GS Nguyễn Đình Đức: Người Thầy của nhiều thế hệ học trò vượt khó, xuất sắc


GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là chuyên gia đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực Vật liệu – Kết cấu tiên tiến và Composite, có hàng trăm bài báo trên tạp chí quốc tế ISI. Ông từng là giáo sư thỉnh giảng của nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới. Ông đã lan tỏa kiến thức, niềm đam mê khoa học ấy đến với bao thế hệ học trò.

Quả ngọt từ những hạt nhân

Ngay từ khi về nước năm 2002, GS Nguyễn Đình Đức đã có nhóm nghiên cứu riêng. GS Nguyễn Đình Đức cho biết, trọng tâm nghiên cứu chuyên sâu và thế mạnh của nhóm nghiên cứu của ông là các lĩnh vực: composite, vật liệu chức năng FGM và vật liệu nano. Nhóm đang tiếp cận các hướng nghiên cứu hiện đại của cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực Cơ học kỹ thuật, kết hợp với trí tuệ nhân tạo, tối ưu hóa, tự động hóa và deep learning.

Ban đầu nhóm nghiên cứu chỉ có tôi và một vài học trò. Một mặt tôi giảng dạy kiến thức cho các em, mặt khác tôi động viên tinh thần, quan tâm tới đời sống của mỗi em để các em yên tâm tiếp cận môi trường nghiên cứu khoa học vốn cần nhiều thử thách về lòng kiên trì. Bên cạnh việc truyền tải tri thức còn là sự miệt mài và đồng hành cùng với các em trong những điều kiện hết sức thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, có những lúc tưởng chừng không vượt qua nổi, nhưng chúng tôi vẫn luôn động viên nhau, người thầy thì định hướng, dìu dắt; học trò có sức trẻ thì miệt mài. Có nhiều đêm 1- 2 giờ sáng thầy trò vẫn còn trao đổi, thảo luận về đề tài chưa ngã ngũ”,GS Nguyễn Đình Đức nhớ lại.

Các học trò say sưa nghiên cứu khoa học dưới sự dìu dắt tận tình của GS Nguyễn Đình Đức. Ảnh: NVCC

Không phụ những nỗ lực bền bỉ và vượt lên hoàn cảnh ấy, các kết quả nghiên cứu của thầy và trò GS Nguyễn Đình Đức liên tục được công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín với hàng trăm bài báo. Theo giới chuyên môn, con số công bố quốc tế này còn nhiều và xuất sắc hơn cả nghiên cứu sinh được du học và đào tạo ở nước ngoài. Học trò đến với GS Nguyễn Đình Đức ngày một nhiều hơn, tiếp cận với các hướng nghiên cứu hiện đại của thế giới và có tiếng trong giới nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước.

Điều đáng nói, điểm tên những học trò thành danh của GS Nguyễn Đình Đức, đa số các em đều ở tỉnh xa, xuất thân từ những gia đình nghèo, học lực năm đầu tiên của nhiều em chỉ ở mức khá, nhưng được thầy dìu dắt, tận tâm chỉ bảo, các em đã vươn lên, tài năng được thắp sáng. Đó là các em như Hoàng Văn Tùng quê ở Ninh Bình, từ nhỏ chỉ sống với mẹ và gia đình thuộc diện khó khăn nhất xã; Trần Quốc Quân, quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh – bố ốm đau bệnh tật, mẹ làm nông nghiệp, nhiều lúc tưởng phải bỏ cuộc nghiên cứu khoa học nửa chừng; Phạm Hồng Công, mồ côi bố từ bé. Tôi nhìn thấy ở các em hoài bão vươn tới những trí thức mới, niềm khao khát học tập và sự kiên trì, bền bỉ. Họ đều trở thành những người thành danh trong giới nghiên cứu khoa học trẻ.

TS Trần Quốc Quân (ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội)- chàng trai 9X có nhiều bài báo quốc tế được công bố trên tạp chí ISI- chia sẻ: “Những ngày đầu bước chân vào con đường nghiên cứu khoa học còn gặp rất nhiều khó khăn, có nhiều lúc tưởng chừng bế tắc khiến tôi nản chí và muốn bỏ cuộc. Chính thầy là người đã động viên, giúp đỡ để tôi có thể có thêm động lực vượt qua tất cả để đạt được những kết quả ngày hôm nay. Thời gian khó khăn nhất của tôi là lúc chuẩn bị ra trường, trước nhiều lựa chọn cho tương lai của mình, tôi rất phân vân và trăn trở. Khi đến chia sẻ với thầy và xin ý kiến tôi đã nhận được những góp ý chân thành và đưa ra quyết định chính xác nhất. Đến giờ tôi vẫn luôn biết ơn thầy vì điều đó”.

Còn PGS TS Nguyễn Việt Hà, Hiệu trưởng ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội nhận định: “Tôi nhận thấy sự gắn bó gần gũi giữa thầy và các học trò, giữa nghiên cứu sinh khóa trước với các bạn khóa sau, cùng hỗ trợ nhau trong nghiên cứu và chia sẻ cả các vấn đề trong cuộc sống của nhóm nghiên cứu GS Nguyễn Đình Đức. Ngoài sự đam mê khoa học và yêu cầu khắt khe về công việc, GS Đức còn đặc biệt ở sự tận tình, bên cạnh vai trò người thầy thì như một người anh cả, một phụ huynh để chăm lo cho toàn nhóm nghiên cứu. Có lẽ đây là một điểm rất đáng trân trọng ở GS Đức. Nhờ đó mà nhóm nghiên cứu duy trì ổn định, tạo ra một cộng đồng giúp đỡ nhau, động viên nhau bền bỉ trong nghiên cứu và giảng dạy”.
Đến phát triển phòng thí nghiệm tầm quốc tế

Từ một nhóm nghiên cứu của mình, GS Nguyễn Đình Đức đã thành lập phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến (ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội). Đây là sự kết hợp giữa hai mô hình: Tổ bộ môn (đào tạo đầy đủ các bậc từ kỹ sư, thạc sĩ đến tiến sĩ) và mô hình phòng thí nghiệm (triển khai các nghiên cứu khoa học với các thiết bị hiện đại), thu hút hàng chục học viên cao học và nghiên cứu sinh từ khắp mọi miền của đất nước và cả ở nước ngoài đến trao đổi, sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu và học tập.

GS Nguyễn Đình Đức được mời trình bày báo cáo tại phiên toàn thể của Hội nghị quốc tế – tổ chức tại Hàn Quốc, 2017. Ảnh: NVCC

Đánh giá về sự phát triển của Phòng thí nghiệm Vật liệu và kết cấu tiên tiến (ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, PGS TS Nguyễn Việt Hà, Hiệu trưởng ĐH Công nghệ cho biết: Phòng thí nghiệm Vật liệu và kết cấu tiên tiến (PTN) triển khai các hướng nghiên cứu hiện đại, có tính liên ngành giữa cơ học, khoa học vật liệu và môi trường và các lĩnh vực khác, bắt nhịp với xu hướng hiện đại và liên ngành của công nghiệp 4.0. Kết quả nghiên cứu của Phòng thí nghiệm đã công bố trên nhiều tạp chí quốc tế có uy tín, có chỉ số trích dẫn cao. Đồng thời đón tiếp nhiều chuyên gia, nhà khoa học có uy tín của nước ngoài đến trao đổi và hợp tác, phối hợp tổ chức nhiều hội thảo quốc tế cũng như có hợp tác chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp để đưa các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng thực tiễn. Năm 2016, Phòng thí nghiệm đã được Cục sở sữu trí tuệ cấp Bằng Giải pháp hữu ích.

“Những kết quả của PTN đạt được có vai trò dẫn dắt rất quan trọng của GS. TSKH Nguyễn Đình Đức. GS Nguyễn Đình Đức là một trong những nhà khoa học đầu ngành, vừa có chuyên môn chuyên sâu, vừa tâm huyết, đồng thời có các mối quan hệ hợp tác hiệu quả để xây dựng nhóm nghiên cứu và phát triển Phòng thí nghiệm. Sự thành công của PTN vừa là điểm sáng về nghiên cứu vừa là động lực thúc đẩy và có tác động tích cực đến hoạt động nghiên cứu chung của Trường Đại học Công nghệ”, PGS TS Nguyễn Việt Hà chia sẻ.

Những nỗ lực không ngừng nghỉ của GS Nguyễn Đình Đức trong nghiên cứu, ứng dụng cũng như trong đào tạo nhân tài cho thấy vai trò quan trọng của việc gắn kết đào tạo với nghiên cứu và hình thành, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong các trường đại học để giải quyết các vấn đề thực tiễn của Việt Nam và vươn tầm ra thế giới. Những trí thức trẻ được đào tạo bài bản và trưởng thành trong các phòng thí nghiệm “made in Vietnam” 100% với tầm vóc và kết quả nghiên cứu như vậy sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Những phòng thí nghiệm và nhóm nghiên cứu như của GS Nguyễn Đình Đức và các học trò – thành tài vươn lên từ khó khăn, bằng nội lực chính là những tấm gương, điểm sáng tiêu biểu cho thành công của giáo dục đại học Việt Nam.

Lê Vân/Báo Tin tức

Den hochschulen kommt in der bildung eine besondere bedeutung zu, denn studierende sind bedeutsame entscheiderinnen und Sie konnen dies ausprobieren entscheider sowie gestalterinnen und gestalter unserer gesellschaft von morgen.

microsoft project 2019 kaufen

Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Cơ kỹ thuật của nghiên cứu sinh Phạm Hồng Công

Sáng ngày 22/05, tại Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Cơ kỹ thuật của nghiên cứu sinh Phạm Hồng Công (công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) với đề tài “Phân tích phi tuyến tĩnh và động lực học của tấm chữ nhật FGM trên nền đàn hồi”. Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức.

Tham dự lễ bảo vệ có PGS.TS. Nguyễn Việt Hà – Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS. Nguyễn Phương Thái – Trưởng phòng Đào tạo, PGS.TS Đặng Thế Ba, Phó Chủ nhiệm Khoa Cơ Kỹ thuật và Tự động hóa, tập thể Bộ môn Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng – Giao thông, PTN Vật liệu và Kết cấu tiên tiến cùng các học viên và nghiên cứu sinh nhóm nghiên cứu Vật liệu và kết cấu tiên tiến.

