Mổ xẻ nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam

TPO – Thời gian vừa qua, chất lượng đào tạo tiến sĩ là một trong những đề tài nóng trong dư luận xã hội.

Nhiều ý kiến chưa tin tưởng vào chất lượng đào tạo tiến sĩ hiện nay do: đề tài nghiên cứu không xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, kết quả nghiên cứu không có điểm mới, chất lượng nghiên cứu sinh không đồng đều, một số cơ sở đào tạo tiến sĩ buông lỏng trong quản lý đào tạo tiến sĩ…

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ GD&ĐT cần có biện pháp tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục ở các cấp, đặc biệt là giáo dục đại học và sau đại học, chấn chỉnh việc đào tạo tiến sĩ.

Vấn đề đặt ra là thực trạng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam hiện nay ra sao; cần có những giải pháp như thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế?.

Để trả lời câu hỏi đó, hôm nay (10/11), Bộ GD&ĐT đã tổ chức tọa đàm nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ với các khách mời là GS. Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, GS.Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, GS. Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, bà Vũ Lan Anh, phó hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội. các vấn đề liên quan đến đào tạo tiến sĩ được trao đổi thẳng thắn, cởi mở từ các nhà quản lý, các chuyên gia và các cơ sở đào tạo tại buổi tọa đàm.

Theo  GS.Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT,  có ba nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiến sĩ. Thứ nhất là do  chính bản thân thí sinh không xác định được mục tiêu nghiên cứu.  Thứ hai là người hướng dẫn phải hướng dẫn quá đông nghiên cứu sinh và thứ ba là tại các cơ sở đào tạo tiến sĩ. “Có rất nhiều cơ sở đào tạo nghiêm túc, đúng chất lượng. Nhưng vẫn có những cơ sở đào tạo còn xuê xoa, du di nên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo” – thứ trưởng Ga nói.

Còn theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đồng ý với quan điểm của thứ trưởng Bùi Văn Ga. Tuy nhiên  GS.Đức có bổ sung thêm một nguyên nhân nữa là chất lượng đầu vào.  Đầu vào ngày xưa 30 thí sinh thi chỉ chọn 2. Thứ hai là trong quá trình đào tạo có những kỳ thi rất quan trọng. Thứ ba, khi trao bằng tiến sĩ, hội đồng đó thấy nghiên cứu sinh  đó có xứng đáng nhận không. “Như vậy, có khi 5 năm nghiên cứu sinh mới có bằng hoặc 7 năm mới có bằng” – GS. Đức chia sẻ.

Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo Tiến sĩ, theo thứ trưởng Bùi Văn Ga, trong điều kiện kinh tế của Việt Nam thì không nên đầu tư dàn trải. Do đó, số lượng tiến sĩ chưa cần nhiều nhưng phải có chất lượng.

Cũng theo thứ trưởng Bùi Văn Ga, năm 2016 Bộ GD&ĐT xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu đào tạo tiến sĩ. Dữ liệu do các cơ sở đào tạo nhập trực tuyến và gửi kèm báo cáo về Bộ GDĐT. Kết quả rà soát tổng thể các điều kiện đảm bảo chất lượng đang được kiểm tra với sự tham gia của các cơ sở đào tạo. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang yêu cầu các cơ sở đào tạo đối chiếu, kiểm tra lần cuối cùng trước khi tiến hành công bố công khai kết quả rà soát.

Theo Báo điện tử Tiền phong

In https://homework-writer.com/ the top left corner, click enter site name.

GS Nguyễn Đình Đức: “Chưa có nước nào đào tạo tiến sĩ rẻ như Việt Nam”

10/11/2016  14:17 GMT+7

– Bộ GD-ĐT đang tiến hành sửa đổi, bổ sung quy chế đào tạo tiến sĩ nhằm nâng cao chất lượng của bậc đào tạo này. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, quy chế mới sẽ được sửa đổi theo hướng đặt chất lượng lên hàng đầu, giảm quy mô số lượng đào tạo.

– Trong thời gian vừa qua, nhiều cơ sở đào tạo tiến sĩ chạy theo số lượng mà không để ý đến chất lượng, nhiều luận án tiến sĩ ít giá trị thực tế, không có tính khoa học. Xin ông cho biết quan điểm của Bộ GD-ĐT về hiện tượng này?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Trước hết phải khẳng định trong điều kiện trong điều kiện cơ sở vật chất cũng như đầu tư như hiện nay các cơ sở giáo dục đào tạo được tiến sĩ là sự cố găng lớn, cần phải đánh giá cao.

Hầu hết cơ sở đào tạo tiến sĩ hiện nay chấp hành nghiêm quy chế. Tuy nhiên, vẫn có nơi có lúc cơ sở buông lỏng quản lý chất lượng, chạy theo số lượng dẫn đến có những luận án tiến sĩ không đảm bảo chất lượng, gây bức xúc trong xã hội.

'Chưa có nước nào đào tạo tiến sĩ rẻ như Việt Nam'

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga. Ảnh: Lê Văn

– Nguyên nhân của tình trạng vàng thau lẫn lộn trong đào tạo tiến sĩ thời gian qua là do đâu, thưa ông?

– Nguyên nhân đầu tiên là do nghiên cứu sinh (NCS) ko xác định rõ động cơ khi làm nghiên cứu sinh (NCS). NCS là đào tạo ra các nhà nghiên cứu với những trí tuệ mới chứ không phải đào tạo kỹ năng làm nghề. Nhiều NCS không xác định được rõ động cơ, mục tiêu này nên dẫn đến chất lượng không đảm bảo.

Nguyên nhân nữa là người hướng dẫn NCS do chất lượng chưa đồng đều nên quá trình hướng dẫn còn hạn chế, do hạn chế nên không tiếp cận được với học thuật thế giới.

Nguyên nhân tiếp theo là về phía cơ sở giáo dục đào tạo TS. Do chưa thực hiện nghiêm quy chế nên chất lượng bị buông lỏng, một số cơ sở hội đồng không đảm bảo yếu tố khách quan.

Nguyên nhân cuối cùng do nguồn lực đầu tư của nhà nước, kinh phí đào tạo của chúng ta quá thấp, không đủ để NCS thực hiện các nghiên cứu có chất lượng.

– Được biết, Bộ GD-ĐT đang tiến hành sửa đổi, bổ sung quy chế đào tạo tiến sĩ, xin ông cho biết, quy chế đào tạo tiến sĩ trong thời gian tới sẽ được điều chỉnh theo hướng nào?

Thủ tướng vừa ký ban hành Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia. Khung cơ cấu hệ thống quy định rõ TS là nghiên cứu và thời gian đàoa tạo 3-4 năm. Khung trình độ tiêu chuẩn đầu ra tiến sĩ, được xây dựng theo khung tham chiếu ASEAN.

Hai khung trình độ này sẽ cơ sở để thực hiện sửa đổi trong quy chế đào tạo tiến sĩ cũng như thiết kế chương trình phù hợp.

Đẻ thỏa mãn các tiêu chí, NCS phải có tiêu chí đầu vào nhất định đòi hỏi cao hơn trước dây, trước hết là ngoại ngữ. Trước đây quy định ngoại ngữ là chuẩn đàu ra, giờ không phù hợp, mà phải quy định đầu vào, ngoại ngữ là công cụ cần thiết sử dụng vào nghiên cứu.

Công trình TS, luận án TS là công trình khoa học phải chứa đựng cái mới, phải đăng trên các tạp chí quốc tế để người ta bình luận, phản biện để thấy cái mới trong các luận án. Chúng ta muốn hội nhập quốc tế thì buộc phải công bố quốc tế.

Việc quy định người hướng dẫn để NCS thực hiện tốt vai trò nghiên cứu của mình thì định hướng nghiên cứu của các thầy rất quan trọng. Thầy phải đi trước, có hợp tác quốc tế mới định hướng hướng dẫn NCS thành công luận án của mình.

Để thực hiện mọi điều trên, vấn đề quy định kinh phí, chi phí đào tạo NCS cũng phải nâng lên.

Hiện chi phí 15 triệu/năm qua thấp, khó có thể đào tạo NCS bài bản. Mỗi lần nghiên cứu ra cái mới phải thí nghiệm thực hành, thực tập, buộc phải có có đầu tư nhất định. Nếu có ít ngân sách chúng ta tập trung đầu tư cho ít nghiên cứu sinh hơn, còn hơn đầu tư dàn trải.

Mục đích của việc sửa quy chế là nâng cao chất lượng, hạn chế số lượng trong điều kiện nguồn lực đầu tư có giới hạn hiện nay.

– Vậy làm thế nào để kiểm soát chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ của các cơ sở để tăng chi phí đầu tư cho hoạt động đào tạo này, thưa ông?

– Chúng tôi mong muốn xây dựng điều kiện tiếp nhận NCS. Chẳng hạn, tuyển NCS thì không tuyển theo đợt nữa mà tuyển khi trường có đề tài nghiên cứu, có tiền. Các trường có thể đăng tải thông báo tuyển NCS cho các đề tài cụ thể với điều kiện làm việc, mức đãi ngộ cụ thể để các NCS có thể nộp hồ sơ. Như vậy, thầy sẽ tìm được NCS giỏi để làm.

Hiện nay, nhiều người không có đề tài, không có tiền nhưng do yêu cầu của cơ sở nên hàng năm vẫn có chỉ tiêu tuyển sinh. Trường tuyển rồi giao cho các thầy. Quy định hiện hành cũng chỉ quy định số lượng NCS mà các PGS, GS được hướng dẫn chứ không quy định điều kiện nhận NCS cụ thể như thế nào. Chính vì thế, việc đào tạo tiến sĩ hiện nay mới nảy sinh nhiều bất cập.

Nên có định nghĩa rõ về tiến sĩ

Tại buổi tọa đàm nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ do Bộ GD-ĐT phối hợp với báo Tuổi Trẻ TP.HCM tổ chức sáng 10/11, GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước cho rằng, phải thể hiện rõ định nghĩa về tiến sĩ.

Theo GS Nhung, NCS khi bảo vệ bằng TS nhất định không thể không có cái gì mới, không có phát minh dù ở mức độ khác nhau.

Đồng tình với quan điểm này, GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐHQG Hà Nội cho rằng, quy mô đào tạo tiến sĩ hiện nay quá nhiều. Trong Luật Giáo dục cũng chỉ quy định tiến sĩ phải hoàn thành bao nhiêu chuyên đề, bảo vệ luận án được hội thồng thông qua.

