Đào tạo nhân lực chất lượng: ‘Chiếc đũa thần’ để đất nước hùng cường

Khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là then chốt và động lực của sự phát triển, là chìa khóa, “chiếc đũa thần” cho sự phát triển đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lễ khai giảng của Đại học Quốc gia Việt Nam ngày 15/11/1945. (Ảnh tư liệu, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lễ khai giảng của Đại học Quốc gia Việt Nam ngày 15/11/1945. (Ảnh tư liệu, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Trong suốt hành trình 76 năm lập quốc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, đội ngũ trí thức Việt Nam đã luôn đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Chặng đường đó đã cho thấy bài học to lớn về vai trò của việc đào tạo và sử dụng nhân tài với giá trị ứng dụng cho cả hiện nay và mai sau.

Nhân dịp Quốc khánh 2/9, Giáo sư Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có bài viết phân tích về vấn đề này.

“Kiến thiết cần phải có nhân tài”

Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tuyên thệ vì mục tiêu: Độc lập-Tự do-Hạnh phúc. Bản Tuyên ngôn độc lập đã thể hiện trí tuệ và tầm nhìn, đi trước thời đại của một vị lãnh tụ thiên tài.

Tư tưởng vì độc lập tự do cho dân tộc và hạnh phúc của nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soi đường và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ đường lối cách mạng của Đảng và quá trình lịch sử của đất nước. Tư tưởng đó đã làm nên mẫu số chung là tập hợp, đoàn kết toàn dân, đoàn kết mọi tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở trong và ngoài nước để từ đó cộng hưởng sức mạnh của toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đánh đổ phong kiến, thực dân rồi đế quốc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, thống nhất đất nước và xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Cũng chính tư tưởng đó của Người đã cảm hóa và là ngọn cờ để trí thức Việt Nam đi theo Bác, theo Đảng, đồng hành cùng dân tộc, cùng sự nghiệp của cách mạng.

Ngay sau lễ lập quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh “Tìm người tài đức.” Đây được xem như “chiếu cầu hiền” của Chủ tịch nước Việt Nam mới: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài.” Bác đã sử dụng và phát huy những trí thức ưu tú của đất nước gánh vác những trọng trách của quốc gia lúc đó, như Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Nguyễn Văn Tố, Vũ Đình Hòe, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Huyên, Phan Anh, Tạ Quang Bửu…

Trong lịch sử Việt Nam, trí thức giữ vai trò và vị trí vô cùng quan trọng. Bác Hồ đã từng nói: “Trong các tầng lớp xã hội, người sĩ phu chiếm vị trí hàng đầu.” Bác cũng đã cảm hóa và trọng dụng nhiều trí thức ưu tú khác như Trần Văn Giàu, Nguyễn Xiển, Hồ Đắc Di, Trần Đại Nghĩa, Đặng Văn Ngũ, Lương Định Của, Phạm Huy Thông, Ngụy Như Kon Tum… đi theo cách mạng, mang tài đức của họ cống hiến hết mình cho sự nghiệp của Đảng và dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhân sỹ trí thức. (Ảnh tư liệu)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhân sỹ trí thức. (Ảnh tư liệu)

Tên tuổi của các trí thức lớn của dân tộc cũng đã đi vào lịch sử, được vinh danh và sống mãi, thậm chí còn được gắn với những con đường, ngõ phố thân quen của Việt Nam.

Nhân lực chất lượng cao là động lực của phát triển

Trong bối cảnh cách mạnh công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra như vũ bão trên toàn cầu; từng ngày, từng giờ, những thành tựu của khoa học công nghệ đang làm cho thế giới thay đổi và phát triển nhanh chưa từng có thì nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển ngày nay không còn là nguồn tài nguyên mà chính là nguồn lực con người. Ai có trong tay nhân tài, sẽ vượt qua được sự canh tranh và bứt phá vươn lên.

Chất xám và trí tuệ của trí thức sẽ trở thành công cụ sản xuất. Không chỉ con người, mà người máy với trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành “công nhân” trong thời đại mới. Khái niệm “lực lượng sản xuất” do đó cũng thay đổi. Đội ngũ trí thức, vừa là người “công nhân” trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhưng cũng chính là những người nắm trong tay lực lượng sản xuất trong thời đại mới.

Triết học cần phải phát triển và phải có sự nghiên cứu thấu đáo những đổi thay này để phát hiện những khái niệm mới, những quy luật mới trong sự vận động và phát triển biện chứng của hình thái kinh tế-xã hội mới trong bối cảnh mới.

Nhật Bản đã và đang xây dựng một xã hội 5.0 nhằm mục tiêu kiến thiết một thượng tầng kiến trúc – thực chất là hướng tới một quan hệ sản xuất và cấu trúc xã hội mới, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là then chốt và động lực của sự phát triển. Đây chính là chìa khóa, là “chiếc đũa thần” để dân tộc Việt Nam có thể nắm bắt được những cơ hội nhảy vọt, làm cho đất nước ta được sánh ngang với các cường quốc năm châu.

Sứ mệnh này thuộc về đội ngũ trí thức trẻ Việt Nam. Bác Hồ cũng đã từng khẳng định: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc ta. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế.”

Tôi rất tin tưởng và hy vọng vào các bạn trẻ, các học trò – tương lai của đất nước sẽ luôn mang trong mình hoài bão và lòng nhiệt tình, trách nhiệm, miệt mài học tập, trau dồi rèn luyện tâm, đức, trí, thể lực và sáng tạo – sẽ khẳng định được niềm tin của xã hội với trí thức, tiếp bước cha anh, gánh vác trọng trách non sông, đóng góp thật xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chấn hưng đất nước.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và trí thức sẽ vẫn còn sáng mãi. Khí thế hào hùng và nhiệt huyết của một dân tộc – tinh thần ngày 2/9 năm nào, vẫn còn âm vang mãi đến ngày nay và mai sau./.

Nguyễn Đình Đức (Vietnam+)

GS Nguyễn Đình Tứ – người suốt đời tôi mang ơn

GS Nguyễn Đình Tứ – người Thầy, nhà khoa học lỗi lạc của Việt Nam, nhà quản lý giỏi có tâm và có tầm. Thầy Tứ đã giúp tôi thay đổi cả cuộc đời.

Tháng 6, vừa tròn 1/4 thế kỷ ngày mất của GS Nguyễn Đình Tứ. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, nguyên Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Nhân dịp này, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có chia sẻ một kỷ niệm về ông. Cuộc gặp gỡ với GS Nguyễn Đình Tứ là bước ngoặt quan trọng để GS Nguyễn Đình Đức, sau đó 40 năm đã trở thành nhà khoa học có nhiều đóng góp của Việt Nam.

GS Nguyễn Đình Tứ - người suốt đời tôi mang ơn - 1   

 

Nhấn để phóng to ảnh

Cố GS Nguyễn Đình Tứ (nguồn ảnh ĐHQGHN)   

GS Nguyễn Đình Tứ là người suốt đời tôi mang ơn!