Hội đồng cấp ĐHQG chấm luận án tiến sĩ gồm GS.TS. Trần Ích Thịnh –Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng; TS. Nguyễn Thị Phương – Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Thư ký Hội đồng; Các phản biện gồm PGS.TS. Khúc Văn Phú – Học viện Hậu cầu, PGS.TS. Nguyễn Việt Khoa – Viện Cơ học (Viện Hàn lâm KH&CN VN), TS. Đinh Khắc Minh – Viện Công nghệ tàu thủy Việt Nam; Các ủy viên gồm PGS.TS. Đào Như Mai – Viện Cơ học (Viện HL KH&CN Việt Nam); PGS.TS. Phạm Hoàng Anh – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

NCS Phạm Hồng Công trình bày luận án trước hội đồng

Tại lễ bảo vệ, NCS Phạm Hồng Công đã trình bày mục tiêu của luận án giúp nghiên cứu ổn định tĩnh phi tuyến bằng việc xác định các tải tới hạn và ứng xử sau vồng của kết cấu tấm ES-FGM, chịu 3 kiểu đặt tải. phân tích động lực học để xây dựng các phương trình chủ đạo và phương trình giải bằng cách tiếp cận giải tích để tìm các đáp ứng động lực. Lập trình khảo sát bằng số ảnh hưởng của các tham số như tính chất vật liệu, gân gia cường, nền đàn hồi…

Luận án đã đề xuất công thức tính sự thay đổi các tham số hình học của gân gia cường theo sự biến thiên nhiệt độ môi trường chứa tấm và xây dựng công thức tổng quát để tính các thành phần lực và mô mem của kết cấu tấm FGM có gân gia cường. Thiết lập các phương trình cơ bản của bài toán phân tích phi tuyến tĩnh và động lực học của tấm FGM. Xây dựng các phương trình cơ bản và phương trình chủ đạo cho bài toán phân tích động lực hoc của tấm FGM không hoàn hảo.

Đại diện hội đồng, GS.TS. Trần Ích Thịnh thông báo kết luận hội đồng về luận án của nghiên cứu sinh

Được GS Nguyễn Đình Đức dìu dắt tham gia nghiên cứu khoa học ngay từ năm thứ 2, đến nay, NCS đã công bố 33 bài báo, trong đó có 22 bài trên tạp chí quốc tế ISI (SCI, SCIE), khẳng định sự thành công và nỗ lực vượt bậc của NCS Phạm Hồng Công nói riêng và của Nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Đình Đức, góp phần khẳng định chất lượng tiến sĩ được đào tạo ở ĐHQGHN.

Với kết quả nghiên cứu và công bố quốc tế xuất sắc, NCS đã được đặc cách bỏ qua quy trình phản biện kín theo Quy chế đào tạo tiến sĩ của ĐHQGHN.

PGS.TS. Nguyễn Phương Thái (bên phải ảnh) tặng hoa chúc mừng NCS

Kết thúc buổi chấm luận án tiến sĩ của NCS Phạm Hồng Công, Hội đồng đã kết luận: Luận án của NCS Phạm Hồng Công đã đạt loại xuất sắc và đề nghị Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét cấp bằng Tiến sĩ cho NCS Phạm Hồng Công.

NCS Phạm Hồng Công gửi lời cảm ơn đến GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức (bên trái ảnh)

NCS Phạm Hồng Công gửi lời cảm ơn đến GS.TS. Trần Ích Thịnh (bên phải ảnh) – đại diện hội đồng cấp ĐHQG chấm luận án tiến sĩ

Tập thể hội đồng và cán bộ hướng dẫn chụp ảnh lưu niệm với NCS Phạm Hồng Công

Buổi bảo vệ luận án kết thúc thành công và NCS Phạm Hồng Công đã tự tin bảo vệ xuất sắc luận án của mình với sự chúc mừng của nhà trường, của tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học, các nhà khoa học, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.

Thành công này đã góp phần khẳng định uy tín và chất lượng đào tạo NCS thông qua mô hình hoạt động của Nhóm nghiên cứu, khẳng định truyền thống đào tạo chất lượng cao, trình độ cao của Trường ĐHCN, ĐHQGHN.

Tuyết Nga (UET-News)

The visual below is also available for free download buy essay look at here now in pdf format from this link.

microsoft project 2016 kaufen

Hội thảo quốc tế về ứng dụng thuật toán tối ưu hóa của bầy ong trong phát triển bền vững IWABA2018 thành công tốt đẹp 

Ngày 20 tháng 4, tại trường Đại học Công Nghệ – ĐHQGHN đã diễn ra hội thảo quốc tế về ứng dụng thuật toán tối ưu hóa bầy ong trong vật liệu, kết cấu tiên tiến và phát triển bền vững (International Workshop on Application of Bees Algorithm in sustainable development – IWABA 2018) . Hội thảo là kết quả của đề tài Newton hợp tác giữa GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – trường Đại học Công Nghệ – Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN) với các nhà khoa học của trường Đại học Birmingham -Vương Quốc Anh và trường Đại học Công nghệ Vũ Hán – Trung Quốc dưới sự chủ trì của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức. Tham dự hội thảo về phía các đại biểu nước ngoài có các đại biểu đến từ Đại học Công nghệ Vũ Hán như GS. Zude Zhou, GS. Quan Liu, GS. Ping Lou, GS. Wenjun Xu và TS. Wei Meng và các đại biểu đến từ Vương Quốc Anh là TS. Marco Catsellani (University of Birmingham) và GS Michael Packianather (Cardiff University) – đều là những trường đại học lớn hàng đầu, có thứ hạng cao của Trung Quốc, Vương quốc Anh và trên thế giới. Về phía ĐHQGHN có sự tham dự của TS Lê Tuấn Anh Phó Trưởng ban Hợp tác phát triển, đại diện Trường Đại học Công Nghệ có sự tham dự của PGS. TS. Chử Đức Trình – Phó Hiệu trưởng nhà trường, TS. Phạm Minh Triển – Phó Trưởng phòng khoa học công nghệ và hợp tác phát triển. Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham dự đông đảo của các đại biểu, các nhà khoa học đến từ ĐH công nghệ, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Việt Nhật, ĐH Xây dựng, ĐH Giao thông, ĐH Công nghệ giao thông vận tải, Học Viện Kỹ thuật Quân Sự, Học viện Hậu cần, ĐH Nguyễn Tất Thành, Viện Hàn lâm KHCN Việt nam, cũng như đông đảo các NCS, học viên cao học, sinh viên từ Trường Đại học Công Nghệ và Trường Đại học Việt Nhật – ĐHQGHN.

Thuật toán được đề xuất lần đầu năm 2007 bới nhà khoa học nổi tiếng GS Duc T Pham – University of Birmingham (Ngôi trường với 11 giải Nobel, và thành phố Birmingham là quê hương của James Watt, người đã phát minh ra động cơ máy hơi nước và mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1) xây dựng trên khả năng tối ưu hóa của bầy ong. Thuật toán này được phát triển rộng rãi và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như chế tạo máy, tự động hóa, robotic, tối ưu trong quản lý, quy trình sản xuất,….và cùng với sự ra đời và phát triển thuật toán này đã công bố nhiều bài báo quốc tế, đào tạo được hàng trăm tiến sĩ cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Hội thảo IWABA2018 được tổ chức tại ĐHQGHN nhằm tạo ra một diễn đàn quốc tế để trao đổi kết quả và ý tưởng nghiên cứu giữa các nhà khoa học của ĐHQGHN với các đồng nghiệp trên thế giới, chia sẻ các kinh nghiệm trong việc áp dụng thuật toán này để giải quyết các thách thức về kỹ thuật – công nghệ tính toán tối ưu hóa và kiến tạo khả năng hợp tác. Hội thảo này cũng tạo cơ hội và tập hợp các nhà khoa học trẻ, giảng viên trẻ tại ĐHQGHN và của các trường đại học khác ở Hà Nội tham gia nhóm nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Đình Đức để thiết lập nhóm nghiên cứu quốc tế về Deep Learning Technologies (một trong những hướng nghiên cứu hiện đại, mới nhất của cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới hiện nay), sử dụng thuật toán tối ưu hóa của bầy ong, áp dụng cho tối ưu hóa trong lĩnh vực năng lượng mới, phát triển bền vững, trong Machine Learning, Intelligent Optimisation, Swarm Intelligence, vật liệu – kết cấu tiên tiến và Robotic,… cũng như trong các ngành, lĩnh vực khác.

Hội thảo cũng đã thảo luận những cơ hội hợp tác không chỉ trong nghiên cứu, mà còn trong đào tạo, trao đổi sinh viên, nghiên cứu sinh, trao đổi cán bộ giữa ĐH Công nghệ, ĐH Việt Nhật – ĐHQGHN với ĐH Công nghệ Vũ Hán (Trung Quốc), University of Birmingham, Đại học Cardiff (Vương Quốc Anh), góp phần thiết thực thúc đẩy công cuộc đổi mới, hội nhập và tiếp cận trình độ và chuẩn mực của thế giới trong lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ của ĐHQGHN

Một số hình ảnh của Hội nghị

img_4071 img_4112 img_4122 img_5861 img_5879 img_5885

Gov safesearch tell safesearch whether to filter sexually explicit www.essayprofs.com/ content.

visio 2019 kaufen

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Đại học Quốc gia Hà Nội – 1/4 thế kỷ bền bỉ với sứ mệnh tiên phong, đổi mới, thắp sáng và đào tạo, bồi dưỡng nhân tài

Năm 1993, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ với sứ mạng là đại học trọng điểm quốc gia – một trung tâm đào tạo chất lượng cao, trình độ cao gắn với nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, ngang tầm khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế làm nòng cột và đầu tàu đổi mới cho hệ thống giáo dục nước nhà.