Theo GS Đức, Bộ nên cụ thể hóa thế nào là tiến sĩ, với các tiêu chí rành mạch hơn nữa sẽ thuận lợi cho các cơ sở đào tạo thực hiện.

Cần có điều kiện đào tạo tiến sĩ

Theo ý kiến các khách mời tại tọa đàm, nhất thiết cần đặt ra điều kiện cụ thể đối với việc đào tạo tiến sĩ, từ đầu vào NCS cho tới người hướng dẫn.

PGS.TS Vũ Lan Anh (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội)cho rằng, có tuyển sinh được người giỏi thì mới đào tạo được tiến sĩ giỏi. Trong điều kiện tuyển sinh thì khả năng nghiên cứu và yếu tố ngoại ngữ là quan trọng nhất.

Theo bà Lan Anh, với quy định hiện nay về đầu vào ngoại ngữ thì không đủ để NCS có thể đọc được tài liệu nước ngoài.

“Nếu yêu cầu NN cao hơn, chất lượng đào tạo sẽ tốt hơn” – bà Lan Anh cho hay.

GS Nguyễn Đình Đức thì cho rằng, người thầy hướng dẫn cũng rất quan trọng trong đào tạo tiến sĩ. Đó phải là những người có trình độ và phải thực sự khắt khe, không được dễ dãi trong quá trình đạo tạo.

Theo ông Đức, đối với những người thầy giỏi cũng phải có chế độ đãi ngộ xứng đáng. Bằng chứng là những trường đại học ngoại công lập thu hút được nhiều người, nhiều công bố quốc tế nhờ chế độ đãi ngộ tốt. Trong khi đó, lương hướng dẫn NCS của PGS, GS chỉ 3 triệu/năm.

Chưa có nước nào đào tạo tiến sĩ rẻ như VN

GS Nguyễn Đình Đức cho rằng, việc nâng chuẩn đào tạo tiến sĩ cần phải có lộ trình để các cơ sở thích ứng. Chẳng hạn như các cơ sở đào tạo KHXH thì việc công bố quốc tế nhiều ngay sẽ rất khó.

Ông Đức cho rằng, mấu chốt trong vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ là vấn đề cơ sở vật chất và kinh phí.

Ông Đức cho biết, ở ĐHQGHN kinh phí cho đào tạo 1 NCS 1 năm chỉ 18 triệu đồng là quá thấp. Hiện tại, nhiều em giỏi đi học nước ngoài là không về nữa.

Do đó, NCS đi học phải được cơ quan trả tiền sau đó phải về phục vụ cho cơ quan. Trong khi đó, các trường cần được tháo gỡ trong cơ chế thu học phí cũng như đầu tư kinh phí.

GS Trần Văn Nhung cho rằng, chưa quốc gia nào đào tạo rẻ như vậy. Theo GS Nhung, ngoài việc chia sẻ với lo lắng của xã hội về chất lượng đào tạo tiến sĩ, Bộ GD-ĐT cùng các cơ sở đào tạo cũng phải có trách nhiệm giải thích rõ những bất cập hiện tại trong điều kiện đào tạo tiến sĩ, cần tăng cường đầu tư mạnh mẽ hơn cho bậc đào tạo này.

Theo Vietnamnet

From the menu on the right, click pages and then add page https://homework-writer.com/ add page.

“Đào tạo tiến sĩ đang chạy theo số lượng, buông lỏng chất lượng”

13:59 10/11/16
(GDVN) – “Năm 1976, Việt Nam lần đầu tiên đào tạo phó tiến sĩ trong nước. 6 năm sau đào tạo tiến sĩ trong nước. Khó khăn thế nhưng chất lượng rất tốt, không ai kêu ca”.

Đầu năm 2016, dư luận xôn xao, đưa ra nghi vấn về chất lượng đào tạo tiến sĩ, khi riêng một cơ sở đào tạo như Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã có chỉ tiêu lên đến 350 tiến sĩ/năm.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ vào tháng 5/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ GD&ĐT cần có biện pháp tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học và sau đại học, chấn chỉnh việc đào tạo tiến sĩ.

Ngày 10/11, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT tổ chức tọa đàm “Nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ”.

Buổi tọa đàm này nằm trong nhiều nội dung được Bộ GD&ĐT triển khai để thăm dò, trưng cầu ý kiến góp ý của các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục nhằm tiến tới điều chỉnh các quy định liên quan tới đào tạo tiến sĩ.

Tới dự tọa đàm có GS.TSKH Bùi Văn Ga – thứ trưởng Bộ GD&ĐT, GS.TSKH Trần Văn Nhung – Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – trưởng ban đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS.TS Vũ Thị Lan Anh – phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.

Chất lượng luận án tiến sĩ vàng thau lẫn lộn

Mở đầu buổi tọa đàm, một câu hỏi nóng gửi đến Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: “Có một thực tế rõ ràng là chất lượng luận án tiến sĩ ở các cơ sở đào tạo không đồng đều và có thể vàng thau lẫn lộn.

Nhiều luận án ít giá trị thực tế, không có tính khoa học, như một báo cáo tổng kết… nhưng nghiên cứu sinh vẫn được cấp bằng tiến sĩ. Liệu có phải do đào tạo tiến sĩ hiện đang chạy theo số lượng và xem nhẹ chất lượng. Quan điểm của Bộ về nhận định này?”.

Toàn cảnh buổi tọa đàm (Ảnh: Xuân Trung)

Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng trước hết phải ghi nhận các cơ sở đào tạo đã nỗ lực để đào tạo nhiều tiến sĩ chất lượng trong điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện nghiên cứu và đào tạo trong nước còn nhiều hạn chế.

Tuy nhiên vẫn có cơ sở đào tạo chạy theo số lượng mà buông lỏng chất lượng.

Thực tế, nghiên cứu sinh là các nhà nghiên cứu, sản sinh ra tri thức, trí tuệ mới. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sinh không xác định rõ động cơ, mục tiêu, không xác định rõ tầm mức hoạt động nghiên cứu của bậc đào tạo tiến sĩ.

Cùng với việc thầy hướng dẫn cùng một lúc hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh. Ngoài ra, mức đầu tư cho đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam hiện cũng rất thấp, thấp hơn nhiều lần so với mức trung bình của thế giới”- Thứ trưởng Ga nhấn mạnh.

Đề cập tới nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong đào tạo tiến sĩ khiến dư luận bức xúc, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, trưởng ban Đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhắc lại:

Năm 1976, Việt Nam lần đầu tiên đào tạo phó tiến sĩ trong nước.

6 năm sau đào tạo tiến sĩ trong nước trong điều kiện khó khăn. Khó khăn là thế nhưng chất lượng tiến sĩ rất tốt, không có ai kêu ca”.

Tuy nhiên, theo GS.Đức nhận xét: “Trải qua một thời gian dài, việc đào tạo tiến sĩ hiện nay đang dần tiếp cận với các chuẩn của quốc tế.

Có nhiều nghiên cứu sinh trong nước hiện nay có nhiều bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín.

Nhiều cơ sở đào tạo cũng đã nỗ lực hướng tới việc đào tạo chất lượng. Nhưng phải thừa nhận vẫn có những luận án chưa có chất lượng, chưa đạt yêu cầu”.

Mặc dù cho rằng cơ sở vật chất chưa đầu tư thỏa đáng, điều kiện nghiên cứu, đào tạo còn thiếu thốn là một nguyên nhân nhưng theo GS.Nguyễn Đình Đức, trước đây, cũng khó khăn nhưng ta đã có nhiều tiến sĩ có chất lượng. Bởi vậy, bất cập hiện nay cần nhìn rộng ra ở những nguyên nhân khác.

Định nghĩa về tiến sĩ chưa rõ ràng  

Theo PGS.TS Vũ Thị Lan Anh- phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, có điểm khác biệt trong đào tạo tiến sĩ hiện nay so với trước đây.

Trước đây, đa số tiến sĩ của Việt Nam đều được đào tạo ở nước ngoài, chủ yếu là các nước Đông Âu và Liên Xô. Còn hiện tại, tiến sĩ chủ yếu được đào tạo trong nước.

Vì vậy, cần phải đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đạt chất lượng tương đương với các nước trên thế giới.

Là người được đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài, GS.TSKH Trần Văn Nhung cho rằng dự thảo Quy chế đào tạo tiến sĩ mà Bộ GD&ĐT đang xây dựng có nhiều điểm mới đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, trước hết cần phải đưa ra được định nghĩa đầy đủ về khái niệm tiến sĩ. Trên thế giới, các nước đều có định nghĩa rất rõ ràng về tiến sĩ.

Ngoài ra, cần có quy định chặt chẽ “ai là phản biện, ai nằm trong hội đồng” với những tiêu chuẩn đi kèm không thể thấp được.

GS.Nhung đề nghị tiêu chuẩn tiến sĩ cần đòi hỏi những tiêu chuẩn cụ thể.

Ví dụ với khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, phải có phát minh, yêu cầu không dưới 2 bài báo quốc tế trên các tạp chí  ISI.

Riêng khoa học xã hội và nhân văn không bắt buộc có các công bố quốc tế ngay, nhưng cũng cần có những tiêu chuẩn định lượng rành mạch.

Đồng tình với quan điểm của GS. Nhung, GS. TSKH Nguyễn Đình Đức cho rằng, Bộ nên cụ thể hóa thế nào là tiến sĩ, với các tiêu chí rành mạch hơn nữa sẽ thuận lợi cho các cơ sở đào tạo thực hiện.

Còn theo PGS.TS Vũ Lan Anh, để nâng chất lượng đào tạo tiến sĩ, yếu tố thứ nhất là điều kiện tuyển sinh, trong đó có tố chất nghiên cứu khoa học và trình độ ngoại ngữ.

Việc xem có tố chất hay không căn cứ vào các công trình khoa học của nghiên cứu sinh. Ngoại ngữ là rất cần thiết, vì vững ngoại ngữ thì nghiên cứu sinh mới có điều kiện tham khảo, đọc tài liệu nước ngoài, tham gia môi trường học thuật thế giới.

Thứ hai là bản thân quá trình đào tạo. Chương trình đào tạo, giáo trình, học liệu, phương pháp nghiên cứu, phương pháp đánh giá theo cách nào.

