Seminar về vật liệu chức năng có cơ tính biến đổi FGM
Ngày 22-1-2015, tức là ngày mai nhóm nghiên cứu (NNC) của thầy GS.TSKH Nguyễn Đình Đức sẽ có buổi seminar quan trọng về vật liệu chức năng có cơ tính biến đổi FGM. Với sự góp mặt của thầy PGS Ngô Đức Tuấn từ bên Úc.
Buổi seminar thảo luận về phương pháp, hướng nghiên cứu giữa hai NNC và có phần báo cáo của thầy PGS Ngô Đức Tuấn và NNC của thầy GS.TSKH Nguyễn Đình Đức.
Kính mong các thầy cô, anh chị nghiên cứu sinh và các bạn sinh viên quan tâm đến dự.
Thời gian: 9h30 ngày 22-1-2015
Địa điểm: Phòng 102 – Tòa nhà E3 – 144 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội
Chúc buổi seminar thành công tốt đẹp !
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2014 CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU
Trưởng nhóm: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức
Năm 2014, Giáp Ngọ đã khép lại và năm mới Ất Mùi 2015 đã bắt đầu, nhìn lại chặng đường 1 năm của nhóm nghiên cứu (NNC), chúng ta có thể thấy trong năm qua NNC đã nỗ lực vượt bậc và thu được nhiều kết quả tốt đẹp:
Continue reading
Phát triển nhóm nghiên cứu trong trường ĐH – Xu thế tất yếu
VOV.VN – Các NNC được coi là tế bào sống của hoạt động khoa học và của hoạt động đào tạo trong các trường ĐH
Với định hướng phát triển theo mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến, đa ngành, đa lĩnh vực, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã thực hiện đào tạo chất lượng cao, trình độ cao thông qua việc gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo với nghiên cứu khoa học, quan tâm xây dựng, phát triển các nhóm nghiên cứu (NNC) mạnh và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.
Nhân ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 18/5/2014, phóng viên VOV phỏng vấn GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, một trong những giáo sư đầu ngành trong ngành Cơ học của Việt Nam. Ông đã công bố trên 100 công trình khoa học ở trong và ngoài nước, trong đó có bằng phát minh, sáng chế, sách chuyên khảo xuất bản ở nước ngoài và 40 bài báo trên tạp chí quốc tế ISI.
Continue reading
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Triết lý về đào tạo nhân tài của ĐHQGHN
Nhân dịp năm mới cổ truyền Ất Mùi, báo Giáo dục Việt Nam có giới thiệu 2 bài viết của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo (Đại học và Sau Đại học) của ĐHQGHN. Trân trọng giới thiệu với các bạn.
Nhân tài giúp nguyên khí quốc gia mạnh lên
Triết lý của một mô hình đào tạo tiên tiến
VẬT LIỆU COMPOSITE – TIỀM NĂNG VÀ ỨNG DỤNG
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Khái niệm về vật liệu mới composite:
Compsite là vật liệu được tổng hợp nên từ hai hay nhiều loại vật liệu khác nhau, nhằm mục đích tạo nên một vật liệu mới, ưu việt và bền hơn so với các vật liệu ban đầu. Vật liệu composite bao gồm có vật liệu nền và cốt. Vật liệu nền đảm bảo việc liên kết các cốt lại với nhau, tạo cho vật liệu gồm nhiều thành phần có tính nguyên khối, liên tục, đảm bảo cho composite độ bền nhiệt, bền hoá và khả năng chịu đựng khi vật liệu có khuyết tật. Vật liệu nền của composite có thể là polyme, các kim loại và hợp kim, gốm hoặc các bon. Vật liệu cốt đảm bảo cho composite có các mođun đàn hồi và độ bền cơ học cao. Các cốt của composite có thể là các hạt ngắn, bột, hoặc các sợi cốt như sơi thuỷ tinh, sợi polyme, sợi gốm, sợi kim loại và sợi các bon,…Về mặt đặt bài toán của cơ học, người ta còn định nghĩa vật liệu composite là vật liệu mà tính chất của nó phụ thuộc vào toạ độ.
Ưu điểm lớn nhất của composite là có thể thay đổi cấu trúc hình học, sự phân bố và các vật liệu thành phần đẻ tạo ra một vật liệu mới có độ bền theo mong muốn. Rất nhiều đòi hỏi khắt khe của kỹ thuật hiện đại ( như nhẹ, lại chịu được nhiệt lên đến 3000oC,…) chỉ có composite mới đáp ứng nổi, vì vậy, vật liệu composite giữ vai trò then chốt trong cuộc cách mạng về vật liệu mới.
Thực ra, quá trình tạo nên composite là sự tiến hoá trong ngành vật liệu: Từ vật liệu chỉ có một cấu tử ( như kim loại nguyên chất), người ta đã biết tận dụng tính ưu việt của các cấu tử để tạo ra các vật liệu có hai hay nhiều cấu tử ( hợp kim ), rồi từ 3 nhóm vật liệu đã biết là kim loại, vật liệu vô cơ ceramic và hữu cơ polyme, người ta đã tìm cách tạo ra composite – vật liệu của các vật liệu để kết hợp và sử dụng kim loại-hợp kim, các vật liệu vô cơ và hữu cơ đồng thời, hợp lý. Và mới đây người ta đã nói đến super-composite: composite của composite ( khi các vật liệu thành phần cũng là composite).
Dựa vào các đặc trưng cơ lý hoá, người ta phân vật liệu ra thành 4 nhóm chính: kim loại và các hợp kim, vật liệu vô cơ-ceramic, vật liệu polyme và gần đây nhất là vật liệu tổ hợp compsite.
Vật liệu kim loại (và hợp kim) là những vật liệu dẫn điện tốt, phản xạ ánh sáng với màu sắc đặc trưng, có khả năng biến dạng dẻo cao. Đặc điểm cấu trúc kim loại là sự sắp xếp có trật tự của các nguyên tử, tạo thành mạng tinh thể, trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hoàn toàn sang trạng thái không trật tự ( vô định hình ). Kim loại thông dụng có thể kể ra như thép, đồng, nhôm, tin tan, niken,…và các hợp kim của chúng. Ưu điểm của kim loại là dẫn điện, dẫn nhiệt, mô đun đàn hồi cao, độ bền cơ học cao. Nhược điểm lớn nhất của kim loại là không bền với môi trường kiềm và axit, dễ bị oxi hóa, và nhiều kim loại độ bền nhiệt không cao. Khối lượng riêng của nhiều kim loại rất lớn nên bị hạn chế khi sử dụng để thiết kế chế tạo các khí cụ bay.
Continue reading
30 năm seminar Cơ học vật rắn biến dạng
Ngày 27/10/2012, tại Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN đã tổ chức seminar khoa học và kỷ niệm 30 năm seminar về cơ học vật rắn biến dạng (1982-2012).
Đến dự có đông đảo các thành viên của xemina đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội và nghiên cứu sinh, học viên cao học.Cơ học vật rắn biến dạng (CHVRBD) là ngành khoa học liên quan đến tính toán cho vật liệu và kết cấu, từ những cấu trúc nano cho đến kết cấu tấm, vỏ, nhà cao tầng… và có mặt trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, giao thông vận tải, công trình biển, công trình thủy, cơ khí – chế tạo máy, điện hạt nhân, hàng không vũ trụ…
Continue reading