên hiện nay còn rất thấp, nguyên nhân có thể do các bạn chưa nhận thức được sự cần thiết của việc nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, các bạn cần động lực để dành tâm huyết cho việc này.
Được “ươm mầm” từ khi bước chân vào giảng đường
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức khẳng định, ĐHQG Hà Nội xây dựng theo mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến, cho nên thực hiện đào tạo kết hợp chặt chẽ với nghiên cứu khoa học để tiếp cận với đỉnh cao tri thức và hội nhập quốc tế, trên cơ sở đó quay trở lại phục vụ đào tạo chất lượng cao, trình độ cao.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức hướng dẫn nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết: Ngay từ năm thứ nhất, thứ hai, những sinh viên có khả năng đã được những giáo sư đầu ngành có kinh nghiệm phát hiện và hướng dẫn, nhằm thắp lên ngọn lửa đam mê trong các em. Từng bước giao cho các em những bài báo, tính những công thức đơn giản để kiểm tra, tiếp cận những hướng nghiên cứu cơ bản cũng như hướng nghiên cứu của thế giới, mà thành quả được đánh giá trên những tạp chí quốc tế thuộc hệ thống ISI. Sau đó, nghiên cứu theo hướng ứng dụng, đưa sinh viên vào những nhóm nghiên cứu cùng với các giáo sư, các giảng viên nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Việc có các bài báo, các công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí thuộc hệ thống ISI là vấn đề rất khó, ngay cả đối với các giảng viên. Chính vì vậy, khi thấy sinh viên của trường có bài đăng trên tạp chí thuộc hệ thống ISI đã thực sự tạo động lực, niềm tin để các em quyết tâm theo đuổi mục tiêu nghiên cứu khoa học; tự tin là kiến thức mình được trang bị có thể tiếp cận với trình độ quốc tế.
Trước đây, việc nghiên cứu khoa học gần như được coi là lĩnh vực riêng của các thầy. Chính vì vậy, hướng thầy trò cùng nghiên cứu khoa học như cách làm của ĐHQG Hà Nội là điểm sáng cần nhân rộng. Từ đó có thể phát huy sức mạnh, sự sáng tạo của lớp trẻ và đây cũng là một trong hướng phát triển của mô hình đại học nghiên cứu, sáng tạo – xu thế chung của giáo dục đại học ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển./.
Nhân tài giúp nguyên khí quốc gia mạnh lên
(GDVN) – Thời đại nào cũng vậy, nhất là thời đại mà sự hội nhập và cạnh tranh kinh tế đang diễn ra nhanh và quyết liệt trên quy mô toàn cầu.
LTS: Kinh nghiệm cho thấy chìa khóa của sự tăng trưởng vượt bậc của các nước châu Á trong những thập kỷ gần đây như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc chính là bởi các nước này đã thành công trong việc phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài.
Nếu không có nguồn lực trí tuệ để tạo ra những bước phát triển đột phá, các nước kém phát triển sẽ ngày càng tụt hậu và chịu sự lệ thuộc vào các nước phát triển.
Chính vì vậy, việc phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng, trọng dụng, tạo điều kiện để nhân tài được phát huy tài năng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một yêu cầu cấp bách, không thể chậm trễ, có ý nghĩa sống còn vì thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bài viết sau đây của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo (đại học và sau đại học) của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khái quát nhất về tầm quan trọng trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước từ mô hình cụ thể là ĐHQGHN.
GS. Nguyễn Đình Đức viết: Triết lý trong đào tạo của ĐHQGHN là đào tạo nhân tài, đào tạo tinh hoa. Đào tạo ở ĐHQGHN không chỉ nhằm trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức, năng lực sáng tạo, phẩm chất đạo đức, mà còn chú trọng đào tạo cho sinh viên các kỹ năng và năng lực tổ chức, đặc biệt là phát triển tư duy, tầm nhìn, tạo cho sinh viên có đầy đủ bản lĩnh và nghị lực để vào đời và sáng nghiệp.
Để có thể hoàn thành được sứ mệnh này, ĐHQGHN (tiền thân là Đại học Tổng hợp Hà Nội) luôn coi trọng việc phát hiện tài năng ngay từ bậc học phổ thông và tiếp theo đó là những năm trên giảng đường đại học.