Thứ ba là yếu tố người hướng dẫn.

Khi nào ta đáp ứng đầy đủ các yếu tố đó thì chất lượng đào tạo tiến sĩ mới có thể tốt được.

Theo Giáo dục 24h

Select this option if you want search engines additional reference to find your site.

GS Nguyễn Đình Đức: “Đào tạo tiến sĩ cần đi vào thực chất”

Thứ Hai, 14/11/2016, 02:32:36


Giờ thực hành của nghiên cứu sinh Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

Những năm qua, quy mô đào tạo tiến sĩ (TS) ở nước ta ngày càng lớn, số người có học vị TS ngày càng nhiều. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo cũng như trình độ, năng lực của một số TS không bảo đảm khiến dư luận xã hội băn khoăn, lo lắng. Điều này đòi hỏi cần siết chặt và có những quy định cụ thể trong tuyển sinh, đào tạo, thẩm định luận án TS nhằm tăng cường chất lượng đào tạo TS.

Trình độ chưa tương xứng học vị

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) cho biết, hiện nay, cả nước đang triển khai đào tạo 971 ngành TS tại 158 cơ sở đào tạo trong đó có 114 trường đại học, 43 viện nghiên cứu và một trung tâm nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết thúc năm học 2015-2016, quy mô của các cơ sở đào tạo trên cả nước là 13.598 nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số cơ sở đào tạo chỉ chạy theo số lượng, tỷ lệ nghiên cứu sinh/người hướng dẫn cao; tổ chức đào tạo các học phần bổ sung và các học phần của chương trình TS chủ yếu triển khai vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc vào các buổi tối trong tuần. Việc tổ chức cho nghiên cứu sinh báo cáo kết quả nghiên cứu theo tiến độ cũng như quản lý nghiên cứu sinh còn lỏng lẻo. Nhiều thầy hướng dẫn ít hoặc không có đề tài, dự án nghiên cứu để hỗ trợ nghiên cứu sinh làm luận án. Cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm nhiều cơ sở đào tạo lạc hậu, thư viện nghèo nàn, không đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu và thực hiện luận án theo hình thức chính quy của nghiên cứu sinh. Trong khi đó, hội đồng chuyên môn các cấp vẫn có tình trạng nể nang, dễ dãi về học thuật, thông tin kém minh bạch, để xảy ra hiện tượng đạo văn, dẫn đến trình độ của người tốt nghiệp chưa tương xứng với học vị được cấp, gây nghi ngờ trong xã hội về công tác đào tạo TS. Mặt khác, trong đào tạo TS hiện nay, kinh phí đào tạo cho một nghiên cứu sinh chỉ 15 triệu đồng/năm (tương đương khoảng 700 USD, trong khi nghiên cứu sinh ở nước ngoài khoảng 15 nghìn USD/năm). Nhận thức xã hội về việc coi bằng TS là tiêu chuẩn để cất nhắc và bổ nhiệm các chức vụ quản lý của công chức ở nhiều cơ quan cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo TS.

Ở góc độ thực tiễn cơ sở đào tạo, GS, TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội nhìn nhận: Cách đây mấy chục năm, mặc dù khó khăn nhưng chất lượng đào tạo TS vẫn tốt vì chất lượng đầu vào tốt. Thời điểm đó, có 30 đến 40 người dự thi nhưng chỉ vài ba người đỗ. Trong quá trình đào tạo, mỗi người phải thi ba chuyên đề cho nên phải học rất chắc chắn. Quá trình đào tạo, ngoài kết quả thông qua chất lượng của luận án, hội đồng còn xem xét người đó có xứng đáng không mới trao quyết định công nhận; có khi phải mất từ năm đến bảy năm mới đào tạo được một TS. Trong khi đó hiện nay, nhiều TS có luận án bảo vệ rồi nhưng kiểm tra lại chất lượng thì không đạt do cơ sở quản lý lỏng lẻo, quy mô đào tạo quá lớn…

Trong giai đoạn từ đầu tháng 1-2014 đến hết tháng 4-2015, Bộ GD và ĐT đã thẩm định 185 luận án và 288 hồ sơ trong tổng số 1.387 nghiên cứu sinh đã bảo vệ luận án cho thấy có 21% số hồ sơ thẩm định cần bổ sung, rút kinh nghiệm, trong đó có một luận án bị đánh giá không đạt yêu cầu phải chỉnh sửa. Theo Thứ trưởng Bộ GD và ĐT Bùi Văn Ga, chất lượng đào tạo TS tại một số cơ sở chưa bảo đảm, đề tài nghiên cứu, không xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, kết quả nghiên cứu không có điểm mới…

Quan trọng nhất là khâu thẩm định luận án

Theo GS, TSKH Nguyễn Đình Đức, vấn đề đặt ra trong nâng cao chất lượng đào tạo TS là trách nhiệm của người hướng dẫn. Vì người hướng dẫn có trình độ, khắt khe trong công việc thì mới nâng cao chất lượng luận án TS. “Thẩm định luận án trong điều kiện hiện nay là cần thiết. Tại Đại học Quốc gia Hà Nội, có ngành phải thẩm định độc lập, có trường hợp một trong hai phản biện không đồng ý, cũng có trường hợp cả ba phản biện đều cho trượt. Có như vậy mới cảnh tỉnh người hướng dẫn và nghiên cứu sinh làm luận án bảo đảm chất lượng”. Đồng quan điểm, GS, TSKH Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh GS Nhà nước cho rằng: Một trong những yêu cầu đặt ra trong nâng cao chất lượng đào tạo TS là thẩm định luận án. Ở nhiều nước phát triển vẫn cần phải có phản biện kín cho nên ở nước ta cần duy trì phản biện kín nhưng chọn người thế nào phải thật khách quan và có giá trị.

Trong khi đó, một số chuyên gia giáo dục cho rằng, Bộ GD và ĐT cần rà soát, kiểm tra các điều kiện bảo đảm chất lượng tại các cơ sở đào tạo TS và kiên quyết đình chỉ đào tạo các ngành hoặc những cơ sở đã được cấp phép đào tạo TS nhưng không bảo đảm chất lượng. Cần đưa ra yêu cầu cao hơn về điều kiện ngoại ngữ ngay từ đầu vào. Có như vậy, nghiên cứu sinh mới có thể sử dụng công cụ này để thực hiện tốt hoạt động nghiên cứu, bảo đảm chất lượng luận án. PGS, TS Vũ Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Luật Hà Nội nêu quan điểm: Cần có quy định cụ thể về điều kiện dự tuyển đầu vào trong đào tạo TS chặt chẽ hơn, nhất là bảo đảm yếu tố khả năng ngoại ngữ, khả năng nghiên cứu, căn cứ vào bài báo nghiên cứu, những gì nghiên cứu sinh đã làm trước khi đăng ký dự tuyển. Có tuyển được người giỏi thì quá trình đào tạo, nghiên cứu mới bảo đảm chất lượng.

Theo Bộ GD và ĐT, để nâng cao chất lượng đào tạo TS, cần tăng chi phí đào tạo bảo đảm tương đương với một số nước trong khu vực. Việc mở ngành đào tạo TS, tổ chức đào tạo và cấp bằng thời gian tới sẽ áp dụng theo các chuẩn khu vực và quốc tế, tăng hàm lượng khoa học (như tăng số lượng công bố quốc tế của thầy hướng dẫn và nghiên cứu sinh…). Xây dựng cơ chế để tạo điều kiện và khuyến khích các cơ sở đào tạo mời các nhà khoa học nước ngoài tham gia đào tạo TS trong nước. Hiện nay, Bộ GD và ĐT đang hoàn thiện phần mềm quản lý dữ liệu đào tạo TS trong toàn hệ thống và sẽ công khai để tăng cường giám sát của xã hội đối với chất lượng đào tạo. Mặt khác, Bộ cũng tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo phát huy tính tự chủ trên cơ sở điều kiện đặc thù của từng trường và từng ngành; tăng trách nhiệm giải trình, công khai thông tin minh bạch của cơ sở đào tạo với xã hội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo TS.

Theo Báo Nhân Dân

Befunde https://hausarbeithilfe.com/ hausarbeit schreiben lassen kosten und berlegungen zur messung und frderung.

bosch servisi oceans enterprise saç ekimi izmir escort maltepe escort

HỘI THẢO KHOA HỌC NGÀNH KỸ THUẬT HẠ TẦNG TẠI ĐẠI HỌC VIỆT NHẬT, NGÀY 3/12/2016

Sáng thứ bảy ngày 3/12 vừa qua, hơn 60 đại biểu đã tham dự hội thảo khoa học lần đầu tiên của chương trình Kỹ thuật hạ tầng – Đại học Việt Nhật phối hợp với đối tác là trường Đại học Tokyo tổ chức. Các đại biểu tham dự hội thảo gồm có GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, GS.TS Hironori Kato, GS.TSKH Đào Huy Bích, GS.TSKH Nguyễn Đăng Bích, GS.TS Trần Ích Thịnh, chuyên gia JICA, các giảng viên, các PGS, các TS trẻ và các em NCS đến từ ĐH Công nghệ Tokyo (TIT), ĐH Việt Nhật, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Công nghệ, ĐH Bách Khoa, ĐH Xây dựng, ĐH Kiến trúc, ĐH Giao thông vận tải, Học Viện Kỹ thuật quân sự, ĐH Thủy lợi, ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam (VAST), Viện KHCN xây dựng – BXD và Công ty Chodai & Kiso-jiban Việt Nam.

img_1368

 GS Nguyễn Đình Đức chủ trì Hội thảo (VJU, 03.12.2016)

Dưới sự chủ trì của GS. Nguyễn Đình Đức, hội thảo đã nghe và thảo luận về những vấn đề mang tính thời sự như tác động của việc cấm xe máy tại thành phố Yangon của Myanmar (của GS.S Hironori Kato, ĐH Tokyo) ; giới thiệu về mục tiêu, nội dung và sự khác biệt của chương trình đào tạo thạc sỹ kỹ thuật hạ tầng của Trường Đại học Việt Nhật; về PTN Vật liệu và Kết cấu tiên tiến, những hướng nghiên cứu hiện đại và kết quả nghiên cứu mới trong ngành vật liệu và kết cấu tiên tiến và một số ứng dụng của những vật liệu mới này trong linh vực kỹ thuật hạ tầng ở Việt Nam; về kết quả nghiên cứu cách bố trí các trạm hậu cần trên toàn quốc để ứng phó với thiên tai lớn như trường hợp động đất mạnh xảy ra tại Nepal vào năm 2015 (của Ms. Rajali Maharjan – người Nepal, đang là NCS năm cuối tại ĐH KHCN Tokyo); nghe giới thiệu về những kết quả nghiên cứu về ổn định tĩnh và động của kết cấu vỏ cầu FGM của Vũ Thị Thùy Anh (NCS năm cuối, ĐHCN) và những kinh nghiệm thực tế trong công tác sửa chữa cầu Bính sau khi bị tàu thủy đứt neo va đụng làm hư hỏng vào năm 2010 của Công ty Chodai & Kiso-jiban Việt Nam.