Mô hình Đại học quốc gia cũng là một đại học tự chủ. Thời điểm đó, đất nước vừa mới bước vào thời kỳ đổi mới. Những khái niệm về tự chủ đại học, chuẩn mực quốc tế còn chưa phổ biến với nền giáo dục đại học Việt Nam. Tuy nhiên, với tầm nhìn xa trông rộng, Đảng và Nhà nước đã nhận ra những hạn chế của các đại học chuyên ngành đang hiện có vốn được xây dựng để phục vụ nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa để thành lập ĐHQGHN với mục đích trở thành đại học hàng đầu của Việt Nam, hội nhập với nền giáo dục đại học hiện đại của thế giới.

Năm 2012, các ĐHQG đã được đưa vào Luật giáo dục đại học. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hai Đại học Quốc gia phát triển.

Từ đó đến nay đã 25 năm trôi qua ( 1/4 thế kỷ) kể từ ngày thành lập, ĐHQGHN đã phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu lớn, luôn khẳng định là đại học hàng đầu của Việt Nam. Những thành công của ĐHQGHN trong lĩnh vực đào tạo cụ thể như sau:

Thứ nhất, trở thành mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực, phát huy thế mạnh liên thông, liên kết giữa các đơn vị:

Khi mới thành lập, ĐHQGHN chỉ có 3 trường đại học thành viên là ĐH Tổng hợp, ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Sư phạm ngoại ngữ. Đến nay ĐHQGHN đã cơ bản hoàn chỉnh cơ cấu đa ngành đa lĩnh vực với 7 trường đại học thành viên, 5 viện nghiên cứu và 5 khoa trực thuộc. Các trường đại học gồm: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Giáo dục và Trường ĐH Việt Nhật (được thành lập gần đây). Các viện nghiên cứu gồm có: Viện Công nghệ Thông tin, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Viện Tài nguyên và Môi trường, Viện Trần Nhân Tông, Viện Đảm bảo Chất lượng giáo dục. Khoa đào tạo trực thuộc ĐHQGHN gồm: Khoa Luật, Khoa Quốc tế, Khoa Quản trị và Kinh doanh, Khoa các khoa học liên ngành, Khoa Y dược. Với cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực như trên, ĐHQGHN có thế mạnh lớn để tham gia giải quyết những vấn đề khoa học công nghệ trọng điểm, của đất nước trong tất cả các lĩnh vực, kể cả những lĩnh vực khó và quan trọng như: hàng không vũ trụ, xây dựng – giao thông, công nghệ nano, chương trình KHCN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc, xây dựng bộ Quốc chí của Việt Nam,…

Thứ hai, ĐHQG đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đào tạo nhân tài, đào tạo chất lượng, trình độ cao:

ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đào tạo từ bậc trung học phổ thông đến tiến sĩ. Ngoài các trường chuyên được thành lập lâu đời với bề dày thành tích được cả nước biết đến như: Trường THPT chuyên KHTN (thuộc trường Đại học KHTN) và Trường THPT chuyên ngoại ngữ (thuộc trường ĐH Ngoại ngữ), mới đâyTrường THPT Khoa học Giáo dục (thuộc Trường ĐH Giáo dục) đã được thành lập. Đặc biệt, Trường THPT chuyên KHTN đã đạt được nhiều thành tích trên đấu trường quốc tế và châu lục, đứng đầu khối các trường chuyên ở Việt Nam với thành tích: đoạt 54 huy chương vàng, 71 huy chương bạc và 65 huy chương đồng trong các kỳ thi Olympic quốc tế; 7 huy chương vàng,14 huy chương bạc và 14 huy chương đồng trong các kỳ thi Olympic châu Á.

Bên các chương trình đào tạo hệ chuẩn, ĐHQGHN đã xây dựng các chương trình đặc biệt để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Lần đầu tiên ở Việt Nam, năm 1997, ĐHQGHN đã xây dựng và triển khai dự án “Đào tạo cử nhân khoa học tài năng” và từ năm 2001, là Dự án “Đào tạo nguồn nhân lực tài năng”. Bên cạnh truyền thống đào tạo nhân tài ở bậc trung học phổ thông chuyên (với 2 trường chuyên ĐHKHTN và ĐHNN), ĐHQGHN là trường đại học đầu tiên của Việt Nam thực hiện một cách chính quy công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài ở bậc đại học. Mục tiêu của Dự án năm 2001 là khai thác tiềm lực và thế mạnh của ĐHQGHN về cơ sở vật chất và đội ngũ khoa học đầu ngành để tham gia đào tạo các nhà khoa học giỏi thuộc các ngành khoa học cơ bản cốt lõi, các ngành công nghệ cao và kinh tế xã hội mũi nhọn, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là đội ngũ giảng viên các khoa học cơ bản tại các trường đại học, cao đẳng cũng như các nghiên cứu viên, nhà quản lý, chuyển giao công nghệ tài năng tại các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị trong toàn quốc, với đầu vào hệ cử nhân khoa học tài năng là các em đoạt các giải olympic quốc tế, quốc gia và có điểm thi đại học đầu vào xuất sắc.

Năm 2005, ĐHQGHN đã tiến hành tổng kết Dự án “Đào tạo nguồn nhân lực tài năng”. Từ 1997-2005, đã có 1940 sinh viên, 387 học viên và 156 NCS đã tham gia Với những thành công và bài học kinh nghiệm sau gần 10 năm thí điểm, Đảng và Nhà nước ta đã đánh giá cao sự mô hình đào tạo tài năng bậc đại học của ĐHQGHN, đồng thời chỉ đạo các bộ ngành liên quan nghiên cứu xây dựng chế độ chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng mô hình bồi dưỡng và đào tạo tài năng, chất lượng cao của ĐHQGHN cho toàn ngành. Đào tạo cử nhân khoa học tài năng tiếp tục được ĐHQGHN duy trì đào tạo đến ngày nay.

Từ năm 2006 trở đi, để tăng cường hội nhập các chuẩn mực quốc tế, trong khi quy mô đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao còn nhỏ, mức độ “quốc tế hoá” về chương trình, phương pháp đào tạo, ngoại ngữ sử dụng chưa đủ cao, ĐHQGHN bắt đầu triển khai đào tạo các chương trình tiên tiến. Chương trình đào tạo tiên tiến là các chương trình đào tạo bậc đại học, sử dụng toàn bộ chương trình, giáo trình của một đại học nước ngoài, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và cấp kinh phí triển khai thực hiện. Đội ngũ giảng viên của Việt Nam và một số giảng viên nước ngoài. Chương trình này chỉ đảm nhận việc phát triển quốc tế hóa một chương trình đào tạo, chưa nhằm mục tiêu phát triển được cả ngành, đơn vị cấp Khoa đạt chuẩn quốc tế.

Chính vì vậy, tiếp sau chương trình tiên tiến, năm 2007, ĐHQGHN bắt đầu triển khai các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, còn gọi là chương trình nhiệm vụ chiến lược (ban đầu được gọi là chương trình 16-23, vì tập trung lựa chọn được 16 ngành đại học và 23 chuyên ngành sau đại học tham gia Đề án). Mục tiêu của chương trình này là xây dựng và phát triển cả ngành, chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế, từ chương trình đào tạo đến đội ngũ, cơ sở vật chất, học liệu, nguồn nhân lực theo các tiêu chí đánh giá xếp hạng nhằm tạo tiền đề và điều kiện để phát triển từng bước từ bộ môn, khoa đến trường đại học thành viên đạt chuẩn quốc tế và được đầu tư, phê duyệt theo từng đề án cho từng ngành/chuyên ngành. Đây là mục tiêu và sách lược quan trọng của ĐHQGHN trong quá trình phát triển, nhằm chọn lọc vun cao, từng bước khả thi nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và sức cạnh tranh, thương hiệu của ĐHQGHN, góp phần đổi mới cơ bản giáo dục đại học Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực và chất lượng quốc tế.

Các chương trình đào tạo của ĐHQGHN hiện nay gồm: Chương trình đào tạo tài năng, Chương trình tiên tiến (tức chương trình đào tạo theo dự án của Bộ Giáo dục nhằm xây dựng các ngành đào tạo chất lượng cao, theo nội dung, chương trình của các đại học danh tiếng trên thế giới), Chương trình chuẩn quốc tế (còn gọi là các chương trình thuộc nhiệm vụ chiến lược, cũng tương tự như chương trình tiên tiến của Bộ nhưng được ĐHQGHN đầu tư); Chương trình chất lượng cao của ĐHQGHN, chất lượng cao theo Thông tư 23 của Bộ giáo dục Đào tạo và các chương trình chuẩn. Các chương trình đặc biệt đều có chuẩn đầu ra cao hơn hệ chuẩn về chuyên môn và ngoại ngữ. Ví dụ với chương trình chuẩn ngoại ngữ tiếng Anh đầu ra B1, các chương trình chất lượng cao – B2, chương trình tài năng, tiên tiến – chuẩn C1.

Bên cạnh đó, ĐHQGHN còn có cơ chế liên thông và sử dụng chung cán bộ cơ hữu trong toàn đại học. Do đó, các chương trình đạo tạo cũng rất phong phú và đa dạng. Năm 1993, ĐHQGHN chỉ có vài chục chương trình đào tạo, đến nay đã có 136 chương trình đào tạo đại học, 144 chương trình đào tạo thạc sĩ và 112 chương trình đào tạo tiến sĩ.

Trong vòng 25 năm xây dựng và phát triển, ĐHQGHN đã cấp 195.000 bằng đại học, 32.227 bằng thạc sĩ và 1632 bằng tiến sĩ. Quy mô đào tạo hiện nay của ĐHQGHN là 25.524 sinh viên, 6.279 học viên cao học và 1442 nghiên cứu sinh. Trong vòng 25 năm qua, số sinh viên đã tốt nghiệp các chương trình đặc biệt (tài năng, tiên tiến, chuẩn quốc tế, chất lượng cao) là 5002 (chiếm 2,5% tổng số bằng đại học đã cấp), và hiện đang đào tạo 4277 em các chương trình đặc biệt (chiếm tỷ lệ 16,73% tổng quy mô đào tạo đại học hiện nay ở ĐHQGHN).