ĐHQGHN đã xây dựng và hoàn chỉnh các mô hình đào tạo chất lượng cao liên tiếp từ học sinh phổ thông năng khiếu, đến đại học các hệ chất lượng cao, khoa học tài năng và chuẩn quốc tế hay còn gọi là nhiệm vụ chiến lược (riêng chuẩn quốc tế có cả ở cả bậc đại học và sau đại học).
Ảnh minh họa Xuân Trung.
Năng khiếu là bẩm sinh, nhưng nhân tài, những người tài đức không phải tự nhiên sinh ra là có, mà phải do được phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, thử thách và rèn luyện mà nên. Chính vì vậy, việc phát hiện, đào tạo, sử dụng nhân tài luôn là điều quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta, và là nhiệm vụ hàng đầu của cơ sở giáo dục đại học lớn như ĐHQGHN.
Để chuẩn bị cho triển khai đào tạo tài năng, chất lượng cao, mấu chốt quan trọng nhất là phải chuẩn bị được đội ngũ và xây dựng được chương trình đào tạo tốt, phù hợp. Kế tiếp đó là phải chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng phục vụ công tác đào tạo.
Thuận lợi lớn nhất của ĐHQGHN là luôn có đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo và mạnh trong hệ thống các trường đại học của cả nước.Hiện nay, ĐHQGHN có 3.613 cán bộ viên chức, trong đó có 1879cán bộ khoa học với 51 GS, 336 PGS, 17 TSKH và 864 TS (tỷ lệ TS/CBGD đạt 46,8%, trong đó có 581 TS được đào tạo ở nước ngoài về).
Trường ĐHKHTN và Trường ĐHCN là 2 đơn vị có tỷ lệ tiến sỹ cao, chiếm trên 65% tổng số CBGD. Đội ngũ cán bộ của ĐHQGHN có thế mạnh là có nhiều nhà khoa học đầu ngành (với 15 giải thưởng Hồ Chí Minh và 10 giải thưởng Nhà nước về KHCN), có uy tín lớn ở trong và ngoài nước về các ngành, chuyên ngành khác nhau thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, công nghệ, kinh tế, luật học, giáo dục,…
Bên cạnh đó, ĐHQGHN đã thu hút thêm khoảng 300 GS, PGS của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo trong cả nước và hàng trăm nhà khoa học có uy tín của thế giới, trong đó có một số người đạt giải Nobel và các giải thưởng lớn có uy tín khác cùng tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh
Năm 2005, ĐHQGHN đã tiến hành tổng kết Dự án “Đào tạo nguồn nhân lực tài năng”. Từ 1997-2005, đã có 1.940 sinh viên, 387 học viên và 156 NCS đã tham gia Dự án này.
Với những thành công và bài học kinh nghiệm sau gần 10 năm thí điểm, Đảng và Nhà nước đã đánh giá cao mô hình đào tạo tài năng bậc đại học của ĐHQGHN,đồng thời chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành liên quan nghiên cứu xây dựng chế độ chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng mô hình bồi dưỡng và đào tạo tài năng, chất lượng cao của ĐHQGHN.
GS. TSKH Nguyễn Đình Đức – tác giả bài viết. Ảnh Xuân Trung
Trên cơ sở chỉ đạo đó, ĐHQGHN đã được Nhà nước đầu tư, tiếp tục triển khai đào tạo tài năng, chất lượng cao nhưng với tư cách là một nhiệm vụ thường xuyên.
Từ năm 2006 trở đi, để tăng cường hội nhập các chuẩn mực quốc tế, trong khi quy mô đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao còn nhỏ, mức độ “quốc tế hoá” về chương trình, phương pháp đào tạo, ngôn ngữ sử dụng chưa đủ cao, ĐHQGHN bắt đầu triển khai đào tạo các chương trình tiên tiến.
Chương trình đào tạo tiên tiến là các chương trình đào tạo bậc đại học, sử dụng toàn bộ chương trình, giáo trình của một đại học nước ngoài, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đội ngũ giảng viên của Việt Nam và một số giảng viên nước ngoài. Chương trình này chỉ đảm nhận việc phát triển quốc tế hóa một chương trình đào tạo, chưa nhằm mục tiêu phát triển được cả ngành, đơn vị cấp Khoa đạt chuẩn quốc tế.
Tiếp sau chương trình tiên tiến, năm 2007, ĐHQGHN bắt đầu triển khai các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, còn gọi là chương trình nhiệm vụ chiến lược (ban đầu được gọi là chương trình 16-23, vì tập trung lựa chọn được 16 ngành đại học và 23 chuyên ngành sau đại học tham gia Đề án).