img_1445

Ảnh 2 – GS Nguyễn Đình Đức, GS Kato, các chuyên gia JICA và các em học viên VJU với các đồng nghiệp Khoa Công trình ĐH Thủy lợi tại Seminar 3.12

Trong hội thảo, các nhà nghiên cứu, các em học sinh đã có cơ hội tiếp cận với những nghiên cứu mới, gặp gỡ trao đổi thông tin mới, bổ ích với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, đồng thời tiếp cận được với những thông tin về các hoạt động diễn ra trên thực tế tại hiện trường trong lĩnh vực Kỹ thuật hạ tầng tại Việt Nam. Trong giờ giải lao, các sinh viên khóa đầu tiên của Chương trình Kỹ thuật hạ tầng – Đại học Việt Nhật đã nhiệt tình trình diễn bài hát tiếng Nhật đầu tiên mà các em được học.

Hội thảo được sự đánh giá cao về nội dung chuyên môn, về cách thức tổ chức chuyên nghiệp mà vẫn ấm áp thân thiện. Chương trình Kỹ thuật hạ tầng dự kiến sẽ định kỳ tiếp tục tổ chức những hội tương tự trong thời gian tới.

Tin từ VP Chương trình Kỹ thuật Hạ tầng – ĐH Việt Nhật.

When you’re write my research paper using midnightpapers ready to publish your site, click publish.

GS Nguyễn Đình Đức: Lần đầu tiên Việt Nam đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật hạ tầng theo chuẩn Nhật Bản

26.5.2016. Là một trong 6 chương trình thạc sĩ đầu tiên của Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN, chương trình Kỹ thuật hạ tầng có mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo chuẩn Nhật Bản với sự hỗ trợ lớn từ Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Vậy chuyên ngành này được đào tạo như thế nào? Có điểm gì khác biệt so với các chương trình đào tạo (CTĐT) về Kỹ thuật hạ tầng hiện nay?

Hiện tại, chương trình thạc sĩ Kỹ thuật hạ tầng của ĐH Việt Nhật đang trong quá trình tuyển sinh và nhận được rất nhiều sự quan tâm. Chúng tôi đã trao đổi với GS. TSKH. Nguyễn Đình Đức, đồng chủ trì với GS. Kato Hironori từ ĐH Tokyo xây dựng và vận hành chương trình Kỹ thuật hạ tầng tại Trường ĐH Việt Nhật về vấn đề này.


GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

Thưa GS.TSKH.Nguyễn Đình Đức, GS có thể giới thiệu tổng quan về chương trình Kỹ thuật hạ tầng của trường ĐH Việt Nhật?

Chương trình đào tạo (CTĐT) thạc sĩ Kỹ thuật hạ tầng được xây dựng dựa trên sự chuyển giao chương trình, kinh nghiệm và công nghệ đào tạo của ĐH Tokyo, một trong những đại học hàng đầu Châu Á. Nội dung CTĐT được cập nhật các công nghệ tiên tiến, trọng tâm vào những lĩnh vực thế mạnh của Nhật Bản như: Thiết kế, thi công, ứng dụng công nghệ hiện đại vào công trình xây dựng, công trình giao thông, cầu, đường; Quy hoạch giao thông, đô thị; Bảo trì và duy tu các dự án cơ sở hạ tầng hướng đến phát triển bền vững; Quản lý các dự án; Ứng dụng vật liệu mới vào lĩnh vực giao thông và xây dựng dân dụng.

Hơn 50% giảng viên giảng dạy đến từ ĐH Tokyo và các đại học danh tiếng khác của Nhật Bản. Chương trình chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành và kinh nghiệm thực tế của học viên qua các hoạt động thí nghiệm/ nghiên cứu tại phòng thí nghiệm hiện đại và kỳ thực tập 3 tháng tại Nhật.

Học phí khóa đầu tiên (2016-2018)của CTĐTlà 3.300 USD (tương đương 75 triệu đồng), chỉ khoảng 1/5 chi phí đào tạo thực tế, 4/5 chi phí còn lại sẽ được tài trợ bởi Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam.

Chính phủ Nhật Bản và trường ĐH Việt Nhật đã quyết định cấp nhiều suất học bổng hỗ trợ học phí toàn phần và bán phần cho học viên chương trình thạc sĩ Kỹ thuật hạ tầng.Tối thiểu 50% số học viên của CTĐT sẽ được cấp học bổng trị giá 5.000 USD cho kỳ thực tập 3 tháng tại Nhật Bản. Thông tin về học bổng và các hỗ trợ khác được đăng tải cụ thể trên Website và Facebook của trường ĐH Việt Nhật.

Thưa GS, chương trình thạc sĩ Kỹ thuật hạ tầng của trường ĐH Việt Nhật so với các CTĐT trong cùng lĩnh vực của các trường ĐH khác có gì khác biệt?

Chương trình thạc sĩ Kỹ thuật hạ tầng của trường ĐH Việt Nhật được xây dựng từ chương trình gốc của ĐH Tokyo, có tích hợp các yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp Nhật Bản, Việt Nam và điểm mạnh của các CTĐT hàng đầu của Việt Nam, thế giới về Kỹ thuật hạ tầng. Chương trình có tính liên ngành cao với việc trang bị cho học viên tầm nhìn rộng của khoa học bền vững bên cạnh các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành. Chịu trách nhiệm xây dựng và giảng dạy chương trình là các GS, chuyên gia đầu ngành của Nhật Bản và Việt Nam.

Điểm khác biệt tiếp theo là phương pháp đào tạo lấy người học làm trung tâm. Học viên trong chương trình được khuyến khích phát huy tối đa năng lực bản thân, chủ động tự lựa chọn định hướng nghiên cứu và phát triển chuyên sâu vào lĩnh vực mình quan tâm dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

Một điểm khác biệt quan trọng nữa của chương trình là tính thực hành cao, các kiến thức được giảng dạy có thể áp dụng ngay vào thực tế. Các học phần của chương trình đều có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn thông qua các giờ thực hành, thực tập.

Từ các đặc điểm nêu trên, CTĐT thạc sĩ Kỹ thuật hạ tầng tại trường ĐH Việt Nhật có thể đáp ứng được nhiều đối tượng học viên và yêu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Thưa GS, các học viên theo học chương trình này được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Đâu là những điểm mạnh của chương trình?

Nội dung CTĐT bao gồm các khối kiến thức từ cơ sở đến chuyên sâu. Các học phần của khối kiến thứcchung giúp học viên có cái nhìn bao quát của khoa học bền vững về xã hội và môi trường xung quanh. Khối kiến thức cơ sở giúp học viên tích lũy được các kiến thức và kỹ năng cốt lõi liên quan đến các lĩnh vực của Cơ sở hạ tầng (Civil Engineering).Từ những kiến thức nền tảng đó học viên có thể thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu trong các lĩnh vực như kỹ thuật hạ tầng giao thông, kỹ thuật xây dựng đô thị và các công trình đặc biệt, quy hoạch đô thị, quản lý dự án,… và đặc biệt là xây dựng công trình giao thông vận tải (cầu, hầm, đường, quản lý dự án,…) là lĩnh vực hiện được đầu tư và phát triển mạnh tại Việt Nam. Hơn 40% vốn ODA từ Nhật Bản được đầu tư vào lĩnh vực này. Các điểm mạnh của chương trình được liệt kê dưới đây:

Một là sau khi tốt nghiệp, học viên đạt được các kiến thức và kỹ năng tương đương với yêu cầu đầu ra của các CTĐT thạc sĩ trong lĩnh vực Kỹ thuật hạ tầngtại ĐH Tokyo và các đại học Nhật Bản.

Hai là thông qua các học phần thực tập, thực tế và kỳ thực tập 03 tháng, học viên rèn luyện các kỹ năng phân tích, đánh giá vấn đề và có khả năng đề xuất giải pháp về kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực Kỹ thuật hạ tầng. Học viên còn có năng lực tiếp nhận và chuyển giao các kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới từ Nhật Bản và thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Ba là học viên sẽ được học tập trong môi trường quốc tế với giảng viên, học viên Việt Nam, Nhật Bản và quốc tế. Chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh, học viên sẽ thực hiện luận văn dưới sự đồng hướng dẫn của GS Nhật Bản và Việt Nam. Qua đó học viêncó khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo trong giao tiếp và chuyên môn sau khi tốt nghiệp. Ngoài ngôn ngữ học tập và giảng dạy chính là tiếng Anh, học viên được học tập ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản,được tham gia các lớp ngoại khóa đào tạo các kỹ năng mềm.

GS có thể cho biết tình hình đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hạ tầng ở Việt Nam hiện nay? Triển vọng nghề nghiệp của lĩnh vực này trong thời gian tới vàcơ hội việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp?

Sau gần 30 năm kể từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển nhanh đòi hỏi phải đầu tư chiến lược vào Cơ sở hạ tầng như xa lộ, đường sắt, cảng biển, sân bay…; các công trình năng lực phức hợp như các nhà máy thủy điện, chạy than và khí đốt; các công trình đô thị, các công trình trên đất liền và biển, đảo.

Theo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 -2020 của Chính Phủ, nhân lực khối ngành xây dựng sẽ tăng từ 2,9 triệu người năm 2010 lên khoảng 5 triệu vào năm 2015, khoảng 8 – 9 triệu người vào năm 2020. Nhu cầu nhân lực được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học sẽ tăng dần lên với bậc cao đẳng chiếm khoảng 2% năm 2015, khoảng 3% năm 2020, bậc đại học và trên đại học chiếm khoảng 4,5% năm 2015 và khoảng 5% năm 2020.