Đứng trước những yêu cầu cấp bách về việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. ĐHQGHN đã triển khai Đề án đổi mới đào tạo trình độ tiến sĩ tại ĐHQGHN và đã ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới (2017). Đây là bước đột phá mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo. Quy chế mới yêu cầu nâng cao chuẩn đầu ra về chuyên môn và ngoại ngữ của NCS, nâng cao chuẩn về công bố quốc tế và chất lượng của đội ngũ giảng viên hướng dẫn NCS cũng như đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, giảng dạy bậc tiến sĩ; yêu cầu gắn hoạt động làm luận án của NCS với hoạt động của bộ môn/PTN; với việc tham gia các đề tài nghiên cứu; hướng dẫn thực hành, thực tập; hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp và các seminar khoa học của đơn vị chuyên môn; trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cao nhất cho cán bộ hướng dẫn và bộ môn trong quá trình đào tạo NCS. Đồng thời, Quy chế cũng đặc cách bỏ quy quy trình phản biện kín với các NCS có thành tích nghiên cứu xuất sắc, công bố được nhiều bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín. Với Quy chế này, ĐHQGHN thực hiện đào tạo tiến sĩ với yêu cầu về chuẩn đầu ra, cũng như theo quy trình và chuẩn mực tổ chức và quản lý đào tạo như của các trường đại học tiên tiến trên thế giới.

Thứ ba, ĐHQGHN luôn đi tiên phong đổi mới nhiều lĩnh vực trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam:

Không chỉ tiên phong trong việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài thông qua các chương trình đào tạo đặc biệt như đã nói tới ở trên, ĐHQGHN cũng tiên phong trong cả nước xác định phát triển theo mô hình đại học định hướng nghiên cứu, gắn đào tạo với nghiên cứu, với việc xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh.

Với triết lý đào tạo thông qua nghiên cứu để đảm bảo chất lượng và nghiên cứu để tiếp cận trình độ của thế giới, đào tạo trình độ cao, năm 2004, tại phiên họp lần thứ X Hội đồng Khoa học và Đào tạo của ĐHQGHN đã xác định các tiêu chí cơ bản của đại học nghiên cứu, như chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu; tỷ lệ sinh viên/giảng viên; tỷ lệ đào tạo sau đại học/đại học; số lượng, chất lượng và lượt trích dẫn của các công bố quốc tế; các phát minh, sang chế; giải thưởng KHCN,….và từ đó định hướng cho các hoạt động của nhà trường. Việc tiên phong mở rộng quy mô đào tạo, theo hướng nâng cao tỷ lệ đào tạo sau đại học/đại học cũng như đầu tư xây dựng các nhóm nghiên cứu chính là hai trong những giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược này.

ĐHQGHN cũng tiên phong mở các ngành mới, ngành/chuyên ngành thí điểm chưa có trong danh mục mã ngành đào tạo của Nhà nước, như công nghệ nano, công nghệ hàng không vũ trụ, an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu,…Đến nay một số chương trình thí điểm của ĐHQGHN đã được đưa vào danh mục đào tạo của Nhà nước như các chương trình đào tạo ngành Hóa dược, Kinh tế phát triển, Luật kinh doanh (bậc đại học), Ngôn ngữ Nhật (bậc thạc sĩ), Đo lường Đánh giá trong giáo dục (bậc thạc sĩ và tiến sĩ). Hiện nay ĐHQGHN đang đào tạo 27 chương trình mới thí điểm (gồm 8 ngành cử nhân, 16 chuyên ngành thạc sĩ, 3 chuyên ngành tiến sĩ). Đây là những đặc sản trong đào tạo của ĐHQGHN.

Với tầm nhìn xa, tổng hợp, bao quát, , ngay từ năm 1995, lãnh đạo ĐHQGHN đã thành lập Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục (tiền thân của Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Trung tâm khảo thí và Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục của ĐHQGHN ngày nay). Những đóng góp của Trung tâm này về các tiêu chí đảm bảo chất lượng giáo dục, về xếp hạng đại học, các năng lực phẩm chất cần có để dự tuyển vào đại học để xây dựng bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực, cũng như mở ngành và đào tạo đầu tiên trong cả nước thạc sĩ và tiến sĩ về đo lường đánh giá trong giáo dục, cũng như những thành tựu khác đã đạt được trong 25 năm qua trong lĩnh vực khảo thí, kiểm định và đảm bảo chất lượng giáo dục của Trung tâm/Viện một lần nữa chứng minh quyết định hết sức đúng đắn của lãnh đạo ĐHQGHN và khẳng định vị trí, vai trò tiên phong của ĐHQGHN trong đo lường đánh giá, đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam, tiến dần ra khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, ĐHQGHN đã đi đầu trong đổi mới tuyển sinh đại học theo đánh giá năng lực ; tiên phong trong việc xây dựng bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực và cũng tiên phong áp dụng thành công việc triển khai đổi mới tuyển sinh theo hình thức sử dụng bài thi đánh giá năng lực ở ĐHQGHN. Với phổ kiến thức vừa rộng lại vừa sâu, phong phú, kết quả thi nhanh, việc chấm thi tự động bằng máy khách quan, trung thực, và có thể tổ chức cho thí sinh chủ động đăng ký thi nhiều lần trong năm, đã được dự luận xã hội đồng tình ủng hộ và đánh giá rất cao. Tuyển sinh theo Đánh giá năng lực của ĐHQGHN như luồng gió mới làm mát dịu những căng thẳng của các kỳ thi đại học theo 3 chung cứ mỗi năm vào hè tháng 6. Nhiều trường đại học khác đã sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN để tuyển sinh. Đây cũng là những tiền đề, kinh nghiệm và bài học quan trọng để triển khai các bài thi trắc nghiệm tốt nghiệp THPT, để tuyển sinh đại học sau này.

ĐHQGHN cũng là một trong những đơn vị tiên phong triển khai đào tạo theo tín chỉ thành công ở Việt nam. Sau một số năm nghiên cứu, tìm hiểu phương thức tổ chức và quản lý đào tạo theo mô hình tín chỉ của nước ngoài, từ năm 2006, ĐHQGHN bắt đầu triển khai áp dụng các yếu tố tích cực của phương thức đào tạo theo tín chỉ, đó là: chuyển đổi chương trình; xây dựng đề cương môn học; áp dụng phương pháp dạy – học và kiểm tra đánh giá theo tín chỉ và từ 2010; đến nay đã áp dụng hoàn toàn và triệt để phương thức đào tạo theo tín chỉ. Các chương trình đào tạo được thiết kế theo chuẩn đầu ra, với các khối kiến thức chung được giảng dạy thống nhất trong toàn ĐHQGHN. Thành công này đã tạo điều kiện cho việc phát huy thế mạnh liên thông, liên kết trong ĐHQGHN, mô hình a+b (như mô hình đào tạo cử nhân sư phạm, bác sỹ đa khoa,…), đặc biệt là trong việc xây dựng các chương trình đào tạo mới liên ngành, liên đơn vị; trong việc triển khai tổ chức giảng dạy bằng kép (song bằng) thành công. Bên cạnh đó, cũng nhờ tích lũy tín chỉ, sinh viên có thể chủ động lựa chọn tích lũy các học phần theo kế hoạch và thời gian của cá nhân, nhờ vậy đến nay đã có gần 3000 sinh viên được cấp bằng kép (bằng chính quy thứ 2 trong thời gian học tập tại ĐHQGHN) và 421 em tốt nghiệp đại học sớm so với quy định từ 1 đến 2 học kỳ.

Một sự đổi mới khác đối với 2 trường chuyên (Trường THPT chuyên KHTN và Trường THPT chuyên ngoại ngữ), để lựa chọn được nhiều học sinh ưu tú vào học theo chương trình đại học, năm 2014, ĐHQGHN đã tiên phong nghiên cứu và ban hành quy chế đặc thù cho học sinh chuyên, ban hành các tiêu chí và quy định xét tuyển thẳng vào các trường đại học thành viên và các khoa trực thuộc của ĐHQGHN những học sinh xuất sắc. Dó đó, đã thu hút được nguồn học sinh giỏi vào học các ngành khoa học cơ bản để nối tiếp truyền thống và phát huy thế mạnh của ĐHQGHN.

ĐHQGHN cũng là đơn vị tiên phong trong các cơ sở giáo dục đào tạo của cả nước rà soát và nghiên cứu, xây dựng bản quy hoạch các ngành nghề đào tạo (2014) và phân tầng các chương trình đào tạo (2015). Đây là kim chỉ nam, là kế hoạch và chiến lược hết sức quan trọng định hướng cho hoạt động đào tạo của ĐHQGHN và các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN trong giai đoạn mới.

Thứ tư, ĐHQG kiên trì và giữ vững chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nghiên cứu, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, hội nhập với quốc tế:

Các chương trình đào tạo của ĐHQGHN được xây dựng trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trên thế giới. ĐHQGHN thực hiện triết lý đào tạo thông qua nghiên cứu, xây dựng các nhóm nghiên cứu (NNC) để đào tạo trình độ cao và phát triển tiềm lực KHCN. Đến nay, ở ĐHQGHN có hàng trăm NNC lớn nhỏ, trong đó có 27 NNC đã được Giám đốc ĐHQGHN công nhận là NNC mạnh cấp ĐHQGHN. Các NNC này đã đóng vai trò quan trọng trong việc mở các ngành đào tạo mới, bộ môn/PTN mới của ĐHQGHN trong những năm qua.

Cũng nhờ đào tạo thông qua nghiên cứu, các em sinh viên, học viên cao học, NCS được tham gia hoạt động trong môi trường các NNC, thắp sáng tài năng. Đến nay, đã có nhiều em sinh viên năm cuối và trên trên 80% NCS trong lĩnh vực KHTN – Công nghệ của ĐHQGHN có công bố trên các tạp chí quốc tế ISI. Không ít NCS được đào tạo trong nước, ở ĐHQGHN có số lượng và chất lượng các công bố quốc tế cao hơn so với các NCS được đào tạo hoàn toàn ở nước ngoài.

Nhiều em học sinh vào ĐHQGHN đã được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình, tâm huyết của các giáo sư, các nhà khoa học đầu ngành, những người thầy tâm huyết, có môi trường nghiên cứu, học tập tốt và đã được phát huy năng lực và tỏa sáng, đạt được thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu. Nhiều cựu sinh viên ưu tú của ĐHQGHN đã trở thành các nhà lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp, nhà khoa học, quản lý có tên tuổi. 1/4 thế kỷ qua, ĐHQGHN đã góp phần hiệu quả vào sự nghiệp đào tạo nhân tài chất lượng cao, trình độ cao cho đất nước.