Năm 1984, khi còn chưa tròn 21 tuổi, tôi tốt nghiệp thủ khoa Khóa 25 ĐH Tổng hợp Hà Nội. Được xếp loại xuất sắc – duy nhất của Khóa K25 của Nhà trường.

Ngày đó được điểm 10 khó lắm. Được điểm 7 đã là cao. Ai cũng sợ các thầy “máy chém” như GS Nguyễn Thừa Hợp dạy giải tích, GS Huỳnh Mùi dạy đại số, GS Phạm Ngọc Thao dạy giải tích trên đa tạp, GS Phạm Huyễn dạy cơ lý thuyết…chỉ khoảng 20% là đạt trên 5, còn lại cứ 3/4 lớp là trượt phải thi lại. Cả khóa chỉ có 1 người là tôi tốt nghiệp đại học được xếp loại học lực xuất sắc.

Với thành tích xuất sắc đó, lẽ ra tôi được chọn làm chuyển tiếp NCS nước ngoài. Nhưng không hiểu sao ngày đó Bộ Đại học lại thông báo chỉ cho ngành toán chuyển tiếp nghiên cứu sinh (NCS) trong nước.

Lý do khi tôi lên Vụ Đại học được giải thích là ngành toán đào tạo NCS trong nước khá tốt, ưu tiên cho những ngành khác Việt Nam đang cần hơn,… Mà ngày ấy chuyển tiếp Nghiên cứu sinh rất khó, thường phải đi làm 10-15 năm rồi mới được làm NCS. Mà phải thi đấu chứ không xét như bây giờ. Chỉ tiêu thì ít, chuyển tiếp NCS khi đó chỉ là đặc cách được thi làm NCS luôn ngay sau khi tốt nghiệp đại học thôi. Còn vẫn phải thi chung sòng phẳng với các thầy, với người lớn.

Khó khăn quá không biết làm thế nào, cũng chẳng biết nhờ ai giúp đỡ. Chưa đến 21 tuổi – đầu xanh tuổi trẻ. May sao trước đó 1 năm, năm 1983, Nhà nước có tổ chức Liên hoan sinh viên xuất sắc toàn quốc lần thứ nhất tại Quảng Bá, tôi vinh dự được trong đoàn sinh viên xuất sắc của ĐH Tổng hợp và vinh dự được Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ gặp và tiếp đoàn ở phòng làm việc trên tầng 2 tòa nhà Bộ Đại học ở số 9 – Hai Bà Trưng, Hà nội – và để lại cho tôi ấn tượng vô cùng sâu sắc.

Bí quá hóa liều, tôi nghĩ đành liều thử lên gặp Bộ trưởng đề đạt xem sao. Tôi xin nghỉ  một buổi học sỹ quan dự bị, mượn xe đạp của anh Ân (là trai Hà Nội gốc, nhà ở phố Thuốc Bắc) lên Bộ Đại học từ 9 giờ sáng.

Tôi đứng ở tầng 2 bên này và nhìn sang phòng làm việc của Bộ trưởng ở tầng 2 phía bên kia, đợi khi nào hết khách sẽ gõ cửa. Cứ đợi mãi như vậy, người ra người vào phòng Bộ trưởng từ sáng đến chiều không dứt.

Tôi cứ đứng đợi kiên trì – không ăn trưa, cả ngày cũng không uống một ngụm nước, trong bộ quần áo xanh màu lính của học viên sỹ quan dự bị. Tận tầm 16 giờ chiều mới thấy có khoảng lặng không có khách, tôi liều gõ cửa phòng Bộ trưởng.

Cái khó ló cái khôn. Sợ bộ trưởng bất ngờ vì người lạ, tôi đã mang theo ảnh đoàn sinh viên xuất sắc của ĐH Tổng hợp có chụp với Bộ trưởng năm trước, và bảng điểm học tập của tôi. Kết quả học tập gây ấn tượng với Bộ trưởng: toàn khóa chỉ có 1 điểm 7; 4 điểm 8; 8 điểm 9 và 15 điểm 10 và GPA =9.33.

Tôi trình bày và đề đạt nguyện vọng, chỉ mong muốn xin Bộ trưởng được cho dự thi – dự thi thôi trong kỳ tuyển chọn NCS, nếu vượt qua được mọi người thì xứng đáng đi nước ngoài, không thì làm NCS trong nước. Và Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ đã ân chuẩn đề nghị đó. Một tuần sau tôi nhận được Công văn của Bộ cho phép dự thi tuyển NCS đi nước ngoài.

Mừng, nhưng lại lo. Lo vì thi NCS nước ngoài thời bấy giờ khó lắm, thường phải chuẩn bị ôn thi mất 1-2 năm. Mà tôi lại không có thời gian dài, vì sau khi tốt nghiệp đại học phải học lớp sỹ quan dự bị. Tôi chỉ có hơn 3 tháng để ôn thi.

Thế là học ngày học đêm. Ngày đó cũng đâu có nhà trọ, không có chỗ ở, tôi phải ở nhờ lớp toán năm dưới ở tầng 3 nhà C – Ký túc xá (KTX) Mễ trì, 8 sinh viên 1 phòng (giường tầng). Tôi chọn mượn 1 chỗ ở giường tầng 1, góc trong cùng – quây màn vào, cứ thế mà học ngày học đêm, thậm chí quên cả ăn, quên cả ngủ. Giám đốc Ký túc xá lúc đó là thầy Chỉnh (Khoa Văn) đi kiểm tra, biết tiếng tôi học giỏi đã lâu nên thầy rất mến mộ và thương, mới bố trí cho tôi mượn 1 phòng xép như chuồng chim ở tầng cao nhất.

Thầy còn chép tay tặng tôi bài Thơ “Trường ca Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm (mà tôi thuộc lòng đến giờ: Khi chúng ta lớn lên đất nước đã có rồi – đất nước có từ thủa ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kểđất nước có từ miếng trầu bà ăn, cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn,…) và vẫn còn lưu lại đến giờ bản chép tay ấy.

GS Nguyễn Đình Tứ - người suốt đời tôi mang ơn - 2   

 

Nhấn để phóng to ảnh

GS Nguyễn Đình Đức và đồng nghiệp, học trò của mình.   

Và trời không phụ lòng người, sau ba tháng ôn thi, tôi đã đỗ 3 môn với 27,5 điểm – cao nhất của kỳ thi tuyển NCS ngành Cơ học lúc đó. Chỉ có điều từ 64 kg, sau 3 tháng ôn thi sụt 11 kg, thi xong chỉ còn 53 kg. Và nhờ vậy, tôi mới có dịp được bước chân vào trường MGU danh giá và huyền thoại, để được trưởng thành như ngày hôm nay.