Để đáp ứng nguồn nhân lực trong lĩnh vực Cơ sở hạ tầng, nhiều trường đại học trong nước đã và đang đào tạo các ngành truyền thống như: Kỹ thuật Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông, Kỹ thuật Xây dựng Công trình Thủy lợi,… và gần đây nhất là ngành Kỹ thuật hạ tầng của trường ĐH Việt Nhật.

Mặc dù đã có nhiều trường đại học đào tạo kỹ sư và các chuyên gia ngành Cơ sở hạ tầng, nhưng có thể nhận định rằng nhu cầu nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng cho lĩnh vực này ở Việt Nam còn rất lớn, thậm chí sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Bên cạnh việc tích lũy được kiến thức và kỹ năng chuyên môn, học viên của chương trình được rèn luyện trong môi trường học tập quốc tế, đa văn hóa. Do đó sau khi tốt nghiệp, học viên thích hợp với nhiều môi trường làm việc khác nhau, có cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản.

Những học viên có năng lực nghiên cứu tốt có thể học tiếp các CTĐTtiến sĩtrong và ngoài nước, đặc biệt là có cơ hội nhậnhọc bổng nghiên cứu sinh tại các trường ĐH đối tác Nhật Bản.

Xin trân trọng cám ơn GS!

26.5.2016  Theo Dantri

To confirm that your site published correctly, visit your https://eduessayhelper.org/ site’s url 7- allow others edit access to your site open a site in google sites.

Phạm Toàn Thắng: Chàng sinh viên có 3 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI

06.4.2014. Là sinh viên năm cuối hệ kỹ sư K.55H Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa, trường ĐH Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), đến nay, Phạm Toàn Thắng (SN 1991) đã có 3 bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế ISI (Institute for Scientific Information – tổ chức xếp các tạp chí khoa học có uy tín, hệ số tham khảo cao)– một thành tích hiếm có. Thắng không chỉ là niềm tự hào của các thầy cô mà còn là tấm gương đối với các bạn sinh viên ĐHQGHN về nghị lực vượt khó vươn lên trong cuộc sống, học tập và nghiên  cứu khoa học.

Tự học, đào sâu suy nghĩ – bí quyết thành công

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nhưng có truyền thống hiếu học tại xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, vùng đất nổi tiếng với di tích lịch sử thành Cổ Loa nằm ở ngoại thành thủ đô Hà Nội. Với khát khao được học tập và nghiên cứu khoa học, sau khi tốt nghiệp THPT, Thắng đã mạnh dạn làm hồ sơ đăng ký và thi đỗ vào khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa của ĐH Công nghệ, ĐHQGHN.

chang sinh vien co 3 bai bao tren cac tap chi quoc te isi hinh 1

Phạm Toàn Thắng trong một chuyến tham gia công tác tình nguyện

Từ những ngày tháng đầu bước chân vào giảng đường đại học, với lòng quyết tâm và sự kỳ vọng của gia đình, Thắng đã không ngừng học hỏi từ các thầy cô, bạn bè và các anh chị khóa trên về phương pháp học tập và rèn luyện. Em đã nhanh chóng thích ứng và trở thành một sinh viên ưu tú của lớp.

Thắng cho biết: “Trong những năm học vừa qua, em luôn đặt ra kế hoạch học tập cho mình một cách cụ thể, khoa học. Đặc biệt, em luôn chú trọng đến việc tự học, tự nghiên cứu, đào sâu suy nghĩ và đó chính là phương pháp quyết định thành công trong học tập và nghiên cứu của em. Dù học trên giảng đường hay học ở nhà, em đều chăm chú, tập trung và tìm cho mình cách tiếp cận kiến thức riêng và hiệu quả nhất”.

Với những nỗ lực của bản thân, Thắng đã có 7 kỳ nhận được học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên đạt loại giỏi và xuất sắc của ĐH Công nghệ. Năm 2013, Thắng đã vinh dự được trao học bổng Odon Vallet và với thành tích học tập và nghiên cứu khoa học xuất sắc. Năm học 2012 – 2013, Thắng còn được được nhận học bổng Minh Đức.

Nơi khơi gợi đam mê nghiên cứu khoa học

Thắng cho biết: Ngay từ khi học năm thứ 2, em đã được học môn Cơ học môi trường liên tục và Cơ học vật rắn biến dạng của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức. Chính từ những bài giảng của thầy đã thắp sáng cho em niềm đam mê học tập và khát khao hiểu biết, cho em hiểu đằng sau những định lý và công thức, phương trình tưởng như khô khan, là độ bền các công trình, kết cấu, vật liệu mới mà muốn trở thành người kỹ sư giỏi, em phải làm chủ được những kiến thức này.

Sự tận tâm của các thầy ở ĐH Công nghệ đã khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học trong Thắng. Ban đầu khi tham gia vào nhóm nghiên cứu của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, em gặp rất nhiều khó khăn. Với vốn kiến thức còn hạn hẹp và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo đều bằng tiếng Anh, nhiều lúc em thấy nản và tưởng chừng không vượt qua nổi. Tuy nhiên, em đã được Giáo sư chỉ bảo ân cần từng ly từng tý, giảng giải cho từng công thức, phương trình và cách tính toán dựa trên các nguyên tắc cơ bản để có thể đi đến kết quả mong đợi. Bên cạnh đó, em cũng được các anh chị – những người đi trước trong nhóm nghiên cứu tận tình giúp đỡ và luôn động viên.

Từ những bài tập đầu tiên tính toán lại cho đúng với những kết quả của thầy đã nhận được, rèn luyện cho mình thành thạo kiến thức và kỹ năng, cuối năm thứ 2, em đã được thầy mạnh dạn giao cho tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề khoa học mới. Đề tài nghiên cứu mà em theo đuổi là: “Ổn định tĩnh và động kết cấu vỏ trụ tròn làm từ vật liệu composite chức năng có cơ tính biến đổi FGM”.

Sau rất nhiều vất vả tưởng chừng có lúc bỏ cuộc, nhưng với lòng say mê khoa học và tinh thần vượt khó, sự kiên trì và động viên, khích lệ và hướng dẫn chỉ bảo của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Thắng đã thành công. Là sinh viên năm cuối, cùng với  GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Thắng đã có 3 bài báo khoa học công bố quốc tế trên các tạp chí thuộc danh mục ISI, trong đó có 2 bài trên các tạp chí thuộc danh mục SCIE và 1 bài báo trên các tạp chí quốc tế trong dạnh mục SCI. Đây là một thành tích hiếm có và đáng tự hào với một sinh viên “nội”.

chang sinh vien co 3 bai bao tren cac tap chi quoc te isi hinh 2

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cùng các sinh viên nghiên cứu khoa học

Từ những tấm gương thành công của các anh chị khóa trước trong nhóm nghiên cứu như Trần Quốc Quân, K.53H, được chuyển tiếp nghiên cứu sinh từ năm 2013, đến nay đã có 8 bài báo quốc tế ISI; anh Phạm Hồng Công, sinh viên K.54H, trước Thắng một khóa, đã có 4 bài báo quốc tế ISI là những tấm gương và giúp Thắng tự tin trên con đường nghiên cứu khoa học của mình.

Sự nỗ lực cố gắng không ngừng của bản thân, sự động viên của gia đình, bạn bè và đặc biệt là tấm gương của những người thầy như GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, đã giúp Thắng giữ vững được ngọn lửa nhiệt huyết và niềm đam mê nghiên cứu khoa học và đi đến những thành công.

Không chỉ nghiên cứu khoa học, ngoài giờ học, Thắng còn tham gia các hoạt động Đoàn, hội, các tổ chức từ thiện; là một trong các thành viên sáng lập CLB Vì Cộng đồng, là thành viên CLB Niềm tin và Hy vọng… Cuộc sống xa gia đình thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn, tranh thủ thời gian, cũng như các bạn sinh viên khác, Thắng cũng làm gia sư để kiếm thêm thu nhập nhằm giảm bớt gánh nặng cho gia đình và trang trải cho cuộc sống của mình.

Gặp gỡ và trò chuyện với Thắng, sự nhiệt thành của tuổi trẻ và niềm đam mê khoa học của cậu sinh viên giỏi làm tôi cảm nhận được rõ hơn trí tuệ và sức mạnh của tuổi trẻ Việt Nam. Sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục đại học Việt Nam cần bắt đầu từ chính từ những điều giản dị, kiên trì và bền bỉ từ những người thầy, những người trò đang âm thầm, cần mẫn học tập và nuôi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu khoa học./.

Nghiên cứu khoa học là truyền thống và cũng là hướng phát triển bền vững của ĐHQGHN. Chỉ tính riêng nhóm nghiên cứu của GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, từ 2010 đến nay đã và đang đào tạo 5 nghiên cứu sinh, công bố trên 50 bài báo, báo cáo khoa học trong và ngoài nước, trong đó có 31 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI.

Thành công của những sinh viên như Phạm Hồng Công, Trần Quốc Quân và Phạm Toàn Thắng đã phần nào minh chứng cho chất lượng đào tạo tiếp cận và hội nhập với các chuẩn mực quốc tế và chiến lược phát triển theo mô hình đại học nghiên cứu của trường ĐH Công nghệ nói riêng, và ĐHQGHN nói chung.

Là một trong những cơ sở Đại học đầu ngành cả nước trong lĩnh vực khoa học cơ bản, ĐHQGHN có truyền thống đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, đào tạo thông qua nghiên cứu, và nghiên cứu khoa học để tiếp cận đỉnh cao của tri thức, từ đó đổi mới và cập nhật nội dung, chương trình để quay trở lại phục vụ đào tạo chất lượng cao, trình độ cao.

26.4.2014    Theo VOV

From the top menu, click share paper-writer.org add people.

GS Nguyễn Đình Đức: “Dùng bài thi đánh giá năng lực cho một kỳ thi chung”

26.8.2014. “Phương án tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội có thể sử dụng hiệu quả cho một kỳ thi quốc gia chung”, GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội khẳng định.

Nguyen-Dinh-Duc-6031-1408972528.jpg

GS Nguyễn Đình Đức, trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội.

– ĐH Quốc gia Hà Nội vừa công bố phương án đổi mới tuyển sinh đại học, góp ý cho một kỳ thi quốc gia chung bằng các bài thi đánh giá năng lực. Vậy bài thi sẽ được thiết kế như thế nào, thưa ông?