Thứ năm, ĐHQG tích cực chuyển đổi cơ cấu ngành nghề đào tạo, đáp ứng yêu cầu của đất nước, của thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0:

Việc phát triển các ngành mới có tính liên ngành, mũi nhọn những lĩnh vực kỹ thuật công nghệ mà xã hội có nhu cầu cao về nguồn nhân lực, cũng như đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 đang được ĐHQGHN chú trọng đặc biệt và có sự đột phá, trong đó phải kể đến các chương trình đào tạo mới, tiên phong như Kĩ thuật năng lượng, Kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật hạ tầng, Công nghệ nano, Công nghệ kỹ thuật Xây dựng – Giao thông, Công nghệ hàng không vũ trụ, Robotic, An toàn thông tin, Quản trị các tổ chức tài chính, Kinh tế biển, Biến đổi khí hậu,…

Với trên 400 chương trình đào tạo ở các bậc đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, từ lúc chỉ hoàn toàn các ngành khoa học cơ bản, sau 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay ĐHQGHN đã đạt cơ cấu ngành nghề đào tạo như sau: khoa học tự nhiên, y dược 25%; khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, ngoại ngữ, luật, giáo dục 45%; công nghệ – kỹ thuật 15%; liên ngành và thí điểm 15%. ĐHQGHN đã tích cực chuyển đổi cơ cấu ngành nghề từ KHCB sang gắn với kỹ thuật, công nghệ và thực tiễn. Nhờ vậy, ngành nghề đào tạo của ĐHQGHN nhanh chóng tiếp cận hội nhập với thế giới, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp và doanh nghiệp, cũng như tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm ngày càng cao.

Tóm lại, hoạt động đào tạo đã có những đóng góp quan trọng và xứng đáng vào sự phát triển và lớn mạnh của ĐHQGHN, đóng góp tich cực và hiệu quả vào những đổi mới của ngành giáo dục đại học như đào tạo tài năng, chất lượng cao; tổ chức quản lý đào tạo theo tín chỉ; phát triển theo mô hình đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện đào tạo qua nghiên cứu và chú trọng xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu trong trường đại học; đảm bảo chất lượng giáo dục; kiểm định, phân tầng và quy hoạch chương trình đào tạo; đổi mới tuyển sinh theo đánh giá năng lực; tiên phong mở các chương trình đào tạo mới thí điểm và hiện đại, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, và thực hiện hội nhập với nền giáo dục đại học của thế giới. Thành quả lớn nhất của 25 năm qua là từ chính những học trò của mình, ĐHQGHN đã đào tạo được đội ngũ cán bộ kế cận trẻ tuổi tài năng, đủ sức gánh vác sứ mệnh lớn lao và vẻ vang của nhà trường.

Qua 1/4 thế kỷ, chúng ta hết sức tự hào về những thành tựu mà các thế hệ lãnh đạo, các thế hệ thầy và trò, các thế hệ cán bộ khoa học đầu ngành, đầu đàn tài năng và tâm huyết, các GS, PGS, TSKH, TS – những trí thức ưu tú của ĐHQGHN và của nước nhà; các thế hệ cán bộ, viên chức, giảng viên, nghiên cứu viên, và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đào tạo đầy trách nhiệm và nhiệt huyết của ĐHQGHN qua các thời kỳ đã đóng góp và đạt được trong 25 năm qua, đồng thời cũng nhận thức đầy đủ những cơ hội, cũng như những thách thức trong tình hình và bối cảnh mới.

Giáo dục đại học đứng trước những thách thức về chất lượng; công ăn việc làm của người học sau khi tốt nghiệp và hội nhập với các chuẩn mực của quốc tế. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục Đào tạo đang có những chỉ đạo quyết liệt và giải pháp hữu hiệu để đổi mới mạnh mẽ giáo dục đại học Việt nam. Đảng ủy và Ban Giám đốc ĐHQGHN đã chỉ đạo trong thời gian tới tập trung hoàn thiện mô hình tự chủ đại học, trong hoạt động đào tạo tập trung vào nâng cao và mở rộng quy mô đào tạo các chương trình chất lượng cao; ưu tiên và tập trung nguồn lực cho đào tạo tiến sĩ, thu hút nhân tài, phát triển các nhóm nghiên cứu để tạo nguồn nhân lực kế cận và thúc đẩy công bố quốc tế, qua đó duy trì và nâng cao xếp hạng đại học; phát huy thế mạnh thống nhất và liên thông liên kết trong toàn ĐHQGHN, nâng cao khả năng thực hành, thực tập, thực tế và qua đó nâng cao chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm cho sinh viên.

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (1993-2018), chúc ĐHQGHN ngày càng phát triển, luôn xứng đáng là đầu tàu đổi mới, là đại học hàng đầu, nòng cột trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, hội nhập ngày càng mạnh mẽ và luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục Đào tạo và các bộ ngành và toàn xã hội để phát huy tối đa nội lực và thu hút tối đa các nguồn lực, sớm có tên trong bảng xếp hạng đại học có thứ hạng cao của khu vực và thế giới, đáp ứng mong mỏi của xã hội và nhân dân cả nước.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐHQGHN
Trưởng ban Đào tạo, ĐHQGHN

visio 2016 kaufen

Nghề nghiệp và cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật xây dựng của Trường Đại học Công nghệ

Xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng cơ sở cho mỗi quốc gia là lĩnh vực quan trọng, nhiệm vụ này phải đi trước, hoàn thiện trước để hỗ trợ, kích thích các lĩnh vực hoạt động công nghiệp, kinh tế xã hội hoạt động và phát triển thuận lợi hơn. Tất cả các nước phát triển đều có hệ thống hạ tầng cơ sở về giao thông, xây dựng, công nghiệp, thủy lợi … với quy mô, hoàn thiện khả năng khai thác cao. Ở các nước tư bản phát triển như Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản thời kỳ những năm thập kỷ 70 và 80, cùng với tốc độ phát triển kinh tế vũ bão thì đã bắt đầu có nhu cầu rất lớn về xây dựng, đô thị hóa và phát triển hệ thống công trình hạ tầng cơ sở. Trong khối lượng xây dựng khổng lồ đó đã nảy sinh rất nhiều các vấn đề liên quan đến thực tiễn xây dựng như vật liệu mới có tính năng, cường độ cao hơn, các công nghệ mới có năng lực vận hành tốt hơn, các quy trình thiết kế mới vừa đảm bảo tính an toàn nhưng đồng thời đem lại các hiệu quả kinh tế kỹ thuật. Để đáp ứng được các đòi hỏi như vậy thì đội ngũ về nhân lực cũng cần phải được chuẩn bị, đào tạo về mọi mặt và ở các cấp độ khác nhau.

Ở Việt nam, sau gần 30 năm kể từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới, đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển đòi hỏi phải đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng như xa lộ, đường sắt, cảng biển, sân bay và đầu tư vào hỗn hợp năng lượng hiệu quả như các nhà máy thủy điện, chạy than và khí đốt… Trong thập niên vừa qua, tổng đầu tư hạ tầng ở Việt Nam đã chiếm bình quân hơn 10% GDP, vượt qua khỏi các nền kinh tế Đông Á vốn nổi tiếng về mức đầu tư cơ sở hạ tầng cao. Kết quả từ tỉ lệ đầu tư cao của Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng quy mô đô thị hóa, phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, góp phần vào sự thành công về tăng trưởng và phát triển của đất nước.

Trong 2 thập kỷ đã qua, Việt Nam có rất nhiều những công trình xây dựng và giao thông hiện đại phục vụ phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sử dụng của người dân. Ở khu vực phía bắc các công trình xây dựng và giao thông tiêu biểu như hệ thống đường Cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Đại lộ Thăng Long, Đường Vành đai 3 Hà Nội, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài… Các hệ thống giao thông mới này thúc đẩy sự phát triển kinh tế của toàn khu vực cũng như nâng cao sự tiện lợi trong lưu thông hàng hóa và nhu cầu đi lại của người dân giữa Thủ Đô Hà Nội và các vùng lân cận. Tại khu vực phía Nam có rất nhiều hệ thống đường cao tốc tương tự như TPHCM-Long Thành – Dầu Giây, TPHCM – Trung Lương… Một số công trình lớn hiện đang thi công như dự án đường sắt đô thị Hà Nội – TPHCM. Bên cạnh đó hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nước cũng được đầu tư và phát triển mạnh mẽ tại các đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội và TPHCM, cũng như nhiều đập, hồ trữ nước phục vụ nông nghiệp, phòng chống hạn hán và phát điện trong cả nước.

Ngoài ra, các đô thị lớn của Việt Nam đặc biệt là Hà Nội và TPHCM đang phải đối mặt với vấn đề dân số tập trung quá đông. Tỷ lệ dân số tập trung cao dẫn đến đô thị trên thế giới hiện đối mặt với rất nhiều vấn đề như : vấn đề giao thông, vấn đề môi trường, vấn đề rác thải, vấn đề ô nhiễm nguồn nước, vấn đề xuống cấp của cơ sở hạ tầng, dễ bị tổn thương trước thiên tai và thảm họa (cháy nhà, bão, lũ lụt…)… Do đó việc phát triển và ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong xây dựng và giao thông để duy trì và phát triển đô thị bền vững là nhu cầu cấp bách.

Năm 2017, trường Đại học Công nghệ đã tuyển sinh đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng – Giao thông (mã ngành thí điểm). Năm 2018, ngành này đã có trong danh mục đào tạo của Bộ, tách ra thành ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng (mã ngành: 7510103) và Công nghệ kỹ thuật giao thông (mã ngành: 7510104) và năm 2018 tuyển sinh ngành Công nghệ kỹ thuật Xây dựng.

Chương trình đào tạo cung cấp nền tảng kiến thức của cả kỹ thuật và công nghệ xây dựng, được cập nhật so với chương trình đào tạo của các trường đại học danh tiếng trên thế giới trong lĩnh vực Civil Engineering như University of Tokyo (Nhật bản) và University of Melbourne (Úc).