Mục tiêu của chương trình này là xây dựng và phát triển cả ngành, chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế, từ chương trình đào tạo đến đội ngũ, cơ sở vật chất, học liệu, nguồn nhân lực theo các tiêu chí đánh giá xếp hạng nhằm tạo tiền đề và điều kiện để phát triển từng bướctừ bộ môn, khoa đến trường đại học thành viên đạt chuẩn quốc tế và được đầu tư, phê duyệt theo từng đề án cho từng ngành/chuyên ngành.
Đây là mục tiêu và sách lược quan trọng của ĐHQGHN trong quá trình phát triển, nhằm chọn lọc vun cao, từng bước khả thi nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và sức cạnh tranh, thương hiệu của ĐHQGHN, góp phần đổi mới cơ bản giáo dục đại học Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực và chất lượng quốc tế.
Trái tim đào tạo tài năng
Việc tổ chức đào tạo nguồn nhân lực tài năng, chương trình tiên tiến được đào tạo ở bậc đại học; với các chương trình chất lượng cao và nhiệm vụ chiến lược đã được triển khai đào tạo cả ở bậc đại học và sau đại học.
Chương trình đào tạo được thiết kế tiếp cận và có so sánh với chương trình đào tạo của một số trường đại học có uy tín quốc tế cao.Với các chương trình tiên tiến và nhiệm vụ chiến lược chọn theo chương trình của các trường nằm trong nhóm 100 trường đại học tốt nhất thế giới.
Các chương trình tài năng và chất lượng cao đáp ứng phù hợp 80% các môn học trong chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến của nước ngoài. Môn số chương trình trong khối xã hội nhân văn có đặc thù riêng, được thiết kế có tính đến sự phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Chương trình đào tạo cử nhân tài năngđược thiết kế riêng đối với những sinh viên xuất sắc, có năng khiếu về một ngành khoa học cơ bản, được thiết kế từ 160 đến 170 tín chỉ, với yêu cầu về trình độ cao hơn và nội dung rộng hơn so với chương trình chuẩn.
Chuẩn đầu ra của chương trình cũng cao hơn chương trình chuẩn, ví dụ chuẩn đầu ra tiếng Anh là C1 (tương đương 6.5 IELTS)
Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng caođào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn khu vực trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ cao, kinh tế – xã hội mũi nhọn và ngoại ngữ, được thiết kế từ 140 đến 155 tín chỉ, trên cơ sở nâng cao, bổ sung một số môn học so với chương trình chuẩn.
Chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế (tiên tiến -TT, nhiệm vụ chiến lược-NVCL) đào tạo theo chương trình và công nghệ đào tạo của các trường đại học tiên tiến có uy tín cao trên thế giới, được điều chỉnh phù hợp với khả năng, điều kiện của ĐHQGHN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và đạt mức độ cao nhất theo các tiêu chí kiểm định chất lượng của ĐHQGHN, được thiết kế từ 140 đến 155 tín chỉ.
Ngoài việc trang bị kiến thức sâu và rộng, sinh viên được nâng cao trình độ tiếng Anh và Tin học cũng như các kỹ năng mềm khác (yêu cầu của ĐHQGHN về chuẩn đầu ra là sinh viên tối thiểu có chứng chỉ 5 kỹ năng mềm/100 kỹ năng được định dạng đào tạo). Với các chương trình thạc sỹ của ĐHQGHN, ngoài 4 tín chỉ tiếng Anh cơ bản, học viên còn phải học thêm 3 tín chỉ tiếng Anh chuyên ngành, và với NCS còn có thêm 4 tín chỉ nữa dành cho tiếng Anh học thuật nâng cao.
Thông báo Seminar khoa học tại Trường Đại học Việt Nhật, ngày 3.12.2016
Academic Seminar for Infrastructure Engineering Program at Vietnam Japan University (VJU)
Chủ trì: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Chương trình Kỹ thuật Hạ tầng, VJU
- Objective
- To exchange information on academic research results (including introduction of PhD dissertation in UET – VNU, Hanoi) and actual works among researchers/students and engineers.
- To share academic information and actual work information to students of MIE.