– Sau khi nghiên cứu kỹ phương án tuyển sinh của các nước tiên tiến trên thế giới, ĐH Quốc gia Hà Nội lựa chọn đổi mới tuyển sinh theo hình thức tương tự Mỹ, có cân nhắc và điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh và các điều kiện đặc thù của Việt Nam. Cụ thể, thí sinh phải làm bài thi chuẩn hoá đánh giá năng lực chung và bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt (tương tự như bài thi SAT1 và SAT 2 của Mỹ).

Đề thi chuẩn hóa đánh giá năng lực chung (tương tự như SAT1) là đề thi trắc nghiệm với cấu trúc đầy đủ 4 hợp phần là: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Tổng số có 180 câu trắc nghiệm khách quan. Thời gian làm bài 215 phút (trong một buổi). Trọng số theo mức năng lực là 20% dễ, 60% trung bình và 20% khó. Nội dung các hợp phần bao phủ toàn diện 3 năm THPT, phần lớn ở lớp 12. Bài thi được chấm theo 4 đầu điểm riêng rẽ của 4 hợp phần.

Năm 2014, ĐH Quốc gia Hà Nội áp dụng bài thi này để tuyển các em đã trúng tuyển kỳ thi 3 chung vào học các chương trình chất lượng cao, tài năng, tiên tiến, chuẩn quốc tế nên đề thi đánh giá năng lực được thiết kế giản dị hơn, gồm 3 hợp phần: 50 câu Toán học, 50 câu Ngữ văn và 40 câu tự chọn (Lý – Hóa – Sinh hoặc Sử – Địa – Giáo dục công dân), thời gian làm bài là 195 phút.

Sau khi có kết quả bài thi đánh giá năng lực chung, vào ĐH Quốc gia Hà Nội các em còn phải thực hiện bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt (tương tự như SAT 2 của Mỹ) nhằm đánh giá năng lực và kiến thức để tuyển chọn thí sinh vào học các ngành nghề cụ thể ở bậc đại học. Ví dụ những em thi vào khối các ngành KHTN – Công nghệ như Toán học, Cơ học, CNTT… có thể lựa chọn môn thi chuyên biệt là Toán, các em chọn các ngành về hóa học, sinh học có thể thi môn chuyên biệt là Hóa… Các môn thi chuyên biệt này do Hội đồng Khoa học và Đào tạo của từng trường xem xét, quyết định cho từng ngành, nhóm ngành, lĩnh vực. Các ứng viên chỉ thi một bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt.

ĐH Quốc gia Hà Nội xây dựng và phát triển theo định hướng mô hình ĐH nghiên cứu tiên tiến nên việc thí sinh phải làm thêm bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt là cần thiết. Các trường khác không nhất thiết áp dụng bài thi này, nhưng cũng có thể tổ chức thêm một bài thi đơn môn dạng tự luận, câu hỏi mở hoặc thi năng khiếu để có thêm thông tin đánh giá về thí sinh tuyển chọn vào các chương trình có những đòi hỏi đặc thù.

– Phương án đổi mới tuyển sinh nói trên được xây dựng trên cơ sở khoa học nào?

– Phương pháp thiết kế và chuẩn hóa các dạng trắc nghiệm để đo năng lực trong bài thi của ĐH Quốc gia Hà Nội dựa trên các lý thuyết tâm trắc học và khảo thí hiện đại. Ngoài ra, khi thiết kế phương án đổi mới tuyển sinh, trường còn mời các chuyên gia phát triển đề thi đánh giá năng lực quốc tế (đến từ Educational Testing Service – ETS) và cố vấn về chính sách tuyển sinh của Mỹ hỗ trợ.

Điểm quan trọng nhất để ĐH Quốc gia Hà Nội tự tin tuyển sinh theo phương án mới là chúng tôi đã có định hướng và từng bước chuẩn bị kỹ từ lâu. Năm 1997 khi tuyển chọn học sinh giỏi vào các hệ tài năng, sau đó là kết quả nghiên cứu từ Đề tài cấp Nhà nước về các công cụ để đánh giá tuyển chọn, phát hiện và quy trình đào tạo, bồi dưỡng tài năng từ năm 2004-2005, đến nay trường đã xây dựng được 4.000 câu hỏi nguồn và đào tạo được khoảng 50 cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tốt chuyên viết câu hỏi cho bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực.

Chúng tôi có thế mạnh là đại học đa ngành, đa lĩnh vực có đầy đủ chuyên gia nên đã chủ động xây dựng được các câu hỏi nguồn có chất lượng. Hơn nữa, trường cũng đã thành lập Viện Đảm bảo Chất lượng giáo dục, Trung tâm khảo thí hoạt động hiệu quả. Phần mềm dùng trong đổi mới tuyển sinh đánh giá năng lực cũng do các chuyên gia của ĐH Quốc gia Hà Nội  xây dựng.

Việc làm bài thi và chấm được thực hiện trực tiếp trên máy tính, nên đảm bảo tính khách quan, chính xác và công bằng trong quá trình làm bài và chấm thi. Đó là những cơ sở vững chắc và điều kiện thực tế thuận lợi, khả thi để ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục triển khai đổi mới tuyển sinh một cách hiệu quả, chắc chắn.

– Khả năng áp dụng phương thức tuyển sinh này đối với các trường đại học khác như thế nào, thưa ông?

– Năm 2015, chúng tôi áp dụng phương án tuyển sinh theo hướng đánh giá năng lực đối với các ngành có chương trình đào tạo cử nhân tài năng, tiên tiến, chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế. Kỳ thi đánh giá năng lực chung và chuyên biệt sẽ được tổ chức trước kỳ thi tuyển sinh ĐH 3 chung. Vì vậy, ứng viên dự tuyển vào các chương trình này, sau khi dự thi các bài thi đánh giá năng lực, vẫn có cơ hội tham gia kỳ thi 3 chung để thử sức vào các ngành khác đào tạo hệ chuẩn trong ĐH Quốc gia Hà Nội hoặc các trường đại học khác tuyển sinh theo kỳ thi 3 chung của Bộ.

Trên cơ sở những kinh nghiệm đã triển khai, năm 2016 trường sẽ áp dụng đại trà tuyển sinh theo hướng đánh giá năng lực cho tất cả ngành đào tạo ĐH trước thời điểm kỳ thi tuyển sinh ĐH theo hình thức 3 chung.

Tuy nhiên, lộ trình trên sẽ được điều chỉnh phù hợp với những chủ trương và quyết sách về đổi mới tuyển sinh của Bộ Giáo dục. Nếu như bài thi đánh giá năng lực chung của ĐH Quốc gia Hà Nội được Bộ công nhận, dùng để thực hiện một kỳ thi quốc gia chung, vừa xét tốt nghiệp THPT vừa lấy kết quả tuyển sinh vào đại học, chúng tôi sẽ đẩy nhanh lộ trình phù hợp với tình hình chung của ngành giáo dục, bổ sung nhiều câu hỏi nguồn, phối hợp với địa phương và các đơn vị khác để đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc triển khai thi online bài thi đánh giá năng lực chung trên phạm vi toàn quốc.

Tôi cho rằng tự chủ về tuyển sinh không có nghĩa là mỗi trường có một bài thi tuyển sinh riêng biệt. Khi bỏ kỳ thi 3 chung, một em dự định thi vào 3 trường không thể cùng lúc ôn thi với 3 bài thi với các định hướng khác nhau, như vậy sẽ không khả thi. Một trong những thành công của kỳ thi 3 chung là định hướng được công tác tuyển sinh và sự chuẩn bị của thí sinh. Công tác đổi mới tuyển sinh muốn thành công cũng phải đáp ứng được tiêu chí này.

Phương án của ĐH Quốc gia Hà Nội linh hoạt, các trường đại học có thể tuyển thí sinh vào trường mình với mức điểm khác nhau của bài thi đánh giá năng lực chung. Bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt chỉ áp dụng cho một số trường đại học trọng điểm, có định hướng nghiên cứu, phù hợp với việc phân tầng các trường đại học Việt Nam trong tương lai.

Việc tổ chức thi nên giao cho những tổ chức, trung tâm lớn, có năng lực về đội ngũ, cơ sở vật chất và kinh nghiệm thực hiện để công tác thi tuyển có chất lượng và có độ tin cậy cao. Bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực chung có thể tổ chức thường xuyên, nhiều lần trong năm. Thí sinh có thể chủ động đăng ký dự tuyển kỳ thi đánh giá năng lực vào thời điểm phù hợp và đương nhiên có thể thi trước kỳ thi 3 chung.

Từ phương thức tổ chức và triển khai tuyển sinh như vậy, cùng với việc tổ chức đào tạo theo tín chỉ, tất yếu sẽ là tiền đề cho việc tuyển sinh và triệu tập nhập học vào đại học 2 lần trong năm như ở các nước tiên tiến, giảm bớt áp lực cho xã hội.

– Học sinh lớp 12 đang lo lắng với những thay đổi chưa được công bố về một kỳ thi chung. Lời khuyên của ông dành cho thí sinh là gì?

– Đổi mới phương thức tuyển sinh thực chất là thay đổi hình thức thi tuyển, đánh giá, còn bản chất vẫn là năng lực nhận thức, kiến thức và những năng lực khác mà học sinh đã được tiếp thu, đào tạo và tích lũy ở bậc phổ thông.

Bài thi đánh giá năng lực chung không khó, không nằm ngoài kiến thức phổ thông. Với bài thi đánh giá năng lực như SAT1, SAT2 của Mỹ, nội dung kiến thức bao hàm cả bậc THCS và THPT, trong khi bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội vẫn trọng tâm vào kiến thức lớp 12, chỉ có 20% kiến thức ở lớp 11 và 10% lớp 10.

Nếu Bộ Giáo dục chấp nhận, phương án này có thể sử dụng để thay thế cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Khi bài thi được làm trong nhiều đợt, đợt đầu nếu chưa có kết quả tốt có thể đăng ký thi lại để đạt hoặc cải thiện điểm cao hơn. Thi đánh giá năng lực sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh. Bên cạnh đó, vẫn có bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt để các em học sinh giỏi, học sinh năng khiếu có cơ hội thể hiện. Các em hoàn toàn yên tâm chuẩn bị thích nghi và làm quen với những đổi mới trong tuyển sinh theo phương án của ĐH Quốc gia Hà Nội.