Tôi đã trải qua những năm tháng tuổi trẻ như thế đấy. Với biết bao nhọc nhằn vất vả và thử thách, nhưng cũng luôn gặp được những người tốt, trong đó có GS Nguyễn Đình Tứ – Người Thầy, nhà khoa học lỗi lạc của Việt Nam, nhà quản lý giỏi có tâm và có tầm. Ông là người mến mộ nhân tài. Chỉ gặp thầy có khoảng khắc vô cùng ngắn ngủi nhưng đã giúp tôi thay đổi cả cuộc đời. Thầy đã để lại cho tôi niềm kính yêu và sự biết ơn vô cùng sâu sắc.

Ngày này cách đây 25 năm, khi ở nước ngoài nghe tin GS Nguyễn Đình Tứ mất, tôi đã sốc và tiếc thương vô hạn. Thật tiếc vì ông còn “trẻ”, là nhà khoa học lớn, chân chính và tài năng – may mắn được vào Bộ Chính trị – Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng.

Nếu ông không mất sớm, chắc chắn sẽ cống hiến được rất nhiều cho sự nghiệp giáo dục đại học của đất nước. Nền giáo dục của Việt Nam chắc chắn sẽ còn có những bước phát triển thực chất và đột phá hơn nữa.

Tôi cũng học được ở ông đức tính trò nào giỏi là thương là yêu là quý, là có sự tự thôi thúc phải để ý, phải quan tâm và nâng đỡ.

Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi những trải nghiệm gian khó, để có nhân duyên cho tôi gặp được những bậc tài trí, những tấm lòng vàng. Dạy cho tôi hiểu và thấm thía cuộc đời muốn thành công và vượt qua thử thách, phải có ý chí và nỗ lực phi thường. Và phải được nuôi dưỡng bằng tình yêu thương, sự tin tưởng và cả tấm lòng bao dung. Có những thứ quý giá, những tri ân đi theo ta suốt cuộc đời, không tiền của nào mua được và đánh đổi được.

Gặp GS Nguyễn Đình Tứ lần đầu năm 1983 và lần chót vào 1984, cách đây đã gần ngót 40 năm mà ảnh hưởng của ông, ký ức và sự kính trọng, lòng biết ơn với ông vẫn còn nhớ mãi.

Nhân 25 năm ngày ông mất. Xin viết vài dòng này về một kỷ niệm nhỏ, như một nén tâm hương tưởng nhớ tới ông với những tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn chân thành nhất.