GS Nguyễn Đình Đức, GS Hironori Kato và các học trò  tại công trường thi công cầu dây văng Bình Khánh (Sông Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh)

Chương trình cũng phát huy thế mạnh liên ngành của trường Đại học Công nghệ như  Công nghệ Thông tin, Điện tử và Vi cơ điện tử, Cơ học Kỹ thuật, cũng như môi trường và phát triển bền vững của các cơ sở khác trong toàn ĐHQGHN trong chương trình đào tạo, đặc biệt thể hiện trong các môn học mang tínhthời sự như: Thiết kế xây dựng các công trình đặc biệt, Thiết kế hệ thống cơ – điện trong xây dựng, Phát triển bền vững trong xây dựng – giao thông, Năng lượng mới và tiết kiệm năng lượng trong xây dựng, Quản lý và phát triển dự án, Duy tu và bảo trì công trình, …

Chương trình có sự tham gia xây dựng chương trình, tham gia giảng dạy của các chuyên gia từ tất cả các đại học lớn, đầu ngành trong lĩnh vực này trên địa bàn Thủ đô: Trường ĐH Giao thông Vận tải, trường ĐH Xây dựng, trường ĐH Thủy lợi, trường ĐH Việt Nhật và các doanh nghiệp Việt Nam, nước ngoài trong lĩnh vực này; Tận dụng được quan hệ hợp tác chặt chẽ với chương trình thạc sỹ kỹ thuật của trường Đại học Việt Nhật và các doanh nghiệp của Nhật bản tại Việt nam trong lĩnh vực này.

Đặc sắc của chương trình là có những học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về công nghệ kỹ thuật xây dựng gắn với phát triển bền vững, quy hoạch vùng và lãnh thổ, thích ứng với biến đổi khí hậu, công trình xanh, phong thủy.

GS Nguyễn Đình Đức và các học trò ngành kỹ thuật hạ tầng của Đại học Việt Nhật tại hầm Metro, bên máy khoan đào TBM  đangthi công đường hầm Metro  (Metro Bến Thành – Suối Tiên, TP Hồ Chí Minh)

Các hướng đào tạo và nghiên cứu chính của nhà trường trong lĩnh vực này gồm:

  • Vật liệu và kết cấu tiên tiến ứng dụng trong xây dựng, giao thông và hạ tầng
  • Xây dựng dân dụng và công nghiệp
  • Thiết kế, thi công, xây dựng nhà cao tầng
  • Thiết kế xây dựng, thi công công trình ngầm và các công trình đăc biệt
  • Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật mới trong xây dựng, giao thông và hạ tầng thích hợp với biến đổi khí hậu và các điều kiện thời tiết cực đoan
  • Thiết kế, thi công đường ô tô
  • Thiết kế, thi công cầu
  • Quy hoạch đô thị
  • Kinh tế xây dựng và quản lý dự án
  • Duy tu, bảo dưỡng công trình xây dựng, giao thông và hạ tầng
  • Kiến trúc và Phong thủy trong xây dựng

Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ PGS.TS Nguyễn Việt Hà và TS Hà Minh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CONICO ký kết hợp tác trong lĩnh vực xây dựng

Đặc biệt, ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng – Giao thông của nhà trường có nhóm nghiên cứu mạnh do GS.TSKH Nguyễn Đình Đức chủ trì, thu hút được nhiều tiến sĩ trẻ và các NCS, sinh viên của nhiều trường đại học trong nước và quốc tế tham gia, có nhiều kết quả nghiên cứu xuất sắc được công bố trên các tạp chí khoa học ISI có uy tín của quốc tế và đã được Giám đốc ĐHQGHN ký quyết định công nhận là nhóm nghiên cứu mạnh của ĐHQGHN.

Ngành công nghệ – kỹ thuật xây dựng – giao thông của nhà trường đã có hợp tác về nghiên cứu và đào tạo với cáccơ quan khoa học và ứng dụng hàng đầu của quốc gia, quốc tế để triển khai các hướngnghiên cứu như: Hợp tác với Viện Khoa học công nghệ xây dựng Việt Nam; Tổng  Công ty CONICO để triển khai các hướng nghiên cứu về tiêu chuẩn kỹ thuật công trình, các tiêu chuẩn công trình xanh; các công nghệ thiết kế hiện đại nhất về nhà cao tầng. Hợp tác với FACON và Shimizu (Nhật Bản) đào tạo và nghiên cứu về công nghệ – kỹ thuật các công trình ngầm, các công trình đặc biệt, các kỹ thuật chống xói lở đất và cấp thoát nước ngầm. Hợp tác với ĐH Công nghệ Melbourne, ĐH Birmingham nghiên cứu về tối ưu hóa và robotic, về chế tạo vật liệu mới composite. Hợp tác với Khoa Xây dựng ĐH Tổng hợp Melbourne (Úc) về các vật liệu đặc biệt chịu tải trọng nổ. Hợp tác với ĐH Tsukuba  (Nhật Bản) về dự báo mưa, nghiên cứu hiện tượng đảo nhiệt đô thị và dự báo các điều kiện thời tiết cực đoan ứng phó với biến đổi khí hậu. Hợp tác với Khoa Xây dựng và Kiến trúc ĐH Tokyo (Nhật Bản), Viện Công nghệ Tokyo (Nhật Bản), ĐH Yonsei, ĐH Sejong (Hàn Quốc),… cũng như các đại học lớn của Việt Namnhư Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Giao thông, ĐH Thủy Lợi, Tổng cục khí tượng Thủy văn quốc gia để triển khai giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ – kỹ thuật xây dựng, giao thông và kỹ thuật hạ tầng.

Bên cạnh đó, chương trình tận dụng được PTN kỹ thuật hạ tầng của Đại học Việt Nhật, Phòng Thực hành của Khoa Cơ kỹ thuật, các PTN của các đối tác lớn trên địa bàn Hà Nội.

Chương trình chú trọng đến các đồ án và các kỳ thực tập: 2 Đồ án bắt buộc (một đồ án sau khi kết thúc các môn cơ sở của ngành, đồ án 2 sau khi sinh viên đi vào các chuyên ngành), với 3 đợt thực tập: Thực tập tìm hiểu về nghề nghiệp, Thực tập kỹ thuật và Thực tập tốt nghiệp, cung cấp cho sinh viên kỹ năng học đi đôi với hành, thông qua các bài tập và các bài tính toán thiết kế trong đồ án và kỳ thực tập này. và tạo cơ hội cho sinh viên có điều kiện cho sinh viên thực hành thực tập ở các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, cũng như trao đổi sinh viên với các trường đại học của nước ngoài trong quá trình học tập.

Nhà trường cam kết sinh viên tốt nghiệp ngành này ở Đại học Công nghệ ra trường có thể đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực Công nghệ – Kỹ thuật Xây dựng.

                                                                                                                                     GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

                                                                                                                     Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông

.

360 total security kaufen

HỘI NGHỊ QUỐC TẾ ACCMS 9/2018 TẠI HÀ NỘI

ĐHQGHN tổ chức đăng cai Hội nghị quốc tế ACCMS vào tháng 9/2018.
Đây là Hội nghị lớn, có sự tham gia của nhiều nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực tính toán trong khoa học vật liệu trên toàn thế giới. Trân trọng thông báo tới các thầy/cô; các nhà khoa học, các đồng nghiệp trong và ngoài nước, các em NCS, học viên cao học, sinh viên biêt, tham gia. Thông tin về Hội nghị có thể tìm hiểu trên trang web sau: http://accms2018.uet.vnu.edu.vn/

Landwirtschaft macht schule praktischer unterricht https://ghostwritinghilfe.com/bachelorarbeit-schreiben-lassen/ auf dem bauernhof zum thema milch.

avast kaufen

Trường Đại học Công nghệ thành lập Bộ môn Công nghệ xây dựng – giao thông trực thuộc trường

Ngày 28/3/2018, Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà đã ký quyết định số  252/QĐ-ĐHCN về việc thành lập Bộ môn Công nghệ xây dựng – giao thông trực thuộc Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN) trên cơ sở Phòng thí nghiệm (PTN) Vật liệu linh kiện và kết cấu tiên tiến trực thuộc Khoa Cơ học kỹ thuật và tự động hóa.

Bộ môn Công nghệ xây dựng – giao thông là đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trực thuộc Trường ĐHCN và hoạt động theo quy chế tổ chức, hoạt động của Bộ môn trực thuộc trường. Về mặt hành chính, Bộ môn thuộc trường tương đương cấp Khoa.

Bộ môn Công nghệ xây dựng – giao thông có chức năng đào tạo các bậc đại học, sau đại học, ngắn hạn và chứng chỉ trong lĩnh vực công nghệ – kỹ thuật xây dựng, giao thông; bên cạnh đó, tiền thân là PTN Vật liệu và Kết cấu Tiên tiến, Bộ môn tiếp tục nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành vật liệu và kết cấu tiên tiến kỹ sư cơ học kỹ thuật; đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ cơ học kỹ thuật.

1

Nghiên cứu và chuyển giao, ứng dụng công nghệ, chuyển giao tri thức, triển khai các hoạt động hợp tác trong và ngoài nước, trong lĩnh vực xây dựng, giao thông.

Tham gia đào tạo, triển khai các hoạt động thực hành, thực tập cho người học các ngành/chuyên ngành khác của Trường ĐHCN theo phân công.