26.8.2014  Theo VnExpress

Messung und frderung eines basalen verstndnisses fr externe validitt bei kologischen experimenten abbau von angst und ekel gegenber spinnen im rahmen einer unterrichtseinheit in der grundschule bauernhfe als auerschulischer lernort doktorarbeit schreiben lassen preise im fokus.

ĐHQGHN, nơi thắp sáng tài năng

Sinh năm 1990, là thủ khoa năm 2012 của Trường Đại học Công nghệ, Trần Quốc Quân đã được nhà trường quyết định cho làm chuyển tiếp Nghiên cứu sinh từ tháng 8/2013 và đến nay (2/2014), Trần Quốc Quân đã có 7 bài báo được công bố trên các tạp chí quốc tế ISI (trong đó có 5 bài trên các tạp chí SCIE và 2 bài trên tạp chí SCI), một thành tích đáng tự hào.
Phóng viên Website ĐHQGHN trân trọng giới thiệu về tấm gương nghiên cứu khoa học trẻ – (thậm chí là rất trẻ) với bạn đọc.
Là người con vùng đất nghèo Can Lộc – Hà Tĩnh, ngay từ nhỏ Trần Quốc Quân đã xác định cho mình con đường học tập là con đường duy nhất giúp Quân thoát khỏi cảnh nghèo khó, vươn lên trong cuộc sống và đỡ đần cho cha mẹ. Sau quá trình học tập chăm chỉ ở trường cấp ba Nghèn (Can Lộc), Quân đã thi đậu vào khoa Cơ kỹ thuật và Tự động hóa, trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN vào năm 2008. Bằng sự cố gắng của mình ngay năm đầu tiên Quân đã đạt danh hiệu sinh viên Giỏi.Đó là động lực giúp Quân tiếp bước.
Là đại học xây dựng và phát triển theo định hướng đại học nghiên cứu tiên tiến, các giảng viên của ĐHQGHN đã có ý thức phát hiện và bồi dưỡng các em sinh viên giỏi tham gia vào các nhóm nghiên cứu. Ngay từ năm thứ hai học tại trường Đại học Công nghệ, Quân đã may mắn được GS.TSKH Nguyễn Đình Đức chú ý và dìu dắt những bước chập chững đầu tiên trên con đường khoa học.
Sau 4 năm rưỡi học tập trên giảng đường trường Đại học, Trần Quốc Quân đã tốt nghiệp kỹ sư xuất sắc và được Hiệu trưởng trường ĐHCN trao “Giấy công nhận thủ khoa ngành Cơ học Kỹ thuật khóa học 2008-2013” và hai lần được nhận bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN (Bằng khen giải nhất sinh viên NCKH của ĐHQGHN năm 2011 và bằng khen “Đã đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện khóa 2008-2013”. Đồng thời Quân còn là “Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp ĐHQGHN” trong hai năm 2011 và 2012. Đây là những ghi nhận và trân trọng của nhà trường cho những nỗ lực phấn đấu của Quân trong suốt những năm tháng học tập và rèn luyện. Ngay trong thời gian năm cuối của bậc đại học, Quân đã có 2 bài báo được đăng trên tạp chí quốc tế ISI.
Sau khi tốt nghiệp Đại học, Quân được làm izmir escort kartal escort gebze escort antalya escort didim escort marmaris escort şişli escort ümraniye escort anadolu yakası escort saç ekimi porno mecidiyeköy escort şişli escort chuyển tiếp NCS và tiếp tục con đường học tập và nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu mà Quân đang theo đuổi là: “Ổn định tĩnh và động kết cấu vỏ hai độ cong làm từ vật liệu composite chức năng có cơ tính biến đổi”. Sau rất nhiều vất vả tưởng chừng có lúc bỏ cuộc, nhưng với lòng say mê khoa học và tinh thần vượt khó, sự kiên trì, đến nay mới chỉ sau chưa đầy 6 tháng kể từ khi nhận quyết định làm nghiên cứu sinh, Quân đã tích lũy cho mình những thành tích ít người có thể có được với một NCS được đào tạo trong nước: 7 bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI, trong đó có 5 bài trên các tạp chí thuộc danh mục SCIE và 2 bài báo trên các tạp chí quốc tế trong dạnh mục SCI.
Khi được hỏi về những yếu tố dẫn đến thành công của mình, Quân chia sẻ: “Trước hết em phải kể đến sự giúp đỡ, chỉ bảo, động viên của thầy hướng dẫn em là GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, chính thầy đã dìu dắt, truyền cho em niềm say mê, phương pháp tiếp cận nghiên cứu bài bản, nghiêm túc trong khoa học, chỉ cho em con đường đi và tiếp cho em nghị lực (thậm chí là giúp đỡ em trong cuộc sống). Thứ hai, đó là môi trường học tập và nghiên cứu tại trường ĐHCN, ĐHQGHN. Nơi đây em được học các thầy cô giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp. Những kiến thức em đã được học từ khi ngồi trên ghế nhà trường trong những năm học tại trường Đại học Công nghệ đã trang bị cho em một cơ sở vững chắc để em tự tin và có hành trang tốt bước vào con đường nghiên cứu, giúp em có thể nhanh chóng tiếp cận và giải quyết những vấn đề mới trong lĩnh vực chuyên môn em đã chọn. Đồng thời, sự tiện ích của hệ thống thông tin thư viện và cơ sở dữ liệu khoa học (như hệ thống Science Direct, Springer,…) hiện nay ở ĐHQGHN đã giúp em có thể tiếp cận và tìm hiểu những vấn đề “nóng” mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đang quan tâm. Thứ tư phải kể đến, đó là sự chia sẻ, giúp đỡ của các anh chị và các bạn trong nhóm nghiên cứu. Chính nhóm nghiên cứu trẻ về Cơ học vật liệu composite dưới sự hướng dẫn của GS Nguyễn Đình Đức đã cho em môi trường và cơ hội hầu như hàng tuần được trao đổi với thầy và các đồng nghiệp. Thế hệ 9X của chúng em trong nhóm nghiên cứu luôn được thầy tận tình chỉ bảo, chúng em giúp đỡ nhau, cùng nhau tìm hiểu và chia sẻ trong nghiên cứu, chúng em thấy mình được trưởng thành lên. Cũng từ nhóm nghiên cứu này, nhiều bạn sinh viên khác cũng đã có kết quả rất tốt, như bạn Phạm Hồng Công (SN 1992) sinh viên khóa sau, K54H đã có 5 bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế ISI, Bạn Phạm Toàn Thắng, sinh viên khóa sau nữa, K.55H đã có 2 bài báo được đăng trên tạp chí quốc tế ISI. Và cuối cùng, có sự nỗ lực cố gắng của bản thân và sự động viên từ gia đình, người thân và bạn bè. Tất cả đã giúp em vững bước trên con đường đã chọn và đạt được những thành công bước đầu như ngày hôm nay”.
Theo Quân và các bạn trong nhóm nghiên cứu, ĐHQGHN thực sự là một môi trường học tập và nghiên cứu lý tưởng để các bạn sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh có thể phát huy khả năng nghiên cứu và theo đuổi ước mơ, hoài bão vươn tới các đỉnh cao khoa học của mình. Từ cậu học sinh của một miền quê nghèo cho tới nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ và những thành công trong nghiên cứu đã đạt được của Quân chỉ sau 5 năm học tập và rèn luyện ở ĐHQGHN, cho thấy những điều tưởng như cao xa xuất phát và bắt đầu từ chính những điều giản dị và gần gũi nhất. Và hy vọng các bạn trẻ khi được học tập và rèn luyện dưới mái nhà chung của ĐHQGHN sẽ được đào tạo với chất lượng tốt, bài bản, góp phần vào thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục theo hướng phát huy năng lực, khả năng sáng tạo, đào tạo toàn diện và hướng tới các chuẩn mực quốc tế.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cùng các học trò Trần Quốc Quân, Phạm Hồng Công tại Hội nghị toàn quốc về Cơ học Vật rắn biến dạng (TP. Hồ Chí Minh, 11/2013).
24/2/2014 PV – VNU Media

Frderung ghostwriter-hilfe.com experimenteller problemlsefhigkeit.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Người thầy của thời đại mới!

16/11/2014. Nhắc đến GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – ĐH Quốc gia Hà Nội, nhiều thế hệ sinh viên đều tỏ lòng ngưỡng mộ với người thầy đáng kính bởi sự say mê nghiên cứu khoa học, bởi những công trình nghiên cứu xuất sắc, bởi sự tận tình giúp đỡ học trò với tấm lòng bao dung rộng mở.

 Chỉ riêng năm 2014, nhóm nghiên cứu về vật liệu và kết cấu composite của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã có 15 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín với tổng các chỉ số ảnh hưởng (Impact factor) IF =29,24.

Sinh viên Phạm Toàn Thắng lớp K55H, Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã có 5 bài trên các tạp chí quốc tế ISI (trong đó 2 bài trên tạp chí SCI, 3 bài trên tạp chí SCIE) nhận xét về thầy giáo của mình: “Em thực sự biết ơn và sự tri ân sâu sắc với thầy Đức. Nếu không có sự chỉ bảo và dìu dắt ân cần của Thầy, có lẽ chúng em không trưởng thành được như ngày hôm nay. Chính từ những bài giảng của thầy đã thắp sáng cho chúng em niềm đam mê học tập và khát khao hiểu biết.Chúng em thấy mình thật may mắn khi gặp được người Thầy”.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

GS Nguyễn Đình Đức bảo vệ Luận án Tiến sĩ Toán Lý khi mới 27 tuổi

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức sinh năm 1963 tại quê ngoại thôn Lai Xá – xã Kim Chung – huyện Hoài Đức (Hà Tây cũ). Năm 6 tuổi, Nguyễn Đình Đức đã sớm xa quê hương vì gia đình lên lập nghiệp ở Yên Bái, một thị xã miền núi Tây Bắc.

Là học sinh xuất sắc nhất của lớp chuyên toán khóa 1 của tỉnh Hoàng Liên Sơn (1978), và cũng là thủ khoa của Khoa Toán – Cơ trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khi chưa đầy 21 tuổi (1984), ông được trường Đại học Tổng hợp đề nghị và Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ (khi đó đang là Bộ trưởng Bộ Đại học) quyết định cho Nguyễn Đình Đức được tham gia kỳ thi chọn NCS đi nước ngoài. Và ngay kỳ thi tuyển NCS năm 1985, Nguyễn Đình Đức đã đỗ đầu với số điểm cao nhất.

Sau đó, tân cử nhân – NCS trẻ tuổi Nguyễn Đình Đức đã được Bộ Đại học cử đi làm luận án tiến sĩ ở Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva mang tên Lômônôxốp (MGU). Đối với ông, đây chính là bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Nơi đây chính là môi trường để Đức tiếp xúc và học hỏi từ các nhà khoa học Xô Viết lỗi lạc và trưởng thành. Chính tại nơi đây, ông đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sỹ toán lý khi mới 27 tuổi, và sau đó tiếp tục bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sỹ khoa học ở Viện hàn Lâm Khoa học Nga khi 34 tuổi.

Với những ưu điểm riêng biệt, vật liệu này được xem là vật liệu lý tưởng của hiện tại và tương lai. Vì thế, ngay trong quá trình làm luận án tiến sĩ Toán Lý của mình (1987-1990), GS Nguyễn Đình Đức đã thực hiện đề tài “Các tiêu chuẩn bền của composite cốt sợi đồng phương” dưới sự hướng dẫn của GS.TSKH Pobedrya B.E, Chủ nhiệm Bộ môn Cơ học vật liệu composite tại ĐH Tổng hợp Quốc gia Maxcơva mang tên Lômônôxốp (MGU) – nơi hội tụ của các nhà khoa học Xô Viết lỗi lạc.

Luận án Tiến sĩ Khoa học được GS Nguyễn Đình Đức hoàn thành tại PTN Cơ học vật liệu composite (1993-1997) của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (sau này là Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) dưới sự cố vấn khoa học của nhà khoa học lỗi lạc GS.TSKH Vanin G.A, Trưởng phòng thí nghiệm.

Đây là nơi đào tạo các công trình sư nổi tiếng của Liên Xô thời bấy giờ. Đề tài Luận án Tiến sỹ khoa học của GS Nguyễn Đình Đức là về vật liệu composite cacrbon-cacrbon 3 pha (nền, sợi và các hạt gia cường) có cấu trúc không gian 3Dm, 4Dm. Những vật liệu này siêu bền, siêu nhẹ, chịu được nhiệt độ cao lên đến hàng nghìn độ và được ứng dụng mạnh mẽ trong hàng không vũ trụ và tên lửa. Những phát hiện mới trong nghiên cứu về ứng xử của vật liệu composite 3 pha có cấu trúc không gian của GS Đức đã được cấp bằng phát minh (năm 1999).

Trong thời gian học tập và công tác tại LB Nga, ông được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tại LB Nga (1999-2001), thành viên nước ngoài của Viện Hàn Lâm Khoa học Tự nhiên Nga (1999) và Viện Hàn Lâm Phát minh và Sáng chế Quốc tế (1999), Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa V (1999-2004).

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cùng các sinh viên

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cùng các sinh viên

GS Nguyễn Đình Đức từ bỏ lời mời ĐH Mỹ trở về Việt Nam làm khoa học

Năm 1997, với thành tích nghiên cứu xuất sắc, TS Nguyễn Đình Đức được Trường Đại học Tổng hợp Clemson (Hoa Kỳ) mời ông sang làm trợ giảng. Trước những lời động viên cố vấn của bạn bè và nhiều đồng nghiệp khuyên ông nên sang Hoa Kỳ, nhưng ông lại quyết định tích lũy sâu hơn nữa kiến thức và kinh nghiệm để trở về Việt Nam làm việc. Bởi ông muốn phát triển hơn nữa điều kiện nghiên cứu và giảng dạy, xây dựng và đào tạo đội ngũ thế hệ trẻ giải quyết các vấn đề của thực tiễn liên quan đến composite, góp phần xây dựng ngành khoa học này ở Việt Nam.

Trở về nước, được sự tín nhiệm của GS.VS Vũ Tuyên Hoàng, khi đó nguyên là Chủ tịch liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã là một trong những người đứng ra vận động, sáng lập và là một trong những Phó Chủ tịch đầu tiên của Hội trí thức KHCN trẻ Việt Nam (2004-2010).

Ông cũng là thành viên của BCH Hội Cơ học Việt Nam, Hội Cơ học Vật rắn biến dạng Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Hà Nội, ủy viên Hội đồng chức danh giáo sư ngành Cơ học. Ông cũng từng là Trưởng ban Tổ chức các Hội nghị khoa học quốc gia, quốc tế lớn như Hội nghị Toàn quốc về Cơ điện tử lần thứ VI (2012), Hội nghị quốc tế về Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa ICEMA 1(2010), ICEMA2(2012), ICEMA3(2014). Đồng thời, ông cũng tham gia phản biện cho gần 20 tạp chí quốc tế, trong đó có nhiều tạp chí ISI hàng đầu trong lĩnh vực Cơ học. Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã được Tạp chí “Who is who in the World” của Mỹ đưa vào danh mục những nhân vật nổi tiếng trong lần xuất bản thứ 18 từ năm 2001.

GS Nguyễn Đình Đức đã công bố trên 120 công trình khoa học ở trong và ngoài nước, trong đó một nửa là các bài báo, báo cáo khoa học xuất bản ở nước ngoài và các hội nghị quốc tế với trên 40 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI (nhiều bài trên tạp chí SCI, và trên các tạp chí quốc tế tốp hàng đầu của ngành Cơ học).

GS Đức cũng đã thành công trong việc áp dụng những tính toán nghiên cứu lý thuyết của mình để đề xuất sử dụng các hạt nano titan oxit như là thành phần gia cường làm tăng khả năng chống thấm, chống giòn, chống nứt cho vật composite polymer. Sáng kiến của ông đã được áp dụng để chế tạo đà máy tàu thủy bằng composite tại một doanh nghiệp đóng tàu của Việt Nam, đồng thời, những kết quả này của ông về composite polymer sợi thủy tinh hạt hạt nano titan oxit được đăng ký bằng sáng chế. Nhóm nghiên cứu về vật liệu và composite tại ĐHQGHN do ông là trưởng nhóm được biết đến trong cộng đồng khoa học ở trong nước và quốc tế.

Trong suốt 30 năm kể từ những ngày đầu bước chân vào nghiên cứu khoa học cho đến nay, ông đã chọn cho mình hướng đi bền bỉ và gắn trọn vẹn với nghiên cứu về vật liệu composite. Loại vật liệu mới có độ bền cơ học cao, vừa nhẹ và bền với các môi trường kiềm, a xít, nhiệt độ cao… mà vật liệu tự nhiên không có được.

Với phong cách giản dị, chân thành, GS Nguyễn Đình Đức luôn được các học trò yêu mến
Với phong cách giản dị, chân thành, GS Nguyễn Đình Đức luôn được các học trò yêu mến

GS Nguyễn Đình Đức – Người thầy tận tụy

Là một trong những nhà khoa học có uy tín, nhưng GS Nguyễn Đình Đức cũng là người thầy trên giảng đường đại học. Ông đã từng trải qua những công việc giản dị nhất như công tác chủ nhiệm lớp để hiểu và gắn bó với sinh viên, đã dìu dắt, đào tạo nhiều em từ sinh viên đến bậc tiến sỹ.

Không chỉ động viên tinh thần, ông đã tự bỏ tiền túi của mình để cưu mang, giúp các em sinh viên giỏi có hoàn cảnh khó khăn theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu. Tấm lòng nhân ái, sự say mê khoa học, tin yêu cuộc sống, sự động viên, chia sẻ của thầy những lúc khó khăn và đặc biệt là thành công của các học trò của ông đã luôn là sự động viên khích lệ các thế hệ học sinh vững vàng ý chí và nghị lực để tiếp bước trên con đường khoa học. Trong ông, người thầy và nhà khoa học là một, vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu và thông qua nghiên cứu để đào tạo chất lượng cao, trình độ cao, tiếp cận đỉnh cao của tri thức.

Với những bài giảng tâm huyết và sự yêu thương dìu dắt của người thầy, các thế hệ học trò của ông đều trưởng thành và thành tài. Trong những học trò xuất sắc ấy, có những người đã là thủ trưởng các đơn vị lớn như TS. Đinh Khắc Minh, là Viện trưởng Viện KHCN tàu thủy (Bộ Giao thông vận tải); TS. Hoàng Văn Tùng, là Chủ nhiệm Bộ môn Cơ lý thuyết của ĐH Kiến trúc Hà Nội. Nhiều học trò được ông hướng dẫn NCKH ngay từ những năm tháng sinh viên đã có nhiều bài báo khoa học có giá trị được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế ISI có uy tín và đạt giải nhất về nghiên cứu khoa học của trường Đại học Công nghệ cũng như của ĐHQGHN (như các em Trần Quốc Quân, Phạm Hồng Công, Vũ Văn Dũng, Phạm Toàn Thắng,…) và hầu hết các em đều là thủ khoa và được chuyển tiếp làm NCS ngay sau khi tốt nghiệp đại học.

Nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Đình Đức đã có quan hệ và hợp tác, trao đổi học thuật với các đồng nghiệp Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, LB Nga, Hồng Kông, Đức, Pháp, Iran,… Ông đã xuất bản 4 đầu sách chuyên khảo và giáo trình về lĩnh vực chuyên ngành giảng dạy, nghiên cứu.

Đặc biệt, ông đã có sách chuyên khảo về composite 3 pha có cấu trúc không gian được xuất bản 1000 cuốn tại Moscow (năm 2000, nhà xuất bản USSR – một trong những nhà xuất bản hàng đầu của LB Nga chuyên xuất bản các sách chuyên khảo có giá trị của các nhà khoa học Xô Viết có danh tiếng) và được cộng đồng khoa học quốc tế đánh giá cao.

Cả cuộc đời GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là tấm gương sáng của sự kiên trì lao động và cống hiến cho khoa học, cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Ông là người có nhiều cống hiến đặc biệt cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ĐHQGHN, đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng như Trưởng ban Khoa học Công nghệ của ĐHQGHN (2005-2008), Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ (11.2008-9.2012) và từ 10.2012 đến nay là Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN.

16/11/2014 Theo Dân trí

Exemplarische einblicke in die palontologie auf hausarbeit schreiben der grundlage handlungsorientierten lernens unverffentlichte wissenschaftliche arbeit zur zulassung zum 1 staatsexamen, pdagogische hochschule ludwigsburg.