- Target
- Lecturers/Researchers in other universities
- Japanese enterprises in the field of infrastructure engineering
- Students of MIE
- Lecturers responsible for lectures in MIE
(total 90 persons)
- Time and venue
- Time: 8:00 – 13:00, Dec. 3, 2016 (Sat.)
- Venue: room 415 – 416, My Dinh Campus of VJU (Luu Huu Phuoc Street,
My Dinh 1, Hanoi)
- Agenda: Chairs – Professor Nguyen Dinh Duc and Professor Hironori Kato
7:50 – 8:00 Registration
8:00 – 8:20 “Motorcycle Demand Management in Asian Developing Cities”
– Prof. Hironori Kato, The University of Tokyo
8:20 – 8:45 “Development of transport infrastructure of Vietnam in recent 20 years” and Introduction about VJU Master Program of Infrastructure Engineering – Prof. Nguyen Dinh Duc, Dr. Phan Le Binh, VJU
8:45 – 9: 05: Introduction about main research directions of Advanced Materials and Structures Laboratory, University of Engineering and Technology
– Prof. Nguyen Dinh Duc, Dr. Doan Hong Duc
9:05 – 10: 15 Presentation of PhD Dissertation: “Nonlinear stability analysis for FGM spherical shells” – MSc. Vu Thi Thuy Anh, University of Engineering and Technology, VNU
10:15 – 10:30 Break – Music performances by VJU’s students
10:30 – 10:50 “Warehouse location determination for humanitarian relief distribution in Nepal” – MSc. Rajali Maharjan, Tokyo Institute of Technology
10:50 – 11:10 Advanced materials in civil engineering in Vietnam – Mr. Nguyen Manh Tung, VJU
11:10 – 11:30 “Technology of Binh bridge repair work after collision” – Dr. Nguyen Son Tung, Chodai & Kiso-jiban Việt Nam Co.
11:30 – 11:45 Discussion
11:45 – 13:00 Lunch buffet
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – người Thầy của những học trò xuất sắc “made in Vietnam”
Nói đến GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu Tiên tiến của Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN – là nhắc đến các học trò thành đạt và giỏi giang với các công trình xuất sắc – made in Vietnam 100% , được đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín.
Nguyễn Đình Đức – Người thầy thắp sáng những tài năng
Là người thầy tận tụy và tâm huyết với nghề, với những bài giảng hay, truyền cho học trò cả kiến thức và những cốt lõi và sâu xa trong từng môn học, GS Nguyễn Đình Đức đã thắp lên ở các học trò niềm đam mê với nghề nghiệp và cuốn hút, khơi dậy ở họ những tiềm năng. Chính vì vậy, điều kỳ lạ không phải tất cả các học trò đến với ông đều là sinh viên giỏi, nhưng được ông dìu dắt, các em trở nên say mê và có những em từ học lực trung bình, khá cho đến khi tốt nghiệp đại học đều trở thành học sinh giỏi và xuất sắc.
Hầu hết tất cả các sinh viên trong nhóm nghiên cứu của ông khi tốt nghiệp kỹ sư đều có kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín. Trong số các học trò của ông thành đạt và được biết đến, như NCS Trần Quốc Quân, SN 1991, chuyển tiếp nghiên cứu sinh (nay đang thực tập tại Vương quốc Anh) đã có 15 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI, Phạm Hồng Công, SN 1992, nay đã có 18 bài báo ISI, Phạm Toàn Thắng SN 1991 khi tốt nghiệp đại học ra trường đã có 5 bài báo ISI (nay đang làm NCS tại Hà Quốc), Vũ Thị Thùy Anh (đang làm NCS, đã có 6 bài ISI), Hoàng Văn Tùng (khi làm luận án và bảo vệ luận án TS năm 2010 đã có 5 bài ISI), còn có các em sinh viên khác đều đã có kết quả chung với thầy công bố trên các tạp chí quốc tế ISI như: Vũ Đình Quang, Vũ Minh Anh, Nguyễn Văn Quyền, Trần Văn Anh, Vũ Đình Luật, Hoàng Văn Tác, Nguyễn Trọng Đạo, Ngô Tất Đạt, Phạm Thị Ngọc Ân và đặc biệt có em còn rất trẻ, mới học hết năm thứ 3 như Phạm Đình Nguyện,…
Điều đáng trân trọng là thầy và trò đều công bố quốc tế với nội lực 100% made in Việt Nam, trong điều kiện rất khó khăn và thiếu thốn về kinh phí, CSVC, phòng thí nghiệm (PTN). Và đáng quý trọng và khâm phục là tất cả các học trò này của GS Đức đều là các em ở các tỉnh xa, con nhà nghèo, trong số đó có những em có hoàn cảnh gia đình đặc biết khó khăn.