Những hướng đào tạo và nghiên cứu chính của Bộ môn được đề ra là:

  • Vật liệu và kết cấu tiên tiến ứng dụng trong xây dựng, giao thông và hạ tầng
  • Xây dựng dân dụng và công nghiệp
  • Thiết kế, thi công, xây dựng nhà cao tầng
  • Thiết kế xây dựng, thi công công trình ngầm và các công trình đăc biệt
  • Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật mới trong xây dựng, giao thông và hạ tầng thích hợp với biến đổi khí hậu và các điều kiện thời tiết cực đoan
  • Thiết kế, thi công đường ô tô
  • Thiết kế, thi công cầu
  • Quy hoạch đô thị
  • Kinh tế xây dựng và quản lý dự án
  • Duy tu, bảo dưỡng công trình xây dựng, giao thông và hạ tầng
  • Kiến trúc và Phong thủy trong xây dựng

2

Bộ môn là đầu mối triển khai chương trình đào tạo kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng – Giao thông. Các giáo sư, tiến sĩ, nghiên cứu sinh và các em sinh viên của Bộ môn được tham gia đào tạo gắn với nghiên cứu và thực tiễn, hoạt động trong môi trường nhóm nghiên cứu quốc tế, có nhiều kết quả xuất sắc được công bố trên các tạp chí khoa học ISI có uy tín của nước ngoài. Giảng viên được mời giảng dạy kiêm nhiệm từ nhiều trường đại học có uy tín trong lĩnh vực chuyên môn như ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Giao thông, ĐH Thủy lợi, Viện Khoa học  côn nghệ Xây dựng, ĐH Việt Nhật,… Sinh viên của ngành có nhiều cơ hội được nhận học bổng của các đối tác, doanh nghiệp. Mặc dù mới thành lập nhưng Bộ môn đã có nhiều hợp tác với doanh nghiệp, đối tác ở trong và ngoài nước, các trường đại học lớn của quốc tế như: ĐH Tổng hợp Tokyo, Viện Công nghệ Tokyo (Nhật Bản), ĐH Sejong, ĐH Yonsei (Hàn Quốc), Birmingham University, Kingston University (Vương quốc Anh), ĐH Vũ Hán (Trung Quốc), Melbourne University, Sydney University of Technology (Úc),…

Sự ra đời của bộ môn đánh dấu sự trưởng thành và lớn mạnh vượt bậc của Trường ĐHCN cũng như ĐHQGHN, tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành nghề đào tạo đáp ứng yêu cầu mới của thời đại và của đất nước.

Trường ĐHCN đã bắt đầu tuyển sinh ngành này từ năm 2017, và năm nay là năm thứ 2, với 100 chỉ tiêu.

Newer post older post home march , 2017 below is a collection of some of the best google apps for teachers and help for homework with https://homeworkhelper.net/ educators using android.

kaspersky kaufen

Vật liệu polymer composite sợi thủy tinh Sản phẩm Việt với chất lượng quốc tế

Our selection is write my essays based on our previous reviews of apps and tools created and shared by googles.

mcafee kaufen

NGƯỜI THẦY CÓ 2 HỌC TRÒ XUẤT SẮC ĐƯỢC NHẬN GIẢI THƯỞNG NGUYỄN VĂN ĐẠO

Năm nay giải thưởng Nguyễn Văn Đạo năm 2018- giải thưởng danh giá nhất của ngành Cơ học Việt Nam được trao cho TS Hoàng Văn Tùng,
giảng viên ĐH Kiến trúc , học trò của GS Nguyễn Đình Đức.
Như vậy đến nay ngành Cơ học Việt Nam có 4 người được nhận giải thưởng này:
1. TS. Nguyễn Xuân Hùng, ĐHKHTN HCM, 2011
2. TS. Lê Đình Tuân, ĐHBK HCM, 2014
3. TS. Trần Quốc Quân, ĐH Công nghệ, ĐHQGHN, 2016
4. TS. Hoàng Văn Tùng, ĐH Kiến trúc HN, 2017
Trong số 4 giải thưởng Nguyễn Văn Đạo đã có 2 là học trò GS Nguyễn Đình Đức là:
Trần Quốc Quân, SN 1991, giải thưởng NVĐ 2016
Hoàng Văn Tùng, SN 1981, giải thưởng NVĐ 2017
TS Trần Quốc Quân được giải thưởng Nguyễn Văn Đạo khi còn rất trẻ, mới 25 tuổi đời và khi đó vẫn còn đang là NCS của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN;
TS Hoàng Văn Tùng nguyên là NCS của trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.
Cả 2 em đều là là học trò được GS Nguyễn Đình Đức hướng dẫn trực tiếp làm luận án TS.
ĐQGHN xứng đáng là cái nôi đào tạo nhân tài.
Xin chúc mừng TS Hoàng Văn Tùng, chúc mừng GS Nguyễn Đình Đức và cả nhóm nghiên cứu của ông.
Thành công của 2 em sẽ là động lực để các thế hệ đàn em đi sau tiếp bước.
Hy vọng Nhóm nghiên cứu của GS Đức sẽ có nhiều học trò xuất sắc như thế, được vinh danh bằng các giải thưởng quốc gia, quốc tế.
GS Nguyễn Văn Đạo nguyên là Giám đốc đầu tiên của ĐHQGHN, nguyên Chủ tịch đầu tiên Hội Cơ học Việt Nam, ông cũng là Chủ tịch Hội đồng Quỹ trong KHTN, tiền thân của Quỹ Nafosted ngày nay.
Trong ảnh: GS Nguyễn Đình Đức cùng GS Nguyễn Văn Đạo trong chuyến thăm Hàn Quốc năm 2005:
Thăm Tập đoàn SK; Quỹ nghiên cứu Hàn Quốc, ĐH Seoul và Viện KIST

autocad lt kaufen

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Người con miền đất học Lai Xá

NGƯỜI CON MIỀN ĐẤT HỌC LAI XÁ:
LÀNG LAI XÁ – thuộc xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội nằm ngay sát thị trấn Nhổn, cách Trung tâm Thủ Đô Hà Nội tầm 13 km, là miền đất học. Thánh Hoàng Làng của làng là đức Thánh Trần Cao (thân sinh Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Ngài đã có thời gian sống ở đây, giúp dân làng sinh cơ lập nghiệp, vì vậy dân làng phải luôn phải kiêng kỵ tránh phạm húy, nói trệch “cao”” thành “”kiêu”). Đây cũng là quê hương của GS Nguyễn Văn Huyên nguyên Bộ trưởng Bộ giáo dục đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quê hương của GS Nguyễn Quang Riệu (Việt Kiều Pháp), nhà thiên văn học xuất sắc. Đây cũng là làng nghề Nhiếp Ảnh nổi tiếng và là quê hương của cụ Khánh Ký, cụ tổ làng nghề Nhiếp Ảnh Lai Xá (người đã truyền nghề ảnh cho Nguyễn Ái Quốc khi Người còn trẻ, hoạt động cách mạng ở Paris), và Lai xá quê ngoại, cũng là mảnh đất chân rau cắt rốn, nơi sinh của GS Nguyễn Đình Đức, Giám đốc PTN Vật liệu và Kết cấu tiên tiến.
Trân trọng giới thiệu với các bạn bài viết này trên báo “” Việt Nam hội nhập”” số tháng 11-2017, tháng tri ân các thầy cô giáo của Việt Nam:

VNHN – Hình ảnh in đậm trong tâm trí của nhiều người đã từng làm việc và tiếp xúc với ông chính là nhiệt huyết và sự uyên thâm của một nhà khoa học, kinh nghiệm và năng lực cao của một nhà quản lý, cùng cái tâm nghề, tâm đời mà ông luôn gìn giữ trong cuộc sống và sự nghiệp. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo đại học và sau đại học (Đại học QGHN) mãi là tấm gương sáng về một người trí thức để lớp trẻ học tập, noi theo.

Một thời để nhớ

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức sinh năm 1963 trong một gia đình có truyền thống hiếu học và cách mạng tại thôn thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức (Hà Tây cũ), nay thuộc Hà Nội. Quê nội ông ở thôn Huề Trì, xã An Phụ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương – mảnh đất địa linh nhân kiệt. Bố mẹ ông đã để lại cho ông niềm tự hào về truyền thống gia đình, về ý chí vươn lên vì nghĩa lớn; để rồi khi trưởng thành, dẫu phải trải qua bao gian khó, nhọc nhằn, ông vẫn không nản chí, vẫn vượt qua tất cả để thực hiện hoài bão của mình.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

Năm 6 tuổi, Nguyễn Đình Đức đã sớm xa quê hương vì gia đình lên lập nghiệp ở Yên Bái, một thị xã miền núi Tây Bắc. Ông là học sinh xuất sắc nhất của lớp chuyên toán khóa 1 của tỉnh Hoàng Liên Sơn (1978), và cũng là thủ khoa của Khoa Toán – Cơ trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khi chưa đầy 21 tuổi (1984), ông được trường Đại học Tổng hợp đề nghị và Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ (khi đó đang là Bộ trưởng Bộ Đại học) quyết định cho  ông được tham gia kỳ thi chọn NCS đi nước ngoài. Và ngay kỳ thi tuyển NCS năm 1985, ông đã đỗ đầu với số điểm cao nhất. Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã được Tạp chí “Who is who in the World” của Mỹ đưa vào danh mục những nhân vật nổi tiếng trong lần xuất bản thứ 18 từ năm 2001.

Ngọn lửa say mê trong học tập, khát vọng lớn lao trong nghiên cứu khoa học, đã tạo nên ở người trí thức Nguyễn Đình Đức chiều sâu của trí tuệ trong những hoạt động khoa học và hoạt động quản lý của mình trên suốt chặng đường dài cống hiến của ông. Nhưng cũng phải nói rằng, ở ông không chỉ đơn thuần là phẩm chất của một nhà khoa học, mà còn có cả bản lĩnh của một nhà quản lý giỏi. Có thể nói, những năm tháng đầu dựng nghiệp của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức không phải là một mạch của sự “xuôi chiều”, mà có không ít những cung đoạn khác nhau của cuộc sống và sự nghiệp. Nhưng dẫu sao, sự vất vả đó cũng giúp ông có thêm những trải nghiệm thực tiễn, làm nền cho những bước đi tiếp theo được vững vàng hơn.