 GS Nguyễn Đình Đức

Lý lịch khoa học của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

1. Họ và tên: Nguyễn Đình Đức                                         
2. Năm sinh: 1963                                 3. Giới tính: Nam 
4. Nơi sinh: Thôn xá, xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội                                          5. Nguyên Quán: Thôn Huề Trì, xã An Phụ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
6. Địa chỉ liên hệ: Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN – 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Email: ducnd@vnu.edu.vn
7. Học hàm, học vị: Học vị: TS (1991), TSKH (1997) Năm được phong GS/PGS:   GS: 2013, PGS: 2007     Nơi phong: Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước
8. Cơ quan công tác: Tên cơ quan:  Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội        Địa chỉ Cơ quan: Nhà E3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng Trường
9. Quá trình đào tạo
Bậc đào tạoNơi đào tạoChuyên mônNăm tốt nghiệp
Đại họcĐại học Tổng hợp Hà NộiToán Cơ1984
Tiến sĩĐại học Tổng hợp Lômônôxốp (MGU), Liên XôCơ học vật rắn- vât liệu composite1991
TSKHViện Máy, Viện Hàn lâm KH NgaCơ học vật rắn- vât liệu composite1997
10. Các khoá đào tạo khác (nếu có)
Văn BằngTên khoá đào tạoNơi đào tạoThời gian đào tạo
Cao cấp lý luận chính trịLớp cao cấp chính trị các cơ quan TW Khóa 8Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh   2005-2007
An ninh quốc phòngLớp An ninh quốc phòng đối tượng 2, K30Học viện Chính trị Quốc phòng   2012
11. Trình độ ngoại ngữ
Tên ngoại ngữTrình độ sử dụng (trung bình, khá, tốt)Chứng chỉ (ghi rõ tên chứng chỉ)
Tiếng NgaTốt, thành thạo 
Tiếng AnhTốt, thành thạo 
12. Quá trình công tác
Thời gian (Từ năm … đến năm…)Vị trí công tácCơ quan công tácĐịa chỉ Cơ quan
01/1998 – 12/1999TSKH, cộng tác viên khoa họcPTN vật liệu composite, Viện Máy – Viện Hàn lâm Khoa học Nga. 
01/2000-7/2001TSKH, nghiên cứu viên chínhPTN cơ học vật liệu composite, Viện Máy – Viện Hàn lâm Khoa học Nga. 
8/2001-6/2002TSKH, CBGD (hợp đồng)Khoa Toán – Cơ – Tin học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
7/2002-9/2003TSKH, CV Ban Kinh tế Đối ngoạiỦy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam46 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
10/2003-3/2004TSKH, CV Khoa Sau đại họcĐại học Quốc gia Hà Nội   144 Xuân Thủy, Cầu Giây, Hà Nội
04/2004-9/2004TSKH, Phó Trưởng ban Đào tạoĐại học Quốc gia Hà Nội   144 Xuân Thủy, Cầu Giây, Hà Nội
10/2004-1/2005TSKH, Phó Trưởng ban Khoa học Công nghệĐại học Quốc gia Hà Nội   144 Xuân Thủy, Cầu Giây, Hà Nội
02/2005 – 11/2008TSKH, Trưởng ban Khoa học Công nghệĐại học Quốc gia Hà Nội   144 Xuân Thủy, Cầu Giây, Hà Nội
11/2008- 9/2012  PGS, Phó Hiệu trưởngTrường ĐH Công nghệ,  ĐHQGHN144 Xuân Thủy, Cầu Giây, Hà Nội
6/2016 – nayGiám đốc Chương trình Civil EngineeringTrường ĐH Việt NhậtPhố Lưu Hữu Phước, Mỹ Đình 1, Hà Nội
3/2018 – nayChủ nhiệm Bộ môn trực thuộc trường, nay là Chủ nhiệm Khoa CN  Xây dựng – Giao thôngTrường ĐH Công nghệ,  ĐHQGHNNhà E5, Trường ĐHCN 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội  
5/2020- nayGiám đốc Chương trình đào tạo kỹ sư Tự động hóa và tin họcTrường Quốc tế, ĐHQGHNNhà G7, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
10/2012-5/2023Trưởng Ban Đào tạo (ĐH và SĐH)Đại học Quốc Gia Hà NộiNhà Điều hành ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy – Cầu Giấy HN Thạch Thất – Ba Vì – Hà Nội
5/2023 – nay    Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHNTrường ĐH Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà NộiNhà E3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
  13.  Sách, sách chuyên khảo, giáo trình (Tên tác giả; tên sách, giáo trình; NXB; năm xuất bản)
[1] Nguyen Dinh Duc, The spherofibre composite with space structure, URSS Publishing House, Moscow, Russia, 2000, 242 pages (Sách chuyên khảo, xuất bản bằng tiếng Nga).
[2] Nguyen Dinh Duc, Nguyen Hoa Thinh, Vật liệu composite: Cơ học và Công nghệ, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, năm 2002 (Sách chuyên khảo).
[3] Nguyen Dinh Duc, Dao Nhu Mai,  Sức bền vật liệu và Kết cấu. NXB ĐHQGHN, năm 2012
[4] Nguyen Dinh Duc, Nonlinear Static and Dynamic Stability of Functionally Graded Plates and Shells. Vietnam National University Press, Hanoi, 2014, 724 pages (Sách chuyên khảo, xuất bản bằng tiếng Anh).
[5] Nguyen Dinh Duc, Tran Quoc Quan, Pham Hong Cong,  Nonlinear Vibration of Auxetic Plates and Shells. Vietnam National University Press, Hanoi, 2021, 383 pages (Sách chuyên khảo, xuất bản bằng tiếng Anh).
[6] Nguyễn Đình Đức, Vũ Thị Thùy Anh, Cơ học Vật rắn Biến dạng (Giáo trình, NXB ĐHQGHN, 374 trang, Hà Nội, 2022.
14. Các công trình khoa học đã công bố  : 367 công bố khoa học và 6 đầu sách (xuất bản bằng tiếng Việt , tiếng Nga và Tiếng Anh), 2 bằng phát minh, sáng chế. 14.1. Số bài đăng trên các tạp chí quốc tế ISI  (SCI, SCIE): 205 bài 14.2. Liệt kê đầy đủ các công bố nêu trên từ tr­ước đến nay: Đến nay đã công bố 367 công trình khoa học, trong đó có 215 bài trên các tạp chí quốc tế ISI (SCI, SCIE): IF trên 2.0: 173 bài; IF trên 3.0: 136 bài; IF trên 4.0: 118 bài; IF trên 5.0: 98  bài; IF trên 6.0: 56 bài;  IF trên 7.0: 14 bài; trên 9.0: 5 bài; trên 11.0: 3 bài. Chi tiết các công bố trong và ngoài nước xem tại: :  http://uet.vnu.edu.vn/~ducnd
15.  Bằng sở hữu trí tuệ đã đ­ược cấp: 02
TTTên và nội dung văn bằngSố, Ký mã hiệuNơi cấpNăm cấp
1Bằng phát minh khoa học “Về quy luật ứng xử của vật liệu composite ba pha có độn các hạt gia cường hình cầu”Số 102LB Nga15/7/1999
2Bằng patent “Vật liệu composit polyme sợi thủy tinh”Số 1348Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam22/2/2016
16. Sản phẩm được ứng dụng, chuyển giao: 16.1 Số luợng sản phẩm KH&CN ứng dụng ở n­ước ngoài: 16.2 Số l­ượng sản phẩm KH&CN ứng dụng trong nư­ớc: 1 16.3 Liệt kê chi tiết các sản phẩm vào bảng sau:
TTTên sản phẩmThời gian, hình thức, quy mô,  địa chỉ áp dụngCông dụng
1Vật liệu nanocomposite polymer 3 pha sợi thủy tinh hạt titan oxit  pha phục vụ công nghiệp đóng tàu bằng composite tại Việt NamNăm 2012-2013, Dự án của ĐHQGHN, áp dụng tại Viện NC và chế tạo tàu thủy  – ĐH Nha TrangTăng độ bền cơ học: tăng mô đun đàn hồi và modul uốn; chống thấm
17. Các đề tài KH&CN các cấp đã chủ trì : 20 đề tài  
Tên nhiệm vụ/Mã sốThời gian (bắt đầu – kết thúc)Cơ quản quản lý nhiệm vụ, thuộc Ch­ương trình (nếu có)Tình trạng nhiệm vụ (đã nghiệm thu/ chưa nghiệm thu/ không hoàn thành)
Đề tài 107.02-2023.212024-2026NafostedĐang thực hiện
Đề tài CN.24.032024-2025Trường ĐH Công nghệĐang thực hiện
Applying Machine Learning to predict mechanical properties and characteristics, and then optimizing the geometrical and material parameters of composite materials2023-2025Đại học Quốc Gia Hà NộiĐang thực hiện
Analysis of static and dynamic behaviors of composite structures2022-2023Trường ĐH Công nghệĐã nghiệm thu
Nonlinear analysis of  advanced composite plates and shells2021-2022Trường ĐH Công nghệĐã nghiệm thu
Nonlinear stability of laminated smart composite plates and shells2021-2022ĐHQGHNĐã nghiệm thu
Grant Code KHGD/16-20.ĐT.032 of National Science and Technology Program of Vietnam on Education for the period of 2016-20202018-2020VP Chương trình KHGD Quốc giaĐã nghiệm thu
Nonlinear static and dynamic analysis of functionally graded nanocomposite  plates and shells reinforced by carbon nanotubes’’2018-2020NAFOSTEDĐã nghiệm thu
Nonlinear stability analysis of FGM structures subjected to special loads2016-2018NAFOSTEDĐã nghiệm thu
UK-Vietnam collaboration on a study of Mechanical Engineering and Advanced material science: Functionally Graded (FGM) plates and shells; three phase nanocomposite2016-2017The Royal Academy of Engineering, UK  Đẫ nghiệm thu
Nonlinear analysis on stability and dynamics of  functionally graded shells with special shapes2014-2015ĐHQGHNĐã nghiệm thu
Nonlinear dynamic and static stability analysis of double curved shallow FGM shells on elastic foundation2013-2015              NAFOSTED     Đã nghiệm thu
Investigation and  Manufacturing 3 phase polymer composite for shipbuilding industry in Vietnam2012-2013ĐHQGHNĐã nghiệm thu
Nonlinear analysis of stability for functionally graded plates and shells2010-2012NAFOSTED    Đã nghiệm thu
Calculating for composite materials and structures2009-2010ĐHQGHNĐã nghiệm thu
Determining thermal expansion coefficient of composite reinforced by aligned fibres2008ĐHQGHNĐã nghiệm thu
Three phase polymer composite2006ĐHQGHNĐã nghiệm thu
Mechanics of composite materials oriented on application2004-2005ĐHQGHNĐã nghiệm thu
  18. Giải thư­ởng về KH&CN trong và ngoài nư­ớc
TTHình thức và nội dung giải thư­ởngTổ chức, năm tặng th­ưởng
1Cùng tập thể các nhà khoa học của Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN và Viện Tên lửa – Viện KHCN Quân sự BQP đạt giải 3 Nhân tài Đất Việt năm 2008 (nhóm sản phẩm có tiềm năng ứng dụng cao) với sản phẩm: “Hệ thống dẫn đường tích hợp INS và GPS phục vụ định vị, dẫn đường phương tiện chuyển động có điều khiển”. 2008
2Huy chương bạc Kapixui của Viện Hàn lâm Khoa học Tự nhiên Nga vì đã có phát minh về quy luật ứng xử của vật liệu composite tiên tiến 3 pha1999
19. Kết quả đào tạo Sau đại học  19.  Số l­ượng tiến sĩ đã  và đang đào tạo: 24  19.1. Số lượng tiến sĩ đã đào tạo thành công:  15  19.2 Số l­ượng NCS đang h­ướng dẫn: 9   Thông tin chi tiết:
TTHọ tên nghiên cứu sinhTên  luận án của NCS (đã bảo vệ luận án TS hoặc đang làm NCS)Vai trò hư­ớng dẫn (chính hay phụ)Thời gian đào tạoCơ quan công tác của TS, NCS
1Hoàng Văn TùngElastic stability of functionally graded (FGM) plates and shellsHướng dẫn chính2007-2010Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
2Đinh Khắc MinhBending analysis for three phase composite plates in shipbuilding industryHướng dẫn chính2007-2010Viện KHCN Tàu Thủy – Bộ GTVT
3Trần Quốc QuânNonlinear static and dynamic stability of FGM double curved thin shallow shells on elastic foundationHướng dẫn chính2015-2018Đại học Công nghệ, ĐHQGHN
4Phạm Hồng CôngNonlinear static and dynamic stability of FGM platesHướng dẫn chính2015-2018Đại học Công nghệ, ĐHQGHN
5Vũ Thị Thùy AnhNonlinear analysis for FGM spherical shellsHướng dẫn chính2014-2017Đại học Công nghệ, ĐHQGHN
6Phạm Văn ThuNonlinear stability of the plates in wing-manufaction for small composite hydrofoils in VietnamHướng dẫn chính2015-2020Đại học Nha Trang
7Đỗ Quang ChấnPhân tích tĩnh và động lực học vỏ nón FGMHướng dẫn chính2016-2019ĐH Công nghệ GTVT , Hà Nội
8Phạm Thế DũngLĩnh vực quản lý KHCNHướng dẫn Chính2016-2019Bộ KHCN
9Hoàng Trọng NghĩaLĩnh vực quản lý giáo dụcHướng dẫn chính2016-2020ĐHQGHN
10Nguyễn Văn ThànhỔn định tĩnh và động của kết cấu vật liệu nano – FGMHướng dẫn chính2017-2022Học Viện Hậu Cần
11Phạm Minh PhúcỔn định tĩnh và động của tấm và vỏ FGM có vết nứtHướng dẫn chính   2017-2022 ĐH Giao Thông vận tải Hà Nội
12Nguyễn Đình DưNghiên cứu ứng dụng phương pháp CFEM trong Cơ học Vật rắn biến dạngHướng dẫn chính2018-2022ĐH Lạc Hồng
13Phạm Minh VươngPhân tích ổn định và động lực phi tuyến của vỏ trống có cơ tính biến thiên theo lý thuyết biến dạng trượt bậc caoHướng dẫn chính2017-2022ĐH Xây dựng Hà Nội
14Nguyễn Thị Thu HàLĩnh vực khoa học quản lýHướng dẫn chính2017-2023Bộ KHCN
15Phạm Đình NguyệnPhân tích tĩnh và động lực học phi tuyến của các kết cấu nanocompostiteHướng dẫn chính2018-2024ĐH Công nghệ – ĐHQGHN
16Ngô Đình ĐạtPhân tích phi tuyến của tấm và vỏ composite tiên tiến có tính chất đàn hồi – điện – từ Hướng dẫn chínhĐang thực hiệnĐH Công nghệ – ĐHQGHN
17Vũ Minh AnhPhân tích tĩnh và động lực học phi tuyến của các kết cấu compostite có hệ số poisson âmHướng dẫn chínhĐang thực hiệnĐH Công nghệ – ĐHQGHN
18Đinh Văn ĐạtNghiên cứu dao động và ổn định tĩnh của các kết cấu tấm vỏ làm từ vật liệu composite ba pha  Hướng dẫn chínhĐang thực hiệnĐH Công nghệ – ĐHQGHN
19Nguyển Văn HưởngPhân tích ổn định và động lực học phi tuyến của tấm và vỏ làm bằng vật liệu tiên tiến trong môi trường từ – điện – nhiệt đàn hồiHướng dẫn chínhĐang thực hiệnĐH Công nghệ – ĐHQGHN
20Vũ Văn DuNghiên cứu ổn định của tấm composite sandwich dung trong chế tạo kết cấu tàu thủyHướng dẫn chínhĐang thực hiệnĐH Nha Trang
21Nguyễn Văn LuânVề Civil EngineeringHướng dẫn chínhĐang thực hiệnĐH Thái Nguyên
22Nguyễn Xuân ThànhVề Civil EngineeringHướng dẫn chínhĐang thực hiệnĐH Thái Nguyên
23Hoàng Thế ThịnhVề Cơ học đất và nền móngHướng dẫn chínhĐang thực hiệnĐH Thái Nguyên
24Đỗ Thị Thu HàVề Cơ Kỹ thuậtHướng dẫn chínhĐang thực hiệnĐH Công nghệ, ĐHQGHN
20. NHỮNG THÔNG TIN KHÁC VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG KH&CN
20.1. Tham gia các tổ chức hiệp hội ngành nghề; thành viên Ban biên tập các tạp chí khoa học trong và ngoài nư­ớc; thành viên các hội đồng quốc gia, quốc tế; …:          Chủ tịch Câu lạc bộ mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam (từ 2023-nay) Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, từ 2017 – nay Thành viên Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Cơ học, từ 2014 – nay; Thành viên Hội đồng chức danh Giáo sư – Phó giáo sư Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN từ 2019- nay. Trưởng Ban Biên tập chuyên san Toán – Vật Lý (Xuất bản bằng tiếng Anh) của ĐHQGHN Thành viên Ban biên tập Tạp chí Khoa hoc Công nghệ Việt Nam (Tạp chí của Bộ KHCN) Thành viên Ban biên tập Tạp chí Cơ học Việt Nam (Viện hàn lâm KHCN Việt Nam) Thành viên Ban biên tập tạp chí quốc tế the Journal “Machine Science” (cwhich is published at the Azerbaijan Technical University) Viện sỹ – Viện Hàn Lâm Khoa học Tự nhiên Nga, từ năm 1999.