Như vậy có thể thấy để nâng cao chất lượng đào tạo, cần và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng yếu tố người Thầy là trước tiên và là quan trọng nhất, và chính người Thầy và môi trường ĐHQGHN đã thắp sáng tài năng ở các em. Thầy còn rèn giũa cho các em kỹ năng làm việc theo nhóm, dìu dắt nhau cùng tiến bộ và chỉ dẫn tận tình để các em biết cách tự đọc và tự nghiên cứu, tự nâng cao năng lực kiến thức chuyên môn ngoài những nội dung đã được trang bị trong chương trình đào tạo.
GS Nguyễn Đình Đức tiếp cận những hướng nghiên cứu mới, hiện đại của Thế giới
Để có được những thành công trên, không chỉ là sự yêu nghề và tâm huyết, mà người thầy phải có trình độ trí thức cao và tư duy nhạy bén, tiếp cận được các hướng nghiên cứu hiện đại của thế giới.
Trước đây khi còn ở nước ngoài, GS Nguyễn Đình Đức nghiên cứu về vật liệu composite bền và siêu bền nhiệt cacbon-cacbon, được ứng dụng mạnh mẽ trong công nghệ hàng không và vũ trụ, trong công nghệ chế tạo tên lửa. Khi về nước, ông đã nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu vật liệu polymer composite ứng dụng trong điều kiện của Việt Nam, trong đó kết quả nghiên cứu ứng dụng hạt nano để tăng khả năng chống thấm và các tính năng cơ lý cho composite đã được ứng dụng vào công nghiệp đóng tàu composite và được Cục sở hữu trí tuệ cấp Bằng Giải pháp hữu ích.
Năm 2006, nhân chuyến công tác ngắn có mấy ngày tại JAIST (Viện KHCN tiên tiến của Nhật Bản), GS đã tranh thủ vào thư viện tìm hiểu, tiếp cận về vật liệu composite chức năng FGM (vật liệu có cơ lý tính biến đổi).
Ngay sau đó, khi về nước, GS đã bắt tay vào nghiên cứu vấn đề này và 2 năm sau, năm 2008 đã có những kết quả nghiên cứu đầu tiên về FGM được công bố ở Việt Nam. Kể từ đó đến nay, vật liệu FGM đã được nhiều nhà khoa học ở các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khác nhau trên cả nước quan tâm nghiên cứu và đã công bố hàng trăm bài báo về vật liệu này. GS Nguyễn Đình Đức và PTN vật liệu và kết cấu tiên tiến do GS phụ trách đã tiếp cận những hướng nghiên cứu rất mới và hiện đại như nano FGM, vật liệu auxetic (có hệ số Poát xông âm, có khả năng hấp thụ sóng nổ, bảo vệ kết cấu – công trình), vật liệu nano composite ứng dụng trong năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
GS Đức cho biết, chiến lược phát triển của PTN trong những năm tới đây là đi vào 3 lĩnh vực nghiên cứu phục vụ thực tiễn: Civil Engineering (liên quan đến tính toán vật liệu và kết cấu cho các công trình giao thông, xây dựng và kỹ thuật hạ tầng); năng lượng mới; biến đổi khí hậu (tính toán dự báo mưa, lũ và các giải pháp thiết kế, thi công các công trình hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu).
Đến nay, PTN của GS đã và đang có quan hệ, hợp tác với các nhà khoa học có uy tín trong các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh, Úc, Canada,…để triển khai các nghiên cứu này và GS cũng là một trong số ít nhà khoa học Việt Nam được Quỹ Newton của Viện Khoa học Công nghệ Hoàng gia Anh tài trợ nghiên cứu – hợp tác.