Dẫu tài không thể thiếu tâm

Sự nghiệp nghiên cứu khoa học và công tác quản lý của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức thực sự đi vào chiều sâu và mang tính tập trung cao kể từ khi ông được Bộ Đại học cử đi làm luận án tiến sĩ ở Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva mang tên Lômônôxốp (MGU). Đối với ông, đây chính là bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Nơi đây chính là môi trường để ông tiếp xúc và học hỏi từ các nhà khoa học Xô Viết lỗi lạc và trưởng thành. Tại đây, ông đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sỹ Toán – Lý với đề tài “Các tiêu chuẩn bền của composite cốt sợi đồng phương” dưới sự hướng dẫn của GS.TSKH Pobedrya B.E, Chủ nhiệm Bộ môn Cơ học vật liệu composite tại ĐH Tổng hợp Quốc gia Maxcơva mang tên Lômônôxốp (MGU) – nơi hội tụ của các nhà khoa học Xô Viết lỗi lạc, và sau đó tiếp tục bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sỹ khoa học ở Viện Hàn lâm Khoa học Nga khi 34 tuổi. Kết quả nghiên cứu về composite siêu bền có cấu trúc không gian của ông đã được cấp bằng phát minh, năm 1999.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức tham dự phiên họp thứ nhất Hội đồng Khoa học Đào tạo của Đại học Việt Nhật tại Nhật Bản

Trong thời gian học tập và công tác tại LB Nga, ông được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tại LB Nga (1999-2001), thành viên nước ngoài của Viện Hàn Lâm Khoa học Tự nhiên Nga (1999) và Viện Hàn Lâm Phát minh và Sáng chế Quốc tế (1999), Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa V (1999-2004). Năm 1997, với thành tích nghiên cứu xuất sắc, TS Nguyễn Đình Đức được Trường Đại học Tổng hợp Clemson (Hoa Kỳ) mời ông sang làm trợ giảng. Trước những lời động viên cố vấn của bạn bè và nhiều đồng nghiệp khuyên ông nên sang Hoa Kỳ, nhưng ông lại quyết định tích lũy sâu hơn nữa kiến thức và kinh nghiệm để trở về Việt Nam làm việc. Bởi ông muốn phát triển hơn nữa điều kiện nghiên cứu và giảng dạy, xây dựng và đào tạo đội ngũ thế hệ trẻ giải quyết các vấn đề của thực tiễn liên quan đến composite, góp phần xây dựng ngành khoa học này ở Việt Nam.

Trở về nước, được sự tín nhiệm của GS.VS Vũ Tuyên Hoàng, khi đó nguyên là Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã là một trong những người đứng ra vận động, sáng lập và là một trong những Phó Chủ tịch đầu tiên của Hội trí thức KHCN trẻ Việt Nam (2004-2010). Bên cạnh đó, ông cũng từng là Trưởng ban Tổ chức các Hội nghị khoa học quốc gia, quốc tế lớn như Hội nghị Toàn quốc về Cơ điện tử lần thứ VI (2012), Hội nghị quốc tế về Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa ICEMA 1(2010), ICEMA2(2012), ICEMA3(2014). Đồng thời, ông cũng tham gia phản biện cho hơn 50 tạp chí quốc tế ISI, trong đó có nhiều tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực Cơ học và vật liệu mới.

Kể từ những ngày đầu bước chân vào nghiên cứu khoa học cho đến nay, ông đã chọn cho mình hướng đi bền bỉ và gắn trọn vẹn với nghiên cứu về vật liệu composite. Loại vật liệu mới có độ bền cơ học cao, vừa nhẹ và bền với các môi trường kiềm, a xít, nhiệt độ cao… mà vật liệu tự nhiên không có được.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức luôn nhiệt huyết truyền lại kiến thức cho học trò

Không thể nói là chỉ có thuận lợi, mà khó khăn cũng rất nhiều. Trong quá trình đó, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã thể hiện được cả tài năng và cái tâm nghề của mình. Với sự nghiêm túc và sáng tạo trong nghiên cứu, ông đã hội nhập với trình độ và các hướng nghiên cứu hiện đại của thế giới, tiếp cận những xu thế của cuộc cách mạng 4.0 trong lĩnh vực vật liệu mới, thu được những kết quả nghiên cứu khoa học có giá trị và nhiều kết quả trong số đó đã được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín. Đến nay, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã công bố trên 200 công trình khoa học ở trong và ngoài nước, trong đó hai phần ba là các bài báo, báo cáo khoa học xuất bản, công bố ở nước ngoài với trên 100 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI. Ông cũng đã thành công trong việc áp dụng những tính toán nghiên cứu lý thuyết của mình để đề xuất sử dụng các hạt nano titan oxit như là thành phần gia cường làm tăng khả năng chống thấm, chống giòn, chống nứt cho vật composite polymer. Sáng kiến của ông đã được áp dụng để chế tạo đà máy tàu thủy bằng composite ở một doanh nghiệp đóng tàu của Việt Nam, đồng thời, những kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của ông về nano composite hạt titan oxit không chỉ được đăng trên các tạp chí quốc tế ISI, mà còn được Cục sở sữu trí tuệ cấp patent (Bằng Giải pháp hữu ích, 2016). Sản phẩm “Thiết bị dẫn đường quán tính phục vụ dẫn đường các phương tiện chuyển động có điều khiển” của đề tài nghiên cứu khoa học hợp tác giữa trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN và Viện Tên lửa – Viện KHCN QS – Bộ quốc phòng do ông làm Phó chủ nhiệm đề tài đã được giải 3 Nhân tài đất việt năm 2008.

Với vai trò là một người thầy, ông không chỉ động viên tinh thần mà còn giúp đỡ nhiều em sinh viên giỏi có hoàn cảnh khó khăn theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu. Tấm lòng nhân ái, sự say mê khoa học, tin yêu cuộc sống, sự động viên, chia sẻ của ông luôn là sự động viên khích lệ các thế hệ học sinh vững vàng ý chí và nghị lực để tiếp bước trên con đường khoa học.

Ông vẫn luôn tâm huyết miệt mài với từng trang giáo án, những bài giảng của ông luôn mang tính sáng tạo đổi mới giúp học trò tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Nhiều học trò của ông giờ đây đã trưởng thành và thành tài, có những người đã là thủ trưởng các đơn vị lớn như TS. Đinh Khắc Minh, là Viện trưởng Viện KHCN tàu thủy (Bộ Giao thông vận tải); TS. Hoàng Văn Tùng, là Chủ nhiệm Bộ môn Cơ lý thuyết của ĐH Kiến trúc Hà Nội. Nhiều học trò được ông hướng dẫn NCKH ngay từ những năm tháng sinh viên đã có nhiều bài báo khoa học có giá trị được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế ISI có uy tín và đạt giải nhất về nghiên cứu khoa học của trường Đại học Công nghệ cũng như của ĐHQGHN (như các em Trần Quốc Quân, Phạm Hồng Công, Vũ Văn Dũng, Phạm Toàn Thắng,…) và hầu hết các em đều là thủ khoa và được chuyển tiếp làm NCS ngay sau khi tốt nghiệp đại học.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã xuất bản 4 đầu sách chuyên khảo và giáo trình về lĩnh vực chuyên ngành giảng dạy, nghiên cứu. Đặc biệt, ông đã có sách chuyên khảo về composite 3 pha có cấu trúc không gian được xuất bản bằng tiếng Nga (năm 2000) và cuốn sách chuyên khảo bằng tiếng Anh về ổn định tĩnh và động lực học của các kết cấu tấm và vỏ vật liệu composite chức năng FGM (năm 2014), được cộng đồng khoa học quốc tế đánh giá cao. Công thức phi tuyến xác định các mô đun đàn hồi cho composite hạt nano của ông đã được cộng đồng khoa học biết đến gắn với tên “Vanin – Nguyen Dinh Duc” (GS. G.A Vanin là nhà khoa học lỗi lạc của Nga – Trưởng PTN Vật liệu composite của Viện hàn lâm Khoa học Nga).

Với những cống hiến xuất sắc cho khoa học, GS Nguyễn Đình Đức đã được mời tham gia Hội đồng quốc tế của các tạp chí quốc tế, được mời là giáo sư nghiên cứu, thỉnh giảng tại các trường đại học danh tiếng của nước ngoài như Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva mang tên Lômônôxốp (MGU), Viện nghiên cứu chế tạo máy (Viện Hàn lâm Khoa học Nga), Viện khoa học công nghệ tiên tiến của Nhật Bản (JAIST), Đại học Birminhham (University of Birmingham), Vương Quốc Anh, Đại học Tổng hợp Sejong University của Hàn Quốc,… Tên tuổi của GS Nguyễn Đình Đức và Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến do ông sáng lập đã được biết đến và có uy tín trong cộng đồng khoa học quốc tế.

Cuộc đời của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là tấm gương sáng của sự kiên trì lao động và cống hiến cho khoa học, cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Ông là người có nhiều cống hiến đặc biệt cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ĐHQGHN, đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng như Trưởng ban Khoa học Công nghệ của ĐHQGHN (2005-2008), Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ (11.2008-9.2012) và từ 10.2012 đến nay là Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN. Đó là chặng đường dài cống hiến tâm sức và trí tuệ của ông cho đất nước.

Trải qua gần 40 năm hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công tác quản lý, dù ở bất cứ cương vị công tác nào – vai trò nhà giáo, nhà khoa học hay nhà quản lý – GS.TSKH Nguyễn Đình Đức  cũng luôn “cháy” hết mình vì sự nghiệp chung. Đối với ông, cuộc sống sẽ thật vô vị, thật không còn ý nghĩa gì nữa nếu không làm việc và cống hiến cho cộng đồng

xã hội, cho đất nước. Vì vậy mà không khó khăn nào làm ông nản lòng, không thử thách nào làm ông nhụt chí. Những đóng góp của ông trong suốt thời gian qua thật đáng trân trọng. Nhiều thế hệ cán bộ, sinh viên, học viên được ông giảng dạy, dìu dắt  không thể quên một người thầy giản dị nhưng đầy trí tuệ với nghề, đầy nhiệt huyết với nghiệp; luôn đem hết tài và tâm của mình để cống hiến cho sự nghiệp chung. Kinh nghiệm quản lý, kết quả nghiên cứu khoa học và những đóng góp của ông không còn là của riêng ông, mà là giá trị chung của khoa học nước nhà, vì sự lan tỏa, tính thiết thực và ý nghĩa sâu sắc mà các công trình có được. Những đóng góp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học của ông đã và đang góp phần tích cực vào sự phát triển chung của Đại học QGHN, của công tác đào tạo bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ cán bộ chất lượng cao, trình độ cao cho công cuộc đổi mới đất nước./.

Khánh Linh

Nguồn Báo Việt Nam hội nhập

We have turned this collection in a handy infographic which you can download and print in pdf format from this https://homework-writer.com link.

coreldraw kaufen