20.2 Thành viên ban biên tập của 11 tạp chí quốc tế ISI như sau: The member of Editorial Advisory Board of Journal Cogent Engineering:  (UK, Taylor & Francis,  SCIE Journal). The member of Editor Board – Journal of Science: Advanced Materials and Devices (SCIE journal, Elsevier). The member of Editor Board – Journal of Science and Engineering of Composite Materials (De Gruyter, ISI journal): http://www.degruyter.com/view/j/secm The member of Editor Board of Journal of Mechanical Engineering Science (Proc. IMechE Part C, SCI journal, SAGE)The member of Editor Board of Journal Science Progress (SCIE journal, SAGE)The member of Editorial Board of  Journal of Mechanical Science and Technology (SCIE journal, Springer)The member of Editorial Board of  Journal of Mechanics of Composite Materials (SCIE journal, Springer) The member of Editorial Board of Journal of Applied Mathematics and Mechanics  -Zeitschrift für Angewandte Mathematik und Mechanik, ZAMM (SCI, WILEY) The member of Editorial Board of the Journal “Aerospace” (SCIE, MDPI) The member of Editorial Board of Journal Aerospace Science and Technology(Elsevier, SCI Journal). The member of Editorial Board of International Journal on Interactive Design and Manufacturing (IJIDeM) (Springer, SCIE).         

20.3. Phản biện cho 75 tạp chí khoa học quốc tế ISI (SCI, SCIE).        

21. CÁC THÀNH TÍCH NỔI BẬT KHÁC:

Khen thưởng cấp Nhà nước: Được Chủ tịch nước tặngHuân chương Lao động hạng III (2016); Huân chương Lao động hạng II (2022).Năm 2022, là 1 trong 3 GS  của ĐHQGHN vinh dự được Bộ giáo dục và Đào tạo bình chọn là nhà giáo tiêu biểu trong chặng đường 40 năm sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của nước nhà (1982-2022).  Giải thưởng “Nhà giáo Đại học Quốc Gia Hà Nội” năm 2022.
5 năm liên tiếp được tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ công bố lọt vào danh sách 10,000 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới có ảnh hưởng lớn nhất năm 2019, 2020, 2021, 2022, 2023.
Top 100 thế giới trong lĩnh vực Engineering các năm 2020, 2021, 2022. Năm 2022, 2023 xếp hạng top 100 thế giới trong lĩnh vực Engineering.Là một trong 5 nhà khoa học Việt Nam đã (kể cả đã mất) và đang làm việc cơ hữu trong nước  lọt vào bảng xếp hạng danh giá nhất – 100.000 nhà khoa học quốc tế có ảnh hưởng nhất thế giới theo thành tựu trọn đời.

Một Giáo sư Việt Nam là thành viên Ban biên tập Tạp chí quốc tế ISI của Đức

Giáo sư Nguyễn Đình Đức – Đại học Quốc gia Hà Nội đã chính thức trở thành thành viên Hội đồng biên tập quốc tế của Tạp chí Toán và Cơ học ứng dụng của Đức.

Tạp chí có tên là: Journal of Applied Mathematics and Mechanics (Zeitschrift für Angewandte Mathematik und Mechanik), Nhà Xuất Bản WILEY. Tạp chí viết tắt là ZAMM.

ZAMM đã có quá trình hình thành và phát triển đến nay là 101 năm (được thành lập và xuất bản lần đầu từ năm 1920). Thành viên Ban biên tập là các nhà khoa học xuất sắc của thế giới trong lĩnh vực Toán học và Cơ học. Đăng được kết quả nghiên cứu trên tạp chí này vô cùng khó.

Các kết quả nghiên cứu gửi đến tạp chí đều được xem xét và bình duyệt hết sức nghiêm túc, chặt chẽ. Tạp chí này lọt vào danh mục các tạp chí quốc tế trong danh mục SCI, rất có uy tín của Đức (Germany) và cộng đồng Toán học và Cơ học quốc tế.

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức

Được biết, đến nay, Giáo sư Nguyễn Đình Đức là nhà khoa học Việt Nam làm thành viên hội đồng biên tập, hội đồng quốc tế của 9 tạp chí quốc tế trong danh mục ISI của những nhà xuất bản uy tín nhất thế giới, là:

Journal Cogent Engineering (UK, Nhà xuất bản Taylor & Francis); Journal of Science: Advanced Materials and Devices  (Nhà xuất bản Elsevier); Journal of Science and Engineering of Composite Materials (Nhà xuất bản De Gruyter); Journal of Mechanical Engineering Science (Proc. IMechE Part C,  Nhà xuất bản SAGE); Journal Science Progress (Nhà xuất bản SAGE); Alexandria Engineering Journal (Nhà xuất bản Elsevier); Journal of Mechanical Science and Technology (Nhà xuất bản Springer); Journal of Mechanics of Composite Materials (Nhà xuất bản Springer); Journal of Applied Mathematics and Mechanics (Zeitschrift für Angewandte Mathematik und Mechanik, Nhà xuất bản WILEY)

Việc Giáo sư Nguyễn Đình Đức tham gia hội đồng của nhiều tạp chí quốc tế ISI có uy tín của nhiều quốc gia khác nhau không chỉ khẳng định những cống hiến và uy tín của Giáo sư Đức được thừa nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế, sánh vai với các nhà khoa học của thế giới, mà còn khẳng định uy tín và vị thế khoa học của ngành Cơ học Việt Nam, uy tín và vị thế học thuật của Đại học Quốc Gia Hà Nội và cộng đồng khoa học Việt Nam với thế giới.

Sự kiện này cũng là minh chứng khẳng định sự bứt phá của các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc cơ hữu trong nước, vừa trực tiếp nghiên cứu, giảng dạy và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của nước nhà  – mặc dù cơ sở vật chất và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, nhưng đã nỗ lực vượt bậc và vươn lên ngoạn mục, sánh vai với các nhà khoa học thế giới, là thành quả của sự đổi mới, hội nhập manh mẽ của khoa học công nghệ và giáo dục đại học Việt Nam trong những năm gần đây.

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức – Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc PTN về Vật liệu và Kết cấu Tiên tiến, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng – Giao thông của Trường ĐH Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ông cũng là người đề xuất và sáng lập ngành Kỹ thuật hạ tầng ở ĐH Việt Nhật. Giáo sư Đức là một trong những nhà khoa học xuất sắc góp phần định danh nền khoa học công nghệ Việt Nam trên bản đồ khoa học công nghệ thế giới.

Giáo sư Nguyễn Đình Đức liên tục lọt vào danh sách 100.000 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới có ảnh hưởng lớn nhất năm 2019, 2020 theo bảng xếp hạng của Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ.

Đặc biệt, năm 2020, ông còn là 1 trong 2 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc cơ hữu trong nước lọt vào danh sách 100.000 nhà khoa học được xếp hạng ảnh hưởng thế giới theo thành tựu trọn đời và đứng đầu trong bảng xếp hạng các nhà khoa học Việt Nam có tầm ảnh hướng nhất thế giới năm 2020.

Theo Dân trí

Nhà khoa học Việt vào top xếp hạng ảnh hưởng nhất thế giới 2020

Mới đây, Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ công bố danh sách 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2020. Trong công bố này có 22 nhà khoa học Việt Nam.

 

 
Theo thứ tự trong bảng xếp hạng này, đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam là GS. Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN) – xếp hạng 5798 thế giới; GS. Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM) – xếp hạng 6996 và PGS. Lê Hoàng Sơn (ĐHQGHN) – xếp hạng 9261 thế giới. 

Đây cũng là 3 người lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc nhất của thế giới 2019. Ngoài 3 nhà khoa học tiêu biểu trên, danh sách còn có 19 nhà khoa học khác. Những kết quả đáng tự hào này khẳng định sự lớn mạnh và vị thế của các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế

cpluskey.com

3 nhà khoa học Việt vào top xếp hạng có tầm ảnh hưởng nhất thế giới 2020

Ngày 08/11/2020, Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ công bố danh sách 100,000 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới có ảnh hưởng lớn nhất năm 2020.

3 nhà khoa học xuất sắc Việt Nam vào top bảng xếp hạng các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới năm 2020

Tác giả của công bố này là nhóm Metrics của Jeroen Baas và các cộng sự. Theo đó, nhóm tác giả đã dùng cơ sở dữ liệu của Scopus từ 1960 đến 2019 trong 7 triệu nhà khoa học và lọc ra top 100.000 người có ảnh hưởng nhất.

| ANKARA ESCORT |

Tiếp theo kết quả nghiên cứu của năm trước, Tạp chí PLoS Biology đã cập nhật dữ liệu tới hết năm 2019 và công bố xếp hạng thông qua nghiên cứu “Updated science-wide author databases of standardized citation indicators” của Jeroen Baas và cộng sự.

Nghiên cứu không có sự thay đổi trong công cụ đo lường khi nhóm nghiên cứu vẫn xây dựng cơ sở dữ liệu của 100.000 nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất (từ nguồn dữ liệu của Scopus) và xếp hạng của họ dựa vào sáu chỉ số về trích dẫn: tổng số trích dẫn; chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất (single author); số trích dẫn cho các bài báo là tác giả duy nhất hoặc tác giả đầu tiên (first author) và số trích dẫn cho các bài báo là tác giả duy nhất, đầu tiên hoặc cuối cùng (last author).

Cùng với đó, các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành).

Trong công bố của năm nay, đã có 22 nhà khoa học người Việt đang công tác tại Việt Nam lọt top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2020.

Theo thứ tự trong bảng xếp hạng này, đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam là GS. Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN) – xếp hạng 5798 thế giới; GS. Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM) – xếp hạng 6996 và PGS. Lê Hoàng Sơn (ĐHQGHN) – xếp hạng 9261 thế giới.

Đây cũng là 3 người lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc nhất của thế giới 2019.

Tiếp đến trong danh sách này là Bùi Diệu Tiên (ĐH Tôn Đức Thắng) -13.899, Hoàng Anh Tuấn (ĐH Giao thông TP Hồ Chí Minh) -16.694, Trần Phan Lam Sơn (ĐH Duy Tân) -22.075, Phạm Thái Bình (ĐH Duy Tân) -23.198, Trần Hải Nguyên (ĐH Duy Tân)-25.844, Phạm Viết Thanh (ĐH Tôn Đức Thắng) – 44.947, Nguyễn Thời Trung (ĐH Tôn Đức Thắng) -49.295,

Hoàng Đức Nhật (ĐH Duy Tân)- 50.345, Nguyễn Trung Kiên (ĐH Xây Dựng) -51.072, Nguyễn Thị Kim Oanh (ĐH Tôn Đức Thắng) – 62.494, Thái Hoàng Chiến (ĐH Tôn Đức Thắng) – 64.983, Võ Xuân Vinh (ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh) – 67.902;  Trần Ngọc Hân (ĐH Duy Tân)-73.924, Đinh Quang Hải (ĐH Tôn Đức Thắng) -79.737, Nguyễn Văn Hiếu (ĐH Phenikaa) – 82.061, Phạm Văn Hùng (ĐH Quốc tế, ĐHQG Hồ Chí Minh) – 85.932, Trần Đình Phong (ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội) 90.842 và Phan Thanh Sơn Nam (ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh) – 92.886…

Đặc biệt, trong năm nay, có 2 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc cơ hữu trong nước  đã lọt vào bảng xếp hạng danh giá nhất – 100.000 nhà khoa học được xếp hạng ảnh hưởng thế giới theo thành tựu trọn đời là GS Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM)  và GS Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN).

Những kết quả đáng tự hào này khẳng định sự lớn mạnh và vị thế của các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế. Và cũng là thành quả của sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học của Việt Nam trong những năm gần đây.

Hồng Hạnh

Bài viết tham khảo dữ liệu từ nghiên cứu : “Updated science-wide author databases of standardized citation indicators” của Jeroen Baas và cộng sự trên Tạp chí khoa học PLOS Biology (https://doi.org/10.17632/btchxktzyw.1)

Professor Nguyen Dinh Duc: Portrait of Vietnamese 3 among the world’s top scientists

This figure only counts Vietnamese scientists working in Vietnam. In addition, there are 40 others on the list working around the world. Check website

Reportedly, the author of this publication is the Metrics team of John Ioannidis (Stanford University, USA). The authors used Scopus & ISI database from 1960 to 2017 of nearly 7 million authors and filtered out the top eliteUMUM.

Accordingly, 3 Vietnamese scientists In this list is Professor Nguyen Dinh Duc, Hanoi National University (51.083) – he is an expert in advanced mechanics, materials and structures, and is currently Vice Chairman of the Vietnam Mechanics Association, Vice President Chairman of the Council on Professor title of Mechanics in Vietnam.

Professor Nguyen Thoi Trung, Director of the Institute of Computational Science of Ton Duc Thang University ranked 74.339 in this ranking.

In the year of 2017, Professor Trung was awarded the title of Outstanding Special Scientist in Scientific by Ton Duc Thang University and the Lifetime Achievement Award of 2018 …

Associate Professor Tran Xuan Bach (Hanoi Medical University, ranked 28.129), a specialist in public health research.

Associate Professor Bach was the youngest person in Vietnam to be recognized as the Associate Professor at the time of its establishment, and he was honored as the typical young face of the Capital in the year 2014.

It is noteworthy that in this ranking, there are more than 40 Vietnamese scientists, mainly Vietnamese-origin professors working at prestigious universities in the world, such as Professor Dang Chi V, University of Pennsylvania (United States, ranked 280); Prof. Dam Thanh Son, University of Chicago (USA, 2.648); Professor Nguyen, Nam-Trung of Griffith University (Australia, 4.595); Professor Vo Dinh Tuan, Duke University, USA, 15.709); Prof. Nguyen Thuc Quyen, University of California at Santa Barbara (USA, 19.282); Professor Nguyen Son Binh, Northwestern University (USA, 22.482); Professor Phan, Sem H. of the University of Michigan (USA, 23.062); Associate Professor Nguyen Xuan Hung (Sejong University, Korea, 25.269); Prof. Nguyen Hung T, NSW University of Technology (Australia, 33215); Prof. Nguyen Van Tuan, Garvan Institute (Australia, 39062); Professor Truong Nguyen Thanh, University of Utah (United States, 45612); Professor Vu Ha Van, Yale University (USA, 69.063); …

Reportedly, PLoS Biology Magazine has used Scopus & ISI database from 1960 to 2017 of nearly 7 million authors, scientists and filtered out the top leading scientists in the world.

Criteria for ranking scientists based on 6 cited data. This includes: total citations; Hirsch index h-index; hm-index index; number of citations for articles as the sole author; the number of citations to articles is the only author or the first author and the number of citations for the articles is the only author, first or last author.

TECHTIMES: https://www.techtimes.vn/en/chan-dung-3-nguoi-viet-nam-trong-top-100-000-nha-khoa-hoc-hang-dau-the-gioi/

100.000 NHÀ KHOA HỌC ẢNH HƯỞNG NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2019

Ngày 06.7.2019, Tạp chí PLoS Biology (nguồn: DOI: 10.17632/btchxktzyw.1) mới công bố một danh sách 100,000 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới được xếp vào nhóm được trích dẫn nhiều nhất. Tác giả của công bố này là nhóm Metrics của John Ioannidis (ĐH Stanford, Mỹ). Theo đó, nhóm tác giả đã dùng cơ sở dữ liệu của Scopus từ 1960 đến 2017 của gần 7 triệu tác giả và lọc ra tốp 100.000 người ưu tú nhất.

Việc sử dụng dữ liệu trích dẫn đã trở thành phổ biến trong các nghiên cứu và truyền thông ngày nay. Tuy nhiên, dữ liệu trích dẫn luôn có một số khó khăn nhất định để có thể sử dụng chúng như một thước đo mức độ tác động của một nghiên cứu hay sự xuất sắc của một nghiên cứu hoặc một nhà khoa học.

Nghiên cứu “A standardized citation metrics author database annotated for scientific field” của John P. A. Ioannidis và cộng sự đã chỉ ra rằng hiện nay không có cơ sở dữ liệu quy mô lớn nào xếp hạng một cách có hệ thống xếp hạng đủ “sâu” về tất cả các nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất trong mỗi lĩnh vực khoa học. Ví dụ: Google Scholar cho phép các nhà khoa học tạo hồ sơ của họ và chia sẻ công khai, nhưng không phải tất cả các nhà nghiên cứu đã tạo hồ sơ. Clarivate Analytics cung cấp cho mỗi năm một danh sách các nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất trong thập kỷ qua, nhưng chương trình này sử dụng phân loại khoa học thô chỉ trong 21 lĩnh vực và thậm chí danh sách mở rộng mới nhất chỉ bao gồm khoảng 6.000 nhà khoa học (https://hcr.clarivate.com/worlds-influential-scientific-minds), tức là, ít hơn 0,1% tổng số người đồng tác giả các bài báo học thuật. Hơn nữa, trong các bảng xếp hạng hiện có đều không cơ chế loại trừ việc tự trích dẫn của các nhà khoa học.

Để khắc phục những vấn đề này, nhóm nghiên cứu tạo ra một cơ sở dữ liệu có sẵn công khai gồm 100.000 nhà khoa học hàng đầu cung cấp thông tin được chuẩn hóa từ dữ liệu Scopus dựa trên xếp hạng của họ về chỉ số tổng hợp xem xét sáu số liệu trích dẫn (tổng số trích dẫn; chỉ số Hirsch h-index; chỉ số hm-index; số lượng trích dẫn cho các bài viết với tư cách là tác giả duy nhất; số lượng trích dẫn cho các bài viết là tác giả duy nhất hoặc tác giả đầu tiên và số lượng trích dẫn cho các bài viết là tác giả duy nhất, đầu tiên hoặc cuối cùng). Các nhà khoa học được phân loại thành 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành).

Trong bảng dữ liệu các trích dẫn trong năm 2017, bảng dữ liệu đã cho thấy hiệu suất nghiên cứu của các nhà khoa học trong cùng năm. Cùng với đó, bảng dữ liệu này có ưu điểm lớn nhất là đã loại bỏ những việc tự trích dẫn của nhà khoa học (việc một số ít các nhà khoa học tự trích dẫn ồ ạt làm cho số lượng trích dẫn trở lên thiếu đi sự ý nghĩa vốn có của nó).

Đáng lưu ý là trong bảng xếp hạng này có hơn 40 nhà khoa học Việt Nam, chủ yếu là các GS gốc Việt đang làm việc tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới, như   GS Dang, Chi V,  ĐH  Pennsylvania (Hoa Kỳ, xếp thứ 280); GS Đàm Thanh Sơn , ĐH Chicago (Hoa Kỳ, 2648); GS Nguyen, Nam-Trung của ĐH Griffith  (Úc,4595); GS Võ Dinh Tuan, ĐH Duke, Hoa Kỳ, 15709);  GS Nguyễn Thục Quyên, Đại học California tại Santa Barbara (Hoa Kỳ, 19282); GS Nguyễn Sơn Bình, ĐH Northwestern (Hoa Kỳ, 22482); GS Phan, Sem H. của ĐH Michigan (Hoa Kỳ, 23062); PGS Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Sejong, Hàn Quốc, 25.269); GS Nguyen Hung T, ĐH Công nghệ NSW (Úc, 33215); GS Nguyễn Văn Tuấn, viện Garvan (Úc, 39062); GS Trương Nguyện Thành, ĐH Utah (Hoa Kỳ, 45612);  GS Vũ Hà Văn, Đại học Yale (Hoa Kỳ, 69.063); …

Mới có một số rất ít các nhà khoa học trong nước có tên trong danh sách này, tiêu biểu như PGS.TS Trần Xuân Bách (ĐH Y Hà Nội, 28.129), chuyên gia nghiên cứu về y tế cộng đồng. PGS Bách từng là người trẻ nhất Việt Nam được công nhận chức danh PGS năm 2016 khi mới 32 tuổi, và ông được vinh danh là gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2016;  PGS.TS Nguyễn Thời Trung, Viện trưởng Viện khoa học tính toán của Đại học Tôn Đức Thắng (74339). Năm 2017, PGSTrung đã được Đại học Tôn Đức Thắng tặng thưởng danh hiệu “Nhà khoa học đặc biệt xuất sắc trong nghiên cứu khoa học” và Giải thưởng Thành tựu trọn đời (Lifetime Achievement),…

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng PTN Vật liệu và kết cấu tiên tiến, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng – Giao thông của Trường ĐH Công nghệ, là GS của ĐHQGHN đứng trong bảng xếp hạng này (thứ 51.083). Ông là chuyên gia về Cơ học, vật liệu và kết cấu tiên tiến, hiện là Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng chức danh GS ngành Cơ học của Việt Nam.

Sự có mặt của các nhà khoa học xuất sắc trong nước, tuy còn ít ỏi, nhưng đã thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của các nhà khoa học Việt Nam đang từng bước khẳng định và hội nhập với các chuẩn mực của quốc tế.