Đến nay, các thành viên của PTN đã có hơn adana escort adana escort adana escort mersin escort mersin escort mersin escort eryaman escort ankara escort eryaman escort adana escort eryaman escort mersin escort 100 công bố quốc tế ISI, 1 bằng phát minh, 2 bằng sáng chế và đào tạo đại học từ bậc kỹ sư đến tiến sỹ ngành cơ học kỹ thuật, thu hút được nhiều tiến sỹ trẻ của các trường đại học lớn ở trong và ngoài nước cùng hợp tác đào tạo và nghiên cứu. Có thể thấy mô hình xây dựng PTN bằng nội lực trong nước, từng bước chắc chắn, phát triển dần từ nhóm nghiên cứu đến thành lập tổ chức PTN, gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu, gắn nghiên cứu với thực tiễn như PTN Vật liệu và Kết cấu tiến tiến của GS Đức ở Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN là mô hình hay, rất phù hợp với Việt Nam.
Hiện nay, Nhóm nghiên cứu của GS Đức mỗi năm công bố 10-15 bài báo trên các tạp chí ISI có uy tín, được mời báo cáo tại các hội nghị quốc tế lớn, cho thấy trình độ và uy tín không thua kém các nhóm nghiên cứu mạnh nhất của quốc tế. Với sự ủng hộ và quan tâm của lãnh đạo ĐHQGHN và trường ĐH Công nghệ, những năm tới PTN chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đào tạo được nhiều nhân tài hơn nữa cho đất nước.
Chỉ trong thời gian ngắn xây dựng và hoạt động, PTN Vật liệu và Kết cấu tiên tiến đã được biết đến trong cộng đồng khoa học trong và ngoài nước. GS Nguyễn Đình Đức – Trưởng PTN đã được mời tham gia hội đồng biên tập của nhiều tạp chí khoa học ở trong và ngoài nước, làm chuyên gia nhận xét, phản biện cho 40 tạp chí khoa học có uy tín của quốc tế.
GS Nguyễn Đình Đức Người thầy gắn trọn với sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu của ĐHQGHN
Không chỉ là nhà giáo, nhà khoa học tâm huyết, GS Nguyễn Đình Đức còn có bề dày trong công tác quản lý các hoạt động khoa học và đào tạo. Hiện nay, GS Đức là Trưởng Ban Đào tạo (Đại học và Sau Đại học) của ĐHQGHN, ông cũng đã kinh qua các cương vị như Trưởng Ban KHCN của ĐHQGHN, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ.
Trên các cương vị của mình, GS đã có những đề xuất và đóng góp tích cực và hiệu quả góp phần vào việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, đổi mới công tác quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, đóng góp tích cực trong công tác đổi mới tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo tiến sỹ, xây dựng các mô hình đào tạo mới.
GS cũng là nhà khoa học đã kiên trì và bền bỉ gắn ngành Cơ học tưởng như rất khô khan và chỉ có lý thuyết, chỉ có những công thức và định luật nghiên cứu cơ bản ở ĐHQGHN với các ngành nghề cụ thể và với việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
GS là người đã đề xuất và phụ trách tổ chuyên gia xây dựng chương trình đào tạo tiến sỹ Cơ học Kỹ thuật, là người sáng lập PTN Vật liệu và Kết cấu tiên tiến của trường ĐHCN. GS cũng là người đã đề xuất và có những đóng góp quan trọng xây dựng và triển khai đào tạo ngành Kỹ thuật hạ tầng ở Trường Đại học Việt Nhật và hiện nay GS cũng là Giám đốc của chương trình này.
Với những đóng góp xuất sắc và bền bỉ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Nhà giáo – người Thầy – GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã nhiều năm được công nhận là chiến sỹ thi đua, được tặng nhiều Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN, Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ, năm học 2015-2016 ông là chiến sỹ thi đua của ngành Giáo dục Đào tạo và được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng III (2016).
Theo Nhật Hồng, dantri.com.vn
GS NGUYEN DINH DUC được mời tham gia Ban biên tập của tạp chí quốc tế ISI
GS Nguyễn Đình Đức vinh dự được mời mời tham gia vào Ban biên tập quốc tế của tạp chí quốc tế ISI : Journal of Science and Engineering of Composite Materials (NXB De GRUYTER, IF=0.515): http://www.degruyter.com/view/j/secm.
Đồng thời, GS Nguyễn Đình Đức cũng được mới là Guest Editor của chuyên san “Advances in hybrid composite materials and structures” (Nhà xuất bản SAGE) của Tạp chí ISI Advances in Mechanical Engineering, NXB SAGE, IF=0.55): http://ade.sagepub.com/site/callforpapers/advances-hybrid-composite-materials-structures.xhtml
Như vậy, uy tín của nhóm nghiên cứu ngày càng vươn xa ra cộng đồng khoa học quốc